Chất lửa, men say trong âm nhạc viết về Tây nguyên
Chất
lửa, men say trong
âm nhạc viết về Tây nguyên
Tây Nguyên! hai tiến gọi
nghe '‘Vừa thật gần vừa xa xôi“. Nói về Tây Nguyên là nói tới miền đát Bazan
rực lên mầu lửa, rừng, núi dại nghàn, là nói tới nhưng bản làng với nhà Rông
đỏ lửa, với cồng chiêng âm vang, những nhà mồ với tượng gỗ được đẽo gọt mang
hình thù kỳ lạ, là nói đến những lễ hội đâm trâu, lúa mới… với xôi mếp nương, rượu cần say men. Nói đến Tây Nguyên là nói tới Già Làng tinh thông, những
chàng trai, côi gái“ da nâu mắt sáng vóc dáng hiền hoà“. Tất cả những điều
đó đã làm nên “một cao nguyên huyền thoại“ trong nhưng áng văn thơ và trong
tâm trí của chúng ta.
Nói về Tây Nguyên thì không thể không nhắc đến những địa danh, những con người
lịch sử: Là dãy Trường Sơn hùng vĩ mang trong mình con đường tuổi xuân của
những chàng trai cô gái Việt Nam lên đường đánh Mỹ - đường mòn Hồ Chí Minh, là Plây-cu, Buôn mê Thuột, đường 9 nam Lào, Yadrang …những cái tên gắn liền
với chiến thắng vang dội nhưng cũng là nơi bao người con của đất Việt đã ngã
xuống. Là chàng Đam San dũng sĩ, là anh hùng Núp, là những người con gái vót
chông …đã làm nên những con người rât Tây Nguyên để rồi từ đó những âm hưởng Tây Nguyên, ca từ và cao hơn là âm nhạc về Tây
Nguyên vang lên làm say đắm lòng người. Thứ âm nhạc khoẻ khoắn, sục sôi, có
chút gì đó hoang dã, là men say nhưng cao hơn là tạo nên chất lửa trong lòng
người nghe.
Nói đến Tây Nguyên và chất lửa thì không thể không nói đến một ca khúc, của một
người con Hà Nội đầy “ngẫu hứng”, nhạc sĩ Trần Tiến và ca khúc “Ngọn lửa cao
nguyên”:
Một ngọn lửa hồng còn bên ta á à ha
một ngọn lửa hồng sáng rừng già
một ngọn lửa hồng bồi hồi cháy mãi
ơi cao nguyên, cao nguyên em thương, thương ai, bên núi đang chờ ai
một ngọn lửa hồng từ bao là á à ha
ngọn lửa tìm về với cội nguồn à…
ngọn lửa bồi hồi, bồi hồi cháy mãi
ơi cao nguyên cao nguyên, những chiến sĩ cao nguyên bên anh lửa bập bùng
cháy lên ơi lửa thiêng
cháy mãi cho bóng em hiện ra
giữa ngọn lửa em trao bầu rượu, em trao lời nói
nhớ mãi nhớ….lời nói lửa cháy rượu đắng ngày nào
còn đàn chim chơ-rao bay qua, bay qua giữa bầu trời
còn dòng sông luôn-van trôi qua, trôi qua dưới mặt trời
còn yêu em anh còn thương em mãi người ơi…
cháy lên đi lữa thiêng cao nguyên
còn mãi trong ta tình yêu cao nguyên.
Ngọn lửa cao nguyên
Trần Tiến - Siu Black
Bạn thấy gì trong bài hát này???. Một hình ảnh về Tây Nguyên được vẽ ra bao
la thoáng đãng như một cảnh quay đại cảnh chỉ qua hai câu hát:
“Còn đàn chim chơ-rao bay qua, bay qua giữa bầu trời
còn dòng sông luôn-van trôi qua, trôi qua dưới mặt trời”
Nhưng trước đó ,một cao nguyên lại được gói lại trong một hình ảnh, một con
người cụ thể “Em”:
giữa ngọn lửa em trao bầu rượu, em trao lời nói
nhớ mãi nhớ….lời nói lửa cháy rượu đắng ngày nào
Một hình ảnh ẩn dụ đẹp, thật gần và đầy sức lôi cuốn, ở đây có rượu, có lửa
nóng bỏng làm say lòng người. Nhưng tất cả được tạo nên bởi nhân vật chính “Một ngọn lửa hồng“, một ngọn lửa thiêng, một ngọn lửa của cao nguyên hay
cũng chính là lửa trong tim, trong tình yêu cao nguyên của tác giả. Những ca
từ ấy được phủ lên là âm nhạc mạnh mẽ để rồi hoà quyện với nhau tạo ra sức
nóng của “Ngọn lửa cao nguyên”.
Cũng có một người con Hà Nội khác đã đang và sẽ yêu Tây Nguyên và nói đến ông
thì Tây nguyên như là quê hương thứ 2 của ông rồi và ông sinh ra như để viết
về Tây Nguyên, ông là Nhạc sĩ Nguyễn Cường. Nguyễn Cường chính là người đem
cho chúng ta “Ly café Banmê“ đậm đà và “Đôi mắt Play-Ku” quyến rũ
Ly cafê Banmê
Ly café như muốn nói, nói cùng em câu gì
Ly cafê như muốn hát, hát cùng em câu gì
Hương bay theo làn khói vẽ mùa xuân long lanh
Hương bay theo làn tóc vẽ tình yêu mong manh
Ánh mắt, ánh mắt em xanh hay mùa xuân đang về
Khói thuốc bâng khuâng ly café
tiếng hát, tiếng hát cao nguyên như ngàn xưa vọng về
ánh mắt soi trong ly café banmê
mai anh đi từ câu hát, nỗi buồn dâng xa gần
ly café như lưu luyến rót vào đêm rượu cần
mưa cao nguyên còn đó thắm đượm trên đôi môi
mưa cao nguyên còn mãi phía trời mây xa xôi
Ánh mắt, ánh mắt em xanh hay mùa xuân đang về
Khói thuốc bâng khuâng ly café
tiếng hát, tiếng hát cao nguyên như ngàn xưa vọng về
ánh mắt soi trong ly café banmê
Chúng ta chưa nói về bài hát vội mà hãy thử nói về một đặc sản của núi rừng
Tây Nguyên đó là Cà phê. Nói đến cà phê Tây Nguyên là nói đến những “Giọt đắng“ đậm đà với hương thơm ngào ngạt như có bao nhiêu tinh tuý nhất của thiên
nhiên, của đất cao nguyên đã được chắt lọc hết vào đó và nhạc sĩ Nguyễn Cường
đã đem ly cà phê đó đến với chúng ta. Lại cũng là một hình ảnh ẩn dụ so sánh
nhưng sao nó sống động và mê họăc đến vậy. Chúng ta đọc thấy trong ca từ một
hình ảnh về người con gái, về một ly cà phê như cũng có tâm hồn và sự đồng cảm
với chính con người. Cũng buồn, cũng khát khao như người con gái đó vậy.
Với “Đôi mắt Play-ku” chúng ta lại được gặp một “Cô gái cao nguyên“ có đôi
mắt mà sẽ khó có cây bút vẽ nào có thể vẽ tả nổi, một đôi mắt vừa hư vừa thực, một đôi mắt có tất cả những gì đẹp nhất, say lòng người nhất của Play-Ku ra
để mời gọi. Khi nghe ca khúc này thì chính những thính giả cũng yêu “Cô gái
Play-Ku” này chứ nói gì nhạc sĩ Nguyễn Cường:
Đôi mắt Play - Ku
Em đẹp thế Play - Ku ơi!
Trái tim tôi muốn vỡ tan rồi
Không dám nhìn vào đôi mắt ấy
đôi mắt Play - ku biển hồ đầy
Có hang thông xanh trong đôi mắt em
Có sông Sê-San trong đôi mắt em
Có hương rượu cần say, say men
Có ngọn lửa nào đang nhen, đang nhen chơi vơi
Xin được hát từ con tim
giấc mơ đẹp nhất tôi đi tìm
mơ đắm chìm vào đôi mắt ấy
đôi mắt Play-ku biển hồ đầy
Những gì mê say đưa tôi tới đây
Gió sương cao nguyên đùa với tóc mây
mắt em một chiều Play-ku xa xôi
vẫy gọi mặt trời cao nguyên lên ngôi
Play-ku đẹp, lôi cuốn như vậy thì có một địa danh khác ở Tây Nguyên cũng có
những cái đẹp riêng và để người ta còn hẹn ước “Còn thương nhau thì về Buôn
Mê Thuột“: Còn thương nhau thì về Buôn Mê Thuột
gặp lại em mùa mưa con đường xưa đây rồi
gặp lại em nhịp chiêng ché rượu nghiêng đây mời
ánh mắt ấy, tiếng nói ấy thương thương hoài
gió thế đấy nắng thế đấy không vơi đầy
lời chào như xưa, nụ cười như xưa, nhịp gùi đung đưa vẫn như ngày nào Ta yêu nhau từ Buôn Mê Thuột
còn thương nhau thì về Buôn Mê Thuột
Em cao nguyên huyền thoại, em cao nguyên cỏ dại
một cao nguyên ở trong tôi vừa thật gần vừa xa xôi ơ hớ….
có cái nắng có cái gió, có nỗi nhớ không mang tên không mang tên người ơi.
Còn thương nhau thì về Buôn Mê Thuột
Nguyễn Cường - Siu Black
Đôi mắt PleiKu
Nguyễn Cường - Siu Black
Với “Đôi mắt Play-Ku” chúng ta thấy sự lạ lẫm, vừa hư vừa thực của cao nguyên
thì với “Còn thương nhau thi về Buôn Mê Thuột“ lại như rất nỗi thân quen, tất
cả mọi thứ: Em, mùa mưa, con đường xưa, nhịp chiêng, ché rượu cần, ánh mắt, tiếng nói, lời chào, nụ cười cả nhịp gùi đung đưa cũng là thân quen như là
chúng ta đang trở về một nơi nào đó thân thương gần gũi, tất cả thật giản dị
nhưng lại tạo thành “Nỗi nhớ không mang tên“ nó sẽ đi theo chúng ta như là
mọt ngọn lửa nhỏ để mỗi khi bùng lên làm ấm lòng ta.
Những bài hát từ đầu tới giờ đều là những bài hát về địa danh, về những gì là
văn hoá là đặc trưng của Tây Nguyên, còn về con người Tây nguyên họ như thế
nào? tình yêu lứa đôi ra sao? thì “Cây đàn Cha-pi” đã nói lên tất cả.
Ở nơi ấy tôi đã thấy trên ngọn núi cao. có hai, người chỉ có hai người yêu
nhau
họ dã sống không mùa đông, không mùa nắng mưa, chỉ có một mùa, chỉ có một mùa
yêu nhau
ở nơi ấy đàn dê trắng nhỡn nhơ quanh đồi, một mái tranh nghèo một nhà sàn
yên vui
ở nơi ấy họ đã sống cuộc sống yên bình
ai nghèo cũng có cây đàn cha-pi
khi rung lên vài sợi dây đàn đã đong đầy hồn người Răc-lây
ôi cha-k’lay yêu rừng cây, ngọn núi mang tiếng đàn cha-pi
ai yêu tự do, yêu rừng xanh thì lên núi nghe đàn cha-pi
tôi yêu cha-pi không còn cô đơn ,không buồn không vui
tôi nghe cha-pi chợt thấy nao lòng về một giấc mơ .. ôi! cha-pi
Một cuộc sống theo bạn là thế nào??? hoang dã??? Đơn sơ, mộc mac???. Nhưng
tình yêu ở đó không hề hoang dã, không hề đơn sơ, mộc mạc đâu. Nó giản dị
nhưng sâu lắng nhẹ nhàng và bạn có thấy yêu say đắm không???. “Ở nơi ấy tôi
đã thấy trên ngọn núi cao. có hai, người chỉ có hai người yêu nhau
họ dã sống không mùa đông, không mùa nắng mưa, chỉ có một mùa, chỉ có một mùa
yêu“. để rồi “Tôi nghe cha-pi chợt thấy nao lòng về một giấc mơ .. ôi!
cha-pi“. Tiếc nuối??? thèm muốn??? đã có bao giờ bạn muốn sống nhưng trong
bài hát này chưa???.
Viết về Tây Nguyên còn nhiều những ca khúc nữa như:
Chuyện tình thảo nguyên - Trần Tiến
Đi tìm lời ru mặt trời - Y phônk’so
Tiếng trống Baranưng
Tháng 3 Tây Nguyên
Bóng cây Kơnia
Tình ca Tây Nguyên
Tình ca trên dòng sông Dakbla
Sông Dakrông mùa xuân về v.v…
Chuyện tình thảo nguyên - Trần Tiến - Anh Thơ
Đi tìm lời ru mặt trời - Y phônk’so - Y Moan
Tiếng trống Baranưng - Trần Tiến - Ploong Thiết
Tháng 3 Tây Nguyên - Văn Thắng - Thanh Thúy
Bóng cây Kơnia - Phan Huỳnh Điểu - Thu Minh
Tình ca Tây Nguyên - Hoàng Vân - Tiến Thành
Tình ca trên dòng sông Dakbla - Ng Cường - Siu Black
Sông Dakrông mùa xuân về - Tô Hải - Kiều Hưng
Tất cả những ca khúc ấy vẫn là sự mạnh mẽ dâng trào có lúc lại dịu dàng sâu lắng
nhưng đọng lại trong đó vẫn là một ngọn lửa đam mê của tây nguyên, men say của
rượu cần như thấm vào từng bài hát. để rồi “Hát giữa mọi người không ngần
ngại, lời hát nữ thần mặt trời, nữ thần mặt trời của tôi, tôi đi tìm em“ (đi
tìm lời ru mặt trời).
P/s: thực ra bài viết cảm nhận cảu tôi về Tây Nguyên, về âm nhạc Tây nguyên
không biết bài tỏ ở box nào, tôi định cho vào Rock việt (vì có người nói Âm nhạc
Tây Nguyên có khởi nguồn như Rock vậy); nhưng xem ra không thuyết phục. Nhưng nhận
thấy đây cũng là những xúc cảm về âm nhạc Tây Nguyên, một thứ âm nhạc mạnh mẽ, đầy lôi cuốn và mê hoặc nên xin post vào đây, mong mọi người cùng chia sẻ!!.
Đi tìm lời ru mặt trời
Một mình lang thang trên đất này
Theo dấu chân cha ông từng ngày
một mình qua sông ,qua núi đồi
tìm mặt trời và tìm lời ru ngàn đời
Tôi như con chim Bơlang bay trên đồi cao
Tôi như con thú đi lang thang trong rừng sâu
Như dòng sông khao khát lời
Tôi như hạt mưa khao khát lời
Bài hát tôi mặt trời
Bài hát tôi một thời, Cu-y-đê-vi-mô
Hát giữa mọi người không ngại ngần, lời hát nữ thần mặt trời, nữ thần mặ trời
của tôi. Hát giữa mọi người không ngại ngần, lời hát nữ thần mặt trời, nữ
thần mặ trời của tôi. Tôi đi tìm em
Thoạt đầu nghe bài hát này tôi cũng không hiểu rõ là bài hát muốn nói gì, những ca từ trong bài hát này gai góc, thô ráp đến lạ kỳ, lại có vẻ lộn xộn. Nhưng bạn hãy tìm và thử lắng nghe: với âm nhạc rạo rực và một giọng hát
khoẻ khoắn của J-zack chúng ta sẽ dần dần cảm nhận được dư âm của bài hát
này
Vẫn mang trong mình những âm hưởng của cao nguyên hùng vĩ, một chút gì đấy
say mê. Trong cả bài chúng ta không thấy hình ảnh của lửa, nhưng có mặt trời, bản thân mặt trời đã mang trong nó sức nóng nhưng qua trọng hơn Mặt Trời
chính là một vị thần linh thiêng được tôn thờ trên cao nguyên, Mặt trời ở
đây cũng chính là ngọn lửa thiêng luôn cháy trong các bài hát viết về Tây
Nguyên.
Bạn đã bao giờ lang thang??? câu trả lời là đã từng phải không, nhưng đã
bao giờ bạn mơ lang thang trên một cao nguyên hùng vĩ, mênh mông chỉ có bạn
không, hãy nhắm mắt và thử lang thang đi. Chúng ta sẽ đi đến đâu, đứng
trên một ngọn núi cao trông ra bốn phía?, đứng trước một cánh rừng già âm u
huyền bí?, Bạn đã chính là “Tôi“ trong bài hát rồi đấy. Được đứng trước
thiên nhiên hùng vĩ, đứng trước những gì được coi là tài sản của cha ông để
lại, đã có một niềm khát khao đã được thổi bùng lên:
Như dòng sông khao khát lời
Tôi như hạt mưa khao khát lời
Cả bài hát như toát lên một câu chuyên, một câu chuyên của một người con
cao nguyên đang mong muốn đi tìm lại những giá trị ngàn đời của cha ông để
lại, tìm lại thiên nhiên, tìm lại mặt trời linh thiền và lời ru ngàn đời. Đó chính là những giá trị nhân văn cao cả làm nên chính họ nhưng con nguời
cao nguyên. Mất đi những giá trị đó bạn sẽ còn là ai, một con người không
có dân tộc và lòng tự hào về dân tộc ấy sẽ mất đi.
Bài hát của một người con Tây Nguyên viết (Y phonk’so) nhưng khi nghe nó
thì nó đúng cho người Tây Nguyên nói riêng, và dân tộc Việt Nam nói chung. Có những lúc cuộc sông hiện đại, và dòng chảy của cuộc sống chúng ta đã,
đang đánh mất đi những gì là bản sắc của chúng ta những gì được coi là sở hữu
của người Việt. Nhưng rồi chúng ta sẽ nhận ra và “Đi tìm lời ru mặt trời“, đi tìm ”lời ru ngàn đời“ cho chúng ta và con cháu của chúng ta.
Tháng 3 ở khắp mọi nơi
trên dãi đất hình chữ S đất trời vào xuân, mùa xuân mang về những sức sống mới, tình yêu, niềm vui v v … để tiếp thêm sức mạnh cho mỗi con người, gia
đình, đất nước, thiên nhiên, vạn vật và Tây Nguyên tháng 3 về mùa xuân
cũng về theo:
Tháng ba mùa con ong đi lấy mật
Mùa con voi xuống sông hút nước
Mùa em đi phát rẫy làm nương
Anh vào rừng đặt bẫy cài chông
Tháng ba, sớm sớm mẹ ra rừng
Theo dấu chân rùa đi tìm nâm nuối
Chiều chiều, cha chọn một góc vườn
Dậy con trai phóng lao trừ hổ báo
Tháng ba mùa hoa ban đang lẩy nở
Cho con công múa, cho con cá bơi
Bông không rụng xuống lòng xuối nhỏ
Tung lên trời vạn cánh sao rơi
Bông bay để lại nụ cười
Tháng ba rừng Tây Nguyên hoa thắm đỏ
Làng buôn vang tiếng chiêng múa hát
Bầy chim muông cất cánh rợp trời
Sông từng đàn con cá lội bơi
Tháng ba tay em dệt khăn hồng
Thêu cánh chim trời cho người em mến
chiều chiều anh dựng lại nếp nhà
Phòng khi qua những đêm trời giông bão
Tháng ba trời trong xanh như suối ngần
Cho em múa hát, cho anh đánh chiêng
Chiêng anh rộn núi rừng buôn làng
Em ca rộng vang vút mây xanh
Chim hát theo nghe sao ngọt lành
Giai điệu cuả bài hát là một bản nhạc nhẹ nhàng nhưng trong đó lại không hề
thiếu đi sự rộn ràng, vui tươi của một bài hát trong mùa xuân Tây Nguyên,
ta nghe vang vọng trong bài hát là tiếng chiêng âm vang, tiếng đàn Tơrưng nhịp
nhàng, tiếng sao đâu đó vi vu, nghe được tiêng suối chảy róc rác vui tai,
tiếng chim rừng vui vẻ gọi bầy và lại hình dung ra được tiếng nhạc như tiếng
bước chân tung tăng của người con gái Tây Nguyên bên bờ suối cõng nước về, hay là tiếng hát đâu đó trên lưng đồi xanh mầu cây lá, tiếng nhạc như tiếng
những điệu nhảy rộn ràng bên nhà rông đỏ lưả của những chàng trai cô gái Tây
Nguyên trong ngày hội làng. Một bức tranh đầy mầu sắc về Tây Nguyên được vẽ
bằng giai điệu.
Tháng ba về, mùa xuân về trên núi rừng Tây Nguyên cũng là lúc mùa làm nương, săn bắn, mùa của lễ hội công chiêng, mùa của hội làng, hội đâm trâu râm
ran khắp nơi. Bài hát đã bằng những ca từ mộc mạc đang diễn tả cho chúng ta
về một Tây Nguyên vào xuân, với nhịp sống vui tươi rộn ràng, có cái gì đó
thường ngày bình dị hoà vào hình ảnh về con người là thiên nhiên vạn vật cũng
hoà theo nhịp nhàng như một giàn đồng ca có sự chuẩn bị trước:
Tháng ba rừng Tây Nguyên hoa thắm đỏ
Làng buôn vang tiếng chiêng múa hát
Bầy chim muông cất cánh rợp trời
Sông từng đàn con cá lội bơi…
Tháng ba trời trong xanh như suối ngần
Cho em múa hát, cho anh đánh chiêng
Chiêng anh rộn núi rừng buôn làng
Em ca rộng vang vút mây xanh
Chim hát theo nghe sao ngọt lành
Trong đoạn này không chỉ là có sự hoà quện của thiên nhiên mà còn trong đó là
con người Tây Nguyên rộn ràng, vui vẻ yêu đời. Con trai thì đánh chiêng,
con gái thì múa hát, ta thấy họ sôi nổi nhưng sự sâu lắng bên trong là không
hề thiếu:…
Tháng ba tay em dệt khăn hồng
Thêu cánh chim trời cho người em mến
Chiều chiều anh dựng lại nếp nhà
Phòng khi qua những đêm trời dông bão…
Bạn thấy hình ảnh “Khăn hồng thêu cánh chim trời“ của một người con gái đem
tặng người yêu không??? một sự nhắn nhủ vô cùng ý nghĩa cho người mình yêu
thương, và cũng là mong muốn cho người mình yêu thương, sâu sắc lắm, ý nhị
lắm, nhưng nhẹ nhàng và đầy tình yêu thương. Người ta thường nói “Mùa xuân
là mùa của tình yêu“ quả không sai cho dù bạn đang ở bất kỳ đâu. Còn người
con trai đã đang làm chứng tỏ mình là một người đàn ông tốt, một người chủ
gia đình cho người con gái kia có thể dựa vào rồi. Bạn thấy họ đẹp đôi không???.
“Tháng ba Tây Nguyên“ là một bản tình ca Tây Nguyên nhẹ nhàng như “Cô gái
vót chông“, “Bóng cây Kơnia“ và sau này là “Chuyện tình trên thảo nguyên“ của Trần Tiến, tất cả đều nhẹ nhàng so với những ca khúc như “Ngọn lửa
cao nguyên“ sục sôi, “Ly cà phê Banmê“ đậm đặc, “Đôi mắt Playku“ cuốn
hút, “Giấc mơ Chaphi“ huyền ảo. Nhưng vẫn trong đó là Tây Nguyên bao la,
vẫn trong đó là nhịp điệu Tây Nguyên rộn ràng … hãy lắng nghe để cảm nhận về
con người, tình yêu, và mùa xuân Tây Nguyên.
Cô gái vót chông - Hoàng Hiệp - Anh Thơ
Ngọn lửa cao nguyên - Trần Tiến - Siu Black
Sông Dakrông mùa xuân về
Chim Kơtia bay tới nghiêng cánh chào Dalrông, Mơlang khoe sắc thắm gió đưa
hương đôi bờ. Tây nguyên ta uống nước, một nguồn nước cách mạng, một nguồn
nước Bác Hồ. Ta gọi mùa xuân tới cho tiếng ca rộn ràng, ta gọi mùa xuân tới
cho tiếng ca rộn ràng, ta nghe trong lòng núi những bước chân Trường Sơn của
đoàn quân giải phóng mang mùa xuân chiến thắng.
Dakrông ơi!!! Tây Nguyên ơi !!! Tôi hát cho dòng sông Dakrông luôn chảy xiết, tôi hát cho nhà rông đêm ngày đỏ lửa, cho tiếng đàn Tơrưng vang, vang nhiều
dòng suối. Đakrông ơi!!! dòng sông thương nhớ
Ánh sao bay đỉnh núi, theo bước đoàn quân đi, qua con sông con suối, vẫn
nhớ về buôn làng, cây Kơnia bóng mát con suối hát đêm ngày, cờ giải phóng
phất cao. Xuân về đầu vai áo cô gái của Trường Sơn, xuân về theo chân bước
quân đi rộng ràng, ánh sao của mặt đất hay ánh sáng lòng ta, soi về bao đỉnh
núi bay thẳng về phương nam
Đakrông ơi!!! Tây Nguyên ơi!!! cái suối đổ về sông, cái sông ra biển lớn,
ta hát tấm lòng dân màn tình yêu cách mạng đi suốt Trường Sơn xanh nghe dòng
sông chảy mãi. Đakrông ơi !!! dòng sông xanh thắm, nối đôi bờ mùa xuân.
Chắc trong mỗi chúng ta ai cũng đã nghe câu hát: “Quê tôi ai cũng có, một
dòng sông bên nhà, con sông quê gắm bó với tuổi thơ đời tôi“ và “Trong tim
ai cũng có một dòng sông riêng mình, tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi
thơ“ (Trở về dòng sông tuổi thơ) và với những người con Tây Nguyên họ cũng
có một dòng sông như vậy. Sông Dakrông
Dakrông con sông của núi rừng Tây Nguyên. Nó đúng ở cả nghĩa đen lẫn nghĩa
bóng, một con sông nằm trên Tây Nguyên với vị trí địa lý như vậy thì nó là
con sông chảy siết, có chiều tây bắc, đông nam, vượt qua núi cao để đổ về
với biển sẽ không thiếu thác ghềnh, và dakrông với tính chất như vậy chính
là đã mang trong mình hồn của Tây Nguyên, hoang dã, mạnh mẽ, sôi nổi nhưng
cũng có gì đó huyền bí.
Trở về dòng sông tuổi thơ - Hoàng Hiệp - Thu Phương
Cả lời một của bài hát là bức tranh về Tây Nguyên, với con sông Dkrông là
tâm điểm, xung quanh đó là thiên nhiên, là cuộc sống đôi bờ và là cuộc ra
đi thần thánh của những người con Tây Nguyên và những người con trên cả nước
Việt Nam mang mùa xuân, tuổi trẻ để giải phóng Miền Nam. Một bức tranh có sự
hùng vĩ của thiên nhiên, đan trong đó là cuộc sống thanh bình và sục sôi của
khí thế cách mạng. Chiến tranh đã qua đi 30 năm, nhưng mỗi khi nghe lại mỗi
bài hát về Trường Sơn, về chiến thắng, về cuộc kháng chiến của cả dân tộc,
ta như thấy trong lòng rộn ràng, pha chút buồn của chia ly và hy sinh,
nhưng cao hơn cả là hy vọng về mùa xuân chiến thắng. Sông Dakrông mùa xuân về
cũng là một bài hát như vậy, nó mang trong mình tất cả những cảm xúc ấy,
trong từng lời hát, tiếng nhạc rộn ràng như nhạc cuả ngày hội chiến thắng và
hoà cùng là tiếng của Dakrông sục sôi.
Trong Sông Dakrông mùa xuân về cũng có hình ảnh của lửa, hình ảnh luôn hiện
hữu khá nhiều trong các ca khúc viết về Tây Nguyên, ngọn lửa ấy luôn là sức
mạnh, là sự sống, trướng tồn của Tây Nguyên. Sống để đấu tranh và trường tồn.
Lời hai của bài hát lại nói về sự rộn ràng, có gì đó tấp nập vui vẻ của ngày
hội giải phóng đất nước như đó là một tất yếu khách quan của lịch sử. Nhưng ẩn
trong đó lại là nói về một chân lý, một chân lý bất diệt mà như một nhà văn
Nga đã từng viết: “Những con suối đổ vào con sông, những con sông đổ vào đại
trường giang VonGa, Đại trường giang Vonga đổ về biển lớn. Tình yêu nhà trở
nên tình yêu làng, tình yêu làng trở nên tình yêu quê hương, tình yêu quê
hương trở thành tình yêu đất nước“ và trong Sông Dakrông mùa xuân về cũng đã
nói như vậy: “Cái suối đổ về sông, cái sông ra biển lớn, ta hát tấm lòng
dân màn tình yêu cách mạng đi suốt Trường Sơn xanh nghe dòng sông chảy mãi.
Đakrông ơi !!! dòng sông xanh thắm, nối đôi bờ mùa xuân.” Đó là tinh thần của
con người Tây Nguyên nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung, ai ai cũng
đang góp sức mình vào cho mùa xuân đất nước. Người Tây Nguyên cũng vậy, như
Dòng Dakrông góp nước vào dòng chảy lớn, hơn để hoà mình vào biển lớn.
Tình Ca Trên Sông Dakbla, đã ai được nghe chưa nhỉ, một trong những bản tình ca hay của Tây Nguyên. Một
bản tình ca về một địa danh cụ thể, nhưng cũng mang trong đó là tình yêu đôi
lứa, tình yêu của một cô gái dành cho một tràng chai, một chàng trai được hiện
lên là dòng Dakbla sẩu thẳm, ồn ào, mạnh mẽ... một dòng sông mang tinh thần của
những người con Tây Nguyên
Tình yêu ấy đến một cách quá tự nhiên, tự nhiên như bản năng vốn có của con
người, nhưng sao nghe ngọt ngào như một lời tỏ tình đáng yêu:
"Em không thể nào tin được
Mình đã yêu
Nhưng em biết trái tim mình đã mang
Nỗi nhớ cứ vơi cứ đầy
Lúc xa lúc gần
Khi nghe anh hát dòng Dakbla, dòng Dakbla lúc hoàng hôn về... "
Tình yêu ấy như gắn cho một người con trai cụ thể, một địa danh cụ thể, một bản
tình ca Dakbla cụ thể nào đó nhưng tất cả được hòa lại tạo nên một tình yêu
mà người con gái chỉ nói lên rằng: Mình đã yêu, thật giản đơn nhưng để rồi:
"...Em không thể chạy thoát được khỏi chính em
Khi em biết trái tim mình đã mang
Nỗi nhớ cứ vơi cứ đầy
Lúc xa lúc gần
Khi nghe anh hát dòng Dakbla, dòng Dakbla lúc hoàng hôn về..."
Đến đây thì tình yêu ấy không hề còn là giản đơn như câu nói ban đầu của cô nữa, đã lớn hơn đã sâu đậm hơn, tình yêu ấy cứ tăng dần như chính dòng dakbla chảy
từ thượng nguồn xuống, ban đầu là một nguồn nước, thành dòng suối, rồi thành
dòng sông. Ban dầu là nhỏ sau đã lớn dần, ban đầu là nông nhưng càng chảy nó
càng trở nên sâu hơn. Phải công nhận Nhạc sĩ Nguyễn Cường thật khéo léo, khéo
léo đến tài tình khi đưa cả vào đó là tình yêu đôi lứa, tình yêu cho một dòng
sông, tình yêu cho một bản tình ca chiều. Tất cả kết hợp với nhau, dâng lên
dâng dầy hơn:
"...Dòng Dakbla Dakbla
Vẫn ôm ghì thị xã
Như núi ôm mây
Như mây ôm núi
Như vòng tay của anh
Dịu êm, dịu êm..."
Cao Nguyên
Ngày ngày tuổi thơ tôi theo cha lên rẫy
Thấy ánh nắng mang theo đàn chim về
Rừng rừng cây nơi đay hoang so xanh thẳm
Cho tôi miên man theo gió mây đại ngàn
Từ nơi đau hoang vu tôi nghe suối hát
Tiếng róc rách -róc rách ru bầy thú hoang
Ngày ngày mặt trời nhô lên từ núi
Cho tôi lang thang trong cõi mơ huyền thoại
ôi cơn gió hoang vu từ nguồn cuội
mang khí phách cha ông ngàn năm...
Thấm sương máu cha ông ngã xuống nơi này
Từng đôi chân thô băng ghềnh vượt thác
Quyết xông lên gìn giữ mảnh đất thiêng
Để ngàn đời sau khi măng non đứng vững
được thấy ánh nắng mang theo đàn chim về
rừng rừng cây nơi đây xanh xanh mãi
cho tôi miên man theo gió mây đại ngàn
Ôi dòng máu hoang sơ hừng hực
mang theo hơi thở cha ông ngàn năm... ....êhêhêhêhêhêhêhêhêhê...
Có một người bảo tôi, bài này đã được hát, phối khí rất hay không biết có ai có không vậy
cho xin bản với.
Hoài niệm về "Giấc
mơ Chapi"
Những kỷ niệm của thời sinh viên, rời giảng đường đến với vùng đất nghèo
Ninh Thuận trong một chuyến đi thực tập trên vùng rừng núi Raglai, không
sao tôi quên được.
Là người thành phố, lâu lắm chúng tôi mới được vác ba lô chu du một chuyến
thật xa như thế này,. Cái không khí của núi rừng và chuyến lội bộ hơn 10
cây số để vào được trụ sở Uỷ ban Nhân dân xã Ma Nới (nơi chúng tôi trú ngụ
trong một tháng làm việc) làm cho chúng tôi mệt phờ nhưng lại hớn hở như vừa
khám phá ra điều gì đó thú vị lắm.
Mấy ngày đầu, đứa nào cũng thấy vui vì không phải hít thở không khí ô nhiễm
của thành phố, lại có đủ thời gian tâm sự mọi thứ trên đời mà sau mỗi tiểt
ra chơi ở trường không thể nào nói hết. Nhưng sau đó một tuần thì mặt mày đứa
nào cũng buồn so vì nhớ nhà, nhớ người yêu. Khi ánh hoàng hôn còn rớt lại
phía sau hàng cây của rặng núi sừng sững, mắt đứa nào cũng rưng rưng. Mỗi đứa
chọn cho mình một góc, có đứa hẹn nhau ra tận bờ suối, có đứa lại đưa nỗi
buồn theo tiếng võng hoàng hôn, đẹp lạ thường nhưng là vẻ quạnh hiu của một
ngày sắp tắt.
Sau bữa cơm chiều, chúng tôi thường quây quần bên nhau, bên ánh lửa bập
bùng, hát cho nhau nghe, nhạc gì cũng hát, tuỳ tâm trạng…
Tháng xa nhà đầu tiên cũng sắp qua, tụi con trai kháo nhau thông tin mới.
Chúng bảo vừa sưu tầm được một bài hát rất hay viết về nơi chúng tôi đang sống,
ghi vội từ chiếc radio cũ - bài Giấc mơ Chapi của nhạc sĩ Trần Tiến. Rồi đứa
này chuyền tay đứa kia, nghêu ngao…
“Ở nơi ấy tôi đã thấy, trên ngọn núi cao, có hai người, chỉ có hai người
yêu nhau. Họ đã sống không mùa đông, không mùa nắng mưa, có một mùa, chỉ có
một mùa yêu nhau.. a hà…Ở nơi ấy đàn dê trắng nhởn nhơ trên đồi, một mái
tranh nghèo, một nhà sàn yên vui. Ở nơi ấy, họ đang sống cuộc sống yên
bình, ai nghèo cũng có cây đàn Chapi, khi rung lên vài sợi dây đàn đã đong
đầy hồn người Raglai...”
Khi hát lên, cả bọn chợt nhìn lại mình rồi nhìn xung quanh, một giấc mơ
Chapi về Raglai đang tồn tại. Có phải chính bài hát cho chúng tôi những cảm
xúc, những khám phá mới về nơi chúng tôi đang có mặt mà chẳng biết gì về
nó…
Mỗi người chúng tôi dường như từ đây như đã lớn hơn một chút, những buổi
chiều buồn trước ánh hoàng hôn được dành cho những chuyến đi vận động từng
gia đình đưa con đến lớp học. Chúng tôi chia nhau mang sách báo đến đọc cho
bà con nghe, nhóm những bếp lửa hồng cho người đi nương về muộn. Từng ngôi
nhà rải rác trên sườn đồi chiều bay thơm mùi cơm mới, ở đó có bàn tay chúng
tôi. Rồi những đêm văn nghệ, nhìn ánh mắt trẻ thơ tràn niềm vui, không khí
hoà đồng thân thiện của người dân nơi đây, chúng tôi biết mình đang làm điều
có ích.
Trở lại với Giấc mơ Chapi, với hình ảnh đồng cỏ bao la, văng vẳng đâu đó là
tiếng đàn. “…Tôi yêu Chapi không còn cô đơn, không buồn không vui. Tôi nghe
Chapi chợt thấy nao lòng về một giấc mơ, ôi Chapi…”
Câu chuyện của người nhạc sĩ không có lời kết về giấc mơ đẹp của mình. Cả
tôi cũng như ngộ ra một điều, khi ta gạt bỏ những lo toan đời thường, khi
ta yêu thương, ta sẽ không còn cô đơn, chỉ có giấc mơ...
Những ngày còn lại với Rag Lai, cho dù rất ít ỏi nhưng chúng tôi cũng làm
được những điều cần làm, để hành trang trong chuyến đi này ghi đậm kỷ niệm
Raglai. Trong đêm chia tay, nhiều bạn khóc vì nhớ những mái nhà sàn đơn sơ,
nhớ tình cảm của người dân nơi đây, nhớ cả lời ăn tiếng nói của người
Raglai mà chúng tôi thực hiện trong bài nghiên cứu về ngôn ngữ dân tộc.
Nếu nói nhờ bài hát này, tôi - những sinh viên năm thứ 3 của khoa Báo chí -
mới cảm nhận được cái đẹp của đất Raglai, hồn người Raglai thì cũng chưa hẳn
đúng, nhưng với riêng tôi, tôi thầm cảm ơn người nhạc sĩ đã viết ca khúc Giấc
mơ Chapi. Tôi không muốn thêm một lời nào nữa về bài hát này vì chính nó đã
trọn vẹn.
Đã lâu lắm rồi, trong dòng xoáy của công việc, những lo toan đời thường,
tôi không có nhiều dịp để nhớ về Giấc mơ Chapi, nhưng mỗi khi mệt mỏi và thất
vọng, giấc mơ ấy lại trở về tiếp thêm cho tôi sức mạnh. Tôi thèm quay lại
Raglai.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét