Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Đặt lệnh “Dừng” cho nỗi lo lắng

Đặt lệnh “Dừng” cho nỗi lo lắng 
Hẳn bạn rất muốn biết cách kiếm tiền ở phố Wall? Có hàng triệu người khác cũng như bạn – và giá tôi biết câu trả lời, quyển sách này chắc phải bán được với giá 10.000 đô-la mỗi bản. Tuy nhiên, tôi cũng có một cách khá hay vẫn được các nhà đầu tư chứng khoán thành công sử dụng. Chính Charles Roberts, một nhà cố vấn đầu tư, đã mách cho tôi trong khi để cầu chuyện của anh.
“Khi mới rời Texas đến New York, tôi được bạn bè gửi gắm 20.000 đô-la để đầu tư chứng khoán. Lúc ấy, tôi cứ ngỡ mình khá rành về thị trường, vậy mà sau này thua lỗ đến không còn một đồng. Sự thật thì tôi cũng kiếm được khá nhiều trong một vài thương vụ, nhưng cuối cùng vẫn là trắng tay.
Nếu đánh mất tiền của mình thì chẳng sao nhưng đây lại là của bạn bè nên tôi cảm thấy vô cùng áy náy, dẫu biết rằng số tiền ấy cũng không lớn lắm đối với họ. Tôi thật sự lo lắng với ý nghĩ phải đối diện với bạn bè sau vụ đầu tư thất bại ấy, nhưng thật ngạc nhiên, họ không những tỏ ra thông cảm mà còn thể hiện là những con người lạc quan vô song bằng cách tiếp tục gửi tiền cho tôi đầu tư.
Tôi biết mình đã làm ăn theo kiểu được ăn cả, ngã về không; cũng như dựa dẫm quá nhiều vào may rủi và quan điểm của người khác. Tôi đã buôn bán chứng khoán “bằng tai chứ không phải bằng đầu”, thấy mọi người làm sao thì cũng chạy theo làm vậy.
Tôi bắt đầu xem xét lại các sau lầm của mình, và quyết định sẽ chỉ đầu tư trở lại sau khi đã tìm hiểu thật kỹ thị trường. Vậy là tôi tìm đến làm quen với một trong những nhà đầu tư chứng khoán thành công nhất từ trước tới nay: Burton S. Castles, hy vọng có thể học hỏi được nhiều điều từ con người vốn nổi danh với những thành công liên tiếp hết năm này sang năm khác này. Một sự nghiệp như thế không thể nào chỉ là kết quả của vận may tình cờ.
Đầu tiên, Castles hỏi đôi chút về cách tôi đầu tư chứng khoán, sau đó tiết lộ một quy tắc mà tôi cho là tôi quan trọng trong nghề này. Ông nói: “Tôi luôn đặt một lệnh dừng lỗ trong mọi giao dịch của mình. Nếu mua một loại cổ phiếu nào đó, chẳng hạn với giá 50 đô-la thì tôi sẽ đồng thời đặt một lệnh bán dừng lỗ ở mức 45 đô-la. Nghĩa là, nếu giá cổ phiếu này sụt giảm quá 5 điểm so với chi phí mua ban đầu thì nó sẽ được tự động bán ra để khoản lỗ tối đa chỉ giới hạn ở mức sụt giảm 5 điểm.
Burtum S. Castles nói tiếp: “Nếu ngay từ đầu đã thực hiện được một giao dịch khôn ngoan thì lợi nhuận trung bình của cậu sẽ ở mức 10,25, thậm chí 50 điểm. Do đó, với cách giới hạn khoản lỗ ở mức sụt giảm 5 điểm, cậu vẫn có thể kiếm được nhiều tiền đã thua trong quá nửa thời kỳ.
Tôi lập tức áp dụng quy tắc của Burton S. Castles và vẫn tiếp tục cho đến tận bây giờ. Nó đã giúp tôi và các khách hàng của mình tránh khỏi thất thoát hàng nghìn đô-la.
Một thời gian sau, tôi nhận ra quy tắc này không chỉ có tác dụng trong phạm vi thị trường chứng khoán mà còn hiệu quả trong các lĩnh vực của đời sống. Tôi bắt đầu đặt các “lệnh dừng” với mọi chuyện phiền toái và bực dọc của mình. Kết quả thật kỳ diệu!
Chẳng hạn, tôi thường hẹn ăn trưa với một người bạn hiếm khi đúng giờ. Anh ấy thường bắt tôi phải chờ dài cổ đến hết nửa giờ rồi mới xuất hiện. Cuối cùng, tôi kể cho anh ấy nghe về các “lệnh dừng” đối với nỗi lo lắng và bảo: “Bill này, tôi đặt lệnh dừng cho việc chờ đợi anh trong giới hạn 10 phút. Nếu anh còn đến muộn hơn 10 phút thì cuộc hẹn ăn trưa của chúng ta sẽ kết thúc và tôi sẽ không ngồi nán lại đợi anh nữa đâu”.
Ôi! Giá như trước kia tôi sớm khôn ngoan để đặt các “lệnh dừng” với bản tính thiếu kiên nhẫn, nóng nảy và ngoan cố của tôi. Giá mà tôi đủ khôn ngoan để đặt các “lệnh dừng” với những căng thẳng tinh thần vả cảm xúc, cũng như những hối tiếc của mình. Sao tôi không có lấy một chút tỉnh táo để đánh giá đúng đắn tính huống đang làm mình bất an, rồi tự nhủ rằng: “Này Dale Carnegie, lo lắng như thế là quá đủ rồi, dừng lại thôi!”? … Sao tôi không làm được thế cơ chứ?
Tuy nhiên, tôi cũng phải tự khen mình vì ít ra đã quyết định khá sáng suốt trong một sự kiện quan trọng, một thời kỳ khủng hoảng trong cuộc đời tôi – khi tôi phải tê tái đứng nhìn những ước mơ, kế hoạch tương lai cùng công sức làm việc nhiều năm trời của mình phút chốc tan thành mấy khói.
Chuyện là thế này: Ở tuổi 30, tôi đã từng dự định trở thành một nhà văn, một Frank Norris(32), Jank London(33) hoặc Thomas Hardy(34) thứ hai. Tôi hăm hở đến mức đã sang Châu Âu hai năm – nơi tôi có thể sống khá sung túc với đồng đô-la rất có giá lúc bấy giờ, trong thời kỳ in tiền chóng mặt (do lạm phát) sau Thế chiến thứ nhất. Hai năm trời, tôi miệt mài viết kiệt tác của mình. Tôi đặt cho nó tựa đề The Blizzard (Trận bão tuyết). Và đúng như tên gọi, nó được các nhà xuất bản tiếp đón với thái độ lạnh lẽo chẳng khác nào những cơn bão tuyết tràn qua vùng đồng bằng Dakota. Khi người phụ trách mảng sách văn học của một nhà xuất bản bảo tôi rằng quyển sách không có giá trị gì, rằng tôi không có chút tài nghệ hay năng khiếu gì về văn chương, tim tôi gần như ngừng đập. Nếu lúc ấy có bị anh ta lấy gậy nện vào đầu chắc tôi cũng không thể choáng váng hơn được. Đầu óc tôi mụ đi. Tôi nhận ra mình đang đứng giữa ngã ba đường của cuộc đời, và phải ra một quyết định vô cùng quan trọng. Tôi nên làm gì? Nên đi theo hướng nào đây?
Phải mất nhiều tuần tôi mới gượng dậy sau cơn chấn động. Lúc đó, tôi chưa hề biết đến biện pháp: “đặt lệnh dừng với nỗi lo lắng”. Nhưng bây giờ nghĩ lại, tôi biết mình đã thực hiện chính việc đó. Tôi bỏ ra hai năm miệt mài viết tiểu thuyết và đã nhận được kết quả phản ánh chính xác khả năng của mình. Dẫu sao, khoảng thời gian ấy cũng là một trải nghiệm thú vị. Sau đó, tôi quay trở lại với công việc tổ chức và giảng dạy các lớp học buổi tối, viết tiểu sử và các thể loại phi tiểu thuyết khác – như quyển sách mà bạn đang cầm trên tay đây.
Tôi có vui sướng vì đã quyết định như thế không? Mỗi khi nhớ lại, tôi không chỉ vui sướng mà còn muốn nhảy múa nữa ấy chứ! Tôi có thể thành thật nói rằng, từ ngày đó đến nay, chưa bao giờ tôi có ý nghĩ ngậm ngùi oán thán về việc mình không thể trở thành một Thomas Hardy thứ hai.
Vào một đêm cách đây một thể kỷ, trong tiếng cú kêu bên bờ hồ Walden, Henry Thoreau(35) đã nhúng cây bút lông ngỗng vào nghiên mực để viết lên những dòng sau đây trong nhật ký: “Giá của một thứ chính là lượng cuộc sống mà chúng ta phải đánh đổi bây giờ hoặc sau này để có”.
 Nói cách khác, chúng ta sẽ là những kẻ dại dột khi lãng phí quá nhiều điều trong đời để đổi lấy những thứ không đáng được như thế.
Những đó lại chính là những gì Gilbert và Sullivan(36) đã làm. Trong khi có thể viết nên những ca từ và giai điệu rộn rã, tươi vui thì hai tác giả của những vở Opera được yêu thích nhất thể giới như Oatience, Pinaface, The Mikado lại không thể kiểm soát được tâm trạng của bản thân. Cả đời, họ đã cử xử gay gắt với nhau chỉ vì một chuyện vặt vãnh: giá của một tấm thảm! Suliivan đặt mua một chiếc thảm cho nhà hát của hai người. Khi Gilbert nhìn thấy hóa đơn, ông đùng đùng nổi giận. Họ kiện nhau ra tòa và kể từ đó cho đến khi nhắm mắt xuôi tay vẫn không thèm nói với nhau nửa lời. Sullivan sáng tác xong phần nhạc thì gửi cho Gilbert. Gilbert phổ lời xong gửi lại cho Sullivan. Một lần khi phải cùng nhau bước ra sân khấu chào chán giả, mỗi người chọn đứng ở một đầu và cúi chào theo hai hướng khác nhau để khỏi phải nhìn mặt đối phương. Rõ ràng là cả hai đã không đủ sáng suốt để đặt một “lệnh dừng” với mối bất hòa giữa họ.
Nhưng Tổng thống Lincoln thì khác. Một lần, trong thời kỳ Nội chiến, khi nghe mấy người bạn lên tiếng chỉ trích các kẻ thù của mình, ông đã nói: “Sự oán giận của các anh mạnh hơn tôi. Cũng có thể do tôi không giận dai được. Nhưng tôi thấy giận dai không mang lại lợi ích gì. Chẳng ai có đủ thời gian để dành cả nửa đời cho việc cãi cọ. Nếu người ta ngừng công kích tôi thì tôi cũng sẵn sàng quên đi những chuyện từng xảy ra trước đây”.
Tôi ước sao dì Edith của tôi cũng có được tinh thần khoan dung như Lincoln. Dì dùng dượng Frank sống trong một trang trại vay thế chấp, đất đai khô cằn và phải chật vật tiết kiệm từng đồng. Dì muốn sắm một ít rèm cửa cùng vài thứ đồ trang trí nho nhỏ để căn nhà sáng sủa và bớt trống trải nên đã tới Maryville, Missouri, mua chịu ở cửa hàng vải của Dan Eversole. Dượng Frank rất lo lắng về khoản nợ này. Bản tính nông dân cố hữu của dượng sợ phải mang nợ. Vậy là dượng bí mật tới bảo Dan Eversole ngừng bán chịu cho dì. Khi phát hiện ra, dì vô cùng bực tức – và đến bây giờ, đã gần 50 năm trôi qua mà dì vẫn chưa nguôi giận. Tôi đã nghe dì kể chuyện này không chỉ một mà là rất nhiều lần. Lần gần nhất tôi gặp dì là khi dì sắp bước vào tuổi 80. Tôi bảo dì: “Dì à, đúng là dượng Frank đã sai khi làm dì mất mặt, nhưng dì không cảm thấy rằng việc phàn nàn suốt 50 năm trời về chuyện ấy thì còn tệ hơn sao?”. Nói vậy nhưng tôi không mấy hy vọng những lời này sẽ được gì lưu tâm. Dì Edith đã trả một cái giá quá đắt cho mối oán giận và ký ức cay đắng của mình. Vì chúng mà dì đánh mất cả sự bình yên trong tâm hồn.
Khi lên 7 tuổi, Benjamin Franklin đã mắc một sai lầm mà 70 năm sau, ông vẫn còn nhớ như in. Hồi ấy, ông rất mệ một chiếc còi, mê đến nỗi vừa bước chân vào cửa hàng đồ chơi đã dốc hết những đồng xu trong túi ra mà không hề hỏi giá. Bảy mươi năm sau, trong lá thư gửi một người bạn, ông kể lại: “Thế là tôi trở về, thổi toe toe khắp nhà, vô cùng thích chí”. Nhưng sau đó, các anh chị phát hiện ra cậu bé bỏng đã bị mua đắt nên phá ra cười ngặt nghẽo, còn Franklin thì “khóc nức lên vì buồn tủi”.
Nhiều năm sau, khi đã trở thành một người nổi tiếng thế giới và là đại sứ Hoa Kỳ tại Pháp, ông vẫn không quên rằng mình đã trả một giá đắt cho chiếc còi đó bởi nó đã mang lại cho ông “nhiều phiền muộn hơn là vui sướng”.
Tuy nhiên, bài học của Franklin vẫn còn nhẹ nhàng. Ông nói: “Khi trưởng thành và bước ra xã hội, tôi để ý thấy nhiều người, rất nhiều người trả cái giá quá đắt cho những chiếc còi của họ. Cuối cùng, tôi nghiệm ra rằng phần lớn nỗi bất hạnh của con người xuất phát từ chỗ họ đã ước lượng sai lầm về giá trị của sự việc, dẫn đến trả giá đắt cho những chiếc còi của mình”.
Gilbert và Sullivan là những người như vậy. Dì Edith cũng vây. Ngay đến đại văn hào Leo Tolstoy, tác giả của hai bộ tiểu thuyết vĩ đạo Chiến tranh và hòa bình và Anna Kareninacũng vậy. Theo Bách khoa toàn thư Britannca thì trong 20 năm cuối đời, Tolstoy “có lẽ là người được sùng bái nhất thế giới”. Suốt 20 năm – từ 1890 đến 1910 – không lúc nào ngớt những người ngưỡng mộ từ khắp thế giới tìm đến nhà ông để được nhìn thấy ông, nghe giọng ông hay chỉ để chạm vào quần áo của ông. Mọi lời ông nói ra đều được chép vào sổ tay như thể đó là “những lời truyền bảo của thần thánh”. Thế nhưng trong đời  thường, ông Tolstoy 70 tuổi cũng không hơn gì cậu bé Franklin 7 tuổi! Câu chuyện như sau:
Tolstoy kết hôn với một phụ nữ mà ông yêu say đắm. Hai người hạnh phúc đến nỗi thường cùng quỳ xuống nguyện cầu cho họ được sống mãi trong niềm vui sướng vô bờ ấy. Nhưng người vợ lại có tính hay ghen. Bà thường giả trang làm nông dân để theo dõi từng hành động của ông, kể cả khi ông đi dạo trong rừng. Vậy là họ cãi cọ to tiếng với nhau. Bà còn quay sang ghen tị với những đứa con của mình, đến mức từng lấy súng bắn vào bức ảnh của con gái. Thậm chí có lần, bà còn nằm lăn lộn trên sàn, tay đưa lọ thuốc phiện kề sát miệng dọa sẽ tự sát, khiến cho lũ trẻ co rúm nép vào góc nhà khóc thét lên vì sợ hãi.
Và Tolstoy đã làm gì? Nếu ông quăng ném hoặc đập vỡ đồ đạc thì tôi cũng chẳng phàn nàn gì, bởi rõ ràng ông đã bị khiêu khích quá đáng. Nhưng điều ông làm tồi tệ hơn thế rất nhiều. Ông viết một quyển nhật ký, trút hết mọi tội lỗi lên đầu vợ. Dó là “chiếc còi” của ông! Ông quyết phải cho hậu thế thấy chính bà chứ không phải ông là người đáng bị chỉ trích. Rồi vợ ông đã đáp lại ra sao? Chẳng có lý do gì ngăn bà không xé tan và đốt sạch nó đi. Sau đó bà cũng viết một quyển nhật ký khác để biến ông thành một kẻ côn đồ. Thậm chí, bà còn viết một quyển tiểu thuyết nhan đề Ai có lỗi, trong đó ông được mô tả như một con quỷ tàn ác trong gia đình và bà là người bị đọa đày.
Tất cả những việc này dẫn đến kết cục gì? Tại sao hai con người ấy lại tự biến tổ ấm duy nhất của mình thành cái mà Tolstoy vẫn gọi là “nhà thương điên”? Tất nhiên, có vài lý do. Một trong số đó là vì cả hai đều có ước muốn cháy bỏng là sẽ giành được sự đồng cảm từ phía bạn và tôi. Chính thái độ nhìn nhận của lớp hậu thế chúng ta đã khiến họ phải lao tâm khổ tứ và tốn biết bao công sức như thế! Nhưng chúng ta có buồn nói vọng xuống địa ngục để phân giải ai có lỗi hay không? Không, tất nhiên là không. Chúng ta còn phải lo giải quyết các rắc rối của mình chứ hơi đâu mà xét đoán chuyện nhà Tolstoy. Hai con người tội nghiệp ấy đã phải trả cái giá quá đắt cho “chiếc còi” của họ! Năm mươi năm sống trong một địa ngục trần gian – chỉ vì không ai đủ sáng suốt để nói hai từ “Dừng lại”. Chỉ vì không ai đủ tỉnh táo cân nhắc cái được cái mất và chỉ ra: “Hãy đặt một lệnh dừng với việc này ngay lập tức. Chúng ta đang phí hoài cuộc đời mình. Hãy cùng nói: Thế là đủ!”.
Vì vậy, để gạt bỏ thói quen lo lắng trước khi nó hủy hoại bạn, hãy tuân theo Nguyên tắc 5:
Đặt một lệnh “dừng” đối với nỗi lo lắng của chúng ta. Đừng dành cho nó sự quan tâm quá mức.
DALE CARNEGIE
Theo http://ditimchanly.org/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Cái còn lại hóa cái không

Cái còn lại hóa cái không Nhà thơ Tạ Bá Hương vừa được kết nạp hội viên Hội Nhà văn Việt Nam năm 2022. Anh tốt nghiệp Khóa 7 Trường Viết v...