Vài nét về truyện ngắn "Một chiều dông gió” của Ma Văn Kháng
Phạm Ánh
Như chúng ta đã biết nhà văn Ma Văn Kháng ngoài các tập tiểu
thuyết như: "Đồng bạc
trắng hoa xoè” "Vùng biên ải” "Trăng non”, "Mùa lá rụng trong
vườn” "Đám cưới không giá thú”… Anh còn nhiều tập truyện
ngắn có giá trị được đánh giá cao: "Ngày đẹp trời”,"Trái
chín mùa thu”, "Heo may gió lộng”, "Trăng soi sân nhỏ”, "Vòng
quay cổ điển”… Ở bài viết này tôi có vài nét về truyện ngắn "Một
chiều dông gió” trong tập truyện ngắn cùng tên của anh.
Truyện ngắn "Một chiều dông gió” được anh hoàn thành vào tháng 7/2007, truyện phản ánh đời sống cực
khổ của một đội cung đường, đội trưởng là anh Tua, các anh là những chàng trai
đồng quê vào công nhân đường sắt, đời sống nơi làm việc của các anh tách biệt
với cuộc sống xung quanh "Karaoke là gì không biết. Đĩa CD
là cái chi không hay. Bãi biển ngày hè quán nhậu là thế giới ngoài ta. Ngày hè
lễ tết không. Cả năm không một tấm ảnh chụp, báo chí không. Liên hệ với cộng
đồng chỉ một cái đài bán dẫn chạy pin”. Cuộc sống lao động vất vả, sinh
hoạt giản đơn không cần ý tứ rất bộn bề tuỳ tiện… Một cô gái như hoa xuất hiện
làm cho mọi sinh hoạt của các anh thay đổi từ việc ăn mặc đến tóc tai quần áo…
từ cẩu thả tuỳ tiện chuyển qua nề nếp. Đặc biệt là cách nghĩ cách làm cũng khác "Con
người luôn có khả năng biến thành kẻ khác với chính nó”.Rồi cô gái xinh đẹp biến mất làm xáo trộn đời sống ngay trong ý
nghĩ, sinh hoạt thường ngày của các anh "Tua mới nhận ra
nỗi thống khổ đối với sự mất mát một hy vọng, sự thuyết vắng niềm vui giao tiếp
với cái đẹp còn muôn lần dai dẳng đớn đau hơn nếu so với cơn đói khác của dạ
dày cơn mệt nhọc của cơ bắp”. Mất hy vọng, tình yêu con người
trở nên thô lỗ cộc cằn… nếp sống tuỳ tiện bừa bãi lập lại như cũ, xung đột xảy
ra giữa anh Tua và anh Hợi- họ tranh luận dằn co rồi đấm đá quyết liệt… Anh Hợi
đánh giá con người vội vàng không xác thực "Nói trắng ra
hạng ấy giỏi lắm cũng chỉ là cave hoặc gái bia ôm”.
Ngược lại anh Tua tin tưởng vào cô gái, vào cái đẹp trong đời đang tồn tại mà mọi người ở đây không nhận ra "Các người có mắt mà không có con ngươi! Các người mù loà cả rồi”. Qua câu chuyện nhà văn đã phản ánh một hiện thực cuộc sống đang diễn ra rất cụ thể là đội cung đường, các nhân vật ở đây là những chàng trai đồng quê vào công nhân nên tâm lý tính cách… thể hiện qua nếp sống xa nhà cô lập với cộng đồng xã hội. Các anh làm việc nặng nhọc nhưng đời sống vật chât "Ở trên mức khổ cực” nhưng cái khổ hơn nữa là nỗi cô đơn, và cái khổ hơn nữa là đời sống không có hy vọng, ước mơ để hướng tới "Không có tình yêu không có gia đình”. Đây là nỗi đau lớn nhất của con người nhưng các anh phải cam chịu để hoàn thành nhiệm vụ của mình "vậy thì hãy nghiến răng lại mà sống mà làm việc hỡi anh em”. Từ việc mô tả chi tiết của ngoại cảnh là gió giông sấm chớp biểu hiện sự biến động thay đổi dữ dội của đời sống mà con người ở đây phải đủ bình tĩnh và nghị lực mới trụ vững. Bên cạnh sự biến động khốc liệt đó xuất hiện một con bướm dịu dàng thơ mộng. Với dụng ý nghệ thuật tác giả đã thể hiện một cách nhìn lạc quan về cuộc sống, dẫu cuộc đời biến động đổi thay cái đẹp luôn xuất hiện, luôn tồn tại. Chính sự tốt đẹp đó làm cho con người vươn lên trong khó khăn thử thách, khi cô gái xuất hiện thì đời sống của các anh công nhân cung đường thay đổi rõ rệt. Như vậy tác giả đã tái tạo một không gian, thời gian nghệ thuật vừa cụ thể vừa khái quát biểu hiện được cái ‘vốn có” là hiện thực cuộc sống và cái "cần có” là ước mơ khát vọng một cuộc sống luôn hiện hữu bao điều tốt đẹp. Đó là tính nhân văn nhân bản mà văn chương đích thực luôn chuyển tải.
Ngược lại anh Tua tin tưởng vào cô gái, vào cái đẹp trong đời đang tồn tại mà mọi người ở đây không nhận ra "Các người có mắt mà không có con ngươi! Các người mù loà cả rồi”. Qua câu chuyện nhà văn đã phản ánh một hiện thực cuộc sống đang diễn ra rất cụ thể là đội cung đường, các nhân vật ở đây là những chàng trai đồng quê vào công nhân nên tâm lý tính cách… thể hiện qua nếp sống xa nhà cô lập với cộng đồng xã hội. Các anh làm việc nặng nhọc nhưng đời sống vật chât "Ở trên mức khổ cực” nhưng cái khổ hơn nữa là nỗi cô đơn, và cái khổ hơn nữa là đời sống không có hy vọng, ước mơ để hướng tới "Không có tình yêu không có gia đình”. Đây là nỗi đau lớn nhất của con người nhưng các anh phải cam chịu để hoàn thành nhiệm vụ của mình "vậy thì hãy nghiến răng lại mà sống mà làm việc hỡi anh em”. Từ việc mô tả chi tiết của ngoại cảnh là gió giông sấm chớp biểu hiện sự biến động thay đổi dữ dội của đời sống mà con người ở đây phải đủ bình tĩnh và nghị lực mới trụ vững. Bên cạnh sự biến động khốc liệt đó xuất hiện một con bướm dịu dàng thơ mộng. Với dụng ý nghệ thuật tác giả đã thể hiện một cách nhìn lạc quan về cuộc sống, dẫu cuộc đời biến động đổi thay cái đẹp luôn xuất hiện, luôn tồn tại. Chính sự tốt đẹp đó làm cho con người vươn lên trong khó khăn thử thách, khi cô gái xuất hiện thì đời sống của các anh công nhân cung đường thay đổi rõ rệt. Như vậy tác giả đã tái tạo một không gian, thời gian nghệ thuật vừa cụ thể vừa khái quát biểu hiện được cái ‘vốn có” là hiện thực cuộc sống và cái "cần có” là ước mơ khát vọng một cuộc sống luôn hiện hữu bao điều tốt đẹp. Đó là tính nhân văn nhân bản mà văn chương đích thực luôn chuyển tải.
Có thể nói phương thức thể hiện từ việc mô tả hình ảnh âm
thanh cụ thể sinh động đến xây dựng hệ thống nhân vật từ ngoại hình đến diễn
biến của thế giới nội tâm… qua ngôn từ bình dị chính xác… Tác phẩm tự thân tạo
nên giá trị của nó. Nói như nhà văn Anh Đức "Nghề văn nói
về con người và nâng đỡ con người”. Truyện ngắn "Một
chiều dông gió”của Ma Văn Kháng đã "Nâng
đỡ” con người trong mỗi chúng ta tin yêu cuộc sống với bao điều tốt
đẹp đang hiện hữu, đang xuất hiện mà ta chưa nhận ra, hoặc chưa nhìn nhận chính
xác.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét