Những điều dại dột tôi thường làm
Trong tủ
đựng tài liệu của tôi có một ngăn được dán nhãn “FTD” – từ viết tắt của “Fool
Things I Have Done” (Những điều dại dột tôi từng làm). Tôi để trong đó những
ghi chép về những việc dại dột mình đã làm. Đôi lúc, tôi đọc cho thư ký ghi vào
sổ, nhưng có những lúc chúng xuẩn ngốc và riêng tư đến nỗi tôi quá xấu hổ và
phải tự tay ghi lại tường tận chứ không dám nhờ ai chép hộ.
Khi mở
ngăn “FTD” và đọc lại những lời tự nhận xét về bản thân, tôi đã dần giải quyết
được vấn đề khó khăn nhất của mình: cách điều chỉnh bản thân của Dale Carnegie.
Trước kia
tôi thường đổ lỗi cho người khác; nhưng bây giờ khi đã trưởng thành hơn – và hy
vọng cũng khôn ngoan hơn – tôi nhận ra rằng chính mình phải chịu trách nhiệm
cho hầu hết những điều không may xảy đến cho bản thân. Rất nhiều người nghiệm
ra chân lý đó khi đã có tuổi. Napoleon từng nói tại St. Helena: “Không ai,
ngoại trừ bản thân ta, phải chịu trách nhiệm với chính thất bại của mình. Ta là
kẻ thù nguy hiểm nhất của chính mình – nguyên nhân tạo ra số phận bi thảm của
chính ta”.
Tôi xin
kể cho bạn về một người quen trước kia từng là một họa sĩ, một ví dụ điển
hình cho mẫu người biết tự nhận xét và điều chỉnh bản thân. Tên ông là H. P.
Howell, Chủ tịch Ủy ban Ngân hàng Thương mại Quốc gia, Chủ tịch Công ty Trust,
đồng thời là giám đốc của một vài tập đoàn lớn khác. Ông không được đi học
nhiều, khởi nghiệp với nghề thư ký trong một cửa hàng ở nông thôn, rồi sau này
trở thành giám đốc tín dụng của công ty Thép Hoa Kỳ - và bắt đầu sải bước trên
con đường dẫn tới địa vị và quyền lực.
Khi tôi
hỏi những nguyên nhân nào dẫn tới thành công của ông, Ngài Howell trả lời: “Từ
nhiều năm nay, tôi luôn mang bên mình một quyển sổ ghi chép tất cả các cuộc hẹn
trong ngày. Vợ con tôi không bao giờ nhờ tôi làm bất cứ việc gì vào tối thứ
Bảy, bởi họ biết mỗi tối thứ Bảy, tôi luôn dành một khoảng thời gian để tự kiểm
điểm, xem xét lại và đánh giá công việc trong tuần. Sau bữa tối, tôi đóng cửa
lại, ngồi một mình trong phòng, mở quyển sổ ra và điểm lại tất cả những cuộc
phỏng vấn, thảo luận và họp mặt đã diễn ra từ sáng thứ Hai. Tôi tự hỏi: “Lúc
đó, mình có sai sót gì không?”, “Mình đã làm đúng những việc gì – và có cách
nào làm tốt hơn không?”, “Mình rút ra được bài học gì từ chuyện đó?” … Đôi khi
việc kiểm điểm hàng tuần này không hề vui vẻ gì. Có lúc tôi sửng sốt trước
những sai lầm ngớ ngẩn của chính mình. Tất nhiên, cùng với thời gian, những sai
lầm như thế cũng ít dần đi. Việc tự phân tích này cứ tiếp diễn hết năm này đến
năm khác và đã giúp tôi nhiều hơn bất cứ phương cách nào khác mà tôi từng áp
dụng”.
Có lẽ H.
P. Howell đã mượn ý tưởng trên từ Benjamin Franklin. Chỉ có điều là Franklin
không đợi đến tối thứ Bảy. Ông nghiêm khắc tự kiểm điểm mình mỗi tối. Ông phát
hiện mình đã mắc phải 13 lỗi nghiêm trọng, và đây là 3 trong số đó: Lãng phí
thời gian, để ý quá nhiều vào những chuyện vặt vãnh, tranh cãi và bác bỏ người
khác. Benjamin Franklin, một con người khôn ngoan, đã nhận ra rằng nếu không
loại bỏ được những khuyết điểm này, ông sẽ không thể tiến xa hơn. Vì thế, ngày
nào ông cũng chiến đấu với nhược điểm của mình, và ghi lại xem ai đã chiến
thắng trong mỗi trận đấu diễn ta hằng ngày. Đến tuần kế tiếp, ông lại chọn ra
một thói quen xấu khác, đeo găng tay vào và khi tiếng chuông báo hết tuần ngân
lên, ông lại bước ra khỏi cuộc chiến. Franklin đã duy trì cuộc chiến đấu với
những nhược điểm của mình hàng tuần trong suốt hơn hai năm.
Chẳng thế
mà ông trở thành một trong những người được yêu mến nhất và có tầm ảnh hưởng
lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ!
Elbert
Hubbard nói: “Mỗi ngày, ai cũng có ít nhất năm phút làm điều dại dột. Những lúc
như thế thường không có chỗ cho sự sáng suốt”.
Kẻ nhỏ
mọn thường nổi xung với những lời phê bình nhẹ nhất, nhưng người khôn ngoan lại
hào hứng học hỏi từ những kẻ đã quở trách, mắng mỏ và tranh cải với mình. Walt
Whitman nói: “Đã bao giờ bạn học được gì từ những người ca tụng, nịnh vợ và
luôn đồng tình với bạn chưa? Đã bao giờ bạn không học được những bài học lớn từ
những người dốc sức phản đối, bác bỏ và tranh cãi với mình?”
Mặt khác,
thay vì ngồi đợi kẻ thù chỉ trích, chúng ta hãy để họ không có cơ hội làm điều
đó. Hãy là nhà phê bình nghiêm khắc nhất của chính mình. Hãy tìm và khắc phục
tất cả những điểm yếu của bản thân trước khi kẻ thù có cơ hội lên tiếng. Đó chính
là những gì Charles Darwin đã làm. Thực tế, ông đã bỏ ra 15 năm để tự phê bình
– câu chuyện như sau: Khi hoàn tất bản thảo quyển sách bất hủ The Origin of Species (Nguồn
gốc các loài), Darwin
nhận ra rằng việc công khai quan điểm có tính chất cách mạng của mình về các
loài sẽ làm sửng sốt cả thế giới khoa học và tôn giáo. Vì thế, ông đã tự phê bình bản thân và dành
15 năm nữa để kiểm tra lại toàn bộ số liệu, lập luận và kết luận của mình.
Giả như
có ai đó gọi bạn là “một tên ngốc tệ hại”, bạn sẽ phản ứng thế nào? Nổi giận?
Phẩn nộ? Dưới đây là những gì Lincoln đã làm: Edward M. Stanton, Bộ trưởng Bộ
chiến tranh của Lincoln, đã có lần gọi ông là “một tên ngốc tệ hại”. Stanton
phẩn nội bởi Lincoln đã can thiệp vào việc của ông ta. Thể theo yêu cầu của một
chính khách ích kỷ, Lincoln đã ký lệnh chuyển giao một số trung đoàn nhưng
Stanton không những bất tuân lệnh mà còn miệt thị Lincoln là một tên ngốc tệ
hại khi ký vào những lệnh như thế. Điều gì xảy ta tiếp theo? Khi bị gọi như
thế, Lincoln bình tĩnh trả lời: “Nếu Stanton gọi tôi là một tên ngốc tệ hại thì
hẳn là như thế thật, bởi ông ấy hầu như luôn luôn đúng. Tôi sẽ đến gặp ông ấy
xem sao”.
Lincoln
đến gặp Stanton và được thuyết phục rằng mệnh lệnh đó là sai lầm, và ông đã rút
lại lệnh đó. Lincoln sẵn sàng đón nhận lời phê bình khi ông biết đó là những
lời chân thành, dựa trên hiểu biết và được đưa ra với tinh thần giúp đỡ.
Bạn và
tôi cũng nên đón nhận những lời phê bình như thế, bởi chúng ta không thể mong
đợi mình sẽ phán đoán và hành động đúng trong ¾ số tình huống xảy ra. Đó là tất
cả những gì Theodore Roosevelt mong đợi khi đứng đầu Nhà Trắng. Einstein, nhà
khoa học lỗi lạc nhất trong lịch sử cũng thừa nhận rằng có tới 99% kết luận của
ông là sai lầm!
La
Rochefoucauld nói: “Kẻ thù thường nhận xét xác thực về bản thân chúng ta hơn
chính chúng ta”.
Thế những
tất cả chúng ta đều có xu hướng chống đối lại những lời phê bình và tự huyễn
hoặc bản thân trong những lời ngợi ca, bất chấp việc phê bình hay ngợi ca đó có
chính xác hay không. Chúng ta thường phản ứng theo cảm xúc chứ ít chịu nghe
theo tiếng nói của lý trí. Khả năng suy xét logic của chúng ta chỉ giống như
một chiếc thuyền độc mộc bị ném vào giữa cơn bão biển đen thẳm của cảm xúc.
Nếu có
nghe ai đó nói xấu mình, đừng vộ tìm cách biện hộ. Tên ngốc nào cũng làm được
như thế. Chúng ta hãy cư xử độc đáo bằng thái độ nhã nhặn và sáng suốt! Hãy
khiến kẻ chỉ trích chúng ta phải bối rối bằng cách nói rằng: “Nếu biết tất cả những sai lầm khác của
tôi, hẳn anh ta sẽ
chỉ trách tôi thậm tệ hơn nữa ấy chứ”.
Khi tức
giận vì cảm thấy mình đã bị chỉ trách một cách không công bằng, tại sao bạn
không dừng lại và nói: “Hãy
khoan … Mình đâu phải là một người hoàn hảo. Nếu Einstein thừa nhận rằng 99%
kết luận của ông là sai lầm thì có lẽ mình cũng phải sai lầm đến ít nhất 80%.
Có lẽ mình đáng bị chê trách như thế. Nếu đúng, mình phải biết cám ơn về điều
đó và cố gắng rút ra bài học cho bản thân”.
Charles
Luckman, nguyên giám đốc Tập đoàn Pepsodent, đã bỏ ra một triệu đô-la mỗi năm
để đưa Bod Hope đến với đỉnh cao vinh quang. Ông không để tâm đến những lá thư
ca ngợi chương trình, mà tập trung xem những lá thư phê bình bởi biết sẽ rút ra
được nhiều điều bổ ích.
Công ty
Ford cũng rất coi trọng việc tìm ta những khuyết điểm trong việc điều hành và
tổ chức công ty nên thường thăm dò nhận xét của nhân viên và khuyến khích họ
cho ý kiến phê bình.
Tôi có
quen một người trước đây là nhân viên bán xà phòng vẫn thường yêu cầu được phê
bình. Khi anh mới bắt đầu bán xà phòng cho hãng Colgate, các đơn đặt hàng đến
rất lẻ tẻ khiến anh lo sợ mình sẽ mất việc. Do biết rõ là chẳng có vấn đề gì
trong chất lượng cũng như giá cả sản phẩm, anh luận ra rằng vấn đề chắc chắn
phải nằm ở chính bản thân anh. Những lúc không phải bán hàng, anh thường đi dạo
quanh khu nhà, cố gắng tìm ra khuyết điểm của mình. Có phải anh đã không giải
thích rõ ràng? Hay anh thiếu nhiệt tình? Đôi khi anh quay trở lại gặp người mua
và nói: “Tôi không quay lại để bán xà phòng cho anh, mà tôi đến để nhận lời
khuyên và những đánh giá phê bình của anh. Anh sẽ không phiền nếu cho tôi biết
tôi đã làm gì chưa tốt khi bán hàng cho anh mấy phút trước đây chứ? Anh hẳn có
nhiều kinh nghiệm và thành công hơn tôi. Làm ơn hãy cho tôi lời nhận xét của
anh, một cách thẳng thắn. Đừng e ngại gì cả”.
Thái độ
này đã khiến anh có thêm nhiều người bạn và những lời khuyên vô giá.
Bạn nghĩ
anh sẽ nhận được điều gì? Anh gặt hái thành công và trở thành giám đốc Công ty
Xà phòng Colgate-Palmolive-Peet – một trong những hãng sản xuất xà phòng lớn
nhất thế giới. Tên anh là E. H. Little
Chỉ những
người khôn ngoan mới làm được như H.P. Howell, Ben Franklin và E. H. Little.
Bạn hãy nghĩ về bản thân, xem mình có thể đồng hành với những người như thế?
Để khỏi
phải lo lắng vì những lời chê trách, hãy làm theo nguyên tắc 3:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét