Mùa xuân, thi nhân và thiền sư
Mùa xuân mang đến cho mọi người nhiều âm
thanh, nhiều màu sắc, nhiều kỷ niệm và nhiều cảm nghĩ lan man... Những cảm giác
về mùa xuân trong mỗi người như làn sương huyền ảo, dù rằng có những buổi hoàng
hôn buông xuống dịu dàng hay những buổi sớm mai nhiều nắng ấm không thiếu những
xúc động mênh mang.
Khi những cơn gió nhẹ mùa xuân mơn man trên mái tóc già nua là những khoảnh khắc diệu kỳ mà trong mỗi người chợt trổi lên những giai điệu mùa xuân không dứt và không thể không thốt lên lời nào để miêu tả mùa xuân. Mùa xuân sẽ ra sao, nếu mai kia hoa không còn nở, chim không còn hót. Và tất cả đều câm lặng vĩnh viễn. Với mùa hạ thì ánh nắng chói chan, mùa thu thì mênh mông khói sương huyền hoặc, mùa đông thì trời âm u lạnh giá. Khi xuân về, người và đất trời như có mối giao hòa mầu nhiệm. Mùa xuân mang đến sự tươi trẻ, sinh lực. Mùa xuân là thời điểm bắt đầu của một chu trình tự nhiên: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Xuân là tín hiệu của sự bắt đầu một quá trình sinh sôi, nẩy nở.
Không có mùa xuân thì không có sự sống, không có những mầm non phơi phới, những hương thơm dìu dịu. Không có mùa xuân thì không có hi vọng. Tinh hoa của đất trời là mùa xuân. Bởi thế mùa xuân được chờ đợi và chào đón. Người ta thường nói đón xuân, chứ không nói đón đông hoặc đón hè. Đón xuân là đón hy vọng. Hy vọng vào những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân, gia đình, anh em, bạn bè... Khi chúng ta hy vọng là tự trong sâu thẳm đã hạnh phúc rồi. Hạnh phúc là một cảm nhận không phải là cái hiện có. Nhưng cảm nhận của mỗi người lại khác nhau. Có người nói mùa xuân không đến với mình là vì người đó đang ở trạng thái bất ổn, rơi vào tâm trạng chán nản, buồn bực ...
Ai vui mùa xuân xanh
Ai ngồi khóc một mình
Tưng bừng tiếng pháo nổ
Mùa xuân vẫn vô tình
(Lê Minh Uyên)
Nhưng rồi mọi sự cũng qua đi. Mùa đông đi rồi mùa xuân đến. Sự tuần tự của qui luật tự nhiên, cũng là qui luật của tình cảm con người. Theo dòng đời, tâm trí con người cũng thay đổi qua muôn hình vạn trạng của đất trời. Hạnh phúc của người nầy là công thành danh toại, vợ đẹp con ngoan, cuộc sống sung túc... Nhưng với người kia, hạnh phúc là sự hài lòng, trân trọng và chấp nhận cái đang có. Có khi chỉ một ánh mắt, một nụ cười thôi cũng đủ làm cho ai đó ngất ngây vì hạnh phúc.
Trong tâm ta hình ảnh này chồng chất lên hình ảnh kia, hình ảnh kia xóa mất hình ảnh nọ. Rồi sau đó tất cả sẽ chìm lắng, tan dần... Thế nhưng, khi ta vui thì ta thấy cả thế giới ngây ngất lung linh, khi ta buồn thì cả vũ trụ buồn tênh, tang tóc.
Những nhành mai sớm sương bên lá
Những nhành liễu chiều gió bên cây
Cũng lay lắt bởi đời xuân em ạ,
Thế nên chi anh cũng viết dòng này.
(Bùi Giáng)
Hình ảnh mùa xuân trong lòng người cũng thế. Do bởi nhận thức sai biệt của mỗi người, nên mùa xuân cũng được diễn ra dưới nhiều sắc màu khác nhau qua sự thay đổi của thời gian và không gian. Nhưng chúng ta có biết chăng bản thể của mùa xuân vẫn là vắng lặng,vĩnh hằng, bất biến, hiện hữu nhiệm mầu trong mỗi chúng ta.
Thuở còn bé, ngày xuân thật ngây thơ, đơn giản và mộc mạc. Những náo nức của ngày xuân chỉ dâng tràn theo những cuộc du xuân đi hái lộc đầu năm với người thân, những bao lì xì, những bánh mứt ...
Lớn lên mùa xuân thay đổi với những hoài niệm xa xôi. Mùa xuân của hương đồng, gió nội, của những cơn mưa xuân lất phất. Đang cái rét mướt của mùa đông xám xịt, bỗng nhiên những tia nắng phớt nhẹ trên nền trời xanh cao vút. Xuân đẹp, mơ màng, chúm chiếm sắc vàng của đồng lúa chín.
Nhưng mùa xuân cũng ra đi theo cơn gió hạ, rồi đến mùa thu cười mĩm giao tình với sông núi cỏ cây, và khi nhìn trên trời cao không còn thấy những cánh én liệng thì cái giá lạnh của mùa đông lại đến. Sự chuyển dịch của vũ trụ làm cho muôn loài luôn thay đổi không ngừng nghỉ. Bốn mùa xoay vần, làm cho con người nghĩ đến cuộc đời trôi theo dòng sinh diệt.
Lá cũng mất như một lần đã lỡ
Trời đã xanh như tuổi ngọc đã xanh
Trời còn đó giữa tháng ngày lỡ dở
Hồn Nguyên Tiêu ai kiếm lại cho mình.
(Bùi Giáng)
Buồn thay! Càng bị ngoại cảnh chi phối chúng ta càng bị trầm luân trong hạnh phúc, khổ đau. Cứ thế mà đêm dài vô tận, quanh quẩn trong vọng niệm. Hình ảnh hoa mai nở hay những cành quất trĩu nặng trên khắp nẽo đường phố, mùa xuân về trong khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt, với những con tim mới rộn rã, yêu thương, con người lạc bước vào một mê cung tình yêu. Nhưng những hình ảnh ấy, tâm tình ấy sớm nhạt nhòa trong ký ức. Xuân đến không ai ngăn cản được, nhưng khi xuân đi cũng chẳng ai níu lại được.
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?
(Nguyễn Bính)
Xuân xanh đã qua, tình yêu chỉ còn là hoài niệm.
Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
(Xuân Diệu)
Tản Đà đã dùng hình ảnh lá rụng trên cõi thiên thai để miêu tả dòng trôi chảy của thời gian:
"Lá đào rơi rắc lối thiên thai
Suối tiễn, oanh đưa những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ, duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt.
Nước chảy, hoa trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.... "
(Tống Biệt)
Bùi Giáng cũng phụ họa với Tiên Sinh Tản Đà:
"Lá rơi - Hình ảnh của lìa tan, của ly biệt... Người đi. Khách phàm trần đã lên đây, đem lên đây tình yêu của hạ giới, gây bàng hoàng cho lòng xanh tiên nữ, để giờ đây chia biệt, đem tình về hạ giới, cho lòng xanh tiên nữ lại bâng khuâng... Lời tiễn đưa vang nhè nhẹ giữ Đào Nguyên trăng sáng rộng vô ngần. Như hồn xuân đêm yểu điệu. Như ngậm ngùi tình vương vấn thiên thai. Như gió lùa thổi vào tâm hiu hắt... Sực tỉnh rồi... còn đâu nữa mộng lòng xuân. Nụ hồng giữa vườn xuân không hé phơi lần nữa. Đá mòn. Rêu nhạt. Nước chảy - Huê trôi. Cái hạc bay lên vút tận trời...đem đi mộng cũ của lòng ta... Tình của người lặng đi giữa bốn bề câm nín. Lạnh mang mang vây ám mãi nghìn năm. Đường lối cũ, nơi đầu non cửa động. Trăng chơi vơi còn sáng mãi, hững hờ. Mộng Thiên Thai võ vàng, đã mòn mỏi... Bài thơ quả là có mang ý nghĩa tượng trưng đó. Tống biệt? Vĩnh biệt Thiên Thai là vĩnh biệt hồn thơ của tuổi mộng Tuổi mộng không ở mãi với hồn thơ, để thắm mãi giữa đời....".
Ngậm ngùi là nỗi buồn sâu xa thấm thía, dư vang bất tuyệt. Diễn tả nỗi bàng hoàng của con người khi thấy đời qua mau như giấc mộng. Trần ai xuất từ kinh Phật ví cõi đời ô trộc và vô thường. Để rồi từ đó chúng ta mới thấy cuộc tan vỡ này không phải là ngẫu nhiên mà là theo định luật chung của vũ trụ.
Người đời chỉ mong hạnh phúc ở từng mùa xuân, không ai dám mơ đến một mùa xuân miên viễn. Buồn cho ai, mùa xuân đã qua rồi nên phải ngơ ngác, bơ vơ.
Bởi thế Tô Đông Pha mới viết:
"Sự như xuân mộng liễu vô ngấn"
(Đời qua mau như một giấc mơ xuân, không lưu lại một vết nào) Lamartine dù có van lơn nài nĩ: "O temps, suspend ton vol" (Thời gian hãy ngừng lại đôi cánh), nhưng thời gian nào có dừng lại với chúng ta.
Osho không dạy chúng ta níu giữ mùa xuân vì ông cho rằng cuộc sống phải là những lễ hội liên tục. Hãy biến những việc nhỏ bé thường ngày thành lễ hội.
Mùa xuân theo Phật giáo là sự an lạc của tâm chúng ta trong từng giây phút. Không mong đợi mùa xuân đến, cũng không tiếc nuối khi xuân đi.
Xuân đi trăm hoa rụng.
Xuân đến trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đi rồi
(Mãn Giác thiền sư)
Xuân mà chúng ta nhìn thấy qua cảnh vật, qua thời gian chỉ là xuân hữu hạn. Khi cảnh tàn và thời gian qua đi thì xuân cũng hết. Tâm thanh tịnh, an lạc tưởng chừng như không có gì hết, nhưng đó lại là một trí tuệ vô cùng diệu dụng. Nó không lệ thuộc vào thời gian nên lúc nào cũng thấy mùa xuân. Đẹp đẽ thay, trên cái thực tại biến động lại ẩn tàng một mùa xuân vĩnh cữu. Thời gian tạo những vết nhăn trên làn da nhưng không tạo được những vết nhăn trong tâm hồn. Không ai già cỗi bởi năm tháng mà chỉ già cỗi bởi tâm hồn trống rỗng vì không nối kết được với tha nhân. Nếu chúng ta còn rung động theo những nhịp đập quyến rũ của cuộc đời, vẫn khát khao cuồng nhiệt đi tìm những điều mới lạ như thuở tuổi thơ, và chừng nào trái tim chúng ta vẫn còn tồn tại những luồng sóng rung cảm của sự tươi đẹp, niềm vui và hy vọng, thì mùa xuân vẫn còn tồn tại vĩnh viễn trong chúng ta.
Cuộc đời là một thực tại phức tạp vượt lên trên mọi lý luận. Người ta không thể diễn tả thực tại bằng ngôn ngữ vì ngôn ngữ là sản phẩm của tư tưởng mà tư tưởng là ý niệm nhị nguyên luôn luôn chia cách chủ thể và khách thể. Thực tại là mỗi người thấy rằng hình như đều có một số phận nào đó mặc nhiên an bài cho chính mình. Thực tại là một cuộc đời thay đổi không ngừng. Không ai nghĩ rằng cuộc đời nầy là vững bền, bên bờ đại dương này là thiên đàng hay bên kia bờ đại dương là địa ngục. Và có ai dám nói rằng cuộc đời mình được may mắn toàn vẹn cho đến hơi thở cuối cùng. Sự an toàn tuyệt đối không có trên đời này. Những tai họa của thiên nhiên: sóng thần, động đất, bão tố, đại dịch, há không phải xảy ra liên miên trong dòng thời gian lưu chảy nầy ư? Rồi còn gì nữa? Chiến tranh, giết chóc, hận thù ... Ôi biết sao mà kể siết!.
Vấn đề là trong tâm tư của mỗi người có được an bình hay không mà thôi. Một tâm hồn an bình ví như núi thái sơn cao chót vót mặc cho vật đổi sao dời vẫn trơ trơ cùng tuế nguyệt. Ranh giới giữa sống và chết vẫn thấp thoáng trong cuộc đời dài đầy dẫy những trò chơi trớ trêu của con tạo. Cuộc đời mà đa số con người đều thích sống giã dối. Có ai sống thật với ý muốn của mình hay chỉ làm nô lệ cho sở thích của mọi người chung quanh. Tâm lý của người đời thường hay bị động nhiều: nghĩ ngợi, toan tính, tưởng tượng, ước mơ ... Tất cả đều phức tạp. Nhưng những thứ ấy chẳng ích lợi gì, cũng giống như những phép phù thuỷ không giúp ta đạt được ước mơ.
Ðiều cần thiết nhất cho hạnh phúc là an bình. Muốn an bình thì tâm phải thanh tịnh. Tâm thanh tịnh tức là tâm không chạy theo những ý nghĩ viễn vông. Cái tâm đó phải trong suốt và không bị ràng buộc để tiếp nhận những gì Thiên Nhiên và Con Người đem đến cho ta. Như một bầu trời trong tiếp nhận trọn vẹn ánh sáng của trăng sao. Như mặt nước trong không lao xao tiếp nhận và phản ảnh trọn vẹn tất cả bầu trời.
Con người thường hay cảm thấy cô đơn và mang một tâm trạng trống vắng thoang thoáng buồn. Ngay cả môi trường sống, tương giao giữa người với người, kể cả khẩu vị thức ăn, tất cả đều nhàn nhạt, lành lạnh làm sao ấy! Và những cảm giác lạc lỏng không thể không tránh khỏi được. Nhưng rồi bản năng sinh tồn và khả năng thích nghi sẽ giúp con người quen dần, hội nhập dần với cuộc sống ở xã hội mình đang sống. Hội nhập đây có nghĩa là tham gia vào xã hội mới một cách có ý thức và dễ dàng không bỡ ngỡ, chứ không phải là thả mình buông rơi vào cái guồng máy vận hành không ngừng nghỉ của tiện nghi vật chất, đến nổi rồi cuối cùng mình không hiểu một cách chính xác và minh bạch là thật sự mình muốn gì cho cuộc đời mình. Ðây là cái bệnh của nhiều người. Nhưng người có tấm lòng đôn hậu dù trải qua bao nhiêu bất hạnh, khó khăn cùng khổ vẫn còn có một tinh thần rất mạnh vượt lên trên vật chất trần gian. Họ có một nhạy cảm về sự bình an nào đó mà cơm ăn, áo mặc, tiền bạc không thể cung ứng cho mình được. Hội nhập vào xã hội trong cái thế "hòa nhi bất đồng" (hòa mà không đồng) có nghĩa là hội nhập mà không để mình bị lôi cuốn, tan biến trong cái cộng đồng xã hội mà mình đang hội nhập. Mình vẫn là mình với tất cả những gì tốt đẹp thiết thân nhất của mình, trong khi đó mình vẫn nhuần nhuyễn như những người khác. Giống như loài vịt - là loài vật sống trên cạn - nhưng chúng có thể bơi lội tung tăng thoải mái cả ngày, rồi khi nào muốn lên bờ thì lên. Tạm ẩn dụ: bờ đây là bờ tâm linh của mình, nước đây là xã hội mình đang sống. Cho nên, nếu muốn, chúng ta có thể sống một đời bình yên và hạnh phúc. Vấn đề then chốt ở chỗ: "Một cách minh bạch, một cách chính xác, mình thật sự muốn gì?" Khi thấy rõ rồi thì cái muốn đó sẽ điều động cuộc sống của mình. Tốt hay xấu nó sẽ ảnh hưởng suốt cuộc đời của mình (hay nói theo nhà Phật đó là NGHIỆP mà nó sẽ tạo thành quả và có thể kéo dài vô tận, tác động lên sự tái sinh,hay nói một cách khác nó sẽ tạo nên luân hồi).
Con đường nào là con đường dẫn đến hạnh phúc? Không có con đường nào cả. Cuộc sống là tạm bợ. Không ai có cảm giác an bình. Ðúng hơn, điều đó dần đi vào quên lãng trước dòng chảy miệt mài của cuộc mưu sinh. Ai cũng hiểu rằng mình đang sống trong một thế giới bất ổn, không có Chân Thiện Mỹ. Mong ước bình yên, hạnh phúc, bằng niềm tin diệt khổ, để tìm đến sự tĩnh lặng, vô ưu và thanh thản tâm hồn trước từng cơn giông bão của cuộc đời là khát vọng của mọi người. Mark Twain có nói: "Everyone is a moon and has a dark side which he never shows to anybody". Vâng, cái gì cũng đều có hai mặt tốt xấu, sao chúng ta không nhìn vào mặt tốt để an vui thanh thản. M. Maeterlinck có nói:
"Tout pardonner, Parce que tout s'efface".
(Hãy tha thứ vì tất cả sẽ qua đi)
Krishnamurti cũng cùng một ý nghĩ như vậy: "Vivre dans le présent, complètement, totalement c'est vivre avec ce qui "est", avec l'actuel, sans le condamner ni le justifier. Tout problème vu dans cette clarté est résolu." (Sống toàn diện là sống với "hiện hữu" không lên án, không biện minh).
Sao chúng ta không biết nhìn đời bằng cặp mắt cười tươi? “Pourquoi ne contemple-t-on la vie par un regard aux yeux riants?” Chủ nghĩa lạc quan, optism. Người đời thường hay phiến diện chẳng thấy ai quan tâm đến liên kết từ ngữ. Phải chăng optique (về mắt) và optimist chẳng có quan hệ hữu cơ nào hay sao? Lạc quan là gì? Nghĩa nôm na là thấy đó mà vui. Lạc là vui. Mà vui là gì? Là những sự kiện bên ngoài đem đến cho ta. Bởi vậy, “hỉ tại tâm, lạc tại ngoại” (mừng là tự trong lòng mình phát sinh, vui thường mang ý nghĩa cộng đồng).
Nhưng lạc quan hay bi quan không phải do tính khí mà tùy thuộc vào tâm trạng chủ quan của từng người, từng lúc. "Chacun a son sort". Phải chăng đó là định mệnh của mỗi người. Sở dĩ có sự khác biệt đó là vì con người nằm trong luật tương phản của xã hội và vũ trụ. Mầm tai họa phát xuất trong cảnh thái bình. Mất mát là vì con người cứ nghĩ là tồn tại mãi mãi. Bởi thế lúc đang hưởng thái bình phải nghĩ sẽ có lúc loạn lạc, lúc đang hưởng hạnh phúc là nghĩ phải có lúc hoạn nạn, lúc còn phải nghĩ lúc sẽ mất ... Ðừng cho rằng khi mình lo lắng đến cái chết là sợ hãi. M. Maeterlinck nói:
"Plus on pense à la Mort
Mieux on connait la Vie"
Có khát mới tìm nước. Có chiến tranh mới ước mong hòa bình ... Water is taught by thirst
Land - by the ocean passed
Transport - by throe
Peace - by its battle told
Love - by Memorial Mold
Birds - by the snow.
Emily Dickinson
(On apprend l'eau - par la soif
La terre - par les mers qu'on passé
L'exaltation - par l'angoisse
La paix - en comptant ses batailles
L'amour - par une image qu'on garde
Et les oiseaux - par la neige).
Ðó là những cặp tương phản mà con người thường hay vướng mắc. Ðể sống an nhiên tự tại trước hết phải diệt trừ cặp tương phản đó. Muốn mà không đặng thì ưu sầu. Do con mắt tục mà xem thì ta thấy sự vật có lớn, có nhỏ; mà nhỏ thì ham lớn. Nhưng hễ có lớn thì phải có cái lớn hơn. Nếu có cái lớn vô cùng thì lòng tham muốn của ta cũng vô cùng tận.
Chim phượng, chim bàng, đã không kêu thì thôi , mà khi đã kêu thì vang trời động đất. Lúc bay cánh nó xòe như mây che cả một phương trời, rồi cất lên không trung chín muôn dặm cao.
Và ở trên đó mà dòm xuống cảnh trần nầy chỉ thấy lúc nhúc bọn phù sinh. Nước không sâu thì không sức chở thuyền lớn.
Lấy chung nước mà thả thuyền lên thì thuyền mắc cạn. Lớp gió không dầy thì không sức chở nổi cánh chim bằng nên chim bằng khi bay thì vượt lên cao cỡi lên lớp gió ở duới nó. Con chim cưu nhỏ bay lên bay xuống trên cây đu, cây phượng, nếu bay không tới mà té xuống đất cũng không sao rồi tìm mấy cái trái nho nhỏ gần đấy mà xơi cho no bụng. Rồi sáng sớm khi nhìn những hạt sương long lanh đọng trên cành cây, ngọn cỏ cũng đủ thấy thú vị cuộc đời.
- Hai con vật đó biết cái gì? Chim lớn so với trời đất nó cũng chỉ là một vật rất nhỏ. Chim cưu so với con trùng, con kiến nó vẫn là vật lớn hơn. Con ếch không thể phình to thành con bò được. Con người chỉ sống một trăm năm là hạn, không thể sống 1000 năm như cây đại xuân. Mỗi người một phận. Nếu như vua Nghiêu chưa đủ đức để trị nước, thì Hứa Do với tâm hồn phóng dật tự do cũng không thay thế được. Một người biết an phận mình, dù nhận lảnh một chức quan nhỏ trị an được một quận huyện thì cái đức đó cũng không thua gì một ông vua trị một nước lớn.
Có viết nhiều cũng không biết làm sao cho đủ. (Thư bất tận ngôn - Ngôn bất tận ý). Viết là đóng khung làm mất đi tính cách sống động của sự việc và ý tưởng. Dùng lời hữu hạn không sao diễn tả được cái chuyển động của vũ trụ, của cuộc đời... Cái khó là làm sao luyện được tâm thanh tịnh vô cầu, đời là một sự chuyển động liên tục, mình bị động không do tâm muốn, mà ngoại cảnh tác động lôi cuốn. Làm sao nhận thức được cuối năm nếu không có lịch, không có những cơn gió lạnh làm ta nhận thức được sự chuyển mùa? Quả tim không cảm nhận được điều đó thì có lẽ chúng ta không còn hiện hữu trên thế gian nầy nữa rồi. Johann Wolfgang von Goethe viết: "Không có lối nào thoát khỏi đời sống một cách chắc chắn cho bằng đi qua nghệ thuật. Và cũng không có lối nào dẫn vào đời sống một cách chắc chắn hơn bằng đi qua nghệ thuật".
Chất thiền bảng lảng trong cuộc sống, trong văn chương và nghệ thuật. Thế giới thơ vượt thoát tới đỉnh cao tuyệt vời của nghệ thuật, của sự thăng hoa đích thực Chân Thiện Mỹ, vì thơ là sứ giả của Tình Thương đã đưa nhân loại gần gũi nhau hơn.Thơ với nhiều dư vang vô tận, dễ xoáy vào tâm tư con người. Thơ là tiếng vọng của cõi đời trầm mặc.
Kinh Thi, kinh Dịch đã chuyên chở nước Trung Hoa suốt mấy ngàn năm lịch sử. Dịch mở rộng con đường tồn sinh. Thi là tiếng vang từ nơi sâu thẳm của con người. Ta thấy rằng ước muốn về một chốn thần tiên ở cõi trần này ắt hẳn con người phải biết mơ mộng hay nói cách khác nghệ thuật sẽ đưa con ngườì quên đi những nhiễu nhương của trần thế.
Chỉ một chút gió thu lay lắt hay vài chiếc lá vàng vu vơ, hồn đã chùng xuống theo những tiếng thở dài. Chỉ vài hạt mưa cũng làm đôi mắt nâu nhòe nhoẹt nước mắt... Dư nước mắt chăng? Thương vay khóc mướn chăng? Thưa không, một giọt nước mắt rơi làm vơi vạn niềm sầu khổ. Thơ làm bùng nở tâm thức sâu kín: một chút cảm hoài, một chút ẩn tình, một chút dư âm, một lời di chúc, một lời ước nguyện, một lời trối trăn ...
Xin cho tôi nhắm mắt
Không một chút lo âu
Nghìn thu trong lòng đất
Cuộc đời như bể dâu
Xin cho tôi nhắm mắt
Vời vợi như trăng sao
Như một dòng suối mát
Như một giấc chiêm bao
Xin cho tôi nhắm mắt
Trong giấc ngủ bình an
Linh hồn không vướng mắc
U mê chốn trần gian
Xin cho tôi nhắm mắt
An nghĩ chốn vĩnh hằng
Trở về lòng bụi cát
Như một chiếc sao băng.
(Lê Minh Uyên)
Thơ hay những cây bonsai, những nụ hoa cài trong bình hoa, những bức tranh tuyệt bích đều vờn chải lại được hết cái thoáng chốc man mác, bâng khuâng. Những hạt mưa lất phất trên những tàu tiêu, trên cây cổ thụ với biển sóng trắng xoá (BHTQ). Một chiếc ao con, một chiếc thuyền câu bé tẻo teo, những chiếc lá vàng bay vèo trong gió (NK). Tiếng lá khô xào xạc, con nai vàng ngơ ngác (LTL). Một ông đồ già dưới cơn mưa bụi bay. (VÐL)
Tiếng đàn hay là ở dư âm, lời nói hay là lời nói vắn tắt, bài thơ hay là bài thơ ẩn tình khiêu gợi. Thơ đôi khi chụp lấy *một khoảnh khắc (bài thơ haiku sau đây chỉ có ba câu, mười chữ, một cảnh mùa thu, một chiếc cành khô, một con quạ đậu, một buổi chiều tàn… Chỉ vỏn vẹn mười chữ, nhưng vẫn là thơ, vẫn đủ gợi lên được hình ảnh lặng lẽ, khô khan và buồn bã của những ngày thu héo hắt sắp bước vào mùa đông buồn thảm…)
"Trên cành khô
Chim quạ đậu
Chiều tàn mùa thu"
(Basho)
*một trừu tượng
Anh hát trong rừng sao
Em ngủ dưới cội đào
Chợt mùa đông tuyết phủ
Biết tìm em nơi nào
(Trần Tuấn Kiệt)
*một tư duy
Một giọt trời xanh
Xuyên qua khám tối
Một giọt nước mắt
Nhỏ xuống hồn tôi
(Lê Minh Uyên)
Thơ đưa con người vào những cuộc tình đam mê. Tình vương vấn như sợi tơ trời, triền miên và thắm thiết.
(Ta ngắt đi chùm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi ...
Và em nhớ rằng ta vẫn chờ em)
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends.
(Apollinaire)
Tình yêu làm cho không gian, thời gian ngưng đọng, để trong không gian và thời gian đó vẫn còn nguyên những kỷ niệm bồng bềnh, trôi giạt ...
"Ô temps! suspends ton vol, et vous, heures propices!
Suspendez votre cours:
Laissez-nous savourer les rapides délices
Des plus beaux de nos jours"
(Thời gian hỡi!
Dừng ngay cánh lại,
Giờ vui ơi!
Xin hãy khoan thai ...)
Ðó là cái bịn rịn, cái dây dưa, cái vương vấn, cái quyến luyến... trắng mưa quá khứ chim về muộn
ai vẫy chào ai khi bóng đêm
cây lá gọi tên ngàn kỷ niệm
ta gọi thầm em giữa đáy tim
Tình yêu là duyên khởi của dòng chảy tâm và vật. Theo Tuệ Sỹ thì những nỗi đau buồn hay hoan lạc trong mỗi cuộc tình, phảng phất một tình cảm dị kỳ khó tả. Ân tình cùng giao thoa trong tương ứng, nó đơn giản như hai với hai là một. Rồi từ đó sẽ mở ra một phương trời mộng ảo. Cuộc tình tan rã, thì nỗi đau đột ngột hiện ra. Từ tâm tình đến cuộc tình, từ cuộc tình đến cuộc chuyển hóa, trong cõi đó, người tình bao giờ cũng thấy mình đang bươn bả ra đi, đi biền biệt, đi triền miên, tưởng như không bao giờ có bến bờ để đổ lại; nhưng đi và đi mất, trong từng khoảnh khắc, cái đến và nơi đến, đã đến tự bao giờ. Cuộc tình chia phôi từ độ đó. Bên này là những dòng thời gian cứ mãi trôi đi, và bên kia là một chân trời đồng vọng không có đến. Không ẩn ngữ, nên cuộc tình cuộn tròn trong ẩn ngữ thiên thu. Nợ tình và tình thơ, giao nhau trong cõi tình mộng của những lời, hay của một lời, không nói. Rồi nợ tình (love story) theo xác người trở về với cát bụi; tình thơ (love poetry) theo cõi mộng bay cao. Tình thơ nồng nàn, cho nên những tiếng thì thầm của lịch sử vẫn được thơ ngân vang khúc đoạn trường khổ lụy. Ðó là âm hưởng của tồn sinh mộng ảo. Thơ trỡ thành ẩn tình hoài vọng quê hương.
Sàng tiền minh nguyệt quang.
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Ðê đầu tư cố hương.
Lý Bạch
(Ánh trăng rơi trước giường,
Ngỡ đất mù hơi sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.)
Trong cõi thơ, trăng cũng mơ màng như gió ngàn bạt đỉnh. Và từ đó, trăng đã nhập vào hồn ta:
Trăng ơi ngủ với hồn ta
Ðầu hôm nghe vọng tiếng gà bình minh
Lá kia sương bỗng rụng cành
Khói đồi chim lạ kêu thành xuân thu
(Trần Tuấn Kiệt)
Cõi thơ không chỉ nằm với trăng sao dìu dịu. Thơ lại đi qua miền băng giá với những hố thẳm tuyệt mù, chơi vơi không đáy của bến bờ mê muội.
Ta còn để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về
Trông ra bến hoặc, bờ mê
Nghìn thu lửa chớp, bốn bề một phương
Ta van cát bụi bên đường
Dù nhơ, dù sạch đừng vương gót này
Ðể ta tròn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời
Nói chi thua được với đời
Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu
Tâm hương đốt nén linh sầu
Nhớ quê dằng dặc ta cầu đó thôi
Ðêm nào ta trở về ngôi
Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian
Một phen đã nín cung đàn
Nghĩ chi còn mất, hơi tàn thanh âm.
(Vũ Hoàng Chương)
Thơ cũng khai diễn trên ba đào lịch sử, vừa lãng mạn vừa kiêu hùng.
(Trời viễn mộng đọa đày đi mấy thuở;
Mộng kiêu hùng hay muối mặn giữa mù khơi?)
Cuộc rượu hào sảng phóng dật, đưa tiễn Kinh Kha nhập Tần. Tóc tráng sĩ dựng ngược. Nước sông Dịch tự thuở nào vẫn lạnh căm căm ...
(Kinh Kha quán lạnh sầu nghiêng chén,
Ai kẻ dâng vàng kẻ biếu tay?)
Thử địa biệt Yên Ðan,
Tráng sĩ phát xung quan
Tích thời nhân dĩ một,
Kim nhật thủy do hàn
Giữa cái kiêu hùng đó
"Nơi đây biệt chúa Yên Ðan
Gan người tráng sĩ căm hờn sục sôi"
còn vấn vương một sợi tơ trời của cõi mộng
"Người xưa nay đã khuất rồi
Mà dòng nước cũ vẫn trôi lạnh lùng"
Lạc Tân Vương đưa bạn đến tận sông Dịch, nhớ lại ngày xưa Kinh Kha từ biệt thái tử Ðan nước Yên để đi hành thích Tần Thuỷ Hoàng. Có hai câu hát:
Phong tiêu hề Dịch thuỷ hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn
Nay kẻ ở người đi cũng buồn như người năm xưa vậy biết đâu "Nhất biệt thành vĩnh biệt".
Mỗi chúng ta đều có phần tâm linh và sự hiểu biết khác nhau về cuộc đời. Thích nghi với hoàn cảnh để sinh tồn vẫn là căn bản của con người. Dù cho có nằm xuống thì cũng chỉ là xác thân của một kiếp này, có gì mất đâu. Chết thì thương tiếc, nhưng tiếc thì không đạt được cái không của vạn vật, thế là vẫn còn chấp nệ rồi. Hãy thoát ra tất cả để không còn vướng bận và sống an vui từng ngày.
Một khi ta nằm xuống,
Là một lần thay da,
Ta thành một người thật khác ta!
Cuộc đời thì luôn đổi khác và con người thì cũng mất hút, lạnh tanh. . . Ðời là một quán trọ. Người là kiếp phù du.
Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về.
Nên ai cũng mong muốn có một mùa Xuân bất tận với cánh bướm nhỏ lang thang đi tìm hoá thân của mình.
Khi mùa đông tuyết tan
Cánh bướm nhỏ lang thang
Tìm hoá thân tiền sử
Rừng lau sậy bạt ngàn
Tuệ Sỹ
Mùa xuân giao hòa giữa mộng và thực, giữa thi ca và triết lý, giữa tình yêu và cuộc đời, là mùa của hiện thể siêu thực cõi mộng thiên thai - ở một nơi, một cõi nào đó người ta coi như đất hứa mà không ai tìm được ở trên thế gian này: xuân thì bất tận và hạnh phúc thì mãi mãi ở với mình. Trên thực tế thời xuân xanh rồi cũng qua đi và hạnh phúc cũng chẳng trường tồn. Mùa xuân bất tận không phải “từ lúc yêu nhau hoa nở mãi” mà là từ lúc nhận ra được ý nghĩa “thường trong vô thường”.
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Mãn Giác
Ðó là mùa xuân trong lòng mình. Ai cũng có một mùa Xuân như vậy, nó không đến nên không đi, không còn nên không mất, không sinh nên không diệt, nói cách khác nó “có” hay “không” là do mình thôi.
"Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa nở"
Mỗi mùa xuân đến, con người nhìn thế cuộc trôi qua, hoa rơi, hoa nở ... bao biến dịch, đổi thay, vùn vụt kéo qua trước mắt. Và chúng ta đã từng lặng ngắm thế sự phù hư trôi qua như vậy từ nhiều năm qua. Ðó chính là một thực tại tự nhiên của trời đất, một thứ "chân lý hiển nhiên" của vũ trụ vạn vật. Tất cả đều vận hành theo cùng một qui luật muôn thuở: hết đêm đến ngày, hết mùa Đông đến mùa Xuân, trăng khuyết lại tròn ...
"Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi"
Thời gian vô hình và vô tình vẫn muôn đời làm chứng cho sự thật vô thường khiến cho con người phải ẩn nhẫn im lặng chịu đựng sự đi qua và tàn tạ. Con người bị thời gian cuốn trôi đi, nhìn lại thì tóc đã bạc trắng cả mái đầu rồi. Và không ai có thể tìm kiếm được sự không thay đổi giữa một thế giới thường trực đổi thay.
Khi bãi cỏ hai bên đường bắt đầu xanh mướt trong tia nắng ấm, chúng ta lang thang đi tìm kiếm mùa Xuân ở trong đời, và đã vô tình đánh mất thời gian mấy mươi năm. Như người lữ hành dong ruỗi miệt mài trên đường thiên lý. Một sớm mai thức giấc bỗng giật mình ngoái nhìn lại đoạn đời mình. Ðôi bàn chân đã dẫm đi qua những bến bờ xa lạ, đi qua bao gai góc của cuộc đời. Xuân đến rồi Xuân lại đi chắc ai trong chúng ta cũng biết, nhưng mấy ai thấy được là mình đang chìm trong vô thường, biến dịch. Nhưng bây giờ, vào lúc tuổi xế chiều, đứng ở khoảng giữa hai bờ sinh diệt còn mất, chúng ta trực nhận một cách triệt để hơn về tính cách bất biến vô sanh của chân tâm, thấy được bản thể mình vốn tịch nhiên, vắng lặng và bất sanh bất diệt như vậy từ xưa đến nay, và mãi mãi về sau. Khi những thăng trầm của thế sự không còn là điều bận lòng với mình, khi những cánh hoa tan tác rơi rụng không làm tâm hồn xao xuyến, hãi sợ nữa; và khi, chính sự biến thiên của vạn hữu vô thường ấy lại ảnh hiện vẻ trường cửu bất diệt của chân tâm.
"Chớ bảo xuân tàn hoa rụng mãi
Đêm qua sân trước một cành mai"
Thời gian cuốn trôi con người đi đến chỗ tàn phai, huỷ diệt. Nhưng thời gian thì không hủy hoại được. Cái chân tâm thì thường hằng. Và một cành mai nở. Sự sống lại xuất hiện đem vui cho đời và báo tin một mùa xuân ấm áp đã đến.
Tất cả vẫn còn hiện diện, có đến, có đi như từng hơi thở vào ra, như làn gió ghé qua không hẹn trước, như cụm mây tan loãng vào hư không chưa kịp bay. Chẳng cần đi tìm mùa Xuân ở xa xôi đâu nữa, chúng ta đang có ngay trong giây phút hiện tại này một tấm lòng mở ra với mọi người, với cuộc đời. Mùa Xuân miên viễn ở ngay tận cùng bên trong con người chân thật của chính mình. Luồng sinh khí Thiền sẽ giúp chúng ta đi vào cuộc sống thanh tịnh tại tâm, trí huệ sáng suốt, trở về nguồn gốc: "không Sanh, không Diệt", mà ngay trong cuộc sống hiện hữu thoát ra phiền não.
Thiền là dòng sống lặng lẽ của tự tâm và không ai là người nắm chắc được dòng sống ấy - thực ra, ngay cả những lời vừa nói, chẳng có lời lẽ dông dài hay đơn giản nào, có thể nói lên được ý nghĩa của thiền nếu không nắm được dòng sống đó.
Trong nếp sống thiền chúng ta sẽ nếm được rất nhiều chất liệu an lạc và vui tươi do niệm, định và tình thương đưa đến. Tâm ý của chúng ta trở nên sáng và thanh cao. Chúng ta tiếp xúc được với không khí trong lành, với nắng chiều ấm áp, thưởng thức được bữa cơm thơm ngon. Hỷ lạc là một nhu yếu rất cần thiết trong đời sống tâm linh. Trong sống thiền, thức ăn là niềm vui sống gọi là “thiền duyệt vi thực”. Mỗi giây phút trở về với hơi thở để an trú trong hiện pháp là mỗi giây phút nuôi lớn tịnh lạc. Thiền và thơ giống nhau ở cách thể nghiệm.
Thơ là một nghệ thuật dùng ngôn từ để diễn đạt ý tưởng. Đối tượng nhận thức của thơ cũng là con người và cuộc sống. Thông qua ngôn từ, thơ biểu hiện những rung cảm về nội tâm và ngoại cảnh, những thao thức, trăn trở về thân phận con người, khiến cho người làm thơ và người đọc thơ cảm thông lẫn nhau. Thơ không chỉ phản ảnh cái hiện thực mà còn là nơi ký thác tâm tư, tình cảm và lý tưởng.
Ngôn ngữ của Thiền, không phải ngôn ngữ mà chúng ta thường sử dụng. Một tiếng hét vang của Ngài Lâm Tế làm bừng vỡ chân tâm của hành giả; những chiêu gậy hàng ma của Ngài Bách Trượng xua đi đám mây mù che mắt thế gian; sự im lặng đến vô tình của Ngài Bồ Đề Đạt Ma hay một đóa sen Đức Phật đưa lên ở hội Linh Sơn... đó là ngôn ngữ của Thiền. Mục đích của Thiền là ngộ chân tâm. Nó là những phương tiện để đập vỡ vỏ bọc mê ngộ về cuộc đời.
Chính do cùng cảm ứng nhân sinh và vũ trụ mà thiền và thơ gặp nhau. Do đó thiền cũng dùng thơ để truyền tải tư duy.
Thơ Thiền phản ảnh toàn bộ tư tưởng thiền học, có thể nói đó là kết quả của sự hội ngộ, dung hợp giữa thiền và thơ. Sở dĩ có sự hội ngộ, dung hợp thú vị này là vì thiền và thơ có nhiều điểm tương đồng. Thơ thiền không hẳn khô khan khó hiểu, mà có rất nhiều bài thơ bay bổng sống động như bài sau đây của Thiền sư Ðạo Nguyên:
Bãi sông sóng lặng
Trong cây gió yên
Thuyền ai ngủ bến
Trăng tròn nửa đêm
Trăng sáng vằng vặc
Lời thơ mộc mạc hoà vào thiên nhiên, thức tỉnh trước sự vô thường, tha thiết với trật tự và sự mầu nhiệm của thế giới để giác ngộ và trở về với thế tục. Ngày nay, Thơ Thiền dùng đủ mọi thể loại và đề tài miễn nội dung thơ chứa đựng được tất cả sự hiểu biết sâu xa về thiền học.
Ở một mức độ khác, thơ thiền còn mô tả các biến cố trực tiếp chỉ thẳng vào chân lý huyền diệu thâm sâu (như các công án). Khai mở tâm ra khỏi thói quen cảm xúc sự vật theo cách thông thường. Thiền tông chủ trương "bất lập văn tự", vì ngôn ngữ văn tự không có giá trị tuyệt đối, không diễn tả được hết những khái niệm trừu tượng về tâm linh, huống chi nó là vật ngoài tự tâm. Không chấp trước ngôn ngữ văn tự mà phải rời bỏ nó để đạt tới chân lý, để ngộ đạo. Thiền sư Thần Tán đời Đường đã mượn việc con ong cứ đâm đầu vào giấy dán cửa sổ tìm cách bay ra ngoài để nói lên việc nầy.
Bách niên toàn cố chỉ
Hà nhật xuất đầu thì?
(Trăm năm dùi giấy cũ
Ngày nào mới ló đầu?)
Bởi vậy, ngôn ngữ thiền là làn sóng giao cảm giữa người truyền và người nhận, là ngôn ngữ mà người không cùng tần số thì không thể bắt được, không thể cảm nhận được. Như bao nhiêu người đã từng đọc câu tụng “Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm”, vậy tại sao chỉ có một mình Ngài Huệ Năng chứng ngộ bởi câu này? Cái “Vô sở trú” trong lời kinh đã tương thích với “Vô sở trú” trong tâm của Ngài Huệ Năng, chính lời kinh đã khơi dậy bản tánh “vô sở trú” vậy.
Ngôn ngữ của thi ca là ngôn ngữ của cuộc sống tinh thần, êm đềm như những tiếng ru, khoắc khoải như những mảnh đời khổ lụy, đôi khi lại bàng bạc mênh mang những mộng mơ. Phải dấn thân vào thi ca mới hiểu được ngôn ngữ của thi ca là gì, vì nó muôn hình vạn trạng, đổi màu tùy theo làn sóng nắng, mà chỉ có những người đồng cảm mới hiểu nổi. Khi bước vào chỗ tận cùng của ngôn ngữ, thi ca sẽ chuyển hướng sang một lãnh vực khác, đó là sự giao cảm tâm hồn. Con người bao giờ cũng hướng đến “siêu việt tính” và vay mượn tất cả những gì đang có để đi đến đó. Ngôn ngữ trong thi ca thể hiện một cách chân thật, không đắn đo do dự khi nói lên những thực cảnh của cuộc đời và thực trạng của tâm hồn.
Ðến đây, Thiền sư và Thi nhân tuy không chung hướng nhưng đã bước vào một con đường. Cả hai đều gặp nhau trên nẻo đường sanh tử, nhưng ai là người ngã quỵ và ai là người đứng dậy? Ai ngồi bên biển đời chao đảo để làm thơ, và ai dũng mãnh bước đi trên những ngọn sóng dữ?
Con người có cái nhìn giới hạn trong sự sống chết, nên cố hướng đến một cái gì vĩnh cửu, nhưng đó chỉ là giấc mộng, ước mơ không bao giờ hiện thực. Chỉ có một sự hiển nhiên là bản tính vô thường của sự vật. Bởi vậy, thơ Thiền thật là phóng khoáng. Những gì đang hiện hữu trong ta và xung quanh ta là sự hiện hữu nhiệm mầu. Hôm nay cũng có hoa có bướm, có mây trắng bàng bạc, có lá vàng rơi và vẫn còn nhịp thở. Đâu cần phải tìm lại những cánh bướm ngày xưa, đâu cần phải nhặt lại chiếc lá vàng mùa thu ấy, vì chúng sẽ làm cho chúng ta chìm đắm trong dĩ vãng mờ ảo. Nên thơ thiền toát lên từ đời sống an bình trong thực tại. Cái nhìn của Thiền sư và Thi nhân đối với ngoại cảnh đôi khi cũng tương tự, nhưng họ chỉ gặp nhau một điểm là thơ rồi lại rẽ hai dòng, trong thơ phong trần còn có những cái trắc trở.
Trên thế gian này, ai cũng đã từng ngắm trăng, nhưng trăng trong cái nhìn của Nguyễn Du ẩn chứa một nỗi buồn hắt hiu: "Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường"
Cũng vậy, Thiền sư bây giờ nhìn trăng không phải là trăng, nhìn nước bây giờ không phải là nước... vì tất cả đã hiện hữu:
"Nhìn ra trăng nước vơi đầy
Nhìn đời một giấc mộng dài ngắn thôi"
hoặc là
"Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say"
(Phạm thiên Thư)
Từ cõi thơ đến cõi mơ, từ cõi thực đến cõi hư chỉ cách nhau một đoạn đường phân biệt, và chỉ có Thiền sư mới có thể xóa hết đoạn đường này, để nắm ánh trăng trong tay mà không hề vọng niệm. Và hãy nhìn trăng đúng là trăng, thật là oan uổng khi bắt trăng phải xẻ làm đôi, hay bắt trăng phải lênh đênh, lạc loài trong cái nhìn chủ quan của mình. Sự phân biệt đối với ngoại cảnh sẽ làm cho chúng ta có cái nhìn sai lạc. Một nửa vầng trăng chìm đáy nước, một nửa vầng trăng ở trên không, Vậy trăng nào mới thật là trăng đây? Tất cả đều hiện hữu trong trùng trùng duyên khởi, các pháp hiện hữu trong nhau và hòa nhập vào nhau.
Vậy đó, Thiền sư và Thi nhân đều là những người đi tìm cuộc sống cho chính bản thân và tâm hồn mình. Họ gặp nhau trên các thắng cảnh kỳ diệu của thi ca, nhưng lại vội chia tay vì không cùng ý hướng. Thi nhân thì chỉ thích cái mờ mờ ảo ảo của màn sương để che phủ cuộc đời, vì chẳng muốn thấy những vết rạn nứt của thế giới đang trên đà hủy diệt. Thơ thiền dùng ngay những thiền ngữ để chuyển tải thiền lý, rõ ràng nhằm mục đích giác ngộ người khác.
Non Già vừng nguyệt tĩnh
Biển thẳm chiếc thuyền không
Hiểu thấu "không" và "có".
Rừng thiền mặc ruổi rong.
Thiền Sư Huệ Sinh
(Ngô Tất Tố dịch)
Thơ Thiền không những phản ảnh sâu sắc và tập trung vào đời sống tinh thần, mà tiếp tục mở rộng tới các lĩnh vực khác của cuộc sống, nhưng vẫn mang trong mình tư tưởng “hòa quang đồng trần”, “cư trần lạc đạo”. Nó giúp cho con người (dù là vua, tướng, hay sư) bước ra khỏi những giáo điều khô khan, cứng nhắc để nhập thế, giúp đời, tạo nên tinh thần khai phóng, cởi mở, vừa siêu thoát lại vừa gần gũi…
Mang một chút nắng ấm, một khoảng trời xanh trên cao, một cánh hoa vàng rực rỡ ở một góc nhà... là tất cả những gì mà xuân, thơ và thiền mang đến cho tất cả chúng ta...
Khi những cơn gió nhẹ mùa xuân mơn man trên mái tóc già nua là những khoảnh khắc diệu kỳ mà trong mỗi người chợt trổi lên những giai điệu mùa xuân không dứt và không thể không thốt lên lời nào để miêu tả mùa xuân. Mùa xuân sẽ ra sao, nếu mai kia hoa không còn nở, chim không còn hót. Và tất cả đều câm lặng vĩnh viễn. Với mùa hạ thì ánh nắng chói chan, mùa thu thì mênh mông khói sương huyền hoặc, mùa đông thì trời âm u lạnh giá. Khi xuân về, người và đất trời như có mối giao hòa mầu nhiệm. Mùa xuân mang đến sự tươi trẻ, sinh lực. Mùa xuân là thời điểm bắt đầu của một chu trình tự nhiên: Xuân - Hạ - Thu - Đông. Xuân là tín hiệu của sự bắt đầu một quá trình sinh sôi, nẩy nở.
Không có mùa xuân thì không có sự sống, không có những mầm non phơi phới, những hương thơm dìu dịu. Không có mùa xuân thì không có hi vọng. Tinh hoa của đất trời là mùa xuân. Bởi thế mùa xuân được chờ đợi và chào đón. Người ta thường nói đón xuân, chứ không nói đón đông hoặc đón hè. Đón xuân là đón hy vọng. Hy vọng vào những gì tốt đẹp nhất sẽ đến với bản thân, gia đình, anh em, bạn bè... Khi chúng ta hy vọng là tự trong sâu thẳm đã hạnh phúc rồi. Hạnh phúc là một cảm nhận không phải là cái hiện có. Nhưng cảm nhận của mỗi người lại khác nhau. Có người nói mùa xuân không đến với mình là vì người đó đang ở trạng thái bất ổn, rơi vào tâm trạng chán nản, buồn bực ...
Ai vui mùa xuân xanh
Ai ngồi khóc một mình
Tưng bừng tiếng pháo nổ
Mùa xuân vẫn vô tình
(Lê Minh Uyên)
Nhưng rồi mọi sự cũng qua đi. Mùa đông đi rồi mùa xuân đến. Sự tuần tự của qui luật tự nhiên, cũng là qui luật của tình cảm con người. Theo dòng đời, tâm trí con người cũng thay đổi qua muôn hình vạn trạng của đất trời. Hạnh phúc của người nầy là công thành danh toại, vợ đẹp con ngoan, cuộc sống sung túc... Nhưng với người kia, hạnh phúc là sự hài lòng, trân trọng và chấp nhận cái đang có. Có khi chỉ một ánh mắt, một nụ cười thôi cũng đủ làm cho ai đó ngất ngây vì hạnh phúc.
Trong tâm ta hình ảnh này chồng chất lên hình ảnh kia, hình ảnh kia xóa mất hình ảnh nọ. Rồi sau đó tất cả sẽ chìm lắng, tan dần... Thế nhưng, khi ta vui thì ta thấy cả thế giới ngây ngất lung linh, khi ta buồn thì cả vũ trụ buồn tênh, tang tóc.
Những nhành mai sớm sương bên lá
Những nhành liễu chiều gió bên cây
Cũng lay lắt bởi đời xuân em ạ,
Thế nên chi anh cũng viết dòng này.
(Bùi Giáng)
Hình ảnh mùa xuân trong lòng người cũng thế. Do bởi nhận thức sai biệt của mỗi người, nên mùa xuân cũng được diễn ra dưới nhiều sắc màu khác nhau qua sự thay đổi của thời gian và không gian. Nhưng chúng ta có biết chăng bản thể của mùa xuân vẫn là vắng lặng,vĩnh hằng, bất biến, hiện hữu nhiệm mầu trong mỗi chúng ta.
Thuở còn bé, ngày xuân thật ngây thơ, đơn giản và mộc mạc. Những náo nức của ngày xuân chỉ dâng tràn theo những cuộc du xuân đi hái lộc đầu năm với người thân, những bao lì xì, những bánh mứt ...
Lớn lên mùa xuân thay đổi với những hoài niệm xa xôi. Mùa xuân của hương đồng, gió nội, của những cơn mưa xuân lất phất. Đang cái rét mướt của mùa đông xám xịt, bỗng nhiên những tia nắng phớt nhẹ trên nền trời xanh cao vút. Xuân đẹp, mơ màng, chúm chiếm sắc vàng của đồng lúa chín.
Nhưng mùa xuân cũng ra đi theo cơn gió hạ, rồi đến mùa thu cười mĩm giao tình với sông núi cỏ cây, và khi nhìn trên trời cao không còn thấy những cánh én liệng thì cái giá lạnh của mùa đông lại đến. Sự chuyển dịch của vũ trụ làm cho muôn loài luôn thay đổi không ngừng nghỉ. Bốn mùa xoay vần, làm cho con người nghĩ đến cuộc đời trôi theo dòng sinh diệt.
Lá cũng mất như một lần đã lỡ
Trời đã xanh như tuổi ngọc đã xanh
Trời còn đó giữa tháng ngày lỡ dở
Hồn Nguyên Tiêu ai kiếm lại cho mình.
(Bùi Giáng)
Buồn thay! Càng bị ngoại cảnh chi phối chúng ta càng bị trầm luân trong hạnh phúc, khổ đau. Cứ thế mà đêm dài vô tận, quanh quẩn trong vọng niệm. Hình ảnh hoa mai nở hay những cành quất trĩu nặng trên khắp nẽo đường phố, mùa xuân về trong khoảnh khắc giao cảm mãnh liệt, với những con tim mới rộn rã, yêu thương, con người lạc bước vào một mê cung tình yêu. Nhưng những hình ảnh ấy, tâm tình ấy sớm nhạt nhòa trong ký ức. Xuân đến không ai ngăn cản được, nhưng khi xuân đi cũng chẳng ai níu lại được.
Anh ạ! Mùa xuân đã cạn ngày
Bao giờ em mới gặp anh đây?
Bao giờ hội Đặng đi ngang ngõ
Để mẹ em rằng hát tối nay?
(Nguyễn Bính)
Xuân xanh đã qua, tình yêu chỉ còn là hoài niệm.
Xuân đang đến nghĩa là xuân đang qua
Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già
Và xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.
(Xuân Diệu)
Tản Đà đã dùng hình ảnh lá rụng trên cõi thiên thai để miêu tả dòng trôi chảy của thời gian:
"Lá đào rơi rắc lối thiên thai
Suối tiễn, oanh đưa những ngậm ngùi
Nửa năm tiên cảnh
Một bước trần ai
Ước cũ, duyên thừa có thế thôi!
Đá mòn, rêu nhạt.
Nước chảy, hoa trôi
Cái hạc bay lên vút tận trời
Trời đất từ nay xa cách mãi
Cửa động
Đầu non
Đường lối cũ
Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi.... "
(Tống Biệt)
Bùi Giáng cũng phụ họa với Tiên Sinh Tản Đà:
"Lá rơi - Hình ảnh của lìa tan, của ly biệt... Người đi. Khách phàm trần đã lên đây, đem lên đây tình yêu của hạ giới, gây bàng hoàng cho lòng xanh tiên nữ, để giờ đây chia biệt, đem tình về hạ giới, cho lòng xanh tiên nữ lại bâng khuâng... Lời tiễn đưa vang nhè nhẹ giữ Đào Nguyên trăng sáng rộng vô ngần. Như hồn xuân đêm yểu điệu. Như ngậm ngùi tình vương vấn thiên thai. Như gió lùa thổi vào tâm hiu hắt... Sực tỉnh rồi... còn đâu nữa mộng lòng xuân. Nụ hồng giữa vườn xuân không hé phơi lần nữa. Đá mòn. Rêu nhạt. Nước chảy - Huê trôi. Cái hạc bay lên vút tận trời...đem đi mộng cũ của lòng ta... Tình của người lặng đi giữa bốn bề câm nín. Lạnh mang mang vây ám mãi nghìn năm. Đường lối cũ, nơi đầu non cửa động. Trăng chơi vơi còn sáng mãi, hững hờ. Mộng Thiên Thai võ vàng, đã mòn mỏi... Bài thơ quả là có mang ý nghĩa tượng trưng đó. Tống biệt? Vĩnh biệt Thiên Thai là vĩnh biệt hồn thơ của tuổi mộng Tuổi mộng không ở mãi với hồn thơ, để thắm mãi giữa đời....".
Ngậm ngùi là nỗi buồn sâu xa thấm thía, dư vang bất tuyệt. Diễn tả nỗi bàng hoàng của con người khi thấy đời qua mau như giấc mộng. Trần ai xuất từ kinh Phật ví cõi đời ô trộc và vô thường. Để rồi từ đó chúng ta mới thấy cuộc tan vỡ này không phải là ngẫu nhiên mà là theo định luật chung của vũ trụ.
Người đời chỉ mong hạnh phúc ở từng mùa xuân, không ai dám mơ đến một mùa xuân miên viễn. Buồn cho ai, mùa xuân đã qua rồi nên phải ngơ ngác, bơ vơ.
Bởi thế Tô Đông Pha mới viết:
"Sự như xuân mộng liễu vô ngấn"
(Đời qua mau như một giấc mơ xuân, không lưu lại một vết nào) Lamartine dù có van lơn nài nĩ: "O temps, suspend ton vol" (Thời gian hãy ngừng lại đôi cánh), nhưng thời gian nào có dừng lại với chúng ta.
Osho không dạy chúng ta níu giữ mùa xuân vì ông cho rằng cuộc sống phải là những lễ hội liên tục. Hãy biến những việc nhỏ bé thường ngày thành lễ hội.
Mùa xuân theo Phật giáo là sự an lạc của tâm chúng ta trong từng giây phút. Không mong đợi mùa xuân đến, cũng không tiếc nuối khi xuân đi.
Xuân đi trăm hoa rụng.
Xuân đến trăm hoa cười.
Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đi rồi
(Mãn Giác thiền sư)
Xuân mà chúng ta nhìn thấy qua cảnh vật, qua thời gian chỉ là xuân hữu hạn. Khi cảnh tàn và thời gian qua đi thì xuân cũng hết. Tâm thanh tịnh, an lạc tưởng chừng như không có gì hết, nhưng đó lại là một trí tuệ vô cùng diệu dụng. Nó không lệ thuộc vào thời gian nên lúc nào cũng thấy mùa xuân. Đẹp đẽ thay, trên cái thực tại biến động lại ẩn tàng một mùa xuân vĩnh cữu. Thời gian tạo những vết nhăn trên làn da nhưng không tạo được những vết nhăn trong tâm hồn. Không ai già cỗi bởi năm tháng mà chỉ già cỗi bởi tâm hồn trống rỗng vì không nối kết được với tha nhân. Nếu chúng ta còn rung động theo những nhịp đập quyến rũ của cuộc đời, vẫn khát khao cuồng nhiệt đi tìm những điều mới lạ như thuở tuổi thơ, và chừng nào trái tim chúng ta vẫn còn tồn tại những luồng sóng rung cảm của sự tươi đẹp, niềm vui và hy vọng, thì mùa xuân vẫn còn tồn tại vĩnh viễn trong chúng ta.
Cuộc đời là một thực tại phức tạp vượt lên trên mọi lý luận. Người ta không thể diễn tả thực tại bằng ngôn ngữ vì ngôn ngữ là sản phẩm của tư tưởng mà tư tưởng là ý niệm nhị nguyên luôn luôn chia cách chủ thể và khách thể. Thực tại là mỗi người thấy rằng hình như đều có một số phận nào đó mặc nhiên an bài cho chính mình. Thực tại là một cuộc đời thay đổi không ngừng. Không ai nghĩ rằng cuộc đời nầy là vững bền, bên bờ đại dương này là thiên đàng hay bên kia bờ đại dương là địa ngục. Và có ai dám nói rằng cuộc đời mình được may mắn toàn vẹn cho đến hơi thở cuối cùng. Sự an toàn tuyệt đối không có trên đời này. Những tai họa của thiên nhiên: sóng thần, động đất, bão tố, đại dịch, há không phải xảy ra liên miên trong dòng thời gian lưu chảy nầy ư? Rồi còn gì nữa? Chiến tranh, giết chóc, hận thù ... Ôi biết sao mà kể siết!.
Vấn đề là trong tâm tư của mỗi người có được an bình hay không mà thôi. Một tâm hồn an bình ví như núi thái sơn cao chót vót mặc cho vật đổi sao dời vẫn trơ trơ cùng tuế nguyệt. Ranh giới giữa sống và chết vẫn thấp thoáng trong cuộc đời dài đầy dẫy những trò chơi trớ trêu của con tạo. Cuộc đời mà đa số con người đều thích sống giã dối. Có ai sống thật với ý muốn của mình hay chỉ làm nô lệ cho sở thích của mọi người chung quanh. Tâm lý của người đời thường hay bị động nhiều: nghĩ ngợi, toan tính, tưởng tượng, ước mơ ... Tất cả đều phức tạp. Nhưng những thứ ấy chẳng ích lợi gì, cũng giống như những phép phù thuỷ không giúp ta đạt được ước mơ.
Ðiều cần thiết nhất cho hạnh phúc là an bình. Muốn an bình thì tâm phải thanh tịnh. Tâm thanh tịnh tức là tâm không chạy theo những ý nghĩ viễn vông. Cái tâm đó phải trong suốt và không bị ràng buộc để tiếp nhận những gì Thiên Nhiên và Con Người đem đến cho ta. Như một bầu trời trong tiếp nhận trọn vẹn ánh sáng của trăng sao. Như mặt nước trong không lao xao tiếp nhận và phản ảnh trọn vẹn tất cả bầu trời.
Con người thường hay cảm thấy cô đơn và mang một tâm trạng trống vắng thoang thoáng buồn. Ngay cả môi trường sống, tương giao giữa người với người, kể cả khẩu vị thức ăn, tất cả đều nhàn nhạt, lành lạnh làm sao ấy! Và những cảm giác lạc lỏng không thể không tránh khỏi được. Nhưng rồi bản năng sinh tồn và khả năng thích nghi sẽ giúp con người quen dần, hội nhập dần với cuộc sống ở xã hội mình đang sống. Hội nhập đây có nghĩa là tham gia vào xã hội mới một cách có ý thức và dễ dàng không bỡ ngỡ, chứ không phải là thả mình buông rơi vào cái guồng máy vận hành không ngừng nghỉ của tiện nghi vật chất, đến nổi rồi cuối cùng mình không hiểu một cách chính xác và minh bạch là thật sự mình muốn gì cho cuộc đời mình. Ðây là cái bệnh của nhiều người. Nhưng người có tấm lòng đôn hậu dù trải qua bao nhiêu bất hạnh, khó khăn cùng khổ vẫn còn có một tinh thần rất mạnh vượt lên trên vật chất trần gian. Họ có một nhạy cảm về sự bình an nào đó mà cơm ăn, áo mặc, tiền bạc không thể cung ứng cho mình được. Hội nhập vào xã hội trong cái thế "hòa nhi bất đồng" (hòa mà không đồng) có nghĩa là hội nhập mà không để mình bị lôi cuốn, tan biến trong cái cộng đồng xã hội mà mình đang hội nhập. Mình vẫn là mình với tất cả những gì tốt đẹp thiết thân nhất của mình, trong khi đó mình vẫn nhuần nhuyễn như những người khác. Giống như loài vịt - là loài vật sống trên cạn - nhưng chúng có thể bơi lội tung tăng thoải mái cả ngày, rồi khi nào muốn lên bờ thì lên. Tạm ẩn dụ: bờ đây là bờ tâm linh của mình, nước đây là xã hội mình đang sống. Cho nên, nếu muốn, chúng ta có thể sống một đời bình yên và hạnh phúc. Vấn đề then chốt ở chỗ: "Một cách minh bạch, một cách chính xác, mình thật sự muốn gì?" Khi thấy rõ rồi thì cái muốn đó sẽ điều động cuộc sống của mình. Tốt hay xấu nó sẽ ảnh hưởng suốt cuộc đời của mình (hay nói theo nhà Phật đó là NGHIỆP mà nó sẽ tạo thành quả và có thể kéo dài vô tận, tác động lên sự tái sinh,hay nói một cách khác nó sẽ tạo nên luân hồi).
Con đường nào là con đường dẫn đến hạnh phúc? Không có con đường nào cả. Cuộc sống là tạm bợ. Không ai có cảm giác an bình. Ðúng hơn, điều đó dần đi vào quên lãng trước dòng chảy miệt mài của cuộc mưu sinh. Ai cũng hiểu rằng mình đang sống trong một thế giới bất ổn, không có Chân Thiện Mỹ. Mong ước bình yên, hạnh phúc, bằng niềm tin diệt khổ, để tìm đến sự tĩnh lặng, vô ưu và thanh thản tâm hồn trước từng cơn giông bão của cuộc đời là khát vọng của mọi người. Mark Twain có nói: "Everyone is a moon and has a dark side which he never shows to anybody". Vâng, cái gì cũng đều có hai mặt tốt xấu, sao chúng ta không nhìn vào mặt tốt để an vui thanh thản. M. Maeterlinck có nói:
"Tout pardonner, Parce que tout s'efface".
(Hãy tha thứ vì tất cả sẽ qua đi)
Krishnamurti cũng cùng một ý nghĩ như vậy: "Vivre dans le présent, complètement, totalement c'est vivre avec ce qui "est", avec l'actuel, sans le condamner ni le justifier. Tout problème vu dans cette clarté est résolu." (Sống toàn diện là sống với "hiện hữu" không lên án, không biện minh).
Sao chúng ta không biết nhìn đời bằng cặp mắt cười tươi? “Pourquoi ne contemple-t-on la vie par un regard aux yeux riants?” Chủ nghĩa lạc quan, optism. Người đời thường hay phiến diện chẳng thấy ai quan tâm đến liên kết từ ngữ. Phải chăng optique (về mắt) và optimist chẳng có quan hệ hữu cơ nào hay sao? Lạc quan là gì? Nghĩa nôm na là thấy đó mà vui. Lạc là vui. Mà vui là gì? Là những sự kiện bên ngoài đem đến cho ta. Bởi vậy, “hỉ tại tâm, lạc tại ngoại” (mừng là tự trong lòng mình phát sinh, vui thường mang ý nghĩa cộng đồng).
Nhưng lạc quan hay bi quan không phải do tính khí mà tùy thuộc vào tâm trạng chủ quan của từng người, từng lúc. "Chacun a son sort". Phải chăng đó là định mệnh của mỗi người. Sở dĩ có sự khác biệt đó là vì con người nằm trong luật tương phản của xã hội và vũ trụ. Mầm tai họa phát xuất trong cảnh thái bình. Mất mát là vì con người cứ nghĩ là tồn tại mãi mãi. Bởi thế lúc đang hưởng thái bình phải nghĩ sẽ có lúc loạn lạc, lúc đang hưởng hạnh phúc là nghĩ phải có lúc hoạn nạn, lúc còn phải nghĩ lúc sẽ mất ... Ðừng cho rằng khi mình lo lắng đến cái chết là sợ hãi. M. Maeterlinck nói:
"Plus on pense à la Mort
Mieux on connait la Vie"
Có khát mới tìm nước. Có chiến tranh mới ước mong hòa bình ... Water is taught by thirst
Land - by the ocean passed
Transport - by throe
Peace - by its battle told
Love - by Memorial Mold
Birds - by the snow.
Emily Dickinson
(On apprend l'eau - par la soif
La terre - par les mers qu'on passé
L'exaltation - par l'angoisse
La paix - en comptant ses batailles
L'amour - par une image qu'on garde
Et les oiseaux - par la neige).
Ðó là những cặp tương phản mà con người thường hay vướng mắc. Ðể sống an nhiên tự tại trước hết phải diệt trừ cặp tương phản đó. Muốn mà không đặng thì ưu sầu. Do con mắt tục mà xem thì ta thấy sự vật có lớn, có nhỏ; mà nhỏ thì ham lớn. Nhưng hễ có lớn thì phải có cái lớn hơn. Nếu có cái lớn vô cùng thì lòng tham muốn của ta cũng vô cùng tận.
Chim phượng, chim bàng, đã không kêu thì thôi , mà khi đã kêu thì vang trời động đất. Lúc bay cánh nó xòe như mây che cả một phương trời, rồi cất lên không trung chín muôn dặm cao.
Và ở trên đó mà dòm xuống cảnh trần nầy chỉ thấy lúc nhúc bọn phù sinh. Nước không sâu thì không sức chở thuyền lớn.
Lấy chung nước mà thả thuyền lên thì thuyền mắc cạn. Lớp gió không dầy thì không sức chở nổi cánh chim bằng nên chim bằng khi bay thì vượt lên cao cỡi lên lớp gió ở duới nó. Con chim cưu nhỏ bay lên bay xuống trên cây đu, cây phượng, nếu bay không tới mà té xuống đất cũng không sao rồi tìm mấy cái trái nho nhỏ gần đấy mà xơi cho no bụng. Rồi sáng sớm khi nhìn những hạt sương long lanh đọng trên cành cây, ngọn cỏ cũng đủ thấy thú vị cuộc đời.
- Hai con vật đó biết cái gì? Chim lớn so với trời đất nó cũng chỉ là một vật rất nhỏ. Chim cưu so với con trùng, con kiến nó vẫn là vật lớn hơn. Con ếch không thể phình to thành con bò được. Con người chỉ sống một trăm năm là hạn, không thể sống 1000 năm như cây đại xuân. Mỗi người một phận. Nếu như vua Nghiêu chưa đủ đức để trị nước, thì Hứa Do với tâm hồn phóng dật tự do cũng không thay thế được. Một người biết an phận mình, dù nhận lảnh một chức quan nhỏ trị an được một quận huyện thì cái đức đó cũng không thua gì một ông vua trị một nước lớn.
Có viết nhiều cũng không biết làm sao cho đủ. (Thư bất tận ngôn - Ngôn bất tận ý). Viết là đóng khung làm mất đi tính cách sống động của sự việc và ý tưởng. Dùng lời hữu hạn không sao diễn tả được cái chuyển động của vũ trụ, của cuộc đời... Cái khó là làm sao luyện được tâm thanh tịnh vô cầu, đời là một sự chuyển động liên tục, mình bị động không do tâm muốn, mà ngoại cảnh tác động lôi cuốn. Làm sao nhận thức được cuối năm nếu không có lịch, không có những cơn gió lạnh làm ta nhận thức được sự chuyển mùa? Quả tim không cảm nhận được điều đó thì có lẽ chúng ta không còn hiện hữu trên thế gian nầy nữa rồi. Johann Wolfgang von Goethe viết: "Không có lối nào thoát khỏi đời sống một cách chắc chắn cho bằng đi qua nghệ thuật. Và cũng không có lối nào dẫn vào đời sống một cách chắc chắn hơn bằng đi qua nghệ thuật".
Chất thiền bảng lảng trong cuộc sống, trong văn chương và nghệ thuật. Thế giới thơ vượt thoát tới đỉnh cao tuyệt vời của nghệ thuật, của sự thăng hoa đích thực Chân Thiện Mỹ, vì thơ là sứ giả của Tình Thương đã đưa nhân loại gần gũi nhau hơn.Thơ với nhiều dư vang vô tận, dễ xoáy vào tâm tư con người. Thơ là tiếng vọng của cõi đời trầm mặc.
Kinh Thi, kinh Dịch đã chuyên chở nước Trung Hoa suốt mấy ngàn năm lịch sử. Dịch mở rộng con đường tồn sinh. Thi là tiếng vang từ nơi sâu thẳm của con người. Ta thấy rằng ước muốn về một chốn thần tiên ở cõi trần này ắt hẳn con người phải biết mơ mộng hay nói cách khác nghệ thuật sẽ đưa con ngườì quên đi những nhiễu nhương của trần thế.
Chỉ một chút gió thu lay lắt hay vài chiếc lá vàng vu vơ, hồn đã chùng xuống theo những tiếng thở dài. Chỉ vài hạt mưa cũng làm đôi mắt nâu nhòe nhoẹt nước mắt... Dư nước mắt chăng? Thương vay khóc mướn chăng? Thưa không, một giọt nước mắt rơi làm vơi vạn niềm sầu khổ. Thơ làm bùng nở tâm thức sâu kín: một chút cảm hoài, một chút ẩn tình, một chút dư âm, một lời di chúc, một lời ước nguyện, một lời trối trăn ...
Xin cho tôi nhắm mắt
Không một chút lo âu
Nghìn thu trong lòng đất
Cuộc đời như bể dâu
Xin cho tôi nhắm mắt
Vời vợi như trăng sao
Như một dòng suối mát
Như một giấc chiêm bao
Xin cho tôi nhắm mắt
Trong giấc ngủ bình an
Linh hồn không vướng mắc
U mê chốn trần gian
Xin cho tôi nhắm mắt
An nghĩ chốn vĩnh hằng
Trở về lòng bụi cát
Như một chiếc sao băng.
(Lê Minh Uyên)
Thơ hay những cây bonsai, những nụ hoa cài trong bình hoa, những bức tranh tuyệt bích đều vờn chải lại được hết cái thoáng chốc man mác, bâng khuâng. Những hạt mưa lất phất trên những tàu tiêu, trên cây cổ thụ với biển sóng trắng xoá (BHTQ). Một chiếc ao con, một chiếc thuyền câu bé tẻo teo, những chiếc lá vàng bay vèo trong gió (NK). Tiếng lá khô xào xạc, con nai vàng ngơ ngác (LTL). Một ông đồ già dưới cơn mưa bụi bay. (VÐL)
Tiếng đàn hay là ở dư âm, lời nói hay là lời nói vắn tắt, bài thơ hay là bài thơ ẩn tình khiêu gợi. Thơ đôi khi chụp lấy *một khoảnh khắc (bài thơ haiku sau đây chỉ có ba câu, mười chữ, một cảnh mùa thu, một chiếc cành khô, một con quạ đậu, một buổi chiều tàn… Chỉ vỏn vẹn mười chữ, nhưng vẫn là thơ, vẫn đủ gợi lên được hình ảnh lặng lẽ, khô khan và buồn bã của những ngày thu héo hắt sắp bước vào mùa đông buồn thảm…)
"Trên cành khô
Chim quạ đậu
Chiều tàn mùa thu"
(Basho)
*một trừu tượng
Anh hát trong rừng sao
Em ngủ dưới cội đào
Chợt mùa đông tuyết phủ
Biết tìm em nơi nào
(Trần Tuấn Kiệt)
*một tư duy
Một giọt trời xanh
Xuyên qua khám tối
Một giọt nước mắt
Nhỏ xuống hồn tôi
(Lê Minh Uyên)
Thơ đưa con người vào những cuộc tình đam mê. Tình vương vấn như sợi tơ trời, triền miên và thắm thiết.
(Ta ngắt đi chùm hoa thạch thảo
Em nhớ cho mùa thu đã chết rồi ...
Và em nhớ rằng ta vẫn chờ em)
J'ai cueilli ce brin de bruyère
L'automne est morte souviens-t'en
Nous ne nous verrons plus sur terre
Odeur du temps brin de bruyère
Et souviens-toi que je t'attends.
(Apollinaire)
Tình yêu làm cho không gian, thời gian ngưng đọng, để trong không gian và thời gian đó vẫn còn nguyên những kỷ niệm bồng bềnh, trôi giạt ...
"Ô temps! suspends ton vol, et vous, heures propices!
Suspendez votre cours:
Laissez-nous savourer les rapides délices
Des plus beaux de nos jours"
(Thời gian hỡi!
Dừng ngay cánh lại,
Giờ vui ơi!
Xin hãy khoan thai ...)
Ðó là cái bịn rịn, cái dây dưa, cái vương vấn, cái quyến luyến... trắng mưa quá khứ chim về muộn
ai vẫy chào ai khi bóng đêm
cây lá gọi tên ngàn kỷ niệm
ta gọi thầm em giữa đáy tim
Tình yêu là duyên khởi của dòng chảy tâm và vật. Theo Tuệ Sỹ thì những nỗi đau buồn hay hoan lạc trong mỗi cuộc tình, phảng phất một tình cảm dị kỳ khó tả. Ân tình cùng giao thoa trong tương ứng, nó đơn giản như hai với hai là một. Rồi từ đó sẽ mở ra một phương trời mộng ảo. Cuộc tình tan rã, thì nỗi đau đột ngột hiện ra. Từ tâm tình đến cuộc tình, từ cuộc tình đến cuộc chuyển hóa, trong cõi đó, người tình bao giờ cũng thấy mình đang bươn bả ra đi, đi biền biệt, đi triền miên, tưởng như không bao giờ có bến bờ để đổ lại; nhưng đi và đi mất, trong từng khoảnh khắc, cái đến và nơi đến, đã đến tự bao giờ. Cuộc tình chia phôi từ độ đó. Bên này là những dòng thời gian cứ mãi trôi đi, và bên kia là một chân trời đồng vọng không có đến. Không ẩn ngữ, nên cuộc tình cuộn tròn trong ẩn ngữ thiên thu. Nợ tình và tình thơ, giao nhau trong cõi tình mộng của những lời, hay của một lời, không nói. Rồi nợ tình (love story) theo xác người trở về với cát bụi; tình thơ (love poetry) theo cõi mộng bay cao. Tình thơ nồng nàn, cho nên những tiếng thì thầm của lịch sử vẫn được thơ ngân vang khúc đoạn trường khổ lụy. Ðó là âm hưởng của tồn sinh mộng ảo. Thơ trỡ thành ẩn tình hoài vọng quê hương.
Sàng tiền minh nguyệt quang.
Nghi thị địa thượng sương.
Cử đầu vọng minh nguyệt,
Ðê đầu tư cố hương.
Lý Bạch
(Ánh trăng rơi trước giường,
Ngỡ đất mù hơi sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.)
Trong cõi thơ, trăng cũng mơ màng như gió ngàn bạt đỉnh. Và từ đó, trăng đã nhập vào hồn ta:
Trăng ơi ngủ với hồn ta
Ðầu hôm nghe vọng tiếng gà bình minh
Lá kia sương bỗng rụng cành
Khói đồi chim lạ kêu thành xuân thu
(Trần Tuấn Kiệt)
Cõi thơ không chỉ nằm với trăng sao dìu dịu. Thơ lại đi qua miền băng giá với những hố thẳm tuyệt mù, chơi vơi không đáy của bến bờ mê muội.
Ta còn để lại gì không?
Kìa non đá lở, này sông cát bồi
Lang thang từ độ luân hồi
U minh nẻo trước xa xôi dặm về
Trông ra bến hoặc, bờ mê
Nghìn thu lửa chớp, bốn bề một phương
Ta van cát bụi bên đường
Dù nhơ, dù sạch đừng vương gót này
Ðể ta tròn một kiếp say
Cao xanh liều một cánh tay níu trời
Nói chi thua được với đời
Quản chi những tiếng ma cười đêm sâu
Tâm hương đốt nén linh sầu
Nhớ quê dằng dặc ta cầu đó thôi
Ðêm nào ta trở về ngôi
Hồn thơ sẽ hết luân hồi thế gian
Một phen đã nín cung đàn
Nghĩ chi còn mất, hơi tàn thanh âm.
(Vũ Hoàng Chương)
Thơ cũng khai diễn trên ba đào lịch sử, vừa lãng mạn vừa kiêu hùng.
(Trời viễn mộng đọa đày đi mấy thuở;
Mộng kiêu hùng hay muối mặn giữa mù khơi?)
Cuộc rượu hào sảng phóng dật, đưa tiễn Kinh Kha nhập Tần. Tóc tráng sĩ dựng ngược. Nước sông Dịch tự thuở nào vẫn lạnh căm căm ...
(Kinh Kha quán lạnh sầu nghiêng chén,
Ai kẻ dâng vàng kẻ biếu tay?)
Thử địa biệt Yên Ðan,
Tráng sĩ phát xung quan
Tích thời nhân dĩ một,
Kim nhật thủy do hàn
Giữa cái kiêu hùng đó
"Nơi đây biệt chúa Yên Ðan
Gan người tráng sĩ căm hờn sục sôi"
còn vấn vương một sợi tơ trời của cõi mộng
"Người xưa nay đã khuất rồi
Mà dòng nước cũ vẫn trôi lạnh lùng"
Lạc Tân Vương đưa bạn đến tận sông Dịch, nhớ lại ngày xưa Kinh Kha từ biệt thái tử Ðan nước Yên để đi hành thích Tần Thuỷ Hoàng. Có hai câu hát:
Phong tiêu hề Dịch thuỷ hàn
Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn
Nay kẻ ở người đi cũng buồn như người năm xưa vậy biết đâu "Nhất biệt thành vĩnh biệt".
Mỗi chúng ta đều có phần tâm linh và sự hiểu biết khác nhau về cuộc đời. Thích nghi với hoàn cảnh để sinh tồn vẫn là căn bản của con người. Dù cho có nằm xuống thì cũng chỉ là xác thân của một kiếp này, có gì mất đâu. Chết thì thương tiếc, nhưng tiếc thì không đạt được cái không của vạn vật, thế là vẫn còn chấp nệ rồi. Hãy thoát ra tất cả để không còn vướng bận và sống an vui từng ngày.
Một khi ta nằm xuống,
Là một lần thay da,
Ta thành một người thật khác ta!
Cuộc đời thì luôn đổi khác và con người thì cũng mất hút, lạnh tanh. . . Ðời là một quán trọ. Người là kiếp phù du.
Ngược xuôi nhớ nửa cung đàn
Ai đem quán trọ mà ngăn nẻo về.
Nên ai cũng mong muốn có một mùa Xuân bất tận với cánh bướm nhỏ lang thang đi tìm hoá thân của mình.
Khi mùa đông tuyết tan
Cánh bướm nhỏ lang thang
Tìm hoá thân tiền sử
Rừng lau sậy bạt ngàn
Tuệ Sỹ
Mùa xuân giao hòa giữa mộng và thực, giữa thi ca và triết lý, giữa tình yêu và cuộc đời, là mùa của hiện thể siêu thực cõi mộng thiên thai - ở một nơi, một cõi nào đó người ta coi như đất hứa mà không ai tìm được ở trên thế gian này: xuân thì bất tận và hạnh phúc thì mãi mãi ở với mình. Trên thực tế thời xuân xanh rồi cũng qua đi và hạnh phúc cũng chẳng trường tồn. Mùa xuân bất tận không phải “từ lúc yêu nhau hoa nở mãi” mà là từ lúc nhận ra được ý nghĩa “thường trong vô thường”.
Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa khai.
Sự trục nhãn tiền quá,
Lão tòng đầu thượng lai.
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Ðình tiền tạc dạ nhất chi mai.
Mãn Giác
Ðó là mùa xuân trong lòng mình. Ai cũng có một mùa Xuân như vậy, nó không đến nên không đi, không còn nên không mất, không sinh nên không diệt, nói cách khác nó “có” hay “không” là do mình thôi.
"Xuân đi trăm hoa rụng,
Xuân đến trăm hoa nở"
Mỗi mùa xuân đến, con người nhìn thế cuộc trôi qua, hoa rơi, hoa nở ... bao biến dịch, đổi thay, vùn vụt kéo qua trước mắt. Và chúng ta đã từng lặng ngắm thế sự phù hư trôi qua như vậy từ nhiều năm qua. Ðó chính là một thực tại tự nhiên của trời đất, một thứ "chân lý hiển nhiên" của vũ trụ vạn vật. Tất cả đều vận hành theo cùng một qui luật muôn thuở: hết đêm đến ngày, hết mùa Đông đến mùa Xuân, trăng khuyết lại tròn ...
"Trước mắt việc đi mãi
Trên đầu già đến rồi"
Thời gian vô hình và vô tình vẫn muôn đời làm chứng cho sự thật vô thường khiến cho con người phải ẩn nhẫn im lặng chịu đựng sự đi qua và tàn tạ. Con người bị thời gian cuốn trôi đi, nhìn lại thì tóc đã bạc trắng cả mái đầu rồi. Và không ai có thể tìm kiếm được sự không thay đổi giữa một thế giới thường trực đổi thay.
Khi bãi cỏ hai bên đường bắt đầu xanh mướt trong tia nắng ấm, chúng ta lang thang đi tìm kiếm mùa Xuân ở trong đời, và đã vô tình đánh mất thời gian mấy mươi năm. Như người lữ hành dong ruỗi miệt mài trên đường thiên lý. Một sớm mai thức giấc bỗng giật mình ngoái nhìn lại đoạn đời mình. Ðôi bàn chân đã dẫm đi qua những bến bờ xa lạ, đi qua bao gai góc của cuộc đời. Xuân đến rồi Xuân lại đi chắc ai trong chúng ta cũng biết, nhưng mấy ai thấy được là mình đang chìm trong vô thường, biến dịch. Nhưng bây giờ, vào lúc tuổi xế chiều, đứng ở khoảng giữa hai bờ sinh diệt còn mất, chúng ta trực nhận một cách triệt để hơn về tính cách bất biến vô sanh của chân tâm, thấy được bản thể mình vốn tịch nhiên, vắng lặng và bất sanh bất diệt như vậy từ xưa đến nay, và mãi mãi về sau. Khi những thăng trầm của thế sự không còn là điều bận lòng với mình, khi những cánh hoa tan tác rơi rụng không làm tâm hồn xao xuyến, hãi sợ nữa; và khi, chính sự biến thiên của vạn hữu vô thường ấy lại ảnh hiện vẻ trường cửu bất diệt của chân tâm.
"Chớ bảo xuân tàn hoa rụng mãi
Đêm qua sân trước một cành mai"
Thời gian cuốn trôi con người đi đến chỗ tàn phai, huỷ diệt. Nhưng thời gian thì không hủy hoại được. Cái chân tâm thì thường hằng. Và một cành mai nở. Sự sống lại xuất hiện đem vui cho đời và báo tin một mùa xuân ấm áp đã đến.
Tất cả vẫn còn hiện diện, có đến, có đi như từng hơi thở vào ra, như làn gió ghé qua không hẹn trước, như cụm mây tan loãng vào hư không chưa kịp bay. Chẳng cần đi tìm mùa Xuân ở xa xôi đâu nữa, chúng ta đang có ngay trong giây phút hiện tại này một tấm lòng mở ra với mọi người, với cuộc đời. Mùa Xuân miên viễn ở ngay tận cùng bên trong con người chân thật của chính mình. Luồng sinh khí Thiền sẽ giúp chúng ta đi vào cuộc sống thanh tịnh tại tâm, trí huệ sáng suốt, trở về nguồn gốc: "không Sanh, không Diệt", mà ngay trong cuộc sống hiện hữu thoát ra phiền não.
Thiền là dòng sống lặng lẽ của tự tâm và không ai là người nắm chắc được dòng sống ấy - thực ra, ngay cả những lời vừa nói, chẳng có lời lẽ dông dài hay đơn giản nào, có thể nói lên được ý nghĩa của thiền nếu không nắm được dòng sống đó.
Trong nếp sống thiền chúng ta sẽ nếm được rất nhiều chất liệu an lạc và vui tươi do niệm, định và tình thương đưa đến. Tâm ý của chúng ta trở nên sáng và thanh cao. Chúng ta tiếp xúc được với không khí trong lành, với nắng chiều ấm áp, thưởng thức được bữa cơm thơm ngon. Hỷ lạc là một nhu yếu rất cần thiết trong đời sống tâm linh. Trong sống thiền, thức ăn là niềm vui sống gọi là “thiền duyệt vi thực”. Mỗi giây phút trở về với hơi thở để an trú trong hiện pháp là mỗi giây phút nuôi lớn tịnh lạc. Thiền và thơ giống nhau ở cách thể nghiệm.
Thơ là một nghệ thuật dùng ngôn từ để diễn đạt ý tưởng. Đối tượng nhận thức của thơ cũng là con người và cuộc sống. Thông qua ngôn từ, thơ biểu hiện những rung cảm về nội tâm và ngoại cảnh, những thao thức, trăn trở về thân phận con người, khiến cho người làm thơ và người đọc thơ cảm thông lẫn nhau. Thơ không chỉ phản ảnh cái hiện thực mà còn là nơi ký thác tâm tư, tình cảm và lý tưởng.
Ngôn ngữ của Thiền, không phải ngôn ngữ mà chúng ta thường sử dụng. Một tiếng hét vang của Ngài Lâm Tế làm bừng vỡ chân tâm của hành giả; những chiêu gậy hàng ma của Ngài Bách Trượng xua đi đám mây mù che mắt thế gian; sự im lặng đến vô tình của Ngài Bồ Đề Đạt Ma hay một đóa sen Đức Phật đưa lên ở hội Linh Sơn... đó là ngôn ngữ của Thiền. Mục đích của Thiền là ngộ chân tâm. Nó là những phương tiện để đập vỡ vỏ bọc mê ngộ về cuộc đời.
Chính do cùng cảm ứng nhân sinh và vũ trụ mà thiền và thơ gặp nhau. Do đó thiền cũng dùng thơ để truyền tải tư duy.
Thơ Thiền phản ảnh toàn bộ tư tưởng thiền học, có thể nói đó là kết quả của sự hội ngộ, dung hợp giữa thiền và thơ. Sở dĩ có sự hội ngộ, dung hợp thú vị này là vì thiền và thơ có nhiều điểm tương đồng. Thơ thiền không hẳn khô khan khó hiểu, mà có rất nhiều bài thơ bay bổng sống động như bài sau đây của Thiền sư Ðạo Nguyên:
Bãi sông sóng lặng
Trong cây gió yên
Thuyền ai ngủ bến
Trăng tròn nửa đêm
Trăng sáng vằng vặc
Lời thơ mộc mạc hoà vào thiên nhiên, thức tỉnh trước sự vô thường, tha thiết với trật tự và sự mầu nhiệm của thế giới để giác ngộ và trở về với thế tục. Ngày nay, Thơ Thiền dùng đủ mọi thể loại và đề tài miễn nội dung thơ chứa đựng được tất cả sự hiểu biết sâu xa về thiền học.
Ở một mức độ khác, thơ thiền còn mô tả các biến cố trực tiếp chỉ thẳng vào chân lý huyền diệu thâm sâu (như các công án). Khai mở tâm ra khỏi thói quen cảm xúc sự vật theo cách thông thường. Thiền tông chủ trương "bất lập văn tự", vì ngôn ngữ văn tự không có giá trị tuyệt đối, không diễn tả được hết những khái niệm trừu tượng về tâm linh, huống chi nó là vật ngoài tự tâm. Không chấp trước ngôn ngữ văn tự mà phải rời bỏ nó để đạt tới chân lý, để ngộ đạo. Thiền sư Thần Tán đời Đường đã mượn việc con ong cứ đâm đầu vào giấy dán cửa sổ tìm cách bay ra ngoài để nói lên việc nầy.
Bách niên toàn cố chỉ
Hà nhật xuất đầu thì?
(Trăm năm dùi giấy cũ
Ngày nào mới ló đầu?)
Bởi vậy, ngôn ngữ thiền là làn sóng giao cảm giữa người truyền và người nhận, là ngôn ngữ mà người không cùng tần số thì không thể bắt được, không thể cảm nhận được. Như bao nhiêu người đã từng đọc câu tụng “Ưng vô sở trú nhi sanh kỳ tâm”, vậy tại sao chỉ có một mình Ngài Huệ Năng chứng ngộ bởi câu này? Cái “Vô sở trú” trong lời kinh đã tương thích với “Vô sở trú” trong tâm của Ngài Huệ Năng, chính lời kinh đã khơi dậy bản tánh “vô sở trú” vậy.
Ngôn ngữ của thi ca là ngôn ngữ của cuộc sống tinh thần, êm đềm như những tiếng ru, khoắc khoải như những mảnh đời khổ lụy, đôi khi lại bàng bạc mênh mang những mộng mơ. Phải dấn thân vào thi ca mới hiểu được ngôn ngữ của thi ca là gì, vì nó muôn hình vạn trạng, đổi màu tùy theo làn sóng nắng, mà chỉ có những người đồng cảm mới hiểu nổi. Khi bước vào chỗ tận cùng của ngôn ngữ, thi ca sẽ chuyển hướng sang một lãnh vực khác, đó là sự giao cảm tâm hồn. Con người bao giờ cũng hướng đến “siêu việt tính” và vay mượn tất cả những gì đang có để đi đến đó. Ngôn ngữ trong thi ca thể hiện một cách chân thật, không đắn đo do dự khi nói lên những thực cảnh của cuộc đời và thực trạng của tâm hồn.
Ðến đây, Thiền sư và Thi nhân tuy không chung hướng nhưng đã bước vào một con đường. Cả hai đều gặp nhau trên nẻo đường sanh tử, nhưng ai là người ngã quỵ và ai là người đứng dậy? Ai ngồi bên biển đời chao đảo để làm thơ, và ai dũng mãnh bước đi trên những ngọn sóng dữ?
Con người có cái nhìn giới hạn trong sự sống chết, nên cố hướng đến một cái gì vĩnh cửu, nhưng đó chỉ là giấc mộng, ước mơ không bao giờ hiện thực. Chỉ có một sự hiển nhiên là bản tính vô thường của sự vật. Bởi vậy, thơ Thiền thật là phóng khoáng. Những gì đang hiện hữu trong ta và xung quanh ta là sự hiện hữu nhiệm mầu. Hôm nay cũng có hoa có bướm, có mây trắng bàng bạc, có lá vàng rơi và vẫn còn nhịp thở. Đâu cần phải tìm lại những cánh bướm ngày xưa, đâu cần phải nhặt lại chiếc lá vàng mùa thu ấy, vì chúng sẽ làm cho chúng ta chìm đắm trong dĩ vãng mờ ảo. Nên thơ thiền toát lên từ đời sống an bình trong thực tại. Cái nhìn của Thiền sư và Thi nhân đối với ngoại cảnh đôi khi cũng tương tự, nhưng họ chỉ gặp nhau một điểm là thơ rồi lại rẽ hai dòng, trong thơ phong trần còn có những cái trắc trở.
Trên thế gian này, ai cũng đã từng ngắm trăng, nhưng trăng trong cái nhìn của Nguyễn Du ẩn chứa một nỗi buồn hắt hiu: "Vầng trăng ai xẻ làm đôi,
Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường"
Cũng vậy, Thiền sư bây giờ nhìn trăng không phải là trăng, nhìn nước bây giờ không phải là nước... vì tất cả đã hiện hữu:
"Nhìn ra trăng nước vơi đầy
Nhìn đời một giấc mộng dài ngắn thôi"
hoặc là
"Ta về rũ áo mây trôi
Gối trăng đánh giấc bên đồi dạ lan
Rằng xưa có gã từ quan
Lên non tìm động hoa vàng ngủ say"
(Phạm thiên Thư)
Từ cõi thơ đến cõi mơ, từ cõi thực đến cõi hư chỉ cách nhau một đoạn đường phân biệt, và chỉ có Thiền sư mới có thể xóa hết đoạn đường này, để nắm ánh trăng trong tay mà không hề vọng niệm. Và hãy nhìn trăng đúng là trăng, thật là oan uổng khi bắt trăng phải xẻ làm đôi, hay bắt trăng phải lênh đênh, lạc loài trong cái nhìn chủ quan của mình. Sự phân biệt đối với ngoại cảnh sẽ làm cho chúng ta có cái nhìn sai lạc. Một nửa vầng trăng chìm đáy nước, một nửa vầng trăng ở trên không, Vậy trăng nào mới thật là trăng đây? Tất cả đều hiện hữu trong trùng trùng duyên khởi, các pháp hiện hữu trong nhau và hòa nhập vào nhau.
Vậy đó, Thiền sư và Thi nhân đều là những người đi tìm cuộc sống cho chính bản thân và tâm hồn mình. Họ gặp nhau trên các thắng cảnh kỳ diệu của thi ca, nhưng lại vội chia tay vì không cùng ý hướng. Thi nhân thì chỉ thích cái mờ mờ ảo ảo của màn sương để che phủ cuộc đời, vì chẳng muốn thấy những vết rạn nứt của thế giới đang trên đà hủy diệt. Thơ thiền dùng ngay những thiền ngữ để chuyển tải thiền lý, rõ ràng nhằm mục đích giác ngộ người khác.
Non Già vừng nguyệt tĩnh
Biển thẳm chiếc thuyền không
Hiểu thấu "không" và "có".
Rừng thiền mặc ruổi rong.
Thiền Sư Huệ Sinh
(Ngô Tất Tố dịch)
Thơ Thiền không những phản ảnh sâu sắc và tập trung vào đời sống tinh thần, mà tiếp tục mở rộng tới các lĩnh vực khác của cuộc sống, nhưng vẫn mang trong mình tư tưởng “hòa quang đồng trần”, “cư trần lạc đạo”. Nó giúp cho con người (dù là vua, tướng, hay sư) bước ra khỏi những giáo điều khô khan, cứng nhắc để nhập thế, giúp đời, tạo nên tinh thần khai phóng, cởi mở, vừa siêu thoát lại vừa gần gũi…
Mang một chút nắng ấm, một khoảng trời xanh trên cao, một cánh hoa vàng rực rỡ ở một góc nhà... là tất cả những gì mà xuân, thơ và thiền mang đến cho tất cả chúng ta...
Lê Tấn Tài
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét