Bốn mùa thương nhớ ... Những vần thơ thời gian
“Bốn mùa thương nhớ” của bốn giọng thơ
có rất nhiều điểm chung nhưng mỗi tác giả vẫn hiển hiện rất rõ chân dung của
chính mình qua những vần thơ song hành với nhịp bước của thời gian… (Người Sông
Thương)
Đây có lẽ là tập thơ duy nhất, chỉ xuất hiện
một lần. Tác giả là 4 người đàn ông cùng tuổi, cùng xuất thân từ đồng bằng Bắc
bộ, kẻ trước người sau vào Nam thuở còn ở tuổi nhi đồng. Theo thời gian, mỗi
người trưởng thành trong hoàn cảnh riêng biệt, những số phận riêng biệt và sự
thành tựu cũng hoàn toàn khác biệt. Đó là Hồ Linh Vũ Ngọc Anh, Lê Hưng VKD,
Tùng Linh và Trần Áng Sơn. Về quê quán, Hồ Linh và Tùng Linh gốc Hà Nội, Lê
Hưng VKD gốc Hưng Yên, Trần Áng Sơn quê Hải Phòng. Nếu không có những biến động
của lịch sử, họ mãi mãi là những người xa lạ. Lịch sử đã trao cho họ cơ hội
quen biết nhau, để khi tuổi đời đi vào vùng heo may, họ tạo một cuộc hội ngộ bằng
thi ca, của 4 mùa. Những bài thơ mang màu sắc thời gian, hoài niệm ở thì hiện tại.
Điều đáng quí là bốn người với bốn giọng thơ hoàn toàn cá biệt không trùng lấp,
khuynh hướng sáng tác cũng rất riêng, sự thành tựu tuy còn giới hạn nhưng vô
cùng nhân bản, giàu chất thơ, đa phong cách, và nhất là tình yêu dành cho thơ
có lẽ họ là những người yêu cho đến ngày tận thế.
Hãy đi sâu vào “Bốn mùa thương nhớ” ta
gặp một Hồ Linh đa tài, ông hiện định cư tại Hoa Kỳ, tác giả của gần 20 đầu
sách, hầu hết là tiểu thuyết xuất bản tại Mỹ. Ông cũng có đầu sách xuất bản ở
Việt Nam - tiểu thuyết “Bên bờ hư thực” (NXB Lao Động - năm 2011)… Trở
về với Hồ Linh trong “Bốn mùa thương nhớ”, những bài thơ lấy ra từ ký ức,
nhớ quê hương, thơ tình, thế sự. Kỹ thuật làm thơ đã chín, ngôn ngữ nhiều ẩn dụ,
giàu cảm xúc đan xen với chua xót, hồ nghi. Ngoài thơ, Hồ Linh còn làm phú, kỹ
thuật phú của ông không kém gì một ông đồ, tuy phú của Hồ Linh mênh mang tâm trạng
cõi người xưa, nay liệu có ai chia sẻ với Hồ Linh? (Cổ Loa thành phú -
trang 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30). Không chỉ thơ, phú, Hồ Linh còn sính
thơ Đường.
Ở Hoa Kỳ mấy chục năm không những làm thơ luật, Hồ Linh còn “ôm” cả thơ Đường. Những danh tác của Lý Bạch, Thôi Hiệu ông đều dịch theo “kiểu” của mình. Tôi đã gặp nhiều người, định cư ở Mỹ 10 - 20 năm, khi về thăm quê nhà, giọng nói cứ lơ lớ như người ngoại quốc nói tiếng Việt. Thật - ta còn cảm thông được, nếu giả, cái lưỡi này chắc Ê Dốp quăng đi từ lâu. Nói thế để khen Hồ Linh mấy chục năm ăn đồ Mỹ, nói tiếng Mỹ nhưng làm thơ tiếng Việt vẫn nhuyễn. Hiếm!
Ở Hoa Kỳ mấy chục năm không những làm thơ luật, Hồ Linh còn “ôm” cả thơ Đường. Những danh tác của Lý Bạch, Thôi Hiệu ông đều dịch theo “kiểu” của mình. Tôi đã gặp nhiều người, định cư ở Mỹ 10 - 20 năm, khi về thăm quê nhà, giọng nói cứ lơ lớ như người ngoại quốc nói tiếng Việt. Thật - ta còn cảm thông được, nếu giả, cái lưỡi này chắc Ê Dốp quăng đi từ lâu. Nói thế để khen Hồ Linh mấy chục năm ăn đồ Mỹ, nói tiếng Mỹ nhưng làm thơ tiếng Việt vẫn nhuyễn. Hiếm!
Trường hợp của Lê Hưng VKD khác hoàn toàn, gia
đình nguyên quán ở Hưng Yên nhưng ông lại sinh ở Sài Gòn. Trưởng thành rồi lập
gia đình, định cư, xây dựng sự nghiệp ỏ Bình Dương từ những năm 70 thế kỷ trước
cho đến bây giờ. Lê Hưng VKD thuôc dòng họ danh giá nhiều đời nghiên cứu kinh dịch.
Theo tôi, chính yếu tố này góp phần thúc đẩy Lê Hưng trở thành thầy thuốc.
Chính sự chuyển biến kỳ ảo của kinh dịch đã tác động vào đông y, đã tạo ra “Thầy
Lê Hưng” tay gõ đầu “trẻ”, tay bốc thuốc cùng lúc túi đầy thơ.
“Bốn mùa thương nhớ” nổi bật giọng thơ của
một ông đồ hai thế kỷ. Thơ Lê Hưng VKD xưa một cách hiện đại. Xưa vì ngôn ngữ của
ông mang nhiều âm tiết Hán Nôm nhưng ý vẫn rất thời nay, chan hòa tình yêu
thương.
Khi nào ta đọc thơ tân hình thức, thơ hậu hiện
đại cảm thấp sắp bủn rủn tay chân, hãy đọc vài khổ thơ của Lê Hưng VKD
tâm hồn ta sẽ nhu hòa trở lại, thơ Lê Hưng VKD lúc nay trở thành thuốc: “Dế
kêu bạn tình dế/ Chim hót bạn tình chim/ Ta ồn ào hoang phế…? Em xuyên suốt,
thiên kim. (Âm dương hàm ơn nhau)
Khác với Hồ Linh và Lê Hưng VKD, Tùng Linh là
một hồn thơ như sợi tơ vương vãi trên không trung, sợi tơ này rất nhạy, rất dễ
vương vào và cũng rất khó gỡ ra. Thơ Tùng Linh hình như trùng với những sợi tơ
trời của Nguyễn Bính, rất thiết tha say đắm, ngôn ngữ quen quen, như khi ta đi
ngoài trời gay gắt nắng, ghé quán gốc đa uống bát chè tươi, cái vị chát chát,
ngọt ngọt, thơm thơm quen mà lạ, không uống thì lạ, uống rồi lại quen: “ Chị
ơi! Trăng đã vào thu đấy/ Tấp tểnh mây đi gọi gió ngàn/ Lòng đã tàn như không
muốn nhớ/ Mà rồi em vẫn cứ mang mang…” (Gởi chị - trang 72 BMTN). Tùng Linh
luôn trung thành với những cảm xúc thi ca của riêng mình. Thế giới có thay đổi
gì đi nữa thì thơ Tùng Linh vẫn một giọng thiết tha, bất biến.
Gương mặt thứ tư trong “Bốn mùa thương
nhớ” là Trần Áng Sơn, một người vừa lạ vừa quen. Thơ Trần Áng Sơn mang những
ám ảnh của quá khứ, một quê hương trong và sau chiến tranh: “Một quê hương
làm anh mất ngủ…” (Để lại cho con, trang 94). Thế giới thơ của Trần Áng
Sơn khắc khoải, xót xa, phẫn nộ trộn lẫn vào nhau làm bật lên tính nhân ái,
tình yêu thương ăm ắp trong một tâm hồn nhạy cảm. Kể cả thơ tình của ông cũng đằm
đằm xa vắng, hoài niệm, u uẩn…: “Rồi một sang thức dậy/ Thấy mìng đang rực
cháy/ Tan dần trong nỗi đau…” (Hình như, trang 103).
“Bốn mùa thương nhớ” của bốn giọng thơ
có rất nhiều điểm chung nhưng mỗi tác giả vẫn hiển hiện rất rõ chân dung của
chính mình qua những vần thơ song hành với nhịp bước của thời gian…
NGƯỜI
SÔNG THƯƠNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét