Sắc xuân trong Đường thi
Trong Đường thi, có hai mùa
thường được các nhà thơ bày tỏ cảm xúc, đó là mùa xuân và mùa thu, song đậm nhất
vẫn là mùa xuân. Mùa xuân của những thi sĩ như Triệu Sư Tú, Vương Duy, Gia Chí,
Vương Xương Linh, Lý Thương Ẩn, Đỗ Mục, Trương Nhược Hư, Mạnh Hạo Nhiên, Lý Bạch,
Đỗ Phủ, Sầm Tham, Chương Kiệt… luôn là những cung đàn đa âm, đa sắc của lòng
người. Xuân phả lên thơ những hương sắc của hoa đồng cỏ nội, của thiên
nhiên hòa điệu, của hơi ấm tình yêu.
Không hẹn mà xuân vẫn cứ về.
Trên cao xanh, những đám mây bàng bạc trôi lững lờ. Dưới kia, dòng sông mênh
mông lấp loáng. Giữa đất trời bao la đó, con người như hòa vào với thiên nhiên.
Thường thì, mỗi khi xuân về, trước ảo ảnh nhân sinh, mùa xuân như đánh thức
“thoáng mộng xuân thì”, như Bạch Cư Dị đã nói đến.
Mạnh Hạo Nhiên (689-740)
trong Xuân hiểu, tả lại cảnh buổi sớm mùa xuân thật sống động, thanh âm của tiếng
chim hót, vang cả bầu trời. Nhà thơ sực nhớ lại, đêm qua, trong tiếng gió mưa,
bao nhiêu hoa xuân đã rụng. Cả bài thơ, duy nhất chỉ có tiếng chim hót, vang
lên, đánh thức buổi sớm mùa xuân:
Xuân miên bất giác hiểu,
Xứ xứ văn đề điểu.
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu.
Dịch thơ:
Giấc xuân, sáng chẳng biết
Khắp nơi chim ríu rít
Đêm nghe tiếng gió mưa
Hoa rụng nhiều hay ít?
(Tương Như dịch)
Xứ xứ văn đề điểu.
Dạ lai phong vũ thanh,
Hoa lạc tri đa thiểu.
Dịch thơ:
Giấc xuân, sáng chẳng biết
Khắp nơi chim ríu rít
Đêm nghe tiếng gió mưa
Hoa rụng nhiều hay ít?
(Tương Như dịch)
Cũng là buổi sớm mai
thức dậy, nghe tiếng chim hót, nhìn hoa xuân nở, cảnh xuân diễm lệ như gợi cho
con người tiếc nhớ, nghĩ về cái vô biên, vô cùng của đất trời, của con người,
Lý Thương Ẩn (813-858) ngậm ngùi suy nghĩ:
Gẫm xem xuân sắc trời dành
cho ai ?
Nhiều lần như vậy, Lý Thương
Ẩn thường nhìn xuân mà tiếc nhớ. Con người gặp nhau đã khó khăn, xa nhau cũng
khó khăn. Tiếc xuân để mà thương xuân. Buổi sớm soi gương, buồn tóc mây đổi
màu. Ban đêm ngâm thơ, càng thấy bóng trăng giá lạnh. Mùa xuân đến và trăm hoa
rụng. Tiếc cho mùa xuân đến, trăng tàn, trăm hoa rơi trên mặt đất, vô tình. Cảm
thức này, Lý Thương Ẩn thường bộc lộ ở những bài thơ Vô đề nổi tiếng.
Lý Bạch (701-762), nhà thơ lãng mạn, con người cuồng phóng, không chịu một sự câu thúc, trói buộc nào, học giỏi, mười lăm tuổi đã đọc hết sách Bách gia chư tử và các loại kỳ thư, song, lại không chịu lai kinh ứng thí, chỉ ở nhà học kiếm thuật, ngao du sơn thủy, lên núi cầu tiên, phỏng đạo. Lý Bạch là một tâm hồn phóng khoáng, đi nhiều và trải nghiệm, thâu tóm nhiều cảnh sắc của núi non hùng vĩ. Hình ảnh “vầng trăng” và “mùa xuân” thường đến với thơ ông là vậy. Đó là, đêm xuân ở Lạc Thành nghe tiếng sáo (Xuân dạ Lạc Thành văn địch) hay giữa mùa hoa khói tháng ba, bạn dời lầu Hoàng Hạc ở phía tây, xuôi xuống Dương Châu trong “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, là ngày xuân say rượu tỉnh dậy nói chí mình (Xuân nhật túy khởi ngôn chí), thấy đời như giấc mộng lớn, cứ say, tỉnh lại, thấy chim oanh bay chuyền học nói trong gió xuân, lòng cảm xúc, nghiêng bầu, dốc chén, cất tiếng ca vang chờ trăng sáng, ca khúc ca quên cả nỗi lòng mình:
Lý Bạch (701-762), nhà thơ lãng mạn, con người cuồng phóng, không chịu một sự câu thúc, trói buộc nào, học giỏi, mười lăm tuổi đã đọc hết sách Bách gia chư tử và các loại kỳ thư, song, lại không chịu lai kinh ứng thí, chỉ ở nhà học kiếm thuật, ngao du sơn thủy, lên núi cầu tiên, phỏng đạo. Lý Bạch là một tâm hồn phóng khoáng, đi nhiều và trải nghiệm, thâu tóm nhiều cảnh sắc của núi non hùng vĩ. Hình ảnh “vầng trăng” và “mùa xuân” thường đến với thơ ông là vậy. Đó là, đêm xuân ở Lạc Thành nghe tiếng sáo (Xuân dạ Lạc Thành văn địch) hay giữa mùa hoa khói tháng ba, bạn dời lầu Hoàng Hạc ở phía tây, xuôi xuống Dương Châu trong “Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng”, là ngày xuân say rượu tỉnh dậy nói chí mình (Xuân nhật túy khởi ngôn chí), thấy đời như giấc mộng lớn, cứ say, tỉnh lại, thấy chim oanh bay chuyền học nói trong gió xuân, lòng cảm xúc, nghiêng bầu, dốc chén, cất tiếng ca vang chờ trăng sáng, ca khúc ca quên cả nỗi lòng mình:
Hạo ca đãi minh nguyệt
Khúc tận dĩ vong tình.
Dịch thơ:
Hát ngao chờ bóng trăng thanh
Lời ca vừa hết, mối tình đã quên.
(Ngô Tất Tố dịch)
Khúc tận dĩ vong tình.
Dịch thơ:
Hát ngao chờ bóng trăng thanh
Lời ca vừa hết, mối tình đã quên.
(Ngô Tất Tố dịch)
Đặc biệt, Xuân tứ, một bài
thơ xuân nổi tiếng, được nhiều người yêu thích. Bài thơ chỉ 6 câu, 30 từ, song
độ vang của nó có đến hơn nghìn năm nay. Nhiều thế hệ yêu mến thơ Đường đã đến
với bài thơ này. Bài thơ như một bức họa:
Yên thảo như bích ty,
Tần tang đê lục chi.
Đương quân hoài quy nhật,
Thị thiếp đoạn trường thì.
Xuân phong bất tương thức,
Hà sự nhập la vi?
Dịch thơ:
Cỏ Yên như sợi tơ xanh,
Dâu Tần xanh ngắt rủ cành xum xuê.
Khi chàng tưởng nhớ ngày về,
Chính là khi thiếp tái tê nỗi lòng,
Gió xuân, ai biết cho cùng,
Cớ sao len lỏi vào trong màn là?
(K.D dịch)
Tần tang đê lục chi.
Đương quân hoài quy nhật,
Thị thiếp đoạn trường thì.
Xuân phong bất tương thức,
Hà sự nhập la vi?
Dịch thơ:
Cỏ Yên như sợi tơ xanh,
Dâu Tần xanh ngắt rủ cành xum xuê.
Khi chàng tưởng nhớ ngày về,
Chính là khi thiếp tái tê nỗi lòng,
Gió xuân, ai biết cho cùng,
Cớ sao len lỏi vào trong màn là?
(K.D dịch)
Nằm trong mạch thơ này, có một
bài thơ nổi tiếng của Vương Xương Linh (698-757), bài Khuê oán:
Khuê trung thiếu phụ bất tri
sầu,
Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mạch phong hầu.
Xuân nhật ngưng trang thướng thúy lâu.
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc,
Hối giao phu tế mạch phong hầu.
Với Vương Xương Linh, mùa
xuân cũng gợi bao nỗi niềm của khuê phụ. Người phụ nữ trong Khuê oán có nỗi ân
hận, là sao không giữ chồng ở lại với quê nhà mà lại giục chàng, lên đường, kiếm
chút công hầu. “Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc” là sự rùng mình, cảm nhận
ngay cái cô đơn khi thấy sắc xuân nơi cây dương liễu đầu đường. Mùa xuân rồi sẽ
qua đi, cũng như “thiếu phụ bất tri sầu” kia, xuân hồng có giữ mãi với thời
gian! Công hầu thì chưa thấy, song sự cô đơn đã hiện diện trong từng câu chữ của
bài thơ.
Trong Đường thi, không gian
thiên nhiên là không gian nền. Ở đó, con người gắn bó với thiên nhiên. Thiên
nhiên như một tồn tại khác bên cạnh con người. Bước vào thế giới thơ Đường là
bước vào một thế giới hòa điệu, hòa điệu giữa người với người, người với cảnh
trí chung quanh. Niềm vui, nỗi buồn của con người dường như cũng nhuốm vào
thiên nhiên, tạo nên mối tương liên, tương cảm. Nhiều bài thơ của Lý Bạch, kể cả
thơ viết về mùa xuân là vậy, như bài Lao Lao đình:
Thiên hạ thương tâm xứ,
Lao Lao tống khách đình.
Xuân phong tri biệt khổ,
Bất khiển liễu điều thanh
Lao Lao tống khách đình.
Xuân phong tri biệt khổ,
Bất khiển liễu điều thanh
Dịch thơ:
Người đời đau khổ dường bao,
Là nơi tiễn khách Lao Lao đình này.
Gió xuân như cũng thấu hay,
Không cho cành liễu điểm đầy xanh non.
(Trúc Khê dịch)
Là nơi tiễn khách Lao Lao đình này.
Gió xuân như cũng thấu hay,
Không cho cành liễu điểm đầy xanh non.
(Trúc Khê dịch)
Thiên nhiên cảm thông, chia
sẻ với nỗi niềm tống biệt của con người, cho nên, ngọn gió xuân không nỡ làm
cho liễu xanh cành. Liễu xanh cành chỉ gợi thêm nỗi buồn ly biệt.
Một khía cạnh khác, nằm
trong thi hứng thơ biên tái, những cành dương liễu xuân của Trịnh Cốc (849-911)
trong Hoài thượng biệt hữu nhân (Trên sông Hoài từ biệt bạn) là một không gian
đượm đầy màu sắc của ly biệt, chia xa:
Dương Tử giang đầu dương liễu
xuân.
Dương hoa sầu sát độ giang nhân,
Sổ thanh phong địch ly đình vãn,
Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần.
Dương hoa sầu sát độ giang nhân,
Sổ thanh phong địch ly đình vãn,
Quân hướng Tiêu Tương, ngã hướng Tần.
Nhà thơ cho người đọc thấy
được cái tình bạn thắm thiết và nỗi buồn khi tiễn biệt cố nhân. Trịnh Cốc đỗ tiến
sĩ năm 887, ra làm quan, đến chức Đô Quan Lang Trung, Ông có 9 người bạn thâm
giao, thường gặp nhau, xướng họa thơ văn. Người đương thời gọi là “Phương Lâm
thập triết”.
Trong thơ Đường không thiếu
những bài tống biệt. Nhưng bài thơ này của Trịnh Cốc được nhiều người yêu
thích. Một ngày, chia tay bạn vào một buổi chiều xuân, bên sông Dương Tử, những
cây dương liễu lá xanh biếc, điểm xuyết hoa vàng rực rỡ. Hoa dương càng đẹp thì
lòng nhà thơ lại càng đứt ruột (dương hoa sầu sát). Vài tiếng gió vi vút ở đình
ly biệt vào buổi chiều hôm, giữa cảnh đó, anh đi tới Tiêu Tương, tôi đi tới đất
Tần. Rõ ràng, nói như Nguyễn Du, “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”.
Bạch Cư Dị (772-846) có một
bài thơ xuân hết sức trong trẻo, đó là bài Xuân đề hồ thượng (Mùa xuân, đề thơ
trên hồ). Xuân về, cảnh hồ tựa như bức tranh. Núi lô nhô vây quanh và nước hồ
êm phăng phẳng. Những hàng thông trên mặt núi trập trùng xanh ngắt. Ánh trăng rọi
vào lòng hồ thành một hạt ngọc châu. Lúa sớm đã trổ bông, dập dờn trên vuông ruộng
xanh biếc. Cảnh đó, khiến nhà thơ bộc lộ lòng mình:
Vị năng phao đắc Hàng Châu
khứ,
Nhất bán câu lưu thị thử hồ.
Nhất bán câu lưu thị thử hồ.
Dịch thơ:
Hàng Châu chưa bỏ đi cho dứt,
Một nửa vì đây vướng vít tình.
(Khương Hữu Dụng dịch)
Một nửa vì đây vướng vít tình.
(Khương Hữu Dụng dịch)
Có một dãi sông xuân, ngời
trăng là trăng trong Xuân giang hoa nguyệt dạ của Trương Nhược Hư. Có một đêm
yên tĩnh, xuân về trên núi cao, ánh trăng vừa ló dạng, khiến cho con chim núi
giật mình, thỉnh thoảng cất tiếng kêu quanh núi đồi trong Điểu minh giản của
Vương Duy (701-761). Có cảnh xuân trong nếp nhà trên núi của Sầm Tham (715-770)
trong Sơn phòng xuân sự, một cảm thức biên tái: Xuân lai hoàn phát cựu thời
hoa, mùa xuân về còn trổ những bông hoa ngày xưa ! Có nỗi buồn theo cơn gió
xuân khi tiễn bạn (Xuân phong tống khách sử nhân bi) của Cao Thích (705-765)
trong Tống tiễn vệ huyện Lý Thẩm thiếu phủ. Có nỗi niềm tha hương, khắc khoải
quê nhà vạn dặm, với tình lữ thứ lúc đêm xuân trong Xuân tịch lữ hoài của Thôi
Đồ:
Hoa phát xuân duy lưỡng mấn
sinh
(Xuân dục phai dần mái tóc xanh)
(Xuân dục phai dần mái tóc xanh)
Và, có cả gió xuân thổi qua
miền quan ải trong Xuất tái của Vương Chi Hoán (688-742).
Mùa xuân đã đưa lại cho Đường
thi một cõi nghệ thuật riêng. Ở đó, mỗi thi sĩ thổi vào một cung bậc, nắn một
tiếng đàn, tạo nên thế giới đầy âm sắc và đầy cá tính sáng tạo.
Đà Nẵng, tháng 12-2011
Huỳnh Văn Hoa
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét