Vầng trăng trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du
1. Mở đầu
“Trăng, vú mộng của muôn đời thi sĩ” (Xuân Diệu). Từ cổ chí kim,
vầng trăng sáng ngời vẫn luôn là
nguồn cảm hứng bất tận cho các thi nhân. Hầu như mỗi nhà thơ trong đời đều ít nhiều sáng tác
một vài bài thơ về trăng,
tìm đến vầng trăng để bộc bạch nỗi lòng. Đối với con người trung đại, cũng giống như mây, núi, tuyết, hoa…
trăng không chỉ là một hiện tượng thiên nhiên, mà đó còn là hiện thân của thế giới tinh thần, là biểu trưng của những gì
thanh khiết, cao đẹp, là nơi kí thác tâm tư, tỏ bày chí hướng, là bạn tri kỉ của con người. Vầng trăng
trong thơ ca trung đại bao giờ cũng đẹp lung
linh và mang nhiều ý nghĩa biểu tượng.
Đại thi hào
Nguyễn Du là người tự nhận mình sinh chưa
thành danh gì thân đã suy yếu (Sinh vị thành
danh thân dĩ suy). Ông là con người của trăm mối u hoài
không thể nào nguôi ngoa được (Bách
chủng u hoài vị nhất sư), của những nỗi lòng
không biết ngỏ cùng ai (Ngã hữu thốn tâm vô dữ ngữ). Vì những tâm sự sâu kín
như nước sông Quế dưới chân núi
Hồng (Hồng Sơn sơn hạ Quế giang
thâm) không biết cùng ai san sẻ, nhà thơ chỉ biết ngồi một mình đối diện với khóm
trúc không muốn nói năng gì (Vô ngôn độc đối đình tiền trúc) và tìm đến chồng sách
trên giá, khóm cúc trước sân, khu vườn trồng cây thuốc, hay xa
hơn là mây trời, “cánh
hồng bay bổng”, vầng trăng…
Tố Như có nhiều bài, nhiều câu thơ xuất sắc viết về trăng hoặc gắn liền với trăng.
Không chỉ có “Vầng trăng vằng vặc giữa trời”, “Vầng trăng
ai xẻ làm đôi”, “Trăng thề còn đó trơ trơ”, “Hiên
tà gác bóng chênh chênh” trong Truyện Kiều, trong thơ chữ Hán của ông,
trăng xuất hiện nhiều lần và được thể hiện rất thành công. Đó không chỉ là những vầng trăng đẹp của thơ chữ Hán nước ta, mà
còn là những vầng trăng được nhà thơ gửi gắm nhiều tâm sự, là hình
bóng của con người thi nhân bao giờ cũng hiện lên với hình ảnh mái tóc
bạc trắng bay trong gió chiều hiu hiu
(Tiêu tiêu bạch phát mộ phong xuy) và trong
lòng ôm giữ bao nhiêu chuyện đau buồn của thế cuộc trăm năm
(Bách niên đa thiểu thương tâm sự).
Cũng như trong “khúc Nam âm chi tuyệt xướng” Đoạn trường tân
thanh, vầng trăng trong thơ chữ Hán Thanh Hiên xuất hiện nhiều lần, với nhiều dạng thức và cách
thể hiện khác nhau và tất nhiên, mang nhiều giá trị thẩm mỹ độc đáo.
Ta còn nhớ, trong Truyện Kiều, có đến 62 câu
thơ xuất hiện trăng.
Điều đặc biệt là những vầng trăng ấy được thể hiện một cách sáng tạo, tài hoa dưới bàn tay
điêu luyện của một bậc thầy ngôn ngữ dân tộc. Có khi trăng được gọi đúng như cách gọi thông thường (Vầng trăng ai xẻ làm đôi) nhưng nhiều khi được gọi điển, chữ (Liều như cung Quảng ả Hằng nghĩ nao, Ngoài hiên thỏ đã non đoài ngậm gương, Gương nga chênh chếch dòm
song). Có khi chỉ gọi bằng một chữ trăng (Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên) nhưng cũng có khi dùng hai chữ (theo
công thức A + trăng hoặc trăng + A) như vầng trăng, tuần trăng, vành trăng, bóng trăng, mảnh trăng, tấm trăng, trăng già, trăng hoa, trăng thề,trăng
ngàn... (Mảnh trăng đã gác non đoài, Trăng già độc địa làm sao, Là nhiều vàng đá
phải tìm trăng hoa, Vầng trăng vằng vặc giữa trời, Trăng thề còn đó trơ trơ); có khi
dùng ba chữ (A + trăng + B) như vầng trăng bạc, vành
trăng khuyết, tuần trăng
khuyết (Còn vầng trăng bạc còn lời nguyền xưa, Tuần trăng
khuyết đĩa dầu hao); lại có khi gọi bằng những từ ngữ khác
không có chữ trăng xuất hiện như nguyệt, thỏ,gương, bóng
nga, cung Quảng ả Hằng,… (Cũng
vừa tuần nguyệt sáng trong, Bóng ngathấp thoáng dưới mành,…). Có vầng trăng
tròn đầy sáng ngời (Gương nga vằng vặc trời trong) lại có vầng trăng
tà, trăng khuyết (Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao, Lần đường theo
bóng trăng tà về tây). Có vầng trăng
chỉ để nói sự trôi đi của thời gian (Trải bao thỏ lặn ác tà, Tuần trăng thấm thoát
nay đã thêm hai), có vầng trăng để tả cảnh thiên nhiên (Dưới trăng quyên đã gọi hè, Chênh chênh bóng nguyệt xế mành), có những vầng trăng gắn liền với nhiều sự kiện quan trọng trong
cuộc đời nhân vật, gắn liền với những cung bậc tâm trạng con người (nỗi tương tư của Kim Trọng trong Tuần trăng khuyết đĩa dầu hao / Mặt tơ tưởng mặt lòng
ngao ngán lòng; nỗi nhớ Thúc Sinh của Thúy Kiều trong Đêm khuya gió lọt song đào
/ Một vành trăng
khuyết ba sao giữa trời; nỗi ân hận, thất vọng của Kiều khi
khuyên Từ Hải ra đầu hàng trong Mảnh trăng đã gác non đoài / Một mình luống những đứng ngồi chưa xong)… Chỉ một vầng trăng
trong Truyện Kiều thôi mà ta đã thấy Nguyễn Du tài
năng như thế nào trong
việc sử dụng ngôn ngữ. Điều này cũng sẽ lặp lại trong thơ chữ Hán của ông.
Trong 249 bài thơ chữ Hán của Tố Như, có 45 bài nói trực tiếp hoặc nhắc đến trăng. Tập trung
nhiều nhất là ở Thanh Hiên
tiền hậu tập : 27 bài, thứ hai là ở Bắc hành tạp lục : 10 bài. Nam trung tạp ngâm ít xuất hiện nhất với 08 bài.
Trong đó, tần số xuất hiện cao nhất, nhì thuộc về hai tập thơ trước. Thanh Hiên 27 / 78 bài, chiếm 34,62 %; Nam trung 08 / 40 bài, chiếm 20 %. Thấp nhất là Bắc hành với 10 / 131
bài, chiếm 7,63 %.
Trong 45 được nói đến, có 01 lần trăng là khách thể để so sánh
(câu Đạt nhân tâm
cảnh quang như nguyệt [cõi lòng của người khoáng đạt sáng như trăng vậy] trong bài Tạp ngâm II), 01 lần trăng
mang nghĩa chuyển chỉ hiện tượng khác (câu Phong nguyệt không lưu tử hậu danh [trăng gió không lưu giữ tên tuổi sau khi
chết đi] trong bài Điều Long
thành ca giả. Phong nguyệt ở đây chỉ thời gian, cuộc đời), 02 lần trăng được nhắc đến nhưng không xuất hiện (câu An đắc huyền quan minh nguyệt huyện [biết làm sao
để có ánh trăng sáng hiện trước cửa] trong
bài Ngọa bệnh II và câu Vô nguyệt vô đăng khan bất kiến [không trăng không đèn nên
nhìn không thấy gì cả] trong Thương Ngô trúc chi ca VII). Ở 41 bài
còn lại, vầng trăng hoặc được nói đến trực tiếp, trong
đó có một bài viết riêng về trăng (bài Sơ nguyệt).
Trong 41 lần xuất hiện trực tiếp, vầng trăng trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du hiện ra với nhiều dạng thức, tâm thế khác nhau
đồng thời gắn liền với nhiều cung bậc tâm trạng của chủ thể trữ tình. Có vần trăng sáng ngời (Nhất thiên minh nguyệt giao tình tại, Mãn giang giai minh nguyệt) lại có vầng trăng
lu mờ, tàn úa (Không ốc lậu tà nguyệt, Nam minh tàn nguyệt phù thiên lý, Lũng đầu lạc nguyệt ngọa hàn ngưu, Sơn sơn lạc nguyệt dạ đề viên, Tà nguyệt vô quang tinh mãn thiên). Có vầng trăng
viên mãn tròn đầy (Nguyên dạ không đình nguyệt mãn
thiên, Hồng Sơn sơn nguyệt nhất luân
minh), có vầng trăng khuyết hao gầy (Hương Giang nhất phiến nguyệt, Lưu thủ giang nam nhất phiến nguyệt) lại có vầng trăng lẻ (Đoản thoa ngư chẩm cô chu nguyệt), có vầng trăng lạnh (Giang
thủy trứu hề giang nguyệt hàn). Có vầng trăng của hiện tại (Nguyên
dạ không đình nguyệt mãn thiên, Sài môn khai dạ nguyệt) cũng có
vầng trăng của quá khứ (Cổ thời minh
nguyệt chiếu tân
thành). Có vầng trăng trên đất người phương Bắc (Minh nguyệt hội Tam Tương) lại có vầng trăng đến từ quê nhà
xa tận trời Nam (Nguyệt lai Nam
quốc đại)…
Trong những vầng trăng ấy, có vầng trăng thực hiện hữu trên cao
(Cưỡng khởi thôi song vọng minh nguyệt), có vầng trăng ẩn hiện trong tiếng sáo (Đoản địch thanh
thanhminh nguyệt trung, Nguyệt trung
hoành địch thái vô lại) trong tiếng chuông,
tiếng trống xa xa (Vi vi chung
cổ nguyệt trung
văn), trong tiếng chày đập vải (Đinh
đông châm thử thiên gia nguyệt); lại có vâng
trăng trừu tượng chỉ cho lòng người (Gia hương thiên lý nguyệt trung
tâm, Lưu thủ giang nam nhất phiến nguyệt). Có vầng trăng
im lìm bất động (Mãn thiên minh
nguyệt nhất trì thủy) cũng có
vầng trăng được nhân cách hóa trở nên như có hành động, suy
nghĩ (Sơn nguyệt giang phong như hữu đãi, Sơn cao đắc nguyệt trì, Nguyệt lai Nam quốc đại)…
Cách thức thể hiện vầng trăng của Tố Như cũng khác nhau. Có vầng trăng được gọi bằng cách gắn liền với tính chất của nó (minh
nguyệt, tà nguyệt, tàn nguyệt, lạc nguyệt,hảo phong
nguyệt) lại có vầng trăng gọi kèm theo một sự vật hiện tượng nào đó
hàm chứa hoặc liên quan tới nó (sơn nguyệt, giang nguyệt, chu nguyệt, chung cổ nguyệt, song nguyệt). Có vầng trăng được gọi theo tên
thông thường (nguyệt) cũng có
vầng trăng gọi theo cách dùng điển cố (Nhất phiến hương tâm thiềm ảnh hạ, Cố quốc thiềm tùy mã hậu binh,Thường Nga trang kính vi khai hạp)…
Với những đặc điểm như trên, có thể nói,
trăng trong thơ chữ Hán cũng
được thể hiện một cách tài hoa, sáng tạo và độc đạo không
kém gì trăng trong Truyện Kiều. Không chỉ “là bậc thầy của ngôn ngữ dân tộc, là tập đại thành về ngôn ngữ của thời đại ông, là
nguời đã nâng ngôn ngữ văn học dân tộc của thời đại lên một đỉnh cao
chói lọi” (Nguyễn Lộc, Văn học Việt Nam (nửa cuối thế kỷ XVII – hết thế kỷ XIX), tái bản lần thứ 5, Nxb
Giáo Dục, H., 2004, tr. 419) Nguyễn Du còn
là nhà thơ chữ Hán xuất sắc với tài năng
sử dụng ngôn ngữ Hán điêu luyện, tinh thông. Đúng như nhận định của Mai Quốc Liên, “Thơ chữ Hán Nguyễn Du là những áng văn
chương nghệ thuật trác tuyệt” (Nguyễn Du toàn
tập, tập 1, Nxb
VH, H., tr.7). Tài năng Tố Như trong các sáng tác bằng chữ Hán được thể hiện rõ nét
qua nhiều phương diện, trong
đó chỉ một hình ảnh trăng cũng đã cho ta thấy rõ phần nào. Tìm
hiểu hình tượng trăng trong thơ Thanh Hiên sẽ là một trong những chìa
khóa đắc lực để đi vào khám phá thế giới nghệ thuật thơ ông, đặc biệt hiểu hơn về con người nhà
thơ.
3. Vài nét về giá trị thẩm mỹ của hình tượng trăng
Trong thơ chữ Hán Tố Như, có rất ít vầng trăng tươi mát, viên mãn, hạnh phúc hoặc thoáng đạt, ý vị, tình tứ như trong thơ của các tác gia khác. Phần lớn trong thơ ông là những vầng trăng
tàn, trăng tà, trăng khuyết, trăng lạnh, trăng lẻ loi, tiêu điều, vắng lạnh. Thậm chí ngay
cả những vầng trăng sáng ngời tròn trịa vốn chiếm số lượng khá lớn trong thơ ông dù rất đẹp nhưng bao giờ cũng gợi một nỗi u buồn man mác,
gợi lên một không gian đứng im, vắng vẻ, cô quạnh. Chẳng hạn như trong bài Tương Âm dạ viết về Khuất Nguyên:
Mãn mục giai thu sắc
Mãn giang giai nguyệt minh
Tịch liêu kim dạ vọng
Thiên trích cổ nhân tình
(Đầy cả mắt nhìn đều là sắc thu / Đầy cả dòng sông
đều là ánh trăng sáng / Cảnh hiu quạnh đêm nay
nhìn / Chạnh lòng nghĩ đến người xưa bị đày).
Có
một vầng trăng sáng tràn ngập cả dòng sông
nhưng cảnh vật chỉ càng thêm
vắng lạnh bởi thi nhân đang cảm thương về cuộc đời bất hạnh của một bậc vĩ nhân
suốt đời ngay thẳng có một tấm lòng cô trung chẳng biết gửi nơi nào (Tứ phương hà xứ thác cô
trung) mà ông hằng yêu mến, kính phục. Dễ nhận thấy những “nguyệt minh” nhưng đượm buồn này xuất hiện khá nhiều trong thơ chữ Hán Nguyễn Du. Đây
là điều khá đặc biệt với các tác giả khác cũng viết về trăng.
Tố Như là nhà thơ của nỗi “trường ưu”, của những nỗi lòng u ẩn, những nỗi buồn không thể nào vơi. Và như
chính ông đã nói Truyện Kiều “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu / Người buồn cảnh có vui
đâu bao giờ”, thiên nhiên cảnh vật trong đó
có vầng trăng trong thơ chữ Hán của ông vì
thế cũng nhuốm một nỗi buồn da diết. Bởi vậy, trong các sáng tác bằng chữ Hán của Tố Như, ít có vầng trăng
khách thể xuất hiện, mà hầu hết là những vầng trăng mang bóng dáng con người, tấm gương phản chiếu tâm trạng của chủ thể, đôi khi
được nhân cách hóa để trở thành chủ thể mang tình
cảm, tâm tư.
Có một vầng trăng biết đồng cảm với người mang nhiều sầu hận theo bạc đầu theo năm
tháng trôi (Bạch đầu đa hận tuế thời thiên), biết cảm thương kẻ không nhà anh em thất lạc (Hồng Lĩnh vô
gia huynh đệ tán) phải lưu lạc nơi góc biển chân trời những ba chục năm (Hải giác
thiên nhai tam thập niên) nên tìm đến gặp trong
bài Quỳnh Hải nguyên
tiêu :
(Thương ta là kẻ cùng đường mà ở xa tìm đến gặp).
Trong thơ Lí Bạch có một vầng trăng
sáng rọi nơi đầu giường gợi về bao nỗi nhớ quê của người bao năm
lữ thứ trên đất tha hương (Cử đầu vọng minh
nguyệt / Đê đầu tư cố hương trong bài Tĩnh dạ tư) thì
trong thơ chữ Hán Nguyễn Du cũng
có vầng trăng soi rõ một tấc lòng đau
đáu nhớ quê nhà, nhớ các em đã nhiều năm bặt tin
không thấy một lá thư báo cho biết bình an
(Cố hương đệ muội âm hao
tuyệt / Bất kiến bình an
nhất chỉ thư) trong
bài Sơn cư mạn hứng :
Nhất phiến hương tâm thiềm ảnh hạ
(Một tấc lòng quê
dưới ánh trăng soi)
Và
có một vầng trăng nơi thi nhân gửi nỗi nhớ nhà trong
đêm xuân sâu thăm thẳm nơi đất khách đã
bao năm dưới bóng đèn rơi lệ (Ky lữ đa niên
đăng hạ lệ) trong bài Xuân
dạ :
Gia hương thiên lý nguyệt trung tâm
(Quê
nhà xa ngàn dặm, tấm lòng chỉ biết gửi nơi vầng trăng).
Nếu trong thơ Thi Phật Vương Duy có một vầng trăng mới mọc nơi khe núi làm lũ chim giật mình (Nguyệt xuất kinh sơn điểu trong bài Điểu minh giản) để tả cảnh thanh tịnh trong
đêm xuân thì trong thơ chữ Hán Nguyễn Du, cũng
có một vầng trăng sáng làm chim hồng, chin
nhạn giật mình bay. Có điều vầng trăng của Tố Như khác ở chỗ, đây là vầng trăng
li biệt, do đó đượm buồn dù rất sáng :
Nguyệt minh hồng nhạn tán
(Trăng
sáng, chim hồng chim nhạn bay tản khắp nơi, bài Biệt Nguyễn đại lang).
Ta
chú ý điển chim hồng chỉ sự li biệt. Bài thơ được làm để tiễn biệt người bạn lên đường về quê cũ trước lúc nhà
thơ cũng sắp qua sông
đi xa (Tống quân quy cố khâu /
Ngã diệc phù giang hán), đôi bên không biết bao giờ gặp lại, ngàn dặm xa cách
sẽ không biết được tin tức nhau (Thiên lý bất tương văn) do đó mang âm hưởng buồn. Vầng trăng
trong bài thơ vì thế cũng gợi cảm giác vắng lặng, u buồn.
Lại có một vầng trăng lạnh, lẻ loi trên sông, nơi con thuyền, chốn rừng núi sâu
nhưng cũng chính là sự khúc xạ trở lại từ nỗi lòng trống vắng, cô đơn, lạnh lẽo và đau
buồn trong những ngày phiêu bạc phong trần, những năm
tháng ăn nhờ ở đậu, và cả những ngày trên đất Bắc xa xôi
trong hành trình đi sứ của mình :
(Nước sông
nhăn nhó thay, sông trăng lạnh lẽo thay,
bài Thái Bình thành hạ văn xuy địch);
Đoản thoa ngư
chẩm cô chu nguyệt
(Ông
chài nằm gối áo tơi trong chiếc thuyền trăng lẻ loi, bài Hoàng Mai kiều vãn diểu);
Thụ thụ đông phong xuy tống mã
Sơn sơn lạc nguyệt dạ đề viên
(Khắp rừng cây gió
đông thổi vào đoàn ngựa đi tiễn / Khắp dãy núi
dưới ánh trăng tà tiếng vượn kêu, bài Quỷ môn đạo trung).
Cũng có vầng trăng dường như dững dưng với con người vì không
thể nào hiểu hết tâm sự, nỗi niềm của thi nhân như
trong bài Hoàng Hạc lâu :
Trung tình vô hạn bằng thùy tố
Minh nguyệt thanh phong dã bất tri
(Nỗi lòng
chan chứa biết ngỏ cùng ai / Trăng trong gió mát đều không biết)
Hay
trong bài Ngẫu hứng II :
Lô hoa sơ
bạch cúc sơ
hoàng
Thiên lý hương tâm dạ cộng trường
Cưỡng khởi thôi song vọng minh
nguyệt
Lục âm trùng điệp bất di quang
(Hoa
lau vừa trắng, hoa cúc vừa vàng / Nhớ quê ngàn
dặm đêm dài sâu thẳm / Gượng dậy mở cửa sổ nhìn vầng trăng
sáng / Mà bóng râm lớp lớp không thấy một tia sáng nào).
Trăng trong thơ chữ Hán Nguyễn Du thường buồn. Thế nhưng đáng mừng là nó
chưa bao giở bi lụy. Vượt lên trên
nỗi sầu ưu, trong thơ chữ Hán của ông vẫn có những vẫn trăng
sáng trong, chung thủy, nghĩa tình, nói thay cho lòng thi sĩ :
Lưu thủ giang nam
nhất phiến nguyệt
Dạ lai thường chiếu lưỡng nhân tâm
(Chỉ còn ở phía nam
sông một mảnh trăng / Đêm về chiếu sáng mãi
tấm lòng của hai ta, bàiLưu biệt Nguyễn đại lang).
Trạm trạm nhất phiến tâm
Minh nguyệt cổ tỉnh thủy
(Trong
veo một tấc lòng / Như vầng trăng
sáng trong giếng cổ, bài Đạo ý).
4. Kết luận
Có thể nói, trăng trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du cũng
xuất hiện nhiều, tài hoa và mang nhiều giá trị độc đáo như trong Truyện Kiều. Thế nhưng nếu như trong Đoạn trường tân
thanh, trăng thường chỉ gắn liền với cuộc đời và tâm trạng của các nhân
vật thì trong thơ chữ Hán, vầng trăng lại gắn liền với những bước thăng trầm trong cuộc đời của tác giả cùng nhiều trạng thái cảm xúc khác
nhau của thi nhân. Vầng trăng trong thơ chữ Hán Tố Như đẹp nhưng buồn, in đậm dấu ấn con người nhà thơ, một con người đa sầu đa mộng (Tri
giao quái ngã sầu đa mộng), luôn
mang trong mình mặc cảm tha hương tấm thân gửi mây trôi
gió bụi (Tha hương thân thế thác phù
vân), nặng một nỗi lòng chất chứa chỉ biết ngồi một mình trong đêm sâu đối bòng mà
không thể nói ra (Bồi hồi đối ảnh độc vô ngữ). Đó là
những vầng trăng đẹp, lạ và giàu giá trị nhân văn trong nền thơ ca Việt Nam nói chung, thơ chữ Hán thời trung đại nói
riêng.
Tài liệu tham khảo:
1. Thiều Chửu (tái bản lần thứ năm, 2011), Hán Việt tự điển 漢 越 字 典, Nxb Thanh niên, H.
1. Thiều Chửu (tái bản lần thứ năm, 2011), Hán Việt tự điển 漢 越 字 典, Nxb Thanh niên, H.
2.
Nguyễn Thạch Giang, Trương
Chính (biên khảo và chú giải, 2000), Nguyễn Du tác
phẩm và lịch sử văn bản, Nxb TP.
HCM.
3.
Mai Quốc Liên (chủ biên, 1996), Nguyễn Du toàn
tập, tập 1, Nxb
VH, H.
4.
Nguyễn Lộc (tái bản lần thứ năm, 2004), Văn học Việt Nam (Nửa cuối cuối thế kỷ XVIII-hết thế kỷ XIX), Nxb GD,
H.
5.
Duy Phi (biên dịch, 1999), 249 bài thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Văn
hóa dân tộc, H.
6.
Lê Thu Yến (1999), Đặc điểm nghệ thuật thơ chữ Hán Nguyễn Du, Nxb Thanh niên, H.
Quy Nhơn,
ngày 18/8/2014
Phạm Tuấn Vũ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét