Đưa ước mơ vào giấc mơ!
Theo Maslow, nhu cầu con người được chia làm 5 bậc. Bậc một là
nhu cầu sinh lý: hít thở, ăn, uống…. Bậc 2 là nhu cầu an toàn. Bậc 3 là nhu cầu
sinh hoạt cộng đồng. Bậc 4 là nhu cầu được tôn trọng, tôn vinh. Bậc 5 là nhu
cầu được tự thể hiện bản thân.
Đúng như ông cha ta dạy “Miếng ngon nhớ lâu, đòn đau nhớ
đời”. Nhu cầu bậc thấp là nhu cầu sinh tồn nên mạnh hơn. Nhu cầu bậc cao là nhu
cầu phát triển sẽ yếu hơn. Theo Ori Brafman nhu cầu sợ mất mát lớn gấp 2,5 lần
nhu cầu được lợi. Nếu chúng ta để kệ đời, tự nhiên thì nhu cầu sinh lý, nhu cầu
an toàn sẽ lấn át nhu cầu phát triển. Muốn an toàn phải nhớ đến các nỗi đau,
nỗi buồn, thất bại, rủi ro để né tránh. Đấy cũng là lý do suốt ngày chúng ta
“buôn dưa lê thối”. Chúng ta đã vô tình để nhu cầu cơ bản bậc thấp là sinh lý
và an toàn cá nhân nhấn chìm mất khao khát từ bên trong chính mình, nhu cầu
được thể hiện được tôn trọng, tôn vinh.
Chủ động hồi tưởng lại cái xuất sắc cái may, cái hay cái đẹp nhiều
hơn, ước mơ nhiều hơn để thăng bằng với cái bản năng mạnh về thất bại rủi ro để
cuộc sống an toàn và phát triển. Đưa ước mơ vào giấc mơ, đời ta đẹp hơn mơ.
Hành trang đầy hoang mang, đời ta thành tro tàn.
Mỗi chúng ta chỉ cần thay đổi cách sống quản trị đươc cảm xúc để
cuộc sống không chỉ là tồn tại mà còn phát triển thăng hoa chứa chan hạnh phúc.
Những cảm xúc áy náy, buồn chán, lo sợ từ những thất bại,những rủi ro ta đã gặp
phải trong quá khứ luôn trồi lên trong ta ngăn cản ta mỗi khi ta định hành động.
Ta phải rèn luyện thói quen nhớ tới những thành công xuất sắc mà ta đã từng đạt
được, luôn nhớ tới những lần may mắn nhất ta đã từng có, vui sướng khi ở cạnh
những người mà ta yêu quý, những người luôn hết lòng vì mình dù mình đúng hay
mình sai, mình thành công hay thất bại. Luôn ước mơ tưởng tượng tới cảm xúc hạnh
phúc trong tương lai. Khi ta làm đều đặn, những hình ảnh đó sẽ tăng cường cảm
xúc hưng phấn trong con người ta, thúc đẩy con người ta vươn tới những hành động
tốt đẹp, luôn cảm thấy cuộc sống xung quanh ta thật tươi đẹp, luôn yêu đời.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét