Hạt bụi - Thơ cho bầu trời quê
Hạt Bụi Thơ của Nguyễn Thái
Dương dành cho bầu trời Quê Nhà thật trong trẻo, tươi mát, và bát ngát hương
lòng…(Mang Viên Long)
Tôi “quen thân” với Nguyễn
Thái Dương qua thư, từ năm đầu thập niên 70 của thế kỷ trước, khi anh dang là
sinh viên Văn Khoa Sài Gòn, còn tôi đang dạy học ở Tuy Hòa. Nguyễn Thái Dương gởi
thư, đề nghị tôi gởi bài cho số báo của anh sẽ ấn hành nhân dịp Xuân, có tên là “Vỡ
Đất”.
Thuở ấy, anh em “làm văn nghệ” dù bất cứ ở đâu - nếu cần sự “cộng tác” của nhau thì chỉ cần “hú” một tiếng là anh em “chung tay góp sức” ngay. Tôi biết Nguyễn Thái Dương là người đồng hương, nên rất vui gởi ngay cho anh một truyện ngắn vừa viết xong, có “không khí” quê nhà Bình Định, tên là “Vôi Trường Úc”…
Sau đó, tôi nhận được tờ báo Xuân in typo khổ như tạp chí Văn nhưng truyện ngắn của tôi “bị dập xóa nhiều đoạn”; thư Nguyễn Thái Dương tâm sự rằng, anh em buộc phải làm vậy - vì “không thể khác” để cho tờ báo được dễ dàng phát hành, mong thông cảm! Từ dạo đó, chúng tôi thường thư từ thăm nhau, ít khi được gặp. Sau 75, tôi mới có dịp “lang thang” ở Sài Gòn, có đến thăm Nguyễn Thái Dương vài lần, lúc ở nhà, lúc ở tòa soạn báo Mực Tím…
Vào dịp cuối năm, Nguyễn Thái Dương thường thu xếp về quê nhà ở Đập Đá “ăn Tết” mấy hôm, chúng tôi có gặp nhau, bởi Đập Đá chỉ cách thị trấn Bình Định khoảng 5 cây số. (nay là phường Đập Đá, và phường Bình Định – thị xã An Nhơn). Qua vài lần “có duyên” gặp nhau như vậy, dù không lâu - tôi vẫn giữ mãi cảm nhận về Nguyễn Thái Dương y như đã nghĩ về anh khi được đọc thơ anh cũng như “gặp” nhau qua thư từ, cách nay trên 40 năm: “Đó là một bạn văn điềm đạm, chừng mực, và “thàng hậu” của “gốc Bình Định”; cho dầu anh đã “lưu lạc” trên đất Sài Gòn hoa lệ cũng trên 40 năm! (từ năm 1972)”. Tình cảm của Nguyễn Thái Dương dành cho quê nhà, không chỉ qua thơ, mà còn bằng việc làm thiết thực từ nhiều năm nay: Năm nào anh cũng gởi “hạt bụi thơ” về “tiếp sức” cho số báo Xuân của Hội VHNT An Nhơn non trẻ mỗi khi nhận được tin nhắn của tôi…
Nhận được tập thơ thứ 6 “Hạt Bụi Thơ Bầu Trời Thơ” (là tác phẩm thứ 8) của Nguyễn Thái Dương gởi tặng khi quê nhà An Nhơn vừa trải qua trận lũ lụt lịch sử từ nhiều chục năm, tôi nghĩ “Hạt Bụi Thơ” cho bầu trời quê của Nguyễn Thái Dương đã đến kịp lúc, như một món quà nặng tình…
Năm 1987, Nguyễn Thái Dương dã cho xuất bản “Bầu trời thơ. hạt bụi thơ”, hai mươi sáu năm sau – Nguyễn Thái Dương bước vào tuổi sáu mươi, giới thiệu tiếp dòng thơ của những “hạt bụi” còn ẩn khuất trong anh để ghi dấu một chặng đời là “hạt bụi” trên vòm trời thơ nặng tình và quyến rũ chưa nguôi…Trả lời phóng viên Thanh Kiều báo Thể thao & Văn hóa, Nguyễn Thái Dương đã tâm sự: “ 26 năm trước, tôi viết hai câu cuối bài Bầu trời thơ, hạt bụi thơ: Cha là bầu trời thơ, thơ con là hạt bụi/ Con lẫn vào cha từ bé đến muôn đời… Với hai câu ghi vào lòng như vậy, hồi ấy tôi nghĩ mình có thể yên tâm làm thơ tiếp vì cái dáng vẻ “bé đến muôn đời” của hạt bụi đang lẫn giữa mênh mang bầu trời. Nhưng hôm giỗ thứ 10
của cha, trước bàn thờ, tôi nhẩm: Tiếc con hạt bụi từ hồi/ Vẫn chưa lẫn được vào trời thơ cha. Khó có thể nói sớm một điều gì với một hạt bụi, dẫu là hạt bụi thơ bé bỏng. Bài thơ Hạt bụi thơ, bầu trời thơ ra đời từ cái ngữ cảnh như vậy và tôi chọn cụm chữ ấy làm nhan đề cho tập thơ”.
Nhớ về “Quê Nhà”, Nguyễn Thái Dương ân cần chia sẻ:
(…)”Tôi còn ở đó tinh khôi
Mối tình với ngọn tháp Hời rêu xanh
Giấc mơ thi sĩ tượng hình
Mà thơ đôi lứa chưa thành trăm năm
…Hai tay dang rộng ba bề
Tôi ôm hết đập Thạch Đề vào tôi
Sài Gòn tôi có đôi hồi
Nhìn đâu cũng dáng ngược xuôi sông nhà…”
Cụ thể hơn là “Đập Đá”:
“Nơi đôi chân trần
Nhột bờ cỏ dại
Nơi con sông làng
Ngọt đôi tay sải
Đập Đá
Nơi anh vỡ lòng ba mẫu tự u, ê, y
… Nơi bọc gói hồn anh
Gian nhà vách đất
Sớm chiều nhón chân nhìn qua bờ đắp
Con gái đi về mỏi mắt anh
… Nơi mưa nắng thất thường
Bao ước mơ đánh võng
Nắng giành anh những giấc mưa khuya
Mưa tranh anh phút trưa tròn bóng
Đập Đá
Nơi anh vỡ lẽ đầu đời niềm rung động (…)”
Đập Thạch Đề và Đập Đá chỉ là hai địa danh tiêu biểu cho nhiều địa danh khác - quê anh - là những nơi đã ghi dấu một thời niên thiếu “Giấc mơ thi sĩ tượng hình” và đã “Vỡ lẽ đầu đời niềm rung động” thì làm sao dễ phai nhạt trong tâm hồn người thi sĩ nặng tình son sắt như anh?
Nhờ về quê nhà, là thương nhớ Mẹ. Trong “Giấc Mơ Giao Thừa” viết năm 1992, Nguyễn Thái Dương đã bộc bạch:
Má khom xuống đời con
Cái vầng lưng khuyết ấy
Con nằm cong người lại
Cho má con mình rằm
…Trôi qua bao giao thừa
Miền Trung ơi, nghìn dặm
Con nằm, đôi mắt nhắm
Mà lòng cứ mở toang
Nhà mình rộng thênh thang
Vườn sau và ngõ trước
Má một mình đếm bước
Vô vọng chờ Xuân sang”
Trong nỗi nhớ thương vô bờ dành cho Mẹ, nhà thơ đã nhận ra rằng, thơ không chỉ có ở trên bầu trời cao mênh mông xa xăm, mà thơ còn ở ngay đưới chân mình, từng tháng ngày lao đao khôn lớn: ”Mặt đất dưới chân mình, thơ vô lẽ lại quên?”: “…Cha là bầu trời thơ, xưa con viết
Thuở ấy, anh em “làm văn nghệ” dù bất cứ ở đâu - nếu cần sự “cộng tác” của nhau thì chỉ cần “hú” một tiếng là anh em “chung tay góp sức” ngay. Tôi biết Nguyễn Thái Dương là người đồng hương, nên rất vui gởi ngay cho anh một truyện ngắn vừa viết xong, có “không khí” quê nhà Bình Định, tên là “Vôi Trường Úc”…
Sau đó, tôi nhận được tờ báo Xuân in typo khổ như tạp chí Văn nhưng truyện ngắn của tôi “bị dập xóa nhiều đoạn”; thư Nguyễn Thái Dương tâm sự rằng, anh em buộc phải làm vậy - vì “không thể khác” để cho tờ báo được dễ dàng phát hành, mong thông cảm! Từ dạo đó, chúng tôi thường thư từ thăm nhau, ít khi được gặp. Sau 75, tôi mới có dịp “lang thang” ở Sài Gòn, có đến thăm Nguyễn Thái Dương vài lần, lúc ở nhà, lúc ở tòa soạn báo Mực Tím…
Vào dịp cuối năm, Nguyễn Thái Dương thường thu xếp về quê nhà ở Đập Đá “ăn Tết” mấy hôm, chúng tôi có gặp nhau, bởi Đập Đá chỉ cách thị trấn Bình Định khoảng 5 cây số. (nay là phường Đập Đá, và phường Bình Định – thị xã An Nhơn). Qua vài lần “có duyên” gặp nhau như vậy, dù không lâu - tôi vẫn giữ mãi cảm nhận về Nguyễn Thái Dương y như đã nghĩ về anh khi được đọc thơ anh cũng như “gặp” nhau qua thư từ, cách nay trên 40 năm: “Đó là một bạn văn điềm đạm, chừng mực, và “thàng hậu” của “gốc Bình Định”; cho dầu anh đã “lưu lạc” trên đất Sài Gòn hoa lệ cũng trên 40 năm! (từ năm 1972)”. Tình cảm của Nguyễn Thái Dương dành cho quê nhà, không chỉ qua thơ, mà còn bằng việc làm thiết thực từ nhiều năm nay: Năm nào anh cũng gởi “hạt bụi thơ” về “tiếp sức” cho số báo Xuân của Hội VHNT An Nhơn non trẻ mỗi khi nhận được tin nhắn của tôi…
Nhận được tập thơ thứ 6 “Hạt Bụi Thơ Bầu Trời Thơ” (là tác phẩm thứ 8) của Nguyễn Thái Dương gởi tặng khi quê nhà An Nhơn vừa trải qua trận lũ lụt lịch sử từ nhiều chục năm, tôi nghĩ “Hạt Bụi Thơ” cho bầu trời quê của Nguyễn Thái Dương đã đến kịp lúc, như một món quà nặng tình…
Năm 1987, Nguyễn Thái Dương dã cho xuất bản “Bầu trời thơ. hạt bụi thơ”, hai mươi sáu năm sau – Nguyễn Thái Dương bước vào tuổi sáu mươi, giới thiệu tiếp dòng thơ của những “hạt bụi” còn ẩn khuất trong anh để ghi dấu một chặng đời là “hạt bụi” trên vòm trời thơ nặng tình và quyến rũ chưa nguôi…Trả lời phóng viên Thanh Kiều báo Thể thao & Văn hóa, Nguyễn Thái Dương đã tâm sự: “ 26 năm trước, tôi viết hai câu cuối bài Bầu trời thơ, hạt bụi thơ: Cha là bầu trời thơ, thơ con là hạt bụi/ Con lẫn vào cha từ bé đến muôn đời… Với hai câu ghi vào lòng như vậy, hồi ấy tôi nghĩ mình có thể yên tâm làm thơ tiếp vì cái dáng vẻ “bé đến muôn đời” của hạt bụi đang lẫn giữa mênh mang bầu trời. Nhưng hôm giỗ thứ 10
của cha, trước bàn thờ, tôi nhẩm: Tiếc con hạt bụi từ hồi/ Vẫn chưa lẫn được vào trời thơ cha. Khó có thể nói sớm một điều gì với một hạt bụi, dẫu là hạt bụi thơ bé bỏng. Bài thơ Hạt bụi thơ, bầu trời thơ ra đời từ cái ngữ cảnh như vậy và tôi chọn cụm chữ ấy làm nhan đề cho tập thơ”.
Nhớ về “Quê Nhà”, Nguyễn Thái Dương ân cần chia sẻ:
(…)”Tôi còn ở đó tinh khôi
Mối tình với ngọn tháp Hời rêu xanh
Giấc mơ thi sĩ tượng hình
Mà thơ đôi lứa chưa thành trăm năm
…Hai tay dang rộng ba bề
Tôi ôm hết đập Thạch Đề vào tôi
Sài Gòn tôi có đôi hồi
Nhìn đâu cũng dáng ngược xuôi sông nhà…”
Cụ thể hơn là “Đập Đá”:
“Nơi đôi chân trần
Nhột bờ cỏ dại
Nơi con sông làng
Ngọt đôi tay sải
Đập Đá
Nơi anh vỡ lòng ba mẫu tự u, ê, y
… Nơi bọc gói hồn anh
Gian nhà vách đất
Sớm chiều nhón chân nhìn qua bờ đắp
Con gái đi về mỏi mắt anh
… Nơi mưa nắng thất thường
Bao ước mơ đánh võng
Nắng giành anh những giấc mưa khuya
Mưa tranh anh phút trưa tròn bóng
Đập Đá
Nơi anh vỡ lẽ đầu đời niềm rung động (…)”
Đập Thạch Đề và Đập Đá chỉ là hai địa danh tiêu biểu cho nhiều địa danh khác - quê anh - là những nơi đã ghi dấu một thời niên thiếu “Giấc mơ thi sĩ tượng hình” và đã “Vỡ lẽ đầu đời niềm rung động” thì làm sao dễ phai nhạt trong tâm hồn người thi sĩ nặng tình son sắt như anh?
Nhờ về quê nhà, là thương nhớ Mẹ. Trong “Giấc Mơ Giao Thừa” viết năm 1992, Nguyễn Thái Dương đã bộc bạch:
Má khom xuống đời con
Cái vầng lưng khuyết ấy
Con nằm cong người lại
Cho má con mình rằm
…Trôi qua bao giao thừa
Miền Trung ơi, nghìn dặm
Con nằm, đôi mắt nhắm
Mà lòng cứ mở toang
Nhà mình rộng thênh thang
Vườn sau và ngõ trước
Má một mình đếm bước
Vô vọng chờ Xuân sang”
Trong nỗi nhớ thương vô bờ dành cho Mẹ, nhà thơ đã nhận ra rằng, thơ không chỉ có ở trên bầu trời cao mênh mông xa xăm, mà thơ còn ở ngay đưới chân mình, từng tháng ngày lao đao khôn lớn: ”Mặt đất dưới chân mình, thơ vô lẽ lại quên?”: “…Cha là bầu trời thơ, xưa con viết
Con đâu hay dưới mặt đất mẹ ngồi
Mẹ thầm mừng: nước mắt con chảy ngược
Nghĩa là nguồn là cội, lá đang rơi
Mẹ là cha, là còn hơn thế nữa
Năm mươi năm từ lòng mẹ lớn lên
Thơ con viết toàn trời cao tít tắp
Mặt đất dưới chân minh, thơ vô lẽ lại quên?”
“Mặt đất dưới chân mình” còn có nhiều điều phải nhớ, đáng trân trọng tri ân: Đó là những người thân sớm hôm gần gũi, người yêu một đời gắn bó, và bằng hữu một thuở sẻ chia. Trong bài thơ “Chị tôi”, Nguyễn Thái Dương đã làm tôi bật khóc vì tôi cũng đang có một người chị như thế, cũng đang sống ở quê chồng Đập Đá của anh:
“(…) Chị tôi tội tình gì, trời xanh còn phải hỏi
Mấy nghìn đêm vùi cả tuổi xuân mình
Vào nước đút cơm bưng, vào quần thay tã đổi
Vào nghĩa tình, vào duyên phận mong manh
…Sớm nối sớm, chiều tiếp chiều…hiu hắt
Ngọn đèn khuya lụn bấc nghĩ suy gì
Chị úp mặt mình, bóng chị rưng rưng thắp
Anh tôi nắm ứa lệ phút ra đi…”
Ở quê nhà, Nguyễn Thái Dương còn có người yêu - là bạn đời của anh, đã theo từng bước chân anh rời quê từ độ ấy. Mười đoạn thơ Nguyễn Thái Dương dành viết cho “Thuở kia có mối tình kia” là một bài thơ tình vừa đằm thắm thơ mộng, vừa son sắt thủy chung vì “không thể khác bởi ta hồn nhiên thật” như một đóa hoa tinh khiết hiếm hoi trong “rừng thơ tình” hôm nay:
“Sóng đã sóng từ khi chưa biển biếc
Ta đã nhau thuở môi mắt chưa kề
Khuôn không vàng, thước không cần ngọc bích
Trái tim cần dát trọn dáng pha lê
Cây chưa cành, chim đã về mơ hót
Nhụy chưa hương, nụ đã ngát bên lòng
Yêu từ buổi đất trời chưa được buộc
Sợi mưa nào giăng xuống có thừa không?
(…)” Sớm hơn sớm, khuya còn hơn khuya khoắt
Gần hơn gần, thuộc hơn thuộc đời nhau
Này ngực, này tim, này môi, này mắt
Đang ngát ngời theo biển thắm non cao
(…) “Chẳng cần thước, chẳng cần khuôn, ni, tấc
Nhớ ban ngày, yêu vời vợi ban khuya
Như thế để cho nghìn sau thầm nhắc
Rằng thuở kia, có một mối tình kia…”
“Hạt Bụi Thơ” của Nguyễn Thái Dương dành cho bầu trời Quê Nhà thật trong trẻo, tươi mát, và bát ngát hương lòng…
Mẹ thầm mừng: nước mắt con chảy ngược
Nghĩa là nguồn là cội, lá đang rơi
Mẹ là cha, là còn hơn thế nữa
Năm mươi năm từ lòng mẹ lớn lên
Thơ con viết toàn trời cao tít tắp
Mặt đất dưới chân minh, thơ vô lẽ lại quên?”
“Mặt đất dưới chân mình” còn có nhiều điều phải nhớ, đáng trân trọng tri ân: Đó là những người thân sớm hôm gần gũi, người yêu một đời gắn bó, và bằng hữu một thuở sẻ chia. Trong bài thơ “Chị tôi”, Nguyễn Thái Dương đã làm tôi bật khóc vì tôi cũng đang có một người chị như thế, cũng đang sống ở quê chồng Đập Đá của anh:
“(…) Chị tôi tội tình gì, trời xanh còn phải hỏi
Mấy nghìn đêm vùi cả tuổi xuân mình
Vào nước đút cơm bưng, vào quần thay tã đổi
Vào nghĩa tình, vào duyên phận mong manh
…Sớm nối sớm, chiều tiếp chiều…hiu hắt
Ngọn đèn khuya lụn bấc nghĩ suy gì
Chị úp mặt mình, bóng chị rưng rưng thắp
Anh tôi nắm ứa lệ phút ra đi…”
Ở quê nhà, Nguyễn Thái Dương còn có người yêu - là bạn đời của anh, đã theo từng bước chân anh rời quê từ độ ấy. Mười đoạn thơ Nguyễn Thái Dương dành viết cho “Thuở kia có mối tình kia” là một bài thơ tình vừa đằm thắm thơ mộng, vừa son sắt thủy chung vì “không thể khác bởi ta hồn nhiên thật” như một đóa hoa tinh khiết hiếm hoi trong “rừng thơ tình” hôm nay:
“Sóng đã sóng từ khi chưa biển biếc
Ta đã nhau thuở môi mắt chưa kề
Khuôn không vàng, thước không cần ngọc bích
Trái tim cần dát trọn dáng pha lê
Cây chưa cành, chim đã về mơ hót
Nhụy chưa hương, nụ đã ngát bên lòng
Yêu từ buổi đất trời chưa được buộc
Sợi mưa nào giăng xuống có thừa không?
(…)” Sớm hơn sớm, khuya còn hơn khuya khoắt
Gần hơn gần, thuộc hơn thuộc đời nhau
Này ngực, này tim, này môi, này mắt
Đang ngát ngời theo biển thắm non cao
(…) “Chẳng cần thước, chẳng cần khuôn, ni, tấc
Nhớ ban ngày, yêu vời vợi ban khuya
Như thế để cho nghìn sau thầm nhắc
Rằng thuở kia, có một mối tình kia…”
“Hạt Bụi Thơ” của Nguyễn Thái Dương dành cho bầu trời Quê Nhà thật trong trẻo, tươi mát, và bát ngát hương lòng…
Mang Viên Long
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét