Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2016

Viết về nhà thơ Yến Lan - Bến My Lăng

Viết về nhà thơ Yến Lan - Bến My Lăng!
Tôi có ba thứ để mê đó là âm nhạc, hội họa, và thi ca… Đặc biệt là thi ca, tôi mê thi ca từ khi còn nhỏ. 14 – 15 tuổi, tôi đã mê đọc Lục Vân Tiên, Truyện Kiều, Truyện Phan Trần, sau đó mê thơ đọc thơ Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Xuân Diêu, Lưu trọng Lư, Thế Lữ, Đinh Hùng, và nhiều nhà thơ khác.v.v… Thế mà tôi chưa biết một nhà thơ Yến Lan gốc chính trên quê hương Bình Định của tôi. (Tôi thật là thiếu sót bỡi tôi lớn lên sau 1975 là tôi 11 tuổi), nhưng tôi không thấy thơ in của nhà thơ Yến Lan? Dù tôi nhớ không lầm năm học 11 hay 12 gì tôi đã được đọc tập thơ của Lệ Thu, sau bìa có ghi là quê Bình Định, tôi mượn tại thư viện Phù Mỹ. Lúc đó tôi vẫn thường mượn đọc những nhà thơ Phụ nữ Việt Nam tuyển tập. Đối với tôi là cô bé ăn thèm hàng, quà vặt và con mọt sách từ đó…
Thế rồi tôi lớn lên niềm vui của tuổi trẻ, một tuổi trẻ hồn nhiên thơ ngây không bao giờ tôi quên trong trái tim tôi, nhưng đất bằng cũng có khi sóng gió, trong cá nhân tôi và gia đình gặp nhiều không may, sau đó thì không biết có may hay không? Tôi đã lấy chồng và giờ đi xa quê hương. Bên này, ở bên kia Thái Bình Dương. “Đất nước quê hương - trong lòng tôi và nỗi nhớ”, nơi đó sinh ra tôi, nơi đó có ba má tôi, bạn bè, họ hàng thân thích. Tôi lại thường lãng mạn, thường làm thơ viết văn chơi trên các trang, và tôi gặp chị Lâm Bich Thủy chị thường viết về ba chị. Tôi có điều kiện tìm hiểu thêm dòng thơ của Yến Lan trên mạng, tôi đánh vào google quả thật Yến Lan không phải là người làm thơ xoàng, Yến Lan làm thơ hay ngang ngửa với các bạn thơ ông, thế mà ông đời ông có nhiều bất hạnh, nên người con ông chị Lâm Bích Thủy đã thương cha và lên tiếng. Chị muốn đem đến cho người đời hiểu thêm đời sống và sự nghiệp ông. Đó là tư cách của người làm văn học hôm nay trên toàn cầu! Để chứng minh cho lịch sử cho nhân loại biết được, dù thể phách hình hài chân dung vĩ nhân đó đã ra đi. Đó là việc tốt nên làm, là trách nhiệm mỗi chúng ta!
Hầu hết thơ của Yến Lan mang phong vị không sôi động, lạnh buồn, tĩnh êm, nhưng không thể không hay? Vì thơ ca cũng như hương hoa mỗi người làm thơ mang phong vị khác nhau.Tôi nghĩ thi sĩ Yến Lan mang ảnh hưởng cung cách thơ Tàu của Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị, nên thơ buồn khá hay, chất thơ điềm đạm như dòng sông, chảy nước êm đềm, của mùa thu lặng lẽ, trông có vẻ huyền hoặc của thơ, lối thơ rất riêng của Yến Lan!.
Qua bài Bến My Lăng:
…Trôi quanh thuyền những lá vàng quá lạnh
Tơ vương trời, nhưng chỉ rải trăng trăng.
Chiều ngun ngút dài trôi về nẻo quạnh,
Để đêm buồn vây phủ bến My Lăng. (trích)
Bức tranh đẹp, nên thơ được vẽ qua một nét hoạ của thi sĩ Yến Lan, Yến Lan dùng ngôn từ, như đưa một cây cọ, đường nét làm chủ mình, để vẽ một tâm thức toàn tâm toàn ý. Yến Lan vừa là tư cách một họa sĩ vừa là tâm hồn một thi sĩ, nên ông đã hòa nhập một kiến tạo, nên bài thơ nét đẹp tinh khôi, trong môt không gian tuyệt mỹ… Bức tranh bến My Lăng của ông không rườm rà huyên náo, mà bức tranh bức hoạ đầy chất thơ, chất sáng tạo trong lành đáng yêu, diễn tả trong môt không gian tĩnh, rồi có một chàng trai:
Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã,
Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly
Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả
Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi. (Bến My Lăng trích)
Không cường điệu lắm, vẫn cho ta thấy sự hối hả của chàng như thúc giục điều chi, song lại là chàng trai hiền từ, “chàng kỹ mã” quân tử kiếm cung đó, không thiếu tư cách khiếm nhã, dễ thương “Sợ trăng vàng rơi” “khuất lối chưa đi.” Toàn bô bài thơ đã cho người yêu thơ cảm nhận môt miên man biểu tượng lớn trong dòng thơ của Yến Lan “Bến My Lăng”.Một Bến My Lăng đã đi vào huyền thoại trên đất nước Việt Nam và Hải ngoại. Một tinh thần thơ Yến Lan sắc bén tao nhã, nhưng không thiếu vẻ đẹp lỗng lẫy cực kỳ của tự nhiên, nếu mình biết rung cảm và định hình ra nó. Quả là một nhà thơ ưu tú Yến Lan!
Thơ Yến Lan phần lớn là thơ yêu nhiên nhiên lấy thiên nhiên làm thi vị cũng như các nhà thơ bên Tàu bên Tây muôn đời vẫn thế, và tình yêu con người, nhưngThơ ông ít hào nhoáng về bề ngoài, song ánh kim là một “hồng ngọc ẩn” chứa sau lớp đá nham thạch bình thường đó, cải trang đó. Thơ toát lên tâm trạng nặng trĩu của ưu tư, nặng trĩu ở đây không phải là nặng trĩu tâm trí mệt nhọc, mà đó nặng trĩu nỗi lòng, của tình yêu muôn trượng, nặng trĩu của xứ sở tình yêu, chân lý và tâm linh, về kiếp người. Hãy đọc các câu thơ:
Xanh biêng biếc, con sóng chồm bạc tóc,
Vọng Hải đài sương khóa kín tâm tư.
Đá chồng chất, phải chăng ôm mộng ngọc,
Chút kho tàng ngày tháng giữ khư khư.
(nguồn: Xa - xanh)
Lấy, chiết ra một câu ta cũng đủ quá hiểu cho ý tình diễn đạt của thơ ông “Đá chồng chất, phải chăng ôm mộng ngọc”. Với Yến Lan ông duy tư đá cũng trở nên có linh hồn và không thua kém chi con người nữa, ấp ủ những yêu thương, thơ như thế là tài tình khéo viết lắm! Lòng của thơ Yến Lan đầy chất tố lãng mạn, niềm sung sướng và tự hào, một thứ cảm giác rất nhiệt huyết dâng ngập vào vào trái tim thi sĩ Yến Lan lúc bây giờ, Thơ ông không thể không tuyệt vời:
Hoa sói, hoa nhài tự bốc hương,
Dạ lan theo gió tỏa đêm trường.
Lòng em đang nở mùa sim dại
Có đợi tình anh hương chuyển sang?
(Hoa và hương)
Lòng cô gái được miêu tả “Lòng em đang nở mùa sim dại” thật là ngây thơ trinh trắng và đáng yêu quá, khó ai mà nghĩ ra để so sánh. Ngoại trừ thi sĩ có tài. “Lòng em “đang nở “mùa sim dại” tình anh hương chuyển sang” Nhà thơ Yến Lan luôn nghĩa tình với thơ, ông miêu tả quê hương ông hình dung về quê hương An Lão nơi đó có rừng núi đẹp, có con người hiền hòa chất phác đi vào một góc thơ ông, một xứ sở của Bình Định, không biết ông thi sĩ Yến Lan có từng sống nơi chưa? nhưng đã bám lấy vào tâm trí ông, với những nhớ mong hệch hoạt nhưng đầy ắp yêu thương bên trong:
Đường họp chợ biến ra đường áp giải
Bòng bưởi quăn queo, guồng xe ngấc ngoải
Vại dầu nghiêng, khung cửi mục bên đìa
Dừa sả tàu mỗi băng đạn tuần khuya. (Trong An lão)
. Ông không phải là một người làm thơ vớ vẩn giỡn chơi, mà là một người làm thơ thứ thiệt, và tài hoa ông cũng đâu thua kém, nếu ông không được khuyến khích gợi nhớ, bị quên lãng là một điều đáng tiếc. Và giờ đây chúng ta hãy đọc những bài thơ tình của ông, để nghe phong vị dư âm của thơ tình ông có gì lạ lẫm:
Lầu cửa Đông có nghe em tâm sự,
Em đi trong tình sử của lầu thơ.
Hai chúng ta bước qua đêm quá khứ,
Ngoảnh đôi đầu không còn thấy bơ vơ.
hoặc là những câu thơ sau:
Đây là chốn nương mây và cậy nguyệt,
Đàng chờ xe, sông nước ước mong thuyền
Tịch dương – liễu không biết mình đang biếc,
Tương tư trời – tương tư….. nhạc triền miên.
….. Trời Bình Định có thương em lẻ chiếc,
Em nằm thương xanh biếc của trời buồn.
Trên đài trán thơ hằng lên vọng nguyệt,
Nguyệt còn nương thuyền nhạc khuất trong sương …
(Theo: Bình Định1934)
Vàng
Ai về xóm cửi năm năm trước,
Đều thấy em ngồi dệt đoạn tơ,
Quanh em vàng tựa trời gieo xuống,
Vàng ở trong màu xuân lắm thơ.
Tơ em vàng quá cho nên những
Vàng ở màu Ngâu nhạt mất rồi,
Ánh đèn bạch lạp vàng hơn nữa,
Xuyên tận hồn em mộng sáng ngời.
(Tiểu thuyết thứ năm, số 6, 10/11/1933)
Hương tự hoa
Hương tự nơi nào đáp tới hoa
Hay em bên ấy dưới trăng tà
Thấy anh tha thẩn quanh vườn lạnh
Hé chút lòng riêng lén gửi qua.
Từ ấy theo hương để nhận người
Ngờ đâu hương ấy tự hoa thôi
Ra đi đã hết thời trai trẻ
Dễ phải tìm ai đến trọn đời
(Hè 1938)
Hoa tặng
Tuổi trẻ băng đồng đi hái hoa
Tặng em ngấp nghé chực quanh nhà
Người không ra đón, hoa dần héo
Héo cả làn mây đỉnh núi xa.
Không trách ai đâu, chỉ trách mình
Dáng nghèo, lam lũ áo thư sinh
Bó hoa đơn giản, hương đồng nội
Lầu gác, ai đâu dễ động tình
Trở lại cành trơ tự hổ ngươi
Giá hoa còn đấy, hẳn đang tươi
Vụng về đến phải vô duyên vậy
Bởi hiểu hoa thôi, chẳng hiểu người.
(1936)
Khuya
Khuya ơi, có một khuya tràn
Bờ ao đầy cả trăng vàng như trăng,
Gió đi theo gió nhọc nhằn,
Chùa xa giữa kín những lằng mõ xa
Im thôi im cả canh gà,
Một cầu nhìn nước chẻ ra một cầu,
Thuyền chàng còn khuất nương dâu,
Thuyền nàng đã ghé bên cầu nước reo,
(TTTN, số 8, 21/11/1938)
Tỉnh nhỏ
Đìu hiu.
Mặt trời ngủ giữa chiều,
Trở mình trên mái rạ.
… Tỉnh nhỏ
Cô em
Nằm xem
Kiếm hiệp.
(Lại về tỉnh nhỏ)
Yến Lan làm thơ tình, là một mãng không nhỏ chút nào vẫn có thể lên đến số hàng ngàn bài!
Yên Lan làm thơ cho quê hương bè bạn, đề tài trong thơ Yến Lan rộng mở, từ quê hương trong nỗi nhớ khôn nguôi, được thắt thỏm trong lòng người xa cách chí lý làm sao:
"Cùng nhớ lại những nguồn vui nhỏ nhất
Bông gòn bay, chùm me rụng thành xưa
Bình Định đây, từng sợi tơ cái tóc
Vẫn chứa chan, tin tưởng tự bao giờ"
để rồi….
“Trời Bình Định long lên mắt thức”
(Bình Định mắt thức)
Niềm rung cảm ông có từ những điều nhỏ nhặt nhất mà lên câu thơ hay nhất, đó không đáng để ta nhớ đời sao? “Bông gòn”, “hàng me”, “rụng thành xưa.” Tình tiết ông đưa ra nhỏ nhưng tâm hồn thi sĩ ông quá lớn trang trải cho nỗi đời “Trời Bình Định long lên mắt thức”. Hỡi những người chúng ta hôm nay Bình Định lòng lên mắt thức, câu thơ như một ánh quang tỏa, dù nó chỉ có mấy từ, rất giản lược nhưng cháy lên nỗi lòng, mấy từ nhưng cứ ánh lên như ngôi sao niềm tỏa, miền xa! Ấy là cũng một góc, về thế giới thơ hôm nay vẫn đồng hành là như thế đó, ngắn, gọn, nhỏ nhưng tỏa rộng đi xa… Bỡi nó được chắp cùng những câu thơ đứng trên nó, nên nó có hồn, có khí chất, không thể rời rạc và khô khốc những những nhà thơ kém tài, đọc thì đọc mà không có thần, có hồn chi cả! Nói là nói có tài vậy, chứ thơ hay thường có tâm đức đi đầu, tài quyện trong đức, thơ sẽ hay. Thơ hay có giá trị đọc tự nhiên đọng lại, và chấp cánh đa phần là như vậy!
Nhiều khi Thơ Yến Lan lột tả niềm rung cảm cho quê hương mạnh mẽ lại dấy lên trong ông nỗi buồn nhớ thăm thẳm, gắn liền với tình yêu chân tình nơi có hương!
Sang canh, bìm bịp kêu đầu lán,
Đất mới, nhà đơn, lạ láng giềng.
Nhớ bạn, nửa đêm ra tựa liếp,
Khuyết cong mày bạc, ngấn trăng in.
(Nhớ bạn)
Thơ của Yến Lan hay tinh túy chân chất, nhưng ít mộng mà thực nhiều, nên ít ru ngủ đến tuổi trẻ, chúng ít ham muốn đọc, ít có cơ hội để ý tiếp xúc dòng thơ ông, nhưng chúng ta cần nâng đỡ, cần trải rộng cho các em làm quen, nhân lên, trong các nhà trường thư viện, quảng bá,v.v… (Nhưng con tôi ở đây từ khi qua Mỹ học lớp ba, lớp bốn nhưng ngày nào cũng vào thư viện tìm sách, để đọc dù ra đời có kỷ sư bác sĩ nhưng văn học đã làm nền tảng cho chúng ngay từ nhỏ, tôi thấy cách Mỹ nền giáo dục nó cũng có nhiều thứ lắm hay, nó rất tạo cơ hội cho…). Nói lại thơ Yến Lan. Xét nghĩ cho Thi sĩ Yến Lan thì phải xét nghĩ cho toàn cuộc, xét những cái lớn hơn của ông, ông công nhiều, lao khổ, ông là chủ nhân của vỡ kịch được thi sĩ Hoàng Cầm khẳng định, dù có viết chung với Nguyễn Bính chăng nữa? Cũng không làm giảm giá trị ông, ông còn viết vỡ kịch riêng khác. Như thế tài ông được phủ lên một sự đa năng, và ông tấm lòng đối với bạn bè trọng tình cảm thâm trầm, nhân nghĩa, tư cách con người. Như thế cũng đủ cho ông bước vào danh dự như những nhà hoạt động nghệ thuật văn thơ cùng thời với ông. Một quan tâm là cần có để khuyến khích tài năng, tôn vinh sống và làm việc hữu ích cho mọi người, cớ sao lại chậm rãi là một điều tôi thấy vậy đáng tiếc lắm!. 
Trần Thị Hiếu Thảo
Theo http://langhue.org/


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng 2

Người kể chuyện lúc nửa đêm và những giấc mộng 2 MƯỜI SÁU Trên mênh mông vùng đồi xứ Ai Len Tôi được Ban lãnh đạo khu sáng tác mang tên nh...