Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Tiếng gà gáy, một góc hồn quê

Tiếng gà gáy, một góc hồn quê
Đã lâu lắm rồi, từ ngày ra thành học cấp hai, cấp ba rồi đại học, ít khi nào tôi nghe được tiếng gà gáy báo thức, nhất là tiếng gà gáy giữa buổi trưa hè êm ả.
Đừng bảo rằng tiếng gà gáy, tiếng chim hót là thứ tiếng vô tình! Tiếng gà không những làm động đến tâm thức con người mà còn đi vào thi ca như một điệu ru buồn:
Gió đưa cành trúc la đà,
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương 
(Ca dao Huế)
Tiếng gà gáy báo hiệu cho một ngày mới và nhắc nhở bà con nông dân đã tới giờ ra ruộng:
Lao xao gà gáy rạng ngày,
Vai vác cái cày tay dắt con trâu
(Ca dao)
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng mượn tiếng gà để khắc họa một vùng cao nguyên êm ả: “Về trên ghế cao nguyên ngồi/ Tiếng gà trưa gáy khan trên đồi…”.
Một hôm có dịp về quê ở lại qua đêm, tôi vô cùng hạnh phúc khi nghe thấy tiếng gà đập cánh rồi vươn cổ cất tiếng gáy vang, giọng đầy kiêu hãnh. Đây không phải là tiếng “Xao xác gà trưa gáy não nùng” như nhà thơ Lưu Trọng Lư đã từng viết về một tình quê tha thiết, mà là tiếng gà yên ả, thanh bình nhằm gợi lên bao kỷ niệm thân thương của một thời thơ ấu.
Trong ký ức xa vời của tôi, hồi còn học tiểu học, sáng nào cũng vậy, khi cả nhà còn đang yên giấc thì tiếng gà bất chợt lại vang lên, tiếng gáy mạnh mẽ, khỏe khoắn, như biểu dương khí thế làm ai nấy cũng giật mình tỉnh giấc. Riêng đối với tôi, tuổi thơ qua đi đã mang theo nhiều kỷ niệm êm đềm của một miền quê yêu dấu, trong đó có tiếng gà trong sương sớm vừa là một chiếc đồng hồ báo thức, vừa làm cho tôi phấn khích, sẵn sàng đón nhận một ngày mới với nhiều niềm vui mới. 
Vào những sáng tinh mơ, lúc đầu chỉ một hai tiếng gà gáy làm phá vỡ cái không gian im ắng, tiếp theo là tiếng gáy của những chú gà hàng xóm nối đuôi nhau hưởng ứng. Chốc lát, cả đầu trên xóm dưới đều rộ lên những tràng âm thanh vừa trầm hùng, vừa ngân nga, luyến lái hòa cùng với giọng khàn khàn, gảy gọn, giống như một hợp tấu đón chào bình minh vô cùng sống động. Sau đó là những đàn gà vịt, heo, chó bắt đầu lững thững ra sân, tạo nên một góc hồn quê mộc mạc và hết sức thanh bình.
Giờ đây, nhiều người sống xa quê, sáng sớm không còn được đánh thức bằng thứ âm thanh quen thuộc êm đềm như tiếng gà gáy, tiếng chim hót mà thay vào đó là tiếng đồng hồ báo thức, tiếng động cơ hoặc loa phóng thanh công cộng. Ai đã từng sống ở miền quê mến yêu mới cảm nhận được tiếng gà gáy thân thương và trìu mến biết nhường nào! Chính cái âm thanh quen thuộc ấy, dù là ban trưa, chiều hay sáng sớm cũng đã dội vào tâm thức chúng ta bao nỗi xao xuyến bồi hồi, có khi còn gợi lên nhiều điều nhớ nhung, thương cảm. 
Thời gian trôi đi như nước chảy qua cầu. Xã hội công nghiệp đã làm thay đổi mọi thứ, bao cuộc sống vội vã đời thường đã làm cho không ít người trong chúng ta dần dần vô cảm với tiếng gà.
Không biết những bạn sinh ra và lớn lên giữa những khu nhà cao tầng tại thành phố rực rỡ sắc màu và âm thanh náo động có còn nghe được tiếng gà gáy hay không? Các bạn có cảm thức được âm thanh huyền diệu của tiếng gà hay không? Riêng tôi, mỗi lần nghe tiếng gà gáy cũng đủ làm cho tôi bồi bồi xúc động. Chính tiếng gà gáy đã làm cho tôi nao lòng, như có quá khứ dội về, một quá khứ đẹp và êm đềm chẳng khác nào một bài thơ sâu lắng.
HOÀI PHƯƠNG
Theo http://www.baohaugiang.com.vn/
 Tiếng gà gáy – Chút hồn quê
Lời thiên thu gọi 
Trịnh Công Sơn - Trần Thái Hòa
Một hôm có dịp về quê ở lại qua đêm, tôi vô cùng hạnh phúc khi nghe thấy tiếng gà đập cánh rồi vươn cổ cất tiếng gáy vang, giọng đầy kiêu hãnh. Đây không phải là tiếng: “Xao xác gà trưa gáy não nùng” như nhà thơ Lưu Trọng Lư đã từng viết về một tình quê tha thiết, mà là tiếng gà yên ả, thanh bình nhằm gợi lên bao kỷ niệm thân thương của một thời thơ ấu.
Đừng bảo rằng tiếng gà gáy, tiếng chim hót là thứ tiếng vô tình! Tiếng gà không những làm động đến tâm thức con người mà còn đi vào thi ca như một điệu ru buồn: 
Gió đưa cành trúc la đà, 
Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà Thọ Xương
 
(Ca dao Huế) 
Tiếng gà gáy báo hiệu cho một ngày mới và nhắc nhở bà con nông dân đã tới giờ ra ruộng: 
Lao xao gà gáy rạng ngày, 
Vai vác cái cày tay dắt con trâu 

(Ca dao)
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng mượn tiếng gà để khắc họa một vùng cao nguyên êm ả:
“Về trên ghế cao nguyên ngồi
Tiếng gà trưa gáy khan trên đồi…”.
Tuổi thơ tôi trôi qua cùng với tiếng gà gáy sáng. Trong ký ức xa vời của tôi, hồi còn học tiểu học, sáng nào cũng vậy, khi cả nhà còn đang yên giấc thì tiếng gà bất chợt lại vang lên, tiếng gáy mạnh mẽ, khỏe khoắn, như biểu dương khí thế làm ai nấy cũng giật mình tỉnh giấc. Riêng đối với tôi, tuổi thơ qua đi đã mang theo nhiều kỷ niệm êm đềm của một miền quê yêu dấu, trong đó có tiếng gà trong sương sớm vừa là một chiếc đồng hồ báo thức, vừa làm cho tôi phấn khích, sẵn sàng đón nhận một ngày mới với nhiều niềm vui mới. 
Vào những sáng tinh mơ, lúc đầu chỉ một hai tiếng gà gáy làm phá vỡ cái không gian im ắng, tiếp theo là tiếng gáy của những chú gà hàng xóm nối đuôi nhau hưởng ứng. Chốc lát, cả đầu trên xóm dưới đều rộ lên những tràng âm thanh vừa trầm hùng, vừa ngân nga, luyến lái hòa cùng với giọng khàn khàn, gảy gọn, giống như một hợp tấu đón chào bình minh vô cùng sống động. Sau đó là những đàn gà vịt, heo, chó bắt đầu lững thững ra sân, tạo nên một góc hồn quê mộc mạc và hết sức thanh bình.
Buổi sáng tiếng gà gáy thường hối hả như báo hiệu ngày mới bắt đầu, buổi trưa thì xa xôi, quạnh vắng và buổi chiều thì gây cho người nghe cảm giác nao lòng… Chim kêu có buổi, còn gà hầu như gáy suốt bốn mùa mà âm hưởng mỗi mùa mỗi khác. Mùa xuân tiếng gáy tươi tắn hớn hở, mùa hạ thì day dứt như nhớ nhà, mùa thu thì kiêu bạc mơ hồ và mùa đông lại gây cảm giác đìu hiu buồn bã.
Âm vực của gà gáy cũng rất cao và khỏe, khác biệt hẳn với tiếng cuốc, tiếng oanh hay tiếng nhạn – là những loài biết gáy đã đi vào trong thơ ca. Tiếng gà gáy cõ lẽ là âm thanh trữ tình nhất, gợi nhiều cảm xúc nhất cho người nghe. Nó dễ khiến cho người ta nao lòng nhất là với những kẻ ly hương.
Có tiếng gà làm người nao nao. Lại có tiếng gà làm người quặn nhớ tình nhân. Rồi lại có tiếng gà lay động thời thơ ấu trong lòng người tuổi tác. Lạ lùng và gợi cảm giác xúc động nhất là tiếng gà ban trưa. 
Có những lần cùng mẹ đi tìm gà vì chúng chạy lạc đâu mất vài con. Có những lần bị mẹ gọi dậy sớm, đứng ở đầu hè nhìn chú gà trống trong vườn đang vươn cổ gáy vang mà cứ hậm hực trong lòng vì: “tại mày gáy nên trời mới sáng nhanh thế”…
Thời gian cứ thế trôi đi. Tôi vào đại học, rồi ra trường và đi làm. Nhà tôi ở quê bán đi để dời ra phố thị. Tôi đã quen với việc không còn được nghe tiếng gà gáy sáng, quen với việc tỉnh dậy cùng với tiếng ầm ĩ của xe cộ ngoài đường. Dường như tất cả đã thuộc về một miền ký ức xa xôi mà tôi vì mải mê lo toan cuộc sống đã bỏ quên trong góc nhỏ.
Giờ đây, nhiều người sống xa quê, sáng sớm không còn được đánh thức bằng thứ âm thanh quen thuộc êm đềm như tiếng gà gáy, tiếng chim hót mà thay vào đó là tiếng đồng hồ báo thức, tiếng động cơ hoặc loa phóng thanh công cộng. Ai đã từng sống ở miền quê mến yêu mới cảm nhận được tiếng gà gáy thân thương và trìu mến biết nhường nào! Chính cái âm thanh quen thuộc ấy, dù là ban trưa, chiều hay sáng sớm cũng đã dội vào tâm thức chúng ta bao nỗi xao xuyến bồi hồi, có khi còn gợi lên nhiều điều nhớ nhung, thương cảm. 
Thời gian trôi đi như nước chảy qua cầu. Xã hội công nghiệp đã làm thay đổi mọi thứ, bao cuộc sống vội vã đời thường đã làm cho không ít người trong chúng ta dần dần vô cảm với tiếng gà. 
Không biết những bạn sinh ra và lớn lên giữa những khu nhà cao tầng tại thành phố rực rỡ sắc màu và âm thanh náo động có còn nghe được tiếng gà gáy hay không? Các bạn có cảm thức được âm thanh huyền diệu của tiếng gà hay không? Riêng tôi, mỗi lần nghe tiếng gà gáy cũng đủ làm cho tôi bồi bồi xúc động. Chính tiếng gà gáy đã làm cho tôi nao lòng, như có quá khứ dội về, một quá khứ đẹp và êm đềm chẳng khác nào một bài thơ sâu lắng.
Theo https://bacsiletrungngan.wordpress.com/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...