Quán
nước đầu làng Ven
Dòng Sông.
Chiều bên lá lung lay vàng cửa khép
Bóng trời sa trùm phủ tiếng em cười
Vườn cỏ lạnh hoa buồn không nói xiết
Bước chân dừng nghe rã lệ hai nơi
Lời hẹn ước em nghiêng đầu tóc xõa
Để than van sầu thiên cổ theo nhau
Hồn tuổi trẻ bay trở về giữa dạ
Nhờ dung nhan em bất tuyệt xuân đầu
Trời thuở đó ngần nào em khổ sở
Khóc khi nhìn gió thổi nước sương buông
Tìm xa vắng bên kia bờ đổ vỡ
Giòng sông em đâu có biết ngọn nguồn
Chiều.
Em ngó buổi chiều buồn có phải
Buồn cũng như buồn những buổi chiều xưa
Tròng con mắt đã mỏi mòn có phải
Sắc của trời hương của đất lưa thưa
Những nhịp bước bên đường còn dội mãi
Vang về đâu không vọng lại hồi âm
Của réo rắt riêng một lần mãi mãi
Gió phương trời ù mộng giữa hoa tâm
Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại
Chẳng bao giờ thoả đáng giữa đời câm
Em ngó mãi những chiều về trở lại
Mang những gì về trong cõi trăm năm
Giã từ Đà Lạt.
Nói nữa sao em, với lời lỡ dỡ
Đường lây lất chiều bay sương lổ đổ
Đứng bên trời em ở lại hôm qua
Ngàn thông ơi ở đó đón bóng tà
Và giữ lại chuyện đời ta đi mất
Bước khúc khuỷu truông ngàn khe khóc lóc
Dặm mơ màng tăm tắp mấy mù khơi
Lùi bay đi để ở lại bên người
Tơ vấn vít gió muà mời mọc én
Tay lẩy bẩy níu gì xuân bay biến
Ô thiều quang! làn nước cũ trôi mau
Em đi lên vói bắt mấy hương màu
Miền đất Thượng có mấy bờ hoa mọc
Xa biệt lắm mưa nguồn trên mái tóc
Đà mấy lần thổi lạc lệ lưa thưa
Buổi sớm hôm buồn tinh tú ai ngừa
Bàn chân bước vơi tay buông kể lể
Trời với đất để lòng em lạnh thế
Hoa hương ơi còn diễm lệ bao giờ
Những ân tình đầu liễu rũ lơ thơ
Còn hay mất trong trăng mờ khuya khoắt
Người xuống núi mang về đâu có chắc
Những dịp về còn nữa ở mai sau?
Dặm hồng vàng ai đứng lại nhìn nhau
Kể chuyện.
Kể lại chuyện rằng năm đã cũ
Đã bao giờ một bận muôn năm
Em nhớ chuyện rằng xưa lỡ dở
Diều đứt dây trẻ cũng cầm bằng.
Kể lại chuyện rằng dù sao nữa
Nguồn xưa sóng lạc nước tiêu dao
Mắt khép mi sầu không lệ nữa
Nhìn nhau bận đó cúi xin chào.
Bốn vó lên đèo truông ải vang
Trùng quan một bận gió lên ngàn
Tiền trình cỏ lạ xông ngây ngất
Con mắt khô rồi ngó ngửa ngang.
Ly Tao 1
Giờ ngẫu nhĩ như hồng bay em ạ
Và yêu thương như lá ở bên hoa
Và luyến ái như tơ vàng bốn ngả
Bủa vi vu như thoáng mộng la đà
Em đã lại với đời về nắng ấm
Thắm không gian thương nhớ bóng hình em
Anh đã đợi chờ em từ lâu lắm
Ngày đi không để lại lạnh trăng rằm
Anh mơ ước với ngàn xuân mở rộng
Quên não nùng sa mạc của yêu thương
Chân cứ bước theo nhịp hồn cử động
Em là em anh đợi khắp nẻo đường
Em có nụ cười buồn buồn môi mọng
Em có làn mi khép lá cây rung
Em có đôi mắt như sầu xanh soi bóng
Hồ gương ơi! sao sóng lục vô chừng!
Con mắt ấy có gieo buồn rớt lệ
Trê n nẻo đường lạnh lẽo lối lang thang
Môi thắm ấy mấy lần thao thức kể
Với đèn khuya vò võ mộng khôn hàn
Trời đất nhớ lần đầu ... năm trước ...
Đó một lần đôi mắt đã nhìn lên
Và trời hiểu ngày sau đôi mắt ngước
Một lần kia sẽ còn dịp đáp đền
Em ở lại với đời ta em nhé
Em đừng đi. Cho ta nắm tay em
Ta muốn nói bằng thơ bay nhẹ nhẹ
Vào trong mơ em mộng giấc êm đềm
Ta sẽ đặt mười ngón tay lên mắt
Để nhìn em qua khe hở du dương
Vòng theo máu hai vòng tay khép chặt
Ồ thưa em ta thấy mộng không thường
Ly Tao 2.
Bàn chân bước nghe một lần sóng dậy
Sắc khuynh thành một thuở động binh đao
Người lên ngựa ngoảnh đầu về có thấy
Bờ xa bay tuyết bạch phủ sương đào.
Vì mong đợi ngày về xuân hối hả
Ở bên mành thỏ lặn bóng ngàn dâu
Sầu lục thúy sầu thu sen thủy tạ
Mộng hoa đầu trong nước ngập theo nhau
Vì con mắt một lần kia đã ngó
Giữa nhân gian bủa dựng một màu trời
Đài vũ trụ hồn chiêm bao rạng tỏ
Một nụ cười thế giới sẽ chia đôi
Giòng nước bạc giòng sông trôi theo dõi
Cuối chân trời hình bóng một chân mây
Đời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại
Giữa hư vô em giữ nhé chừng này.
Chiều bên lá lung lay vàng cửa khép
Bóng trời sa trùm phủ tiếng em cười
Vườn cỏ lạnh hoa buồn không nói xiết
Bước chân dừng nghe rã lệ hai nơi
Lời hẹn ước em nghiêng đầu tóc xõa
Để than van sầu thiên cổ theo nhau
Hồn tuổi trẻ bay trở về giữa dạ
Nhờ dung nhan em bất tuyệt xuân đầu
Trời thuở đó ngần nào em khổ sở
Khóc khi nhìn gió thổi nước sương buông
Tìm xa vắng bên kia bờ đổ vỡ
Giòng sông em đâu có biết ngọn nguồn
Chiều.
Em ngó buổi chiều buồn có phải
Buồn cũng như buồn những buổi chiều xưa
Tròng con mắt đã mỏi mòn có phải
Sắc của trời hương của đất lưa thưa
Những nhịp bước bên đường còn dội mãi
Vang về đâu không vọng lại hồi âm
Của réo rắt riêng một lần mãi mãi
Gió phương trời ù mộng giữa hoa tâm
Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại
Chẳng bao giờ thoả đáng giữa đời câm
Em ngó mãi những chiều về trở lại
Mang những gì về trong cõi trăm năm
Giã từ Đà Lạt.
Nói nữa sao em, với lời lỡ dỡ
Đường lây lất chiều bay sương lổ đổ
Đứng bên trời em ở lại hôm qua
Ngàn thông ơi ở đó đón bóng tà
Và giữ lại chuyện đời ta đi mất
Bước khúc khuỷu truông ngàn khe khóc lóc
Dặm mơ màng tăm tắp mấy mù khơi
Lùi bay đi để ở lại bên người
Tơ vấn vít gió muà mời mọc én
Tay lẩy bẩy níu gì xuân bay biến
Ô thiều quang! làn nước cũ trôi mau
Em đi lên vói bắt mấy hương màu
Miền đất Thượng có mấy bờ hoa mọc
Xa biệt lắm mưa nguồn trên mái tóc
Đà mấy lần thổi lạc lệ lưa thưa
Buổi sớm hôm buồn tinh tú ai ngừa
Bàn chân bước vơi tay buông kể lể
Trời với đất để lòng em lạnh thế
Hoa hương ơi còn diễm lệ bao giờ
Những ân tình đầu liễu rũ lơ thơ
Còn hay mất trong trăng mờ khuya khoắt
Người xuống núi mang về đâu có chắc
Những dịp về còn nữa ở mai sau?
Dặm hồng vàng ai đứng lại nhìn nhau
Kể chuyện.
Kể lại chuyện rằng năm đã cũ
Đã bao giờ một bận muôn năm
Em nhớ chuyện rằng xưa lỡ dở
Diều đứt dây trẻ cũng cầm bằng.
Kể lại chuyện rằng dù sao nữa
Nguồn xưa sóng lạc nước tiêu dao
Mắt khép mi sầu không lệ nữa
Nhìn nhau bận đó cúi xin chào.
Bốn vó lên đèo truông ải vang
Trùng quan một bận gió lên ngàn
Tiền trình cỏ lạ xông ngây ngất
Con mắt khô rồi ngó ngửa ngang.
Ly Tao 1
Giờ ngẫu nhĩ như hồng bay em ạ
Và yêu thương như lá ở bên hoa
Và luyến ái như tơ vàng bốn ngả
Bủa vi vu như thoáng mộng la đà
Em đã lại với đời về nắng ấm
Thắm không gian thương nhớ bóng hình em
Anh đã đợi chờ em từ lâu lắm
Ngày đi không để lại lạnh trăng rằm
Anh mơ ước với ngàn xuân mở rộng
Quên não nùng sa mạc của yêu thương
Chân cứ bước theo nhịp hồn cử động
Em là em anh đợi khắp nẻo đường
Em có nụ cười buồn buồn môi mọng
Em có làn mi khép lá cây rung
Em có đôi mắt như sầu xanh soi bóng
Hồ gương ơi! sao sóng lục vô chừng!
Con mắt ấy có gieo buồn rớt lệ
Trê n nẻo đường lạnh lẽo lối lang thang
Môi thắm ấy mấy lần thao thức kể
Với đèn khuya vò võ mộng khôn hàn
Trời đất nhớ lần đầu ... năm trước ...
Đó một lần đôi mắt đã nhìn lên
Và trời hiểu ngày sau đôi mắt ngước
Một lần kia sẽ còn dịp đáp đền
Em ở lại với đời ta em nhé
Em đừng đi. Cho ta nắm tay em
Ta muốn nói bằng thơ bay nhẹ nhẹ
Vào trong mơ em mộng giấc êm đềm
Ta sẽ đặt mười ngón tay lên mắt
Để nhìn em qua khe hở du dương
Vòng theo máu hai vòng tay khép chặt
Ồ thưa em ta thấy mộng không thường
Ly Tao 2.
Bàn chân bước nghe một lần sóng dậy
Sắc khuynh thành một thuở động binh đao
Người lên ngựa ngoảnh đầu về có thấy
Bờ xa bay tuyết bạch phủ sương đào.
Vì mong đợi ngày về xuân hối hả
Ở bên mành thỏ lặn bóng ngàn dâu
Sầu lục thúy sầu thu sen thủy tạ
Mộng hoa đầu trong nước ngập theo nhau
Vì con mắt một lần kia đã ngó
Giữa nhân gian bủa dựng một màu trời
Đài vũ trụ hồn chiêm bao rạng tỏ
Một nụ cười thế giới sẽ chia đôi
Giòng nước bạc giòng sông trôi theo dõi
Cuối chân trời hình bóng một chân mây
Đời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại
Giữa hư vô em giữ nhé chừng này.
Ly Tao 3.
Em đi về như mây núi đầu xuân
Gió bay qua nước chảy suối vô cùng
Mừng như thể hôm qua về đồng nội
Buồn bã cũ đã bẽ bàng bước vội
Ddể bây giờ còn một mối riêng tây
Lời nhân gian không tiếng để phơi bày
Thu trăng mộng như trang mờ cổ lục
Mưa vội vã như bình minh thúc giục
Vào nhớ nhung như vào giữa hội hoa
Lá xanh xao như cành nhánh gật gù
Và thánh thót đến cây già cổ thụ
Anh lại thấy một trời xưa đã cũ
Đã đi về cùng với gót chân em
Đã đi qua cùng với cánh tay mềm
Anh mở miệng không nói lời nào cả
Vì bất chợt thấy môi cười em ạ
Vì vui mừng xa lạ bỗng quen nhau
Vì vu vơ vui sướng ngó pha màu
Cây im cỏ nước cợt cồn đùa cát
Và vạn vật rủ rê nhau bát ngát
Dàn mênh mông vây bủa gió xa bay
Anh đến bên em ghé sát mi mày.
Màu trời đó.
Màu trời đó bữa nay về trở lại
Một mùa xưa người nhớ chứ năm kia
Ngày chạm mắt dưới mùa xuân man dại
Dịp trùng lai em hẹn với tan lìa
Đường có cỏ có bờl lau rộng có
Lá cây bay và em có đi qua
Bàn chân bước lệ buồn em có nhỏ
Xuống điêu tàn em khóc mộng tiêu ma
Nguồn thao thức ta về từ một buổi
Trời bay mây bốn hướng gió xa mong
Từng cánh én mang trùng dương về nội
Đâu rồi em? sóng đục đã theo giòng
Em cho phép ta ngồi đây hỏi lại
Và gọi về trăng mùa cũ lang thang
Màu trời đó để ngàn sương hớt hải
Xuống li ti là dựng vội con đường
Những nhánh mai.
Những nhành mai sớm sương bên lá
Những nhành liễu chiều gió bên cây
Cũng lay lắt bởi đời xuân em ạ
Thế nên chi anh cũng viết giòng này.
Hồng vàng tụ bữa kia em có thấy
Nước xuôi giòng là cổ độ nhìn theo
Tuổi mười sáu bây giờ lên gấp gảy
Mộng miên man là mây phủ lưng đèo
Buồn phố thị cũng xa bay như gió
Cộ xe nhiều cũng nhảy bổng như hươu
Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó
Bến đào nguyên anh khoác áo khinh cừu
Tìm theo dấu chân người xưa tư lự
Ở bên đường ngóng dõi khánh vân bay
Mờ con mắt một lần lên tiếng thử
Em ồ em, anh nói một lời này.
Nguyễn Huệ
Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa ...
Người đi vòng chuyến đó
Núi rừng cây lá vang
Ánh trời trưa rực đỏ
Ráng chiều thắm pha vàng
Mười vạn quân theo gót
Tha thiết một niềm tin
Mây trời cao chót vót
Giòng nước suối động mình
Bàn chân người đặt xuống
Bàn chân người bước lên
Miệng cười trong ý chuộng
Lời sông núi van xin
Người qua sông Giản Thủy
Người tới huyện Phú Xuyên
Hà Hồi chiêng trống giậy
Ngọc Hồi rợp bóng tinh
Người trở về từ đó
Với nàng công chúa kia
Đầu mùa trăng rạng tỏ
Hoa bướm vội tan lìa
Đời sau thương tiếc mãi
Tự hỏi vì cớ chi?
Gian thần nào ám hại
Hoặc có thể chỉ vì
Ngày băng rừng heo hút
Muỗi rừng cắn thịt da
Sốt rét rừng thiêu đốt
Nên người vội băng hà?
Người không thể nấn ná
Ở thêm một thời gian?
Sáu quân nhìn chưa thỏa dạ
Sông núi phụ muôn vàn
Thôi xin người đừng nức nở
Nếu sau này đường dang dở
Những ai về
Ôm mãi mộng người đi
Em đi về như mây núi đầu xuân
Gió bay qua nước chảy suối vô cùng
Mừng như thể hôm qua về đồng nội
Buồn bã cũ đã bẽ bàng bước vội
Ddể bây giờ còn một mối riêng tây
Lời nhân gian không tiếng để phơi bày
Thu trăng mộng như trang mờ cổ lục
Mưa vội vã như bình minh thúc giục
Vào nhớ nhung như vào giữa hội hoa
Lá xanh xao như cành nhánh gật gù
Và thánh thót đến cây già cổ thụ
Anh lại thấy một trời xưa đã cũ
Đã đi về cùng với gót chân em
Đã đi qua cùng với cánh tay mềm
Anh mở miệng không nói lời nào cả
Vì bất chợt thấy môi cười em ạ
Vì vui mừng xa lạ bỗng quen nhau
Vì vu vơ vui sướng ngó pha màu
Cây im cỏ nước cợt cồn đùa cát
Và vạn vật rủ rê nhau bát ngát
Dàn mênh mông vây bủa gió xa bay
Anh đến bên em ghé sát mi mày.
Màu trời đó.
Màu trời đó bữa nay về trở lại
Một mùa xưa người nhớ chứ năm kia
Ngày chạm mắt dưới mùa xuân man dại
Dịp trùng lai em hẹn với tan lìa
Đường có cỏ có bờl lau rộng có
Lá cây bay và em có đi qua
Bàn chân bước lệ buồn em có nhỏ
Xuống điêu tàn em khóc mộng tiêu ma
Nguồn thao thức ta về từ một buổi
Trời bay mây bốn hướng gió xa mong
Từng cánh én mang trùng dương về nội
Đâu rồi em? sóng đục đã theo giòng
Em cho phép ta ngồi đây hỏi lại
Và gọi về trăng mùa cũ lang thang
Màu trời đó để ngàn sương hớt hải
Xuống li ti là dựng vội con đường
Những nhánh mai.
Những nhành mai sớm sương bên lá
Những nhành liễu chiều gió bên cây
Cũng lay lắt bởi đời xuân em ạ
Thế nên chi anh cũng viết giòng này.
Hồng vàng tụ bữa kia em có thấy
Nước xuôi giòng là cổ độ nhìn theo
Tuổi mười sáu bây giờ lên gấp gảy
Mộng miên man là mây phủ lưng đèo
Buồn phố thị cũng xa bay như gió
Cộ xe nhiều cũng nhảy bổng như hươu
Bờ cõi dựng xuân xanh em còn đó
Bến đào nguyên anh khoác áo khinh cừu
Tìm theo dấu chân người xưa tư lự
Ở bên đường ngóng dõi khánh vân bay
Mờ con mắt một lần lên tiếng thử
Em ồ em, anh nói một lời này.
Nguyễn Huệ
Rừng cô tịch ngóng nội đồng trổ hoa ...
Người đi vòng chuyến đó
Núi rừng cây lá vang
Ánh trời trưa rực đỏ
Ráng chiều thắm pha vàng
Mười vạn quân theo gót
Tha thiết một niềm tin
Mây trời cao chót vót
Giòng nước suối động mình
Bàn chân người đặt xuống
Bàn chân người bước lên
Miệng cười trong ý chuộng
Lời sông núi van xin
Người qua sông Giản Thủy
Người tới huyện Phú Xuyên
Hà Hồi chiêng trống giậy
Ngọc Hồi rợp bóng tinh
Người trở về từ đó
Với nàng công chúa kia
Đầu mùa trăng rạng tỏ
Hoa bướm vội tan lìa
Đời sau thương tiếc mãi
Tự hỏi vì cớ chi?
Gian thần nào ám hại
Hoặc có thể chỉ vì
Ngày băng rừng heo hút
Muỗi rừng cắn thịt da
Sốt rét rừng thiêu đốt
Nên người vội băng hà?
Người không thể nấn ná
Ở thêm một thời gian?
Sáu quân nhìn chưa thỏa dạ
Sông núi phụ muôn vàn
Thôi xin người đừng nức nở
Nếu sau này đường dang dở
Những ai về
Ôm mãi mộng người đi
Bùi Giáng : Con Đường Ngả Ba
Nguyễn Vy Khanh
"Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào", Bùi Giáng vui say tưởng mình là chúa Xuân, đã dừng chân, và ông đã dừng chân gần 73 năm dương thế. "Chào con thể lệ điệp trùng/ Đường xuân viễn tuyệt ông dừng chân đây" (Ly Rượu Cuối Cùng). Ông phiêu du viễn xứ, từ miền Trung đến miền lục tỉnh, dạy học hay viết sách đầu đời, lang thang nhiều cuối đời, nhưng cảm tưởng người đọc rằng ông vẫn luôn ngập ngừng ở ngả ba đường! Tại sao ngả ba?
"Xin chào nhau giữa con đường
Mùa Xuân phía trước miền trường phía sau" (Mưa Nguồn).
Cõi chết, cõi phúc, nguyên xuân, miên trường! Trong Con Đường Ngả Ba, tựa một tập tiểu luận về "bước đi của tư tưởng" do nhà An-Tiêm xuất bản năm 1972, Bùi Giáng viết về sơ nguyên "khả khả khả" của tư tưởng nhân loại dưới cái nhìn tổng hợp của một con người Việt Nam. Đây là ngả ba đầy cây cối, chuồn chuồn - nói theo ngôn ngữ của nhà thơ, "năm xưa châu chấu mang tên chuồn chuồn". Nói cách khác, là ngả ba Phật, tưởng đã nhập thất, ăn hủ tiếu gặp Kim Cương Nương Tử và đọc sách cùng Khổng Khâu, Lão Đam và Trang-Châu, sau khi đã thử qua những ngả Nietzsche, Heidegger, Holderlin,… và bị tẩu hỏa nhập ma thất điên bát đảo trước ngả ba của Bát Nhã Ba La Mật.
"Rêu trời phủ xuống hiên xanh
Một bờ chim én vây thành sang thu
Sương Hy Lạp phượng lên mù
Ba mươi thế kỷ cầm dù dưới mưa
... Chín phương trời tuyết ra bông
Trong nguồn thủy thảo đất hồng khai nguyên
Đầu sơ mộng cuối phi tuyền
Ngàn năm mai trúc chim chuyền bữa nay" (Logos)
Ngả ba vẫn hoàn ngả ba không lối thoát. Khung cửa hẹp chôn đời Alissa, cánh tường tu viện giam hãm Adrienne đến chết (1), ngả ba tư tưởng cũng đã chôn đời Bùi Giáng như thế! " Ấy là một loại Ngả Ba riêng biệt. Một loại ngả ba theo dõi mãi con đường trong mỗi bước chân đi, trong từng mỗi mỗi niệm, mỗi mỗi sát na thù thắng. Trên con đường tư tưởng, không ai một lần vượt qua Ngả Ba là coi như vĩnh viễn từ nay không còn Ngả Ba nào chon von eo óc khiến bàng hoàng. Phải luôn luôn thể hội một điều: Ngả Ba còn hằng tại ở mãi dưới bước chân đi hàng hai theo thể lệ chữ 'Bát' cho máu me đánh mãi nhịp chữ 'Không'..." (2)
Ngả ba với người khác có thể đã là lối thoát nhưng với Bùi Giáng thì không, vì ông làm người Việt Nam sống thời chiến-tranh huynh đệ, vì cái lúc bấy giờ gọi là chiến-tranh lạnh ý thức hệ. Đông-Tây gặp nhau đến chết người qua bom đạn, thay vì gặp gỡ tinh hoa qua ngôn từ, thi ca và tư tưởng! Ông làm người tiều phu lạc lối bên ngả ba đường rừng lý luận bằng hư vô, có khi tìm ra được tới bìa rừng lại "sa mù chiếu cố" nên vô lại rừng, ngơ ngác nhìn cõi hữu thể ông không thể hiểu. Vô núi đọc sách và làm Trung-Niên Thy-Sỹ luôn lơ đễnh "nhìn một nẻo mà thấy ra một ngả ba", rồi "một hôm đếm một ra ba/ Thật là lạ lắm ấy là cái chi" Phải chăng là một tổng hợp mới, một một-mà-ba ba-mà-một?
"Hoặc rằng người cũng là tôi
Hay là tôi cũng là tôi như người
... Ấy rằng một cũng là ba
Là hai mai một mốt là hôm nay"
Tìm về nguồn tư tưởng, cõi sơ hoang, cảo thơm sách vở thánh hiền, thi ca nguồn suối, rồi ra
"Tờ cảo thơm như lệ ứa pha hồng";
"Quanh co phường phố gọi mình
Sao ngôn ngữ bỗng tự tình quả nhiên
Cô đơn chứa đựng đầy miền
Cảo thơm tiền kiếp đầu tiên bây giờ" (Quanh Co)
Nhà thơ thành gã lang thang trên những ngả ba đường tư tưởng không đông người nhưng đầy mê lộ. Một thế-giới bụi hồng khá quyến rủ. Nhưng rồi cõi hồng trần đó đã nhuốm màu xám đen, thành địa ngục chứ không còn là thế-giới theo hình ảnh người nữa. Theo ông, cái hiểm nghèo khi con người trần gian trở thành hồn ma bóng quế vất vưỡng lang thang trên một hành tinh nào khác:
"Vòng quanh tuế nguyệt vuông tròn
Tháng năm vui với cuộc tròn vuông quanh
Quanh tròn méo, quanh loanh quanh
Quanh trời xán lạn quanh trăng mơ màng..." (Vòng Quanh)
Tìm, bương những lối chưa mòn, từ thuở mới mọc răng:
"Kể từ khởi sự mọc răng
Tới bây giờ vẫn thường hằng chiêm bao" (Biển Đông Xe Cát)
Trên đường kiếm tìm căn nguyên, ông đến bên bờ vực của Hư Vô - một ngả ba tâm thức, một tuyệt vọng tư tưởng, một hoài nghi biện chứng:
"Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?
Ta đi còn gửi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù?
Những thương nhớ lạnh bao giờ
Đường thu chia ngả chân trời rộng thênh..." (Mai Sau Em Về)
Nơi bờ vực, ông chợt thấy
"Cũng vô lý như lần kia dưới lá
Con chim bay bỏ lại nhánh khô cành
... Lá cũng mất như một lần đã lỡ
Trời đã xanh như tuổi ngọc đã xanh
Trời còn đó giữa tháng ngày lỡ dở
Hồn nguyên tiêu ai kiếm lại cho mình
... Bờ trùng ngộ một phen này phen nữõa
Tờ cảo thơm như lệ ứa pha hồng
Hồn hoa cỏ Phượng Thành Hy Lạp úa
Nghe một lần vĩnh viễn gặp hư không" (Hư Vô Và Vĩnh Viễn)
Lúc trẻ ông lạc quan, nhắn người yêu đuổi bắt giùm tia nắng đẹp mong manh của một chiều Xuân:
"Chạy đi em! Và bắt vội giùm cho
Ta em nhé, ta chờ tay em bắt
Giùm chút nắng chiều ngọn cây lay lắt
Nắm và cầm đưa lại giúp cho ta" (Tuổi Trẻ)
Trên đường đi tìm chân lý và tư tưởng cứu rỗi, có lúc ngộ ra, "đất với trời chung một nghĩa bơ vơ" (Không Đủ Gọi), và hư là vô:
"Ngày đêm thao thức thật thà
Sưu tầm chân lý té ra tầm ruồng" (Bùi Giáng)
Như nàng Thúy Kiều lớn trong khổ hạnh:
"Rồi anh bỗng thấy lời lời vô ích
Vì bỗng dưng chợt hiểu em nguy nga
Từ vô tận em đi về Vô Tích
Từ Lâm Truy em lạc bến giang hà" (Không Thể Nói Rằng)
Không, không, cũng là đồng thời tìm thấy mình: "Người đi cuối cuộc hành trình/ Qui hồi bất chợt thình lình thấy ta" (Đi Và Về); vì cái bản ngã cũng là tha nhân, cả hai nhập một:
"Hoặc rằng người cũng là tôi
Hay là tôi cũng là tôi như người"
Hoài nghi triệt để đến thế là cùng! Và thế-giới, và lịch sử:
"...Tạ từ tháng chạp quay nghiêng
Ầm trang sử lịch thu triền miên trôi
... Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con" (Mắt Buồn)
Cả với tình yêu:
"Yêu nhau? Ngàn vạn não nường
Biển dâu lớp lớp - mộng thường so le"
Nơi ngả ba, Bùi Giáng làm kẻ lữ hành cô đơn, một mình một bóng, trên cõi đời, ngay trên quê hương mình, bên đồng loại: "Đi là đi biệt từ khi chưa về!". Làm một kẻ lữ hành nhưng vui rong chơi mải với đời:
"Rong chơi râu tóc bạc phơ
Còn nghe đắm đuối vần thơ yêu người
Người đi ở cuối chân trời
Có nghe tình mộng nửa đời dằng dai" (Rong Chơi)
Vậy mà lúc nào cũng muốn để dành gặp gỡ, khi trong chiêm bao gặp "thôn nữ" hỏi từ Sài-Gòn về chơi bằng phương tiện gì sao không đi xe đò cho nhanh:
" Anh muốn từ từ thong thả. Vừa đi vừa ngắm phong cảnh dọc đường. Và cũng có ý kéo dài ra để dành.
- Để dành cái chi?
- Cái gì quí trọng. (...) Để dành cuộc gặp gỡ sau nhiều năm xa nhau. Đừng gặp vội ..." (Thôn Nữ).
Đằng sau những vui chơi chữ nghĩa tài hoa là cái buồn nhân sinh, cái buồn trong "cõi người ta": "những thân đau khổ những đời rã riêng", cái tâm sự;"Sớm kêu chiều hót dõi tìm/ Hình dung tâm sự nổi chìm bấy bao" (Con Chim). Cái con người nhỏ nhoi trong trời đất:
"Với người ngó ngất ngây đương nằm đó
Không biết trời đất có ngó mình không" (Anh Lùa Bò Vào Đồi Sim Trái Chín). "Ngó buổi chiều buồn có phải" về một cõi trăm năm:
"... Những nhịp bước bên đường còn dội mãi,
Vang về đâu không vọng lại hồi âm.
Của réo rắt riêng một lần mãi mãi,
Gió phương trời ù mộng giữa hoa tâm.
Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại
Chẳng bao giờ thoả đáng giữa đời câm,
Em ngó mãi những chiều về trở lại
Mang những gì về trong cõi trăm năm" (Chiều).
Nguyễn Vy Khanh
"Mùa xuân đương đợi bước ai đi vào", Bùi Giáng vui say tưởng mình là chúa Xuân, đã dừng chân, và ông đã dừng chân gần 73 năm dương thế. "Chào con thể lệ điệp trùng/ Đường xuân viễn tuyệt ông dừng chân đây" (Ly Rượu Cuối Cùng). Ông phiêu du viễn xứ, từ miền Trung đến miền lục tỉnh, dạy học hay viết sách đầu đời, lang thang nhiều cuối đời, nhưng cảm tưởng người đọc rằng ông vẫn luôn ngập ngừng ở ngả ba đường! Tại sao ngả ba?
"Xin chào nhau giữa con đường
Mùa Xuân phía trước miền trường phía sau" (Mưa Nguồn).
Cõi chết, cõi phúc, nguyên xuân, miên trường! Trong Con Đường Ngả Ba, tựa một tập tiểu luận về "bước đi của tư tưởng" do nhà An-Tiêm xuất bản năm 1972, Bùi Giáng viết về sơ nguyên "khả khả khả" của tư tưởng nhân loại dưới cái nhìn tổng hợp của một con người Việt Nam. Đây là ngả ba đầy cây cối, chuồn chuồn - nói theo ngôn ngữ của nhà thơ, "năm xưa châu chấu mang tên chuồn chuồn". Nói cách khác, là ngả ba Phật, tưởng đã nhập thất, ăn hủ tiếu gặp Kim Cương Nương Tử và đọc sách cùng Khổng Khâu, Lão Đam và Trang-Châu, sau khi đã thử qua những ngả Nietzsche, Heidegger, Holderlin,… và bị tẩu hỏa nhập ma thất điên bát đảo trước ngả ba của Bát Nhã Ba La Mật.
"Rêu trời phủ xuống hiên xanh
Một bờ chim én vây thành sang thu
Sương Hy Lạp phượng lên mù
Ba mươi thế kỷ cầm dù dưới mưa
... Chín phương trời tuyết ra bông
Trong nguồn thủy thảo đất hồng khai nguyên
Đầu sơ mộng cuối phi tuyền
Ngàn năm mai trúc chim chuyền bữa nay" (Logos)
Ngả ba vẫn hoàn ngả ba không lối thoát. Khung cửa hẹp chôn đời Alissa, cánh tường tu viện giam hãm Adrienne đến chết (1), ngả ba tư tưởng cũng đã chôn đời Bùi Giáng như thế! " Ấy là một loại Ngả Ba riêng biệt. Một loại ngả ba theo dõi mãi con đường trong mỗi bước chân đi, trong từng mỗi mỗi niệm, mỗi mỗi sát na thù thắng. Trên con đường tư tưởng, không ai một lần vượt qua Ngả Ba là coi như vĩnh viễn từ nay không còn Ngả Ba nào chon von eo óc khiến bàng hoàng. Phải luôn luôn thể hội một điều: Ngả Ba còn hằng tại ở mãi dưới bước chân đi hàng hai theo thể lệ chữ 'Bát' cho máu me đánh mãi nhịp chữ 'Không'..." (2)
Ngả ba với người khác có thể đã là lối thoát nhưng với Bùi Giáng thì không, vì ông làm người Việt Nam sống thời chiến-tranh huynh đệ, vì cái lúc bấy giờ gọi là chiến-tranh lạnh ý thức hệ. Đông-Tây gặp nhau đến chết người qua bom đạn, thay vì gặp gỡ tinh hoa qua ngôn từ, thi ca và tư tưởng! Ông làm người tiều phu lạc lối bên ngả ba đường rừng lý luận bằng hư vô, có khi tìm ra được tới bìa rừng lại "sa mù chiếu cố" nên vô lại rừng, ngơ ngác nhìn cõi hữu thể ông không thể hiểu. Vô núi đọc sách và làm Trung-Niên Thy-Sỹ luôn lơ đễnh "nhìn một nẻo mà thấy ra một ngả ba", rồi "một hôm đếm một ra ba/ Thật là lạ lắm ấy là cái chi" Phải chăng là một tổng hợp mới, một một-mà-ba ba-mà-một?
"Hoặc rằng người cũng là tôi
Hay là tôi cũng là tôi như người
... Ấy rằng một cũng là ba
Là hai mai một mốt là hôm nay"
Tìm về nguồn tư tưởng, cõi sơ hoang, cảo thơm sách vở thánh hiền, thi ca nguồn suối, rồi ra
"Tờ cảo thơm như lệ ứa pha hồng";
"Quanh co phường phố gọi mình
Sao ngôn ngữ bỗng tự tình quả nhiên
Cô đơn chứa đựng đầy miền
Cảo thơm tiền kiếp đầu tiên bây giờ" (Quanh Co)
Nhà thơ thành gã lang thang trên những ngả ba đường tư tưởng không đông người nhưng đầy mê lộ. Một thế-giới bụi hồng khá quyến rủ. Nhưng rồi cõi hồng trần đó đã nhuốm màu xám đen, thành địa ngục chứ không còn là thế-giới theo hình ảnh người nữa. Theo ông, cái hiểm nghèo khi con người trần gian trở thành hồn ma bóng quế vất vưỡng lang thang trên một hành tinh nào khác:
"Vòng quanh tuế nguyệt vuông tròn
Tháng năm vui với cuộc tròn vuông quanh
Quanh tròn méo, quanh loanh quanh
Quanh trời xán lạn quanh trăng mơ màng..." (Vòng Quanh)
Tìm, bương những lối chưa mòn, từ thuở mới mọc răng:
"Kể từ khởi sự mọc răng
Tới bây giờ vẫn thường hằng chiêm bao" (Biển Đông Xe Cát)
Trên đường kiếm tìm căn nguyên, ông đến bên bờ vực của Hư Vô - một ngả ba tâm thức, một tuyệt vọng tư tưởng, một hoài nghi biện chứng:
"Em về mấy thế kỷ sau
Nhìn trăng có thấy nguyên màu ấy không?
Ta đi còn gửi đôi dòng
Lá rơi có dội ở trong sương mù?
Những thương nhớ lạnh bao giờ
Đường thu chia ngả chân trời rộng thênh..." (Mai Sau Em Về)
Nơi bờ vực, ông chợt thấy
"Cũng vô lý như lần kia dưới lá
Con chim bay bỏ lại nhánh khô cành
... Lá cũng mất như một lần đã lỡ
Trời đã xanh như tuổi ngọc đã xanh
Trời còn đó giữa tháng ngày lỡ dở
Hồn nguyên tiêu ai kiếm lại cho mình
... Bờ trùng ngộ một phen này phen nữõa
Tờ cảo thơm như lệ ứa pha hồng
Hồn hoa cỏ Phượng Thành Hy Lạp úa
Nghe một lần vĩnh viễn gặp hư không" (Hư Vô Và Vĩnh Viễn)
Lúc trẻ ông lạc quan, nhắn người yêu đuổi bắt giùm tia nắng đẹp mong manh của một chiều Xuân:
"Chạy đi em! Và bắt vội giùm cho
Ta em nhé, ta chờ tay em bắt
Giùm chút nắng chiều ngọn cây lay lắt
Nắm và cầm đưa lại giúp cho ta" (Tuổi Trẻ)
Trên đường đi tìm chân lý và tư tưởng cứu rỗi, có lúc ngộ ra, "đất với trời chung một nghĩa bơ vơ" (Không Đủ Gọi), và hư là vô:
"Ngày đêm thao thức thật thà
Sưu tầm chân lý té ra tầm ruồng" (Bùi Giáng)
Như nàng Thúy Kiều lớn trong khổ hạnh:
"Rồi anh bỗng thấy lời lời vô ích
Vì bỗng dưng chợt hiểu em nguy nga
Từ vô tận em đi về Vô Tích
Từ Lâm Truy em lạc bến giang hà" (Không Thể Nói Rằng)
Không, không, cũng là đồng thời tìm thấy mình: "Người đi cuối cuộc hành trình/ Qui hồi bất chợt thình lình thấy ta" (Đi Và Về); vì cái bản ngã cũng là tha nhân, cả hai nhập một:
"Hoặc rằng người cũng là tôi
Hay là tôi cũng là tôi như người"
Hoài nghi triệt để đến thế là cùng! Và thế-giới, và lịch sử:
"...Tạ từ tháng chạp quay nghiêng
Ầm trang sử lịch thu triền miên trôi
... Bây giờ riêng đối diện tôi
Còn hai con mắt khóc người một con" (Mắt Buồn)
Cả với tình yêu:
"Yêu nhau? Ngàn vạn não nường
Biển dâu lớp lớp - mộng thường so le"
Nơi ngả ba, Bùi Giáng làm kẻ lữ hành cô đơn, một mình một bóng, trên cõi đời, ngay trên quê hương mình, bên đồng loại: "Đi là đi biệt từ khi chưa về!". Làm một kẻ lữ hành nhưng vui rong chơi mải với đời:
"Rong chơi râu tóc bạc phơ
Còn nghe đắm đuối vần thơ yêu người
Người đi ở cuối chân trời
Có nghe tình mộng nửa đời dằng dai" (Rong Chơi)
Vậy mà lúc nào cũng muốn để dành gặp gỡ, khi trong chiêm bao gặp "thôn nữ" hỏi từ Sài-Gòn về chơi bằng phương tiện gì sao không đi xe đò cho nhanh:
" Anh muốn từ từ thong thả. Vừa đi vừa ngắm phong cảnh dọc đường. Và cũng có ý kéo dài ra để dành.
- Để dành cái chi?
- Cái gì quí trọng. (...) Để dành cuộc gặp gỡ sau nhiều năm xa nhau. Đừng gặp vội ..." (Thôn Nữ).
Đằng sau những vui chơi chữ nghĩa tài hoa là cái buồn nhân sinh, cái buồn trong "cõi người ta": "những thân đau khổ những đời rã riêng", cái tâm sự;"Sớm kêu chiều hót dõi tìm/ Hình dung tâm sự nổi chìm bấy bao" (Con Chim). Cái con người nhỏ nhoi trong trời đất:
"Với người ngó ngất ngây đương nằm đó
Không biết trời đất có ngó mình không" (Anh Lùa Bò Vào Đồi Sim Trái Chín). "Ngó buổi chiều buồn có phải" về một cõi trăm năm:
"... Những nhịp bước bên đường còn dội mãi,
Vang về đâu không vọng lại hồi âm.
Của réo rắt riêng một lần mãi mãi,
Gió phương trời ù mộng giữa hoa tâm.
Em hỏi mãi tuy biết lời đáp lại
Chẳng bao giờ thoả đáng giữa đời câm,
Em ngó mãi những chiều về trở lại
Mang những gì về trong cõi trăm năm" (Chiều).
"Con làm Nam hải điếu đồ
Ngồi câu con cá hư vô linh hồn"
Ông ngắm gió, ngắm trăng, trong cái tịch mịch của cõi người:
"Tôi ngồi ngẫu chuyện oái oăm
Phiêu bồng bao xiết phù trầm bấy bao" (Tịch Mịch)
Và một thế-giới tình yêu. Cảm động thay lời nhắn nhủ, như người còn đó, ở giây phút tưởng niệm:
"Giờ ngẫu nhĩ như hồng bay em ạ
Và yêu thương như lá ở bên hoa
Và luyến ái như tơ vàng bốn ngả
Bủa vi vu như thoáng mộng la đà
... Con mắt ấy có gieo buồn rớt lệ
Trên nẻo đường lạnh lẽo lối lang thang
Môi thắm ấy mấy lần thao thức kể
Với đèn khuya vò võ mộng khôn hàn
... Em ở lại với đời ta em nhé
Em đừng đi . Cho ta nắm tay em
Ta muốn nói bằng thơ bay nhẹ nhẹ
Vào trong mơ em mộng giấc êm đềm
Ta sẽ đặt mười ngón tay lên mắt
Để nhìn em qua khe hở du dương
Vòng theo máu hai vòng tay khép chặt
ồ thưa em ta thấy mộng không thường" (Ly Tao I)
Tình đó rồi xa, tình trong từng lời và ý thơ gợi người đọc liên tưởng đến Trời Mưa Tháng Sáu hoặc Tiễn Biệt của Nguyên Sa, một bên ly tao trữ tình (lyric), một bên lãng mạn (romantic). Tình nên có đau khổ trái đắng:
"Vì bữa đó nhìn nhau hai con mắt
Giữa bốn bề bóng tối lạnh tro phai
Nên em muốn bàn tay ta xiết chặt
Ngón vô ngần đau khổ ở trong tay
... Còn lại đó chút gì em có biết
Có hiểu rồi và đã có nghe ta
Nói lơ láo một lời khi úp mặt
Ngón vô ngần đau khổ lúc buông ra" (Vì Bữa đó)
Vì không được nên phải nhung nhớ vô tận, nhớ một thuở đã lên ngôi, chiếm lãnh. Em không tên hay em là những tên tuổi vui đời với nhà thơ, hay người vợ đã quá vãng sớm?
"Miền cát lạnh chân lạc đà bé bỏng
Bóng hình em tơi tả dưới trăng rằm"
Nỗi đau nên lời, nỗi cô đơn dù say hay tỉnh ráo:
"Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết
Sẽ rồi ra vĩnh biệt với người thôi"
Nhưng rồi ra cũng chỉ là mộng "Bước ngại ngùng nẻo mộng mấy lần sai" và
"Màu hoang đảo từ đây em sẽ ngó
Cát xa bờ tơ chỉ rối chiêm bao"
Đành thôi em nhé, "Đời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại
Giữa hư vô em giữ nhé ngần này"
Vỗ về với đời ngắn hạn, của người thương :
"Ta đứng lại bên này chờ đợi
ồ phải không? Em đó phải không
Ta đếm lại từng ngón tay lẩy bẩy
Đời chúng ta là mấy trăng tròn" (Vỗ Về)
Với Bùi Giáng, tình là sức mạnh, là lẽ sống, nhưng cũng oái ăm mỏng manh như phận người ngả ba! Nguồn nước nguyên sơ và mưa nguồn thường trực đã làm rơi lả tả những lá hoa cồn, chốn hoang sơ của người thơ, của nguồn tư tưởng, hóa ra chỉ là hư vô, vì em không còn đó... Nước nguồn gợi nhớ nhưng cũng hóa thành hư ảo, thành quá vãng! Trung thành với tình yêu chưa đến nửa đường đã đứt gánh, cả cuộc đời Bùi Giáng tự do chạy theo nhiều thần tượng, Maryline Monroe, Brigitte Bardot, Hà Thanh, Kim Cương, Phùng Khánh,... Kính cẩn gọi hai người sau là Mẫu Thân. Đó là những thần tượng hiện đại, vì đồng thời ông cũng với tay đến những xa xôi như Phật, Lão, Trang, Khổng,.. . hay gần hơn với Nietzsche, Nguyễn Du,... Tìm tri kỷ, nhìn đối mặt để tìm họ nghĩ gì, nếu là ông họ làm gì, v.v. Tôn Nguyễn Du làm thần tượng đến cả xem việc mình làm thơ là "vịnh Kiều" mà thôi! "Thơ Nguyễn Du thị hiện một cách đoạn trường như thế, thì sự cố nào xảy ra cho thằng tài tử ? Ấy là sự cố Mưa Nguồn, Lá Hoa Cồn... Mọi bài thơ tôi viết ra, đều là vịnh thơ Nguyễn Du tại chỗ gay cấn âm thầm nhất. Dịch thơ từ đó biến ra làm Vịnh Kiều, trong từng cơn cưỡng bức. Cưỡng bức thơ Nguyễn Du cũng là tự mình cưỡng bức mình."(3).
Người ta viết nhiều về hành-trạng Bùi Giáng hơn là thơ của ông và nhiều về thơ hơn là về tư tưởng của Bùi Giáng - có người cho là rời rạc, không hệ thống - hay tại không dễ nắm bắt! Hiểu được Bùi Giáng sẽ có thể hiểu tại sao Tam Ích tự treo cổ đạp chồng sách như một thái độ trước bí lối, tại sao Phạm Công Thiện có lúc cạo đầu mặc nâu sòng. Vì Bùi Giáng đã có thơ. Thi ca là giải thoát, là cõi phúc, là nguyên xuân, là sự sống ngao du tháng ngày! Mở tập Thi ca Tư Tưởng, Bùi Giáng viết "Thơ tôi làm ra là để tặng chuồn chuồn châu chấu, xin các ngài học giả hãy xa lánh thơ tôi". Lúc khác ông đã lý luận :"muốn bàn tới thơ, diễn dịch thơ, người ta chỉ có thể làm một bài thơ khác" (4). Hoặc: "...kẻ nào tự xét mình từ trong tinh thể mà ra chả có chi là phiêu bồng tí chút thì chả nên cưỡng cầu tự ép uổng ghé vào thi ca thâm xứ làm chi"(5). Tự xưng là Trung-Niên Thy-Sỹ và cho biết "là thằng thy sỹ đứng chênh vênh giữa hai bờ cõi để nghe ra những âm thanh chon von tịch hạng" (Câu Chuyện Hôm Qua). Trong hai tập Đi Vào Cõi Thơ, Bùi Giáng viết về thơ người đồng điệu và cả thơ Bùi Giáng, vẫn theo cung cách của ông! Thơ và tư tưởng Bùi Giáng như không có biên giới, cả hai như nương tựa lẫn vào nhau, hai thể loại được dùng để nói lên điều ông muốn nói và thi ca với ông rõ là một phương tiện để ông đạt đến chân lý!
Bùi Giáng có ngôn từ của ông, cả cách chơi chữ, ghép chữ ghép ý bất ngờ, từ lái từ láy, phi lý mà hợp một lý nào đó, vô nghĩa thoáng nhìn nhưng sâu xa ý tứ. Mưa Nguồn (1962) là bước đi khai mở một ngôn từ và một thế-giới thi ca riêng tây, sau này người ta gọi là rất-Bùi-Giáng. Mưa nguồn trên rừng thành nguồn nước, nước động, như mưa, như dòng trôi chảy,... Nhà thơ sống hòa hợp với cõi thiên nhiên đó, bên những Lá Hoa Cồn, Màu Hoa Trên Ngàn và Ngàn Thu Rớt Hột (6),... Trên đồi xanh sim tím, cõi sơ nguyên và an nhiên tự tại:
"Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
... Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh
Chim ngây ngất vào trong đôi mắt lá
Anh lim dim cho chết lịm hồn mình
Anh quên mất bò đương gặm cỏ
Anh chỉ nghe tiếng cỏ rì rào
Có hay không? bò đương gặm đó?
Hay là đây tiếng gió thì thào ..."(Anh Lùa Bò Vào Đồi Sim Trái Chín).
Cái tuổi thơ đẹp đó đã qua mất:
"Mười lăm năm ngọn tử phần
Mù sương cố quận chín tầng tầng rơi" (15 Năm)
Thế-giới thi ca Bùi Giáng trữ tình, ly tao, xử dụng con chữ và cấu trúc với ngôn từ thuần Việt. Khi nói về tình yêu: "Anh sẽ khóc suốt thiên thu tình lụy/ Của vấn vương tình nghĩa nặng muôn nghìn" (Vì Có Lẽ). Những ngỗ nghịch thường quen hay mơ thực cộng với dồn nén: "Bây giờ em để quần đâu/ Cỏ trên mình mẩy em sầu ra sao?"
Bùi Giáng bỡn cợt, như một Socrate trước tòa nhân dân thành Athènes, như Kiều trên đường đày đọa 15 năm: "Đầu đuôi thơ viết lộn hàng/ Hóa ra nét chữ lên đàng quẩn quanh" (Không Thuộc Bài). Hay "Tặng nhau từ ngữ lạc lầm/ Cũng xin hồng lệ hãy đầm đìa tuôn" (Y Ư Mộng Du Ư Mê).
Sau 1975, ngả ba thành ngõ bí, Bùi Giáng giỡn với con chữ nhiều hơn, ý nhân tình thế thái hơn là những tư tưởng thời trước đó.
"Que diêm que lửa que lời,
Cõi trăm năm cũng một đời ba que …" (Que Diêm).
Bùi Giáng đối thoại bằng độc thoại, giao tiếp với đời qua hành trạng người điên, nhưng ông có những cái nhìn thông suốt, thấu rõ, cả vung bút biết trước ngày cuối của mình hơn 26 năm trước khi kết bài "Sao gọi là thơ": "Cô Kim Cương nhớ chiếu cố sa mù cho nấm mộ mai sau của Trung-Niên Thy-Sỹ. Thy Sỹ chiêm bao thấy cô chan rưới mưa móc thật là nhiều. Tỉnh ra, sờ tay lên mái tóc, tưởng như hương thừa còn thơm nức thiên thụ.." (7). Cũng như trước đó mười năm, trong tập Mưa Nguồn:
"Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu"
Hay gần hơn:
"Ngày mai cá sóng phiêu bồng
Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng ra đi" (Đêm Ngắm Trăng).
Những trăn trở chử nghĩa của Bùi Giáng là mặt ngoài của ngả ba tư tưởng suốt đời vật vã ông, con người tổng hợp chân lý đông-tây nhưng cũng thấu hiểu rõ lẽ kỳ bí của vũ trụ và con người!.
Nguyễn Vy Khanh
2-2001
Chú:
(1) Alissa là nhân vật chính của Khung Cửa Hẹp (La Porte étroite) của André Gide và Adrienne, nhân vật của Mùi Hương Xuân Sắc (Sylvie, Souvenirs du Valois) của Gérard De Nerval - hai nhân vật là những ám ảnh của đời và tư duy Bùi Giáng, hai tập này cũng là những bản dịch tài hoa của ông.
(2) Con Đường Ngả Ba. Sài-Gòn: An Tiêm, 1972, tr. 7.
(3) Thi ca Tư Tưởng (Đi Vào Cõi Thơ 2). Sài-Gòn : Ca Dao, 1969, tr. 63.
(4) Thi Ca Tư Tưởng. Sđd, tr. 14.
(5) Đi Vào Cõi Thơ, tr. 9.
(6) Cả ba đều do nhà Lá Cồn xuất bản năm 1969.
(7) Con Đường Ngả Ba. Sđd, tr. 393.
Ngồi câu con cá hư vô linh hồn"
Ông ngắm gió, ngắm trăng, trong cái tịch mịch của cõi người:
"Tôi ngồi ngẫu chuyện oái oăm
Phiêu bồng bao xiết phù trầm bấy bao" (Tịch Mịch)
Và một thế-giới tình yêu. Cảm động thay lời nhắn nhủ, như người còn đó, ở giây phút tưởng niệm:
"Giờ ngẫu nhĩ như hồng bay em ạ
Và yêu thương như lá ở bên hoa
Và luyến ái như tơ vàng bốn ngả
Bủa vi vu như thoáng mộng la đà
... Con mắt ấy có gieo buồn rớt lệ
Trên nẻo đường lạnh lẽo lối lang thang
Môi thắm ấy mấy lần thao thức kể
Với đèn khuya vò võ mộng khôn hàn
... Em ở lại với đời ta em nhé
Em đừng đi . Cho ta nắm tay em
Ta muốn nói bằng thơ bay nhẹ nhẹ
Vào trong mơ em mộng giấc êm đềm
Ta sẽ đặt mười ngón tay lên mắt
Để nhìn em qua khe hở du dương
Vòng theo máu hai vòng tay khép chặt
ồ thưa em ta thấy mộng không thường" (Ly Tao I)
Tình đó rồi xa, tình trong từng lời và ý thơ gợi người đọc liên tưởng đến Trời Mưa Tháng Sáu hoặc Tiễn Biệt của Nguyên Sa, một bên ly tao trữ tình (lyric), một bên lãng mạn (romantic). Tình nên có đau khổ trái đắng:
"Vì bữa đó nhìn nhau hai con mắt
Giữa bốn bề bóng tối lạnh tro phai
Nên em muốn bàn tay ta xiết chặt
Ngón vô ngần đau khổ ở trong tay
... Còn lại đó chút gì em có biết
Có hiểu rồi và đã có nghe ta
Nói lơ láo một lời khi úp mặt
Ngón vô ngần đau khổ lúc buông ra" (Vì Bữa đó)
Vì không được nên phải nhung nhớ vô tận, nhớ một thuở đã lên ngôi, chiếm lãnh. Em không tên hay em là những tên tuổi vui đời với nhà thơ, hay người vợ đã quá vãng sớm?
"Miền cát lạnh chân lạc đà bé bỏng
Bóng hình em tơi tả dưới trăng rằm"
Nỗi đau nên lời, nỗi cô đơn dù say hay tỉnh ráo:
"Nhưng em hỡi trần gian ôi ta biết
Sẽ rồi ra vĩnh biệt với người thôi"
Nhưng rồi ra cũng chỉ là mộng "Bước ngại ngùng nẻo mộng mấy lần sai" và
"Màu hoang đảo từ đây em sẽ ngó
Cát xa bờ tơ chỉ rối chiêm bao"
Đành thôi em nhé, "Đời xiêu đổ nguồn xưa anh trở lại
Giữa hư vô em giữ nhé ngần này"
Vỗ về với đời ngắn hạn, của người thương :
"Ta đứng lại bên này chờ đợi
ồ phải không? Em đó phải không
Ta đếm lại từng ngón tay lẩy bẩy
Đời chúng ta là mấy trăng tròn" (Vỗ Về)
Với Bùi Giáng, tình là sức mạnh, là lẽ sống, nhưng cũng oái ăm mỏng manh như phận người ngả ba! Nguồn nước nguyên sơ và mưa nguồn thường trực đã làm rơi lả tả những lá hoa cồn, chốn hoang sơ của người thơ, của nguồn tư tưởng, hóa ra chỉ là hư vô, vì em không còn đó... Nước nguồn gợi nhớ nhưng cũng hóa thành hư ảo, thành quá vãng! Trung thành với tình yêu chưa đến nửa đường đã đứt gánh, cả cuộc đời Bùi Giáng tự do chạy theo nhiều thần tượng, Maryline Monroe, Brigitte Bardot, Hà Thanh, Kim Cương, Phùng Khánh,... Kính cẩn gọi hai người sau là Mẫu Thân. Đó là những thần tượng hiện đại, vì đồng thời ông cũng với tay đến những xa xôi như Phật, Lão, Trang, Khổng,.. . hay gần hơn với Nietzsche, Nguyễn Du,... Tìm tri kỷ, nhìn đối mặt để tìm họ nghĩ gì, nếu là ông họ làm gì, v.v. Tôn Nguyễn Du làm thần tượng đến cả xem việc mình làm thơ là "vịnh Kiều" mà thôi! "Thơ Nguyễn Du thị hiện một cách đoạn trường như thế, thì sự cố nào xảy ra cho thằng tài tử ? Ấy là sự cố Mưa Nguồn, Lá Hoa Cồn... Mọi bài thơ tôi viết ra, đều là vịnh thơ Nguyễn Du tại chỗ gay cấn âm thầm nhất. Dịch thơ từ đó biến ra làm Vịnh Kiều, trong từng cơn cưỡng bức. Cưỡng bức thơ Nguyễn Du cũng là tự mình cưỡng bức mình."(3).
Người ta viết nhiều về hành-trạng Bùi Giáng hơn là thơ của ông và nhiều về thơ hơn là về tư tưởng của Bùi Giáng - có người cho là rời rạc, không hệ thống - hay tại không dễ nắm bắt! Hiểu được Bùi Giáng sẽ có thể hiểu tại sao Tam Ích tự treo cổ đạp chồng sách như một thái độ trước bí lối, tại sao Phạm Công Thiện có lúc cạo đầu mặc nâu sòng. Vì Bùi Giáng đã có thơ. Thi ca là giải thoát, là cõi phúc, là nguyên xuân, là sự sống ngao du tháng ngày! Mở tập Thi ca Tư Tưởng, Bùi Giáng viết "Thơ tôi làm ra là để tặng chuồn chuồn châu chấu, xin các ngài học giả hãy xa lánh thơ tôi". Lúc khác ông đã lý luận :"muốn bàn tới thơ, diễn dịch thơ, người ta chỉ có thể làm một bài thơ khác" (4). Hoặc: "...kẻ nào tự xét mình từ trong tinh thể mà ra chả có chi là phiêu bồng tí chút thì chả nên cưỡng cầu tự ép uổng ghé vào thi ca thâm xứ làm chi"(5). Tự xưng là Trung-Niên Thy-Sỹ và cho biết "là thằng thy sỹ đứng chênh vênh giữa hai bờ cõi để nghe ra những âm thanh chon von tịch hạng" (Câu Chuyện Hôm Qua). Trong hai tập Đi Vào Cõi Thơ, Bùi Giáng viết về thơ người đồng điệu và cả thơ Bùi Giáng, vẫn theo cung cách của ông! Thơ và tư tưởng Bùi Giáng như không có biên giới, cả hai như nương tựa lẫn vào nhau, hai thể loại được dùng để nói lên điều ông muốn nói và thi ca với ông rõ là một phương tiện để ông đạt đến chân lý!
Bùi Giáng có ngôn từ của ông, cả cách chơi chữ, ghép chữ ghép ý bất ngờ, từ lái từ láy, phi lý mà hợp một lý nào đó, vô nghĩa thoáng nhìn nhưng sâu xa ý tứ. Mưa Nguồn (1962) là bước đi khai mở một ngôn từ và một thế-giới thi ca riêng tây, sau này người ta gọi là rất-Bùi-Giáng. Mưa nguồn trên rừng thành nguồn nước, nước động, như mưa, như dòng trôi chảy,... Nhà thơ sống hòa hợp với cõi thiên nhiên đó, bên những Lá Hoa Cồn, Màu Hoa Trên Ngàn và Ngàn Thu Rớt Hột (6),... Trên đồi xanh sim tím, cõi sơ nguyên và an nhiên tự tại:
"Anh lùa bò vào đồi sim trái chín
... Anh thấy lòng mở rộng đón trời xanh
Chim ngây ngất vào trong đôi mắt lá
Anh lim dim cho chết lịm hồn mình
Anh quên mất bò đương gặm cỏ
Anh chỉ nghe tiếng cỏ rì rào
Có hay không? bò đương gặm đó?
Hay là đây tiếng gió thì thào ..."(Anh Lùa Bò Vào Đồi Sim Trái Chín).
Cái tuổi thơ đẹp đó đã qua mất:
"Mười lăm năm ngọn tử phần
Mù sương cố quận chín tầng tầng rơi" (15 Năm)
Thế-giới thi ca Bùi Giáng trữ tình, ly tao, xử dụng con chữ và cấu trúc với ngôn từ thuần Việt. Khi nói về tình yêu: "Anh sẽ khóc suốt thiên thu tình lụy/ Của vấn vương tình nghĩa nặng muôn nghìn" (Vì Có Lẽ). Những ngỗ nghịch thường quen hay mơ thực cộng với dồn nén: "Bây giờ em để quần đâu/ Cỏ trên mình mẩy em sầu ra sao?"
Bùi Giáng bỡn cợt, như một Socrate trước tòa nhân dân thành Athènes, như Kiều trên đường đày đọa 15 năm: "Đầu đuôi thơ viết lộn hàng/ Hóa ra nét chữ lên đàng quẩn quanh" (Không Thuộc Bài). Hay "Tặng nhau từ ngữ lạc lầm/ Cũng xin hồng lệ hãy đầm đìa tuôn" (Y Ư Mộng Du Ư Mê).
Sau 1975, ngả ba thành ngõ bí, Bùi Giáng giỡn với con chữ nhiều hơn, ý nhân tình thế thái hơn là những tư tưởng thời trước đó.
"Que diêm que lửa que lời,
Cõi trăm năm cũng một đời ba que …" (Que Diêm).
Bùi Giáng đối thoại bằng độc thoại, giao tiếp với đời qua hành trạng người điên, nhưng ông có những cái nhìn thông suốt, thấu rõ, cả vung bút biết trước ngày cuối của mình hơn 26 năm trước khi kết bài "Sao gọi là thơ": "Cô Kim Cương nhớ chiếu cố sa mù cho nấm mộ mai sau của Trung-Niên Thy-Sỹ. Thy Sỹ chiêm bao thấy cô chan rưới mưa móc thật là nhiều. Tỉnh ra, sờ tay lên mái tóc, tưởng như hương thừa còn thơm nức thiên thụ.." (7). Cũng như trước đó mười năm, trong tập Mưa Nguồn:
"Ngày sẽ hết tôi sẽ không ở lại
Tôi sẽ đi và chưa biết đi đâu
Tôi sẽ tiếc thương trần gian mãi mãi
Vì nơi đây tôi sống đủ vui sầu"
Hay gần hơn:
"Ngày mai cá sóng phiêu bồng
Ngàn trăng ngậm bóng sương đồng ra đi" (Đêm Ngắm Trăng).
Những trăn trở chử nghĩa của Bùi Giáng là mặt ngoài của ngả ba tư tưởng suốt đời vật vã ông, con người tổng hợp chân lý đông-tây nhưng cũng thấu hiểu rõ lẽ kỳ bí của vũ trụ và con người!.
Nguyễn Vy Khanh
2-2001
Chú:
(1) Alissa là nhân vật chính của Khung Cửa Hẹp (La Porte étroite) của André Gide và Adrienne, nhân vật của Mùi Hương Xuân Sắc (Sylvie, Souvenirs du Valois) của Gérard De Nerval - hai nhân vật là những ám ảnh của đời và tư duy Bùi Giáng, hai tập này cũng là những bản dịch tài hoa của ông.
(2) Con Đường Ngả Ba. Sài-Gòn: An Tiêm, 1972, tr. 7.
(3) Thi ca Tư Tưởng (Đi Vào Cõi Thơ 2). Sài-Gòn : Ca Dao, 1969, tr. 63.
(4) Thi Ca Tư Tưởng. Sđd, tr. 14.
(5) Đi Vào Cõi Thơ, tr. 9.
(6) Cả ba đều do nhà Lá Cồn xuất bản năm 1969.
(7) Con Đường Ngả Ba. Sđd, tr. 393.
VÀI MẨU CHUYỆN VỀ BÙI GIÁNG
Khoảng dăm bảy năm trước, một bạn làm thơ trẻ ở Bình Định liều lĩnh vay tiền ngân hàngđể in thơ. Thơ in xong, anh ta xách đi bán. Anh mang mấy trăm cuốn vào TP HCM gặp nhà thơ Bùi Giáng kể khổ về gia đình. Bùi thi sĩ động lòng trắc ẩn, nhận bán giúp thơ cho anh bạn trẻ.
Ông chở trên xích lô một hòm thơ. Đến chỗ phố đông người, Bùi thi sĩ đứng lên nói to:
- Ta bán thơ đây! Bùi Giáng bán thơ đây!
Rồi ông lấy tập thơ của anh bạn trẻ tung xuống đường. Mọi người yêu quý cái tên Bùi Giáng, dù không phải thơ ông, người ta cũng cố tranh lấy một tập rồi tự giác bỏ tiền vào cái hòm, nhiều ít tùy lòng. Nghe đâu chuyến ấy anh bạn trẻ thu được kha khá.
Một lần, Bùi Giáng vào một tiệm ăn. Ngồi cạnh ông là đôi bạn trẻ, chừng như mới yêu nhau, còn lắm vẻ ngượng ngùng, e lệ nên họ ăn rất ít rồi đứng dậy. Bùi Giáng liền bưng 2 suất ăn gần như còn nguyên vẹn dồn lại và... ăn. Đôi bạn trẻ liền vội kêu:
- Trời ơi! Sao thày lại làm vậy? Để tụi con mua suất khác mời thày.
Bùi Giáng nghiêm giọng:
- Ta đâu có thiếu tiền. Ta cũng không hề đói. Ta ăn là tiếc mồ hôi nước mắt của cha mẹ các em đó.
Bữa ấy, hẳn là đôi bạn trẻ được một bài học thấm thía về tiết kiệm.
Hồi nhà thơ Thu Bồn còn sống độc thân ở một căn phòng nhỏ tại TP HCM. Một bữa trời mưa to, Thu Bồn thấy thi sĩ Bùi Giáng đứng gội mưa ngoài đường, người ướt nhèm hết cả. Thu Bồn vội mời ông về nhà, hấp tấp lấy bộ quân phục của mình cho ông thay (vì Thu Bồn mới rời quân ngũ, chưa có đồ xơ-vin).
Bùi Giáng loay hoay mãi chưa thay được vì phòng ở đã chật lại không có buồng tắm, nhà vệ sinh kín đáo. Thấy vậy, Thu Bồn bảo:
- Chỉ có hai người đàn ông với nhau chú ai đâu mà ngại. Bác cứ cởi đại ra đi.
Bùi Giáng ngập ngừng:
- Nhưng mà... chỗ ấy nó không được thơ cho lắm!
Thu bồn đành khép cửa đi ra ngoài, để Bùi Giáng được tự nhiên với "cái chỗ không được thơ" của ông.
Khoảng dăm bảy năm trước, một bạn làm thơ trẻ ở Bình Định liều lĩnh vay tiền ngân hàngđể in thơ. Thơ in xong, anh ta xách đi bán. Anh mang mấy trăm cuốn vào TP HCM gặp nhà thơ Bùi Giáng kể khổ về gia đình. Bùi thi sĩ động lòng trắc ẩn, nhận bán giúp thơ cho anh bạn trẻ.
Ông chở trên xích lô một hòm thơ. Đến chỗ phố đông người, Bùi thi sĩ đứng lên nói to:
- Ta bán thơ đây! Bùi Giáng bán thơ đây!
Rồi ông lấy tập thơ của anh bạn trẻ tung xuống đường. Mọi người yêu quý cái tên Bùi Giáng, dù không phải thơ ông, người ta cũng cố tranh lấy một tập rồi tự giác bỏ tiền vào cái hòm, nhiều ít tùy lòng. Nghe đâu chuyến ấy anh bạn trẻ thu được kha khá.
Một lần, Bùi Giáng vào một tiệm ăn. Ngồi cạnh ông là đôi bạn trẻ, chừng như mới yêu nhau, còn lắm vẻ ngượng ngùng, e lệ nên họ ăn rất ít rồi đứng dậy. Bùi Giáng liền bưng 2 suất ăn gần như còn nguyên vẹn dồn lại và... ăn. Đôi bạn trẻ liền vội kêu:
- Trời ơi! Sao thày lại làm vậy? Để tụi con mua suất khác mời thày.
Bùi Giáng nghiêm giọng:
- Ta đâu có thiếu tiền. Ta cũng không hề đói. Ta ăn là tiếc mồ hôi nước mắt của cha mẹ các em đó.
Bữa ấy, hẳn là đôi bạn trẻ được một bài học thấm thía về tiết kiệm.
Hồi nhà thơ Thu Bồn còn sống độc thân ở một căn phòng nhỏ tại TP HCM. Một bữa trời mưa to, Thu Bồn thấy thi sĩ Bùi Giáng đứng gội mưa ngoài đường, người ướt nhèm hết cả. Thu Bồn vội mời ông về nhà, hấp tấp lấy bộ quân phục của mình cho ông thay (vì Thu Bồn mới rời quân ngũ, chưa có đồ xơ-vin).
Bùi Giáng loay hoay mãi chưa thay được vì phòng ở đã chật lại không có buồng tắm, nhà vệ sinh kín đáo. Thấy vậy, Thu Bồn bảo:
- Chỉ có hai người đàn ông với nhau chú ai đâu mà ngại. Bác cứ cởi đại ra đi.
Bùi Giáng ngập ngừng:
- Nhưng mà... chỗ ấy nó không được thơ cho lắm!
Thu bồn đành khép cửa đi ra ngoài, để Bùi Giáng được tự nhiên với "cái chỗ không được thơ" của ông.
Không đủ gọi
Bùi Giáng
Mây đứng lại chân trời phủ khói
Giòng sông đi đò bến đợi ngu ngơ
Chiều trời đẹp tâm tình em không nói
đất với trời chung một nghĩa bơ vơ .
Chiều thổi đẹp gió về em không nói
Anh không chờ không biết đợi từ bao
Từ xuống mưa không biết tự phương nào
Giòng sông chảy ai người xin níu lại.
Mưa có tạnh nhưng chân trời còn mãi
Những giọt sương là lệ ở trong mây
Giòng sông đi cho nước nói ngàn ngày
Rằng bể rộng không bến bờ em ạ.
Anh đợi xuống đêm về đầu phủ tỏa
Mịt mờ xanh bù xõa ánh tơ giăng
Cười môi em duyên dáng như chị Hằng
Và lấp lánh mắt là sương trong lệ.
Anh sẽ hỏi gió đêm về mở hé
Mở muộn màng là một chút mơ hoa,
Mở ngàn sau hoài vọng chút phai nhoà,
Và mất hút ở cuối trời nín lặng.
Rồi từ đó về sau mang trái đắng.
Bàng hoàng đi theo gió thổi thu bay,
Anh chờ em không biết tự bao ngày
để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi.
Sầu một thuở đất mòn không tiếng nói
Một ngàn năm trăng giải tuyết băng buông
Anh gửi đi ngàn sóng cuộn thác nguồn
để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi.
Mùa xuân lại với chim về đã mỏi
Với cá về mây nước cũng lang thang
Anh nằm im nhắm con mắt mơ màng
Mở con mắt cũng mơ màng cỏ lá.
Hờn phố thị để lạc hồn cõi lạ
Sầu phố xanh từ bữa nọ em đi
Tuyết trời Tây có nguôi lãng những gì.
Ruộng đồng mọc lúa
Ruộng đồng mọc lúa quanh năm
Em về đại lộc tôi nằm Bình dương
Kể ra hai nẻo lộn đường
Sầu riêng châu chấu một nường năm xưa
Ruộng đồng không mọc
Ruộng đồng không mọc lúa mùa
Từ hôm cánh trắng cò lưa tiếng buồn
đêm nào nhỏ giọt khe mương
đêm này rớt hột mù sương bây giờ.
Bữa nay ruộng nhớ
Bữa nay ruộng nhớ lưng trời
Thông ngàn lũng tạ núi ngồi chiêm bao
Ra đi mang hận hội nào
Cổng xô còn vọng điệu chào bay ngang.
Vỗ Về
Bùi Giáng
Ta đứng lại bên này chờ đợi
Ồ phải không? Em đó phải không
Ta đếm lại từng ngón tay lẩy bẩy
đời chúng ta là mấy trăng tròn
Ngày vui ngắn? Lòng đã vơi mấy bận
Ngày vui đi? mấy bận giữa lòng ta
đổ lây lất mưa về xuân lấm tấm
Ồ thiều quang tan biến vội sao mà
Em có khóc? ta xin em đừng khóc
Em nhìn ta? lệ chảy có vui gì
Trang phượng mở giữa nguồn em hãy đọc
Nước xuôi giòng ngàn thu hận tan đi.
Bùi Giáng
Mây đứng lại chân trời phủ khói
Giòng sông đi đò bến đợi ngu ngơ
Chiều trời đẹp tâm tình em không nói
đất với trời chung một nghĩa bơ vơ .
Chiều thổi đẹp gió về em không nói
Anh không chờ không biết đợi từ bao
Từ xuống mưa không biết tự phương nào
Giòng sông chảy ai người xin níu lại.
Mưa có tạnh nhưng chân trời còn mãi
Những giọt sương là lệ ở trong mây
Giòng sông đi cho nước nói ngàn ngày
Rằng bể rộng không bến bờ em ạ.
Anh đợi xuống đêm về đầu phủ tỏa
Mịt mờ xanh bù xõa ánh tơ giăng
Cười môi em duyên dáng như chị Hằng
Và lấp lánh mắt là sương trong lệ.
Anh sẽ hỏi gió đêm về mở hé
Mở muộn màng là một chút mơ hoa,
Mở ngàn sau hoài vọng chút phai nhoà,
Và mất hút ở cuối trời nín lặng.
Rồi từ đó về sau mang trái đắng.
Bàng hoàng đi theo gió thổi thu bay,
Anh chờ em không biết tự bao ngày
để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi.
Sầu một thuở đất mòn không tiếng nói
Một ngàn năm trăng giải tuyết băng buông
Anh gửi đi ngàn sóng cuộn thác nguồn
để thấy mãi rằng thơ không đủ gọi.
Mùa xuân lại với chim về đã mỏi
Với cá về mây nước cũng lang thang
Anh nằm im nhắm con mắt mơ màng
Mở con mắt cũng mơ màng cỏ lá.
Hờn phố thị để lạc hồn cõi lạ
Sầu phố xanh từ bữa nọ em đi
Tuyết trời Tây có nguôi lãng những gì.
Ruộng đồng mọc lúa
Ruộng đồng mọc lúa quanh năm
Em về đại lộc tôi nằm Bình dương
Kể ra hai nẻo lộn đường
Sầu riêng châu chấu một nường năm xưa
Ruộng đồng không mọc
Ruộng đồng không mọc lúa mùa
Từ hôm cánh trắng cò lưa tiếng buồn
đêm nào nhỏ giọt khe mương
đêm này rớt hột mù sương bây giờ.
Bữa nay ruộng nhớ
Bữa nay ruộng nhớ lưng trời
Thông ngàn lũng tạ núi ngồi chiêm bao
Ra đi mang hận hội nào
Cổng xô còn vọng điệu chào bay ngang.
Bùi Giáng
Ta đứng lại bên này chờ đợi
Ồ phải không? Em đó phải không
Ta đếm lại từng ngón tay lẩy bẩy
đời chúng ta là mấy trăng tròn
Ngày vui ngắn? Lòng đã vơi mấy bận
Ngày vui đi? mấy bận giữa lòng ta
đổ lây lất mưa về xuân lấm tấm
Ồ thiều quang tan biến vội sao mà
Em có khóc? ta xin em đừng khóc
Em nhìn ta? lệ chảy có vui gì
Trang phượng mở giữa nguồn em hãy đọc
Nước xuôi giòng ngàn thu hận tan đi.
NỖI LÒNG TÔ VŨ
(Kỷ niệm một đoạn đời 15 năm chăn dê ở núi đồi Trung Việt Nam Ngãi Bình Phú)
Đồi tăm tắp chạy về ôm chân núi
San sát đồi phủ phục quấn núi xanh
Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối
Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Nhảy múa tung sườn núi vút giòng khe
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Vang vang lên đồi núi giọng be be
Những bận nào Trà Linh qua Đá Dừng Hòn Dựng
Dùi Chiêng về Phường Rạnh ngược Khe Rinh
Bao lần anh cùng chúng em lận đận
Bôn ba qua rú rậm luống rùng mình
Những bận nào Quế Sơn Rù Rì con suối ngược
Nước trôi nguồn nước lũ xuống phăng phăng
Những bận nào mịt mùng mưa gió ướt
Đẫm thân mình co rúm lạnh như băng
Em nhớ hay không? hồn hoa dại cỏ
Những ngậm ngùi đầu núi canh khuya
Vàng cao gót nai đầu truông hãi sợ
Gió cây rung trút lá mộng tan lìa
Nhưng từ nay Giáp Nam anh đóng trại
Cố định rồi - em khỏi ngại ngày đêm
Dưới nắng mưa tha phương du mục mãi
Cay đắng từng, bùi ngọt mặn mà thêm
Chiều hôm nay bên chó vàng chễm chện
Anh lặng nghe em bé hé bên sườn đồi
Khoanh mấy vòng tay anh thoăn thoắt bện
Vòng cho em từng chiếc sắp xong rồi
Chiều đã xuống em đà no nê chắc
Huýt tù và! em xúm xít lại anh đeo cho
Mỗi chúng em mỗi vòng mây mỗi sắc
Lại mau đây! to nhỏ cổ anh so
Này em Đen chiếc vòng vàng tươi lắm
Này em Vàng chiếc trắng há mờ đâu
Này em Trắng chiếc hồng càng lóng lánh
Này em Hoa Cà * hỡi! chiếc nâu
Ngẩng đầu lên! dê ơi anh thong thả
Đeo vòng vào em nghển cổ cong xinh
Ngẩng đầu lên! đây lòng anh vàng đá
Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên
Ngẩng đầu lên nhìn anh mờ mắt lệ
Từ lần đầu vòng ngọc tuổi hai mươi
Trao người em trăm năm lời ước thệ
Đây lần đầu cảm động nhất mà thôi **
Vòng em xong, vòng anh dành riêng chiếc
Dành riêng mình - dê hỡi hiểu vì sao
Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao
Nhìn anh đây các em Vàng Đen Trắng
Tía Hoa Cà lổ đổ thấu lòng chưả
Từ từ đưa chiếc vòng lên thủng thẳng
Anh từ từ đưa xuống cổ đong đưa
Và giờ đây một lời thề đã thốt
Nghìn thu sau đồi núi chứng cho ta
Cao lời ca bê hê em cùng thốt
Hòa cùng lời anh nghẹn nỗi thiết tha
Và giờ đây hoàng hôn mờ chĩu nặng
Bốn bề tràn lan bóng mịt mùng sa
Xếp hàng ngay nhanh lên hàng ngũ thẳng
Rập ràng về bế hế rập ràng ca
* Dê Hoa Cà có lông lổ đổ tía hồng xem như hoa cà vậỵ Đẹp vô cùng. Nhất là những buổi chiều, sắc lông óng ả dưới nắng vàng - xa xa hình bóng dê rực rỡ nổi bật trên triền núi xanh lợ Dê Hoa Cà còn gọi là Dê Sao (vì lông lổ đổ sáng như sao).
** Ý nói cái lần đầu, thuở hai mươi tuổi, trao cái vòng ngọc cho vị hôn thê mà không cảm động bằng lần đầu đeo vòng cho dê vậỵ
(Kỷ niệm một đoạn đời 15 năm chăn dê ở núi đồi Trung Việt Nam Ngãi Bình Phú)
Đồi tăm tắp chạy về ôm chân núi
San sát đồi phủ phục quấn núi xanh
Chiều xuống rồi tơ lòng rộn ràng rối
Trời núi đồi ngây ngất nhảy dê nhanh
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Nhảy múa tung sườn núi vút giòng khe
Thôi từ nay tha hồ em mặc sức
Vang vang lên đồi núi giọng be be
Những bận nào Trà Linh qua Đá Dừng Hòn Dựng
Dùi Chiêng về Phường Rạnh ngược Khe Rinh
Bao lần anh cùng chúng em lận đận
Bôn ba qua rú rậm luống rùng mình
Những bận nào Quế Sơn Rù Rì con suối ngược
Nước trôi nguồn nước lũ xuống phăng phăng
Những bận nào mịt mùng mưa gió ướt
Đẫm thân mình co rúm lạnh như băng
Em nhớ hay không? hồn hoa dại cỏ
Những ngậm ngùi đầu núi canh khuya
Vàng cao gót nai đầu truông hãi sợ
Gió cây rung trút lá mộng tan lìa
Nhưng từ nay Giáp Nam anh đóng trại
Cố định rồi - em khỏi ngại ngày đêm
Dưới nắng mưa tha phương du mục mãi
Cay đắng từng, bùi ngọt mặn mà thêm
Chiều hôm nay bên chó vàng chễm chện
Anh lặng nghe em bé hé bên sườn đồi
Khoanh mấy vòng tay anh thoăn thoắt bện
Vòng cho em từng chiếc sắp xong rồi
Chiều đã xuống em đà no nê chắc
Huýt tù và! em xúm xít lại anh đeo cho
Mỗi chúng em mỗi vòng mây mỗi sắc
Lại mau đây! to nhỏ cổ anh so
Này em Đen chiếc vòng vàng tươi lắm
Này em Vàng chiếc trắng há mờ đâu
Này em Trắng chiếc hồng càng lóng lánh
Này em Hoa Cà * hỡi! chiếc nâu
Ngẩng đầu lên! dê ơi anh thong thả
Đeo vòng vào em nghển cổ cong xinh
Ngẩng đầu lên! đây lòng anh vàng đá
Gửi gắm vào vòng mây nhuộm tơ duyên
Ngẩng đầu lên nhìn anh mờ mắt lệ
Từ lần đầu vòng ngọc tuổi hai mươi
Trao người em trăm năm lời ước thệ
Đây lần đầu cảm động nhất mà thôi **
Vòng em xong, vòng anh dành riêng chiếc
Dành riêng mình - dê hỡi hiểu vì sao
Vì lòng anh luống âm thầm tha thiết
Gán đời mình trọn kiếp với Dê Sao
Nhìn anh đây các em Vàng Đen Trắng
Tía Hoa Cà lổ đổ thấu lòng chưả
Từ từ đưa chiếc vòng lên thủng thẳng
Anh từ từ đưa xuống cổ đong đưa
Nghìn thu sau đồi núi chứng cho ta
Cao lời ca bê hê em cùng thốt
Hòa cùng lời anh nghẹn nỗi thiết tha
Và giờ đây hoàng hôn mờ chĩu nặng
Bốn bề tràn lan bóng mịt mùng sa
Xếp hàng ngay nhanh lên hàng ngũ thẳng
Rập ràng về bế hế rập ràng ca
* Dê Hoa Cà có lông lổ đổ tía hồng xem như hoa cà vậỵ Đẹp vô cùng. Nhất là những buổi chiều, sắc lông óng ả dưới nắng vàng - xa xa hình bóng dê rực rỡ nổi bật trên triền núi xanh lợ Dê Hoa Cà còn gọi là Dê Sao (vì lông lổ đổ sáng như sao).
** Ý nói cái lần đầu, thuở hai mươi tuổi, trao cái vòng ngọc cho vị hôn thê mà không cảm động bằng lần đầu đeo vòng cho dê vậỵ
Người Con Gái Mặc Quần
Bùi Giáng
Người con gái hôm nay mặc quần đỏ
vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen
đen và đỏ là hai màu rồi đó
cũng như đời, đường hai nẻo xuống lên
Người con gái hôm nay mặc quần trắng
vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng
hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn
cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh
Người con gái hôm nay mặc quần tím
vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng
vàng và tím là hai màu mỉm miệng
mím môi cười và chúm chím nhe răng
Người con gái hôm nay mặc quần rách
vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành
lành và rách đều vô cùng trong sạch
bởi vì là lành rách cũng long lanh.
Bùi Giáng
Người con gái hôm nay mặc quần đỏ
vì hôm qua đã mặc chiếc quần đen
đen và đỏ là hai màu rồi đó
cũng như đời, đường hai nẻo xuống lên
Người con gái hôm nay mặc quần trắng
vì hôm qua đã mặc chiếc quần hồng
hồng và trắng là hai màu bẽn lẽn
cũng như núi và rừng đều rất mực chênh vênh
Người con gái hôm nay mặc quần tím
vì hôm qua đã mặc chiếc quần vàng
vàng và tím là hai màu mỉm miệng
mím môi cười và chúm chím nhe răng
Người con gái hôm nay mặc quần rách
vì hôm qua đã mặc chiếc quần lành
lành và rách đều vô cùng trong sạch
bởi vì là lành rách cũng long lanh.
Nguyễn Vy Khanh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét