Bàn về rượu và thơ, thi sĩ Tản Đà đã có bốn câu:
Trời đất sinh ra rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
Công danh hai chữ mùi men nhạt
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ
Tản đà (Ngày Xuân Thơ Rượu)
Ở Trung Quốc đời xưa có Lưu Linh là một "ẩm giả" danh trấn giang hồ, uống rượu như hủ chìm. Ông tự Bá Luân, đời Tấn, chỉ thích uống rượu không quan tâm gì đến việc đời, thế sự bỏ ngoài tai. Ông là một trong 7 người hiền của Trúc Lâm, bạn chí thân của Trương Tịch. Tương truyền ông Trương Tịch uống rượu có khi say liền sáu mươi ngày. Ông cho cuộc đời là đáng chán, công danh sự nghiệp là phù vân. Có những đêm trường quạnh quẽ với bình rượu bên người, thao thức năm canh không ngủ, ông đã tự hỏi: "bồi hồi hà sở kiến, ưu tư độc thương tâm" (bồi hồi thấy gì đây, lo lắng thêm đau lòng). Có khi ông đánh xe đi chơi cùng trời cuối đất, rồi trở về, khóc lóc thảm thiết. Ông thường ước mơ một xã hội không kẻ thống trị, không có người giàu, người nghèo và mọi người được tự do, không bị trói buộc. Nguyễn Tịch có đôi mắt huyền bí lạ lùng; khi ông tiếp khách người quân tử hay người ông yêu thích thì mắt ông xanh đen; khi có khách người tầm thường hay ông không ưa thì mắt ông toàn lòng trắng.
Lưu Linh cũng như Trương Tịch đều có nhiều tài năng thơ, đàn, hát đều giỏi. Lưu Linh có làm bài thơ: Tửu Đức Tụng, với những lời thơ rất hào phóng, ngông cuồng để ca tụng cái "tửu tính" của Ông: "Có một đại nhân lấy trời đất làm một buổi, lấy muôn năm làm một chốc, lấy mặt trời, mặt trăng làm cửa, làm ngõ; lấy thiên hạ làm sân, làm đường. Đi không thấy vết xe, ở không có nhà cửa. Trời là màn, đất là chiếu, ý muốn thế nào thì thế. Ở thì nâng chén cầm bầu. Đi thì vác chai, xách nậm. Lúc nào cũng chỉ có việc rượu chè, không còn biết đến việc gì nữa...". Lưu Linh đã thường nói "tử tiện mai" (chết đâu chôn đó). Trong tập thơ chữ Hán "Bắc Hành Tạp Lục" của Nguyễn Du có bài thơ "Lưu Linh Mộ" nói về vị ẩm giả lừng danh này:
Cái gã Lưu Linh chẳng có gì
Bảo người vác cuốc "chết chôn đi"
Khi say vạn vật đều như thế
Lúc chết hình hài tiếc cái chi
Gai phủ ngàn năm ngôi mộ cũ
Bụi bay muôn dặm phủ đường đi
Chi bằng tỉnh thức mà xem xét
Thế sự bèo trôi thảm cảnh ghi !
Lưu Linh Mộ - thơ Nguyễn Du (Hải Đà dịch)
Thời Đường có thi sĩ Lý Bạch, thường được gọi là "trích tiên", "tửu tiên". Đối với Lý Bạch, Thơ và Rượu đã đi đôi với nhau như hình với bóng. Chất men nồng của rượu thấm nhuần vào da thịt, theo dòng máu luân lưu đi vào trí não, đã động sinh ra luồng tư tưởng, quyện vào hồn chữ ý thơ, tạo ra những dòng thơ hào phóng, bay nhảy trong không gian bát ngát vô tận : "Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch, Duy hữu ấm giả lưu kỳ danh" (Thánh hiền bặt tiếng xưa nay, Chỉ dân uống rượu mới hoài lưu danh). Thơ của ông có chất men ngấm ngầm tạo ra những dòng suối tuôn trào triền miên vô tận. Nổi tiếng phải nói là bài Tương Tiến Tửu (Mời Uống Rượu) của ông. Dòng sông Hoàng Hà vần vũ từ trời cao rơi xuống, trăng từ ngàn xưa vần mãi lung linh chiếu sáng trên dòng sông bát ngát, giừa không gian vô tận. Trong tim óc của Lý Bạch lúc nào cũng ngân vang nhừng khúc tửu ca, tràn đầy sinh khí và sự sống "Đời đắc ý cho niềm vui tận hưởng, Chén vàng kia đừng cạn dưới trăng ngàn", tất cả đều vô nghĩa nếu con người không biết uống rượu ….Hãy nâng chén, uống đi để những dòng thơ ngạo nghề, đầy khí phách tuôn trào:
Mời Uống Rượu
Bạn chẳng thấy:
Nước sông Hoàng từ trời cao đổ xuống
Chảy ra khơi cuồn cuộn chẳng quay về
Gương lầu cao sáng soi sầu bạc tóc
Sớm tơ xanh chiều tuyết trắng lê thê
Đời đắc ý cho niềm vui tận hưởng
Chén vàng kia đừng cạn dưới trăng ngàn
Trời sinh ta tất có nơi hữu dụng
Tiêu hết đi rồi lại có nghìn vàng
Giết bò dê để tìm vui lạc thú
Uống một lần ba trăm chén như không
Bác Sầm, Đan! đừng bao giờ ngưng lại
Rượu dâng lên hãy hát khúc nghe cùng
"Chuông trống giữa tiệc ngon chẳng quý
Tỉnh làm chi, thích chí say dài
Thánh hiền bặt tiếng xưa nay
Chỉ dân uống rượu mới hoài lưu danh!
Bình Lạc có Trần vương yến tiệc
Rượu vạn đồng, mặc sức vui cười
Chủ sao bảo thiếu tiền chơi
Mau mua rượu cùng bạn đời nâng ly!
Ngựa năm sắc, áo cừu bông ấm
Hãy đem đi đổi lắm rượu ngon
Rượu ngon cạn chén vui chung
Mối sầu muôn thuở ta cùng phá tan"
Tương Tiến Tửu- Lý Bạch (Hải Đà dịch)
Lý Bạch đã sáng tác bài thơ Tương Tiến Tửu, nhân lúc cao hứng trong một bửa tiệc rượu với hai người bạn là Sầm Quyên và Nguyên Ðan Khâu ở Tung Sơn, lúc đó Lý Bạch mang tâm trạng của một người xa nhà, chán nản, thất chí, bất bình. Bài thơ với những lời lẽ phóng khoáng, cao ngạo, khảng khái xem thường thế tục, và cũng mang một triết lý vô thường xem cuộc đời là ngắn ngủi, phù du, hữu hạn, thời gian qua mau như bóng câu bên cửa sổ: "Gương lầu cao sáng soi sầu bạc tóc, Sớm tơ xanh chiều tuyết trắng lê thê" thì tiếc chi mà không thụ hưởng thích thú, thỏa chí bình sinh: "Đời đắc ý cho niềm vui tận hưởng, Chén vàng kia đừng cạn dưới trăng ngàn" .. Nhà thơ đã phô bày ra một cảnh tượng uy nghi hùng tráng :
"Nước sông Hoàng từ trời cao đổ xuống. Chảy ra khơi cuồn cuộn chẳng quay về", cảnh tượng hùng vĩ bao la đó đã đưa nhừng dòng thơ hào sảng của ông thấm nhuần hơi rượu chất ngất tận trời xanh, cuồn cuộn theo sông lớn chảy ra biển rộng bát ngát nghìn trùng. Hình ảnh đó đã mang một hình tượng đặc trưng, có tính cách triết lý, trừu tượng và ẩn dụ, để dẫn dắt đến sự biện minh của người thơ trong việc tìm đến thú vui của rượu. Cái tửu lượng của nhà thơ "uống một lần ba trăm chén như không", mặc dầu đây cũng chỉ là lời nói phô trương, nhưng cũng chỉ biểu lộ nỗi chán chường thế thái nhân tình, bi phẩn trước cảnh đời ngang trái, oan nghiệt, và đó chính là "mối sầu muôn thuở" mà nhà thơ muốn phá hủy tan tành cùng với những người bạn tâm đầu ý hiệp trong cuộc rượu – dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu!
Trăng là bạn tâm đầu ý hợp, là người tình tha thiết của Lý Bạch. Vầng trăng lung linh sáng soi ở trời cao, ánh trăng vằng vặc rọi những tia sáng nhảy múa trong không gian vũ trụ muôn trùng, phản chiếu lồng lộng dưới đáy gương của dòng sông muôn thuở. Vẫn vầng trăng ấy, trăng của tiền kiếp xa xăm và trăng của hiện tại nhân sinh, người nay đâu thấy vầng trăng xưa, nhưng trăng thời nay vẫn sáng soi người xưa cũ, cái vầng trăng vĩnh cửu đó đã nối liền quá khứ với hiện tại, tương lai và dĩ vãng, không còn cảm thấy khoảng cách không gian và thời gian, để mà người xưa và người nay vẫn nâng chén rượu nồng ấm để thanh thản nhìn trăng và hỏi trăng. Lý Bạch ngắm trăng một cách thích thú, muợn trăng để gửi gắm tâm sự u uẫn của mình, trăng ở thật xa chót vót trên đỉnh ngọn trời cao, nhưng trăng cũng ở thật gần, thật tha thiết chân tình trong tâm hồn của người thơ. Thêm hơi rượu nồng chếnh choáng đã mang những ảo tượng chập chờn hư hư thật thật, đã tạo nên những vần thơ huyền hư, đặc trưng riêng biệt của trích tiên, thi tửu Lý Bạch:
Thỏ ngọc xuân thu thuốc giã mài
Hằng Nga đơn lẻ bạn cùng ai
Người nay đâu thấy vầng trăng cũ
Người cũ trăng soi vẫn sáng dài
Kẻ trước người nay như nước chảy
Trăng soi đêm sáng cứ trông hoài
Chỉ mong nâng chén cùng ca hát
Sóng sánh ly vàng trăng sáng soi
Bả Tửu Vấn Nguyệt-Lý Bạch
Đối với Lý Bạch độc ẩm dưới trăng là một sự thích thú vô tận, hơi rượu đã đem lại sự tưởng tượng vô cùng phong phú, đắc ý cho nhà thơ. Ông đã sáng tác một chùm thơ Nguyệt Hạ Độc Chước gồm 4 bài. Giữa bầu trời rộng rãi bao la, màn đêm vô tận được thắp sáng bởi những vì sao lấp lánh và vầng trăng lộng lẫy, chỉ một mình nhà thơ với bầu rượu, "hoa gian nhất hồ tửu, độc chước vô tương thân" người thơ phóng tầm mắt lên trời cao thăm thẳm. Trong trí tưởng tượng dạt dào vô biên của nhà thơ, ông cảm thấy vầng trăng kia, và chính cái bóng đen mờ ảo của người thơ đã biến hóa thành hai người, cộng thêm với nhà thơ thành ba người bạn tri âm, cùng nhau nâng chén say sưa. Nhà thơ đã không còn cảm thấy cảm giác cô đơn để độc ẩm một mình dưới trăng. Đôi cánh trí tưởng của ông đã bay vút cao vào vũ trụ nhẹ nhàng, yên tịnh, thanh thoát để cùng với chính bóng mình nhập hội với vầng trăng tha thướt nhảy múa, vui mừng, hội tụ để rồi ngậm ngùi chia ly giữa nhà thơ, bóng người, và vầng trăng, nhưng niềm hy vọng qua hơi men ngật ngầy vẫn hướng về một nơi chốn đoàn viên đó là chiếc cầu Ngân Hán vắt ngang cuối trời nối lại dây tơ lòng ngân vang trong lòng người thơ, và thơ và rượu đã đồng cảm quấn quít bên nhau như đôi uyên ương Ngưu Lang và Chức Nữ của muôn đời thủy chung "tình cho nhau mãi thiết tha, hẹn nhau gặp bến Ngân xa cuối trời " ….
Một bầu rượu giữa vườn hoa
Rượu đây không bạn cùng ta uống cùng
Nâng ly khẩn khoản mời trăng
Trăng, ta và bóng rõ ràng thành ba
Trăng không biết uống đâu mà
Còn đây chiếc bóng theo ta đêm dài
Cùng trăng với bóng miệt mài
Tuổi xuân mau hưởng thú vui trên đời
Ta ca trăng sáng tỏ ngời
Bóng theo ta múa chơi vơi nhịp nhàng
Hết say vui sướng rộn ràng
Tỉnh rồi mỗi kẻ một dàng chia xa
Tình cho nhau mãi thiết tha
Hẹn nhau gặp bến Ngân xa cuối trời
Nguyệt Hạ Độc Chươc kỳ nhất - Lý Bạch
Với hơi men nồng nàn chuếnh choáng, người thơ vốn bản tính cuồng ngông, giữa núi rừng lồng lộng, dưới trời cao thăm thẳm, có vầng trăng muôn thuở vẫn sáng soi, Lý Bạch đã chẳng bao giờ chuốc lấy nồi buồn lo quá đỗi, xem thường đời, bất chấp bọn quan lại quyền cao quí tộc, xem nhẹ công danh phú quí, mà ông chỉ muốn chắp đôi cánh đại bàng ngang tàng, thênh thang bay lên tận chín tầng mây để ngạo nghễ hỏi Trời Cao, rồi lại hạ cánh xuống đồng xanh bát ngát để chất vấn Ðất, và cũng xem thường các thánh hiền, thần tiên: "Thánh hiền cũng uống liên miên, Há chi phải khấn thần tiên làm gì? ", một câu hỏi để ông tự trả lời và biện minh cho sự thích thú và đắc ý của ông :"Đất trời thích rượu miên man… Thì ta cũng thích chẳng màn thẹn ai"
Nếu Trời chẳng thích rượu sao
Hỏi xem rượu ở trời cao làm gì
Nếu mà đất ghét rượu thì
Tại sao suối đất làm chi rượu tràn
Đất trời thích rượu miên man
Thì ta cũng thích chẳng màn thẹn ai
Nghe trong ví với thánh tài
Rằng đục thì cũng sánh vai bậc hiền
Thánh hiền cũng uống liên miên
Há chi phải khấn thần tiên làm gì
Đạo thông chỉ uống ba ly
Uống xong một đấu cũng thì tự nhiên
Say sưa là thú cơ duyên
Chứ làm kẻ tỉnh danh truyền chẳng mong!
Nguyệt Hạ Độc Chươc kỳ nhị-Lý Bạch
Bốn mùa tuần tự trôi qua theo định luật biến thiên của tạo hóa và đôi chân Lý Bạch cũng phiêu bạt khắp đất trời thiên hạ, để một ngày đẹp trời tiết tháng ba đã lạc chân đến Hàm Dương, cảnh sắc xuân đẹp muôn màu, chim chóc ríu rít ca vang, mùa xuân xanh thắm tốt tươi, cây cối đâm chồi nẩy lộc, lá non xanh mởn trên cành, nhưng nhà thơ vẫn cảm thấy cô đơn buồn da diết vì xa nhà, xa bạn bè, biết cùng ai để nâng chén vui xuân, thôi đành "độc ẩm" dốc bầu say sưa để cho hồn thơ đắm đuối theo nguồn vui triền miên vô tận giữa hơi men chất ngất tận trời xanh, để quên đi tất cả "sống, còn một chén như không, Sự đời muôn việc khó hòng phân qua …"
Hàm Dương giữa tiết tháng ba
Đẹp như nhung gấm nghìn hoa phô màu
Nhìn xuân ai kẻ đơn sầu
Cảnh xanh tươi hãy dốc bầu say sưa
Cùng thông dài ngắn chuyện xưa
Bẩm sinh muôn vật cho vừa hóa công
Sống, còn một chén như không
Sự đời muôn việc khó hòng phân qua
Đất trời quên mất, say mà!
Đêm nằm gối chiếc sa đà mơ xa
Đâu còn biết đến thân ta
Niềm vui ấy mới thật là vô biên!
Nguyệt Hạ Độc Chươc kỳ tam - Lý Bạch
Những lúc ngả lòng, chán đời là những lúc người thơ chỉ biết tìm đến rượu như một liều thuốc giải khuây, để phá tan những ưu uất trong lòng, những phiền muộn gian truân trên cõi đời ô trọc tục lụy: "Rượu mà không thích trên đời, Cái danh hư hão được thời đáng không? " Dòng suối rượu đã đưa bước chân phiêu lãng của nhà thơ đến những nơi chốn tận cùng mênh mông bát ngát, văng vẳng đâu đây tiếng nhạc lòng thanh thản cứ mãi vun vút lan xa bốn phương trời thăm thẳm. Đối với Lý Bạch, Rượu và Thơ la đôi bạn tình lý tưởng, rượu đã khơi động nguồn thơ vô tận, và thơ đã đắm chìm trong men rượu, rượu thơ như những chất xúc tác hổ tương lẫn nhau:
Sầu đong nghìn mối đau lòng
Ba trăm chén rượu thơm nồng uống chơi
Sầu nhiều rượu ít than ơi
Rượu mà cạn chén sầu thời khuất xa
Cho nên thánh rượu biết là
Uống say lòng dạ mở ra chuyện thường
Thóc Chu bỏ, ở Thú Dương
Ðể cho bụng đói mà thương Nhan Hồi
Rượu mà không thích trên đời
Cái danh hư hão được thời đáng không
Cua tôm rượu quí chờ mong
Còn kia bã rượu: cõi Bồng non xanh
Hãy mau uống rượu ngon lành
Uống xong say khướt lên thành cỡi trăng
Nguyệt Hạ Độc Chươc kỳ tứ-Lý Bạch
Tình bạn đối với Lý Bạch là một cái gì trân quí vô cùng, ông đã cùng với những người bạn tri âm ngao du sơn thủy, khi thì ở tận chốn non cao, khi đong đưa trên nhừng chiếc thuyền câu, chén thù chén tạc, ngẫm nghĩ về cuộc đời phù du, như bóng câu qua song cửa như áng mây bay cuối trời. Cái qui luật vô thường "sinh lão bệnh tử" ai mà tránh khỏi được, và Lý Bạch càng thất thấm thía chua xót hơn, khi phải chia ly vĩnh viền người bạn thân quí của đời ông, lúc mà chén rượu cũng chẳng giải thoát được cơn sầu muộn của ông, để đến lúc người thơ chỉ muốn rút kiếm chém tan cái cuồng nộ, oan khiên của cuộc đời, chém vào hư không, chém vào dòng nước đang chảy xiết …"Rút đao chém nước chảy cuồng, Tiêu sầu cạn chén lại buồn thêm thôi" …
Sao người đã bỏ ta đi
Ngày qua tháng lại còn gì níu đâu
Lòng đau dạ rối tơ nhàu
Ngày thêm chất chứa mối sầu nặng mang
Én thu bay với gió ngàn
Lầu cao say khướt cảnh buồn mênh mang
Thơ Bồng cốt cách Kiến An
Thế gian Ông Tạ phong văn tuyệt vời
Ý hùng hứng khởi chơi vơi
Muốn bay bổng mãi lên trời bắt trăng
Rút đao chém nước chảy cuồng
Tiêu sầu cạn chén lại buồn thêm thôi
Trần gian chưa thỏa ý người
Sớm mai rũ tóc rong chơi với thuyền
Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân - Lý Bạch.
Cuộc đời phóng khoáng của Trích tiên Lý Bạch luôn gắn bó với thơ và rượu, ông đã để lại mấy nghìn bài thơ cho hậu thế, thơ của ông ngấm chất men của rượu, đượm thi vị thanh cao của trăng sao trong vũ trụ mênh mông bát ngát, như Trịnh Cốc đã khen tặng:
Sao Văn, sao Rượu lung linh
Tại sao Ông Lý một mình hưởng thay
Ba nghìn thi khúc ngâm say
Vầng trăng sáng tỏ, cõi này lưu danh
Độc Lý Bạch Tập- Trịnh Cốc
Đỗ Phủ là bạn hiền của Lý Bạch … Lý Bạch, Đỗ Phủ là hai người bạn thơ thân thích, chí tình. Lý Bạch thương cho cuộc đời Đỗ Phủ long long lận đận trên đường công danh sự nghiệp, hai người thơ đều phục tài thơ của nhau, và thường đề tặng thơ cho nhau, cũng như cùng nhau thù tạc ngâm vịnh. Lý Bạch được mệnh danh là "thi tiên" thì Đỗ Phủ cũng được gọi là "thi thánh". Trong bài thơ "Túy Thì Ca" (bài hát khi say), Đỗ Phủ đã nói về Lý Bạch: "Tiên sinh hữu tài quá Khuất Tống, Đức tôn nhất đại thường khảm kha" (tài ông còn vượt cả Khuất Tống, đức độ một thời vẫn mãi lận đận), và chính vì thế mà Lý Bạch đã muốn say để tìm quên trong rượu và trăng. Đỗ Phủ là một nhà thơ về xã hội, nhưng ông ngưỡng mộ Lý Bạch như đã nói trong mấy vần thơ:
Thơ ai hơn Lý Bạch
Ý tứ hay xuất thần
Mát tươi như khai phủ
Tài cao tựa tham quân
Vị Bắc cây xuân ngát
Giang Đông mây chiều gần
Bao giờ chia chung rượu
Nâng chén luận thi văn
Xuân Nhật Ức Lý Bạch- Đỗ Phủ
Trong một bài ca về tám vị tiên (tám nhà thơ) trong giới uống rượu "Ẩm Trung Bát Tiên Ca", gồm có Hạ Tri Chương, Nhữ Dương, Lý Thích Chi, Tông Chi, Tô Phổ, Trương Húc, Tiêu Toại và Lý Bạch, “"thi thánh" Đỗ Phủ đã viết tặng bốn câu thơ về trích tiên Lý Bạch:
Lý Bạch đẩu tửu thi bách thiên
Trường An thị thượng tửu gia miên
Thiên tử hô lai bất thượng thuyền
Tự xưng thần thị tửu trung tiên
Lý Bạch trăm bài một chén thôi
Trường An say ngủ bất cần đời
Vua gọi thuyền bên chẳng trả lời
Tự xưng "rượu thánh với tiên trời"
(Lý Bạch chỉ cần một ly là hàng trăm bài thơ phun ra
Nơi quán rượu Trường An ngủ say khì
Vua gọi lên thuyền cũng chẳng thèm lên
Tự cho mình là tiên đang say trong rượu)
Bản thân Đỗ Phủ cũng thích rượu, nhưng Ông không đam mê rượu một cách say đắm như Lý Bạch, ông không như trích tiên Lý Bạch đi đâu uống say đó, uống quên cả trời đất, ngủ ở bất cứ nơi nào, quán chợ, đầu đình một khi đã say mèm. Thơ của ông man mác nỗi buồn nhân thế, tinh tế, nhuần nhuyền, giàu tính nghệ thuật, bộc lộ sự chân thật xuất phát tự đáy lòng, nhất là những khi "đầu sông say khướt, chiều tàn mới thôi" để cuối cùng "mềm môi cạn chén, xót thương nỗi lòng"…
Hoa tàn, xuân kém xanh tươi
Gió mênh mang thổi, lòng chơi vơi buồn
Nhìn hoa, ánh mắt sầu vương
Mềm môi cạn chén, xót thương nỗi lòng
Khúc Giang Nhị Thủ - Kỳ Nhất - Đỗ Phủ
Tan chầu, nao nức đón xuân
Đầu sông say khướt, chiều tàn mới thôi
Rượu nầy vay nợ đủ nơi
Bảy mươi sống thọ, mấy người gặp may
Đùa hoa, lũ bướm vờn bay
Chuồn chuồn chấm nước, cánh dài chao nghiêng
Cảnh trời thay đổi thường xuyên
Dại chi không hưởng mà quên muộn phiền
Khúc Giang Nhị Thủ - Kỳ Nhị-Đỗ Phủ
Nhà thơ Lý Hạ thường được gọi là Thi Quỉ, ông là một hiện tượng kỳ lạ của nền thi ca Trung Quốc. Lý hạ mới bảy tuổi đã biết làm thơ, và thơ ông đã gây kinh động cho một số nhà thơ lớn trên thi đàn Trung Quốc cùng thời, nhưng Lý Hạ là một kẻ tài hoa yểu mệnh, một thiên tài bị đời lãng quên. Lý Hạ chẳng bao giờ gặp may mắn trên đường công danh sự nghiệp, thất vọng, thất chí, đâm ra phẩn nộ cuộc đời. Thơ Lý Hạ bàng bạc sương khói hư huyền, liêu trai, ảo não đoạn trường, mang âm hưởng bi oán lạ lung, quái dị ma quái . Những ngôn từ của ông kỳ dị hoang đường, lời lẽ thống thiết khóc than cho hận lòng chẳng bao giờ được siêu thoát .Chẳng hạn trong bài thơ Tương Tiến Tửu của Lý Hạ, những mồi nhắm rượu của ông rất là khác lạ như thịt rồng, thịt phượng: "phanh long, bào phượng ngọc chi khấp" (Hãy xẻ thịt rồng, nướng thịt chim phụng cho mỡ trắng như ngọc trong nồi phải khóc than), trong khi Lý Bạch trong cuộc rượu, còn có chút gì thực tế với đời sống người thường "Phanh dương tể ngưu thả vi lạc" (mổ dê, giết bò để tìm thú vui):
Hãy Mời Rượu (Lý Hạ)
Chén lưu ly đậm đà rượu phách
Rượu hồng ngon sóng sánh giọt châu
Thịt rồng, phượng nấu thơm lâu
Trong nồi mở ngọc âu sầu khóc than
Màn lụa vây gió xuân thơm ngát
Sáo rồng trống sấu hát vang ca
Hàm răng trắng muốt nõn nà
Eo thon nhảy múa thân ngà ngọc kia
Giữa ngày xuân chiều buông tha thướt
Hoa đào bay lất phất mưa hồng
Xin người say khướt men nồng
Rượu đâu ghé đến mộ phần Lưu Linh
Tương Tiến Tửu - Lý Hạ
Trời đất sinh ra rượu với thơ
Không thơ không rượu sống như thừa
Công danh hai chữ mùi men nhạt
Sự nghiệp trăm năm nét mực mờ
Tản đà (Ngày Xuân Thơ Rượu)
Ở Trung Quốc đời xưa có Lưu Linh là một "ẩm giả" danh trấn giang hồ, uống rượu như hủ chìm. Ông tự Bá Luân, đời Tấn, chỉ thích uống rượu không quan tâm gì đến việc đời, thế sự bỏ ngoài tai. Ông là một trong 7 người hiền của Trúc Lâm, bạn chí thân của Trương Tịch. Tương truyền ông Trương Tịch uống rượu có khi say liền sáu mươi ngày. Ông cho cuộc đời là đáng chán, công danh sự nghiệp là phù vân. Có những đêm trường quạnh quẽ với bình rượu bên người, thao thức năm canh không ngủ, ông đã tự hỏi: "bồi hồi hà sở kiến, ưu tư độc thương tâm" (bồi hồi thấy gì đây, lo lắng thêm đau lòng). Có khi ông đánh xe đi chơi cùng trời cuối đất, rồi trở về, khóc lóc thảm thiết. Ông thường ước mơ một xã hội không kẻ thống trị, không có người giàu, người nghèo và mọi người được tự do, không bị trói buộc. Nguyễn Tịch có đôi mắt huyền bí lạ lùng; khi ông tiếp khách người quân tử hay người ông yêu thích thì mắt ông xanh đen; khi có khách người tầm thường hay ông không ưa thì mắt ông toàn lòng trắng.
Lưu Linh cũng như Trương Tịch đều có nhiều tài năng thơ, đàn, hát đều giỏi. Lưu Linh có làm bài thơ: Tửu Đức Tụng, với những lời thơ rất hào phóng, ngông cuồng để ca tụng cái "tửu tính" của Ông: "Có một đại nhân lấy trời đất làm một buổi, lấy muôn năm làm một chốc, lấy mặt trời, mặt trăng làm cửa, làm ngõ; lấy thiên hạ làm sân, làm đường. Đi không thấy vết xe, ở không có nhà cửa. Trời là màn, đất là chiếu, ý muốn thế nào thì thế. Ở thì nâng chén cầm bầu. Đi thì vác chai, xách nậm. Lúc nào cũng chỉ có việc rượu chè, không còn biết đến việc gì nữa...". Lưu Linh đã thường nói "tử tiện mai" (chết đâu chôn đó). Trong tập thơ chữ Hán "Bắc Hành Tạp Lục" của Nguyễn Du có bài thơ "Lưu Linh Mộ" nói về vị ẩm giả lừng danh này:
Cái gã Lưu Linh chẳng có gì
Bảo người vác cuốc "chết chôn đi"
Khi say vạn vật đều như thế
Lúc chết hình hài tiếc cái chi
Gai phủ ngàn năm ngôi mộ cũ
Bụi bay muôn dặm phủ đường đi
Chi bằng tỉnh thức mà xem xét
Thế sự bèo trôi thảm cảnh ghi !
Lưu Linh Mộ - thơ Nguyễn Du (Hải Đà dịch)
Thời Đường có thi sĩ Lý Bạch, thường được gọi là "trích tiên", "tửu tiên". Đối với Lý Bạch, Thơ và Rượu đã đi đôi với nhau như hình với bóng. Chất men nồng của rượu thấm nhuần vào da thịt, theo dòng máu luân lưu đi vào trí não, đã động sinh ra luồng tư tưởng, quyện vào hồn chữ ý thơ, tạo ra những dòng thơ hào phóng, bay nhảy trong không gian bát ngát vô tận : "Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch, Duy hữu ấm giả lưu kỳ danh" (Thánh hiền bặt tiếng xưa nay, Chỉ dân uống rượu mới hoài lưu danh). Thơ của ông có chất men ngấm ngầm tạo ra những dòng suối tuôn trào triền miên vô tận. Nổi tiếng phải nói là bài Tương Tiến Tửu (Mời Uống Rượu) của ông. Dòng sông Hoàng Hà vần vũ từ trời cao rơi xuống, trăng từ ngàn xưa vần mãi lung linh chiếu sáng trên dòng sông bát ngát, giừa không gian vô tận. Trong tim óc của Lý Bạch lúc nào cũng ngân vang nhừng khúc tửu ca, tràn đầy sinh khí và sự sống "Đời đắc ý cho niềm vui tận hưởng, Chén vàng kia đừng cạn dưới trăng ngàn", tất cả đều vô nghĩa nếu con người không biết uống rượu ….Hãy nâng chén, uống đi để những dòng thơ ngạo nghề, đầy khí phách tuôn trào:
Mời Uống Rượu
Bạn chẳng thấy:
Nước sông Hoàng từ trời cao đổ xuống
Chảy ra khơi cuồn cuộn chẳng quay về
Gương lầu cao sáng soi sầu bạc tóc
Sớm tơ xanh chiều tuyết trắng lê thê
Đời đắc ý cho niềm vui tận hưởng
Chén vàng kia đừng cạn dưới trăng ngàn
Trời sinh ta tất có nơi hữu dụng
Tiêu hết đi rồi lại có nghìn vàng
Giết bò dê để tìm vui lạc thú
Uống một lần ba trăm chén như không
Bác Sầm, Đan! đừng bao giờ ngưng lại
Rượu dâng lên hãy hát khúc nghe cùng
"Chuông trống giữa tiệc ngon chẳng quý
Tỉnh làm chi, thích chí say dài
Thánh hiền bặt tiếng xưa nay
Chỉ dân uống rượu mới hoài lưu danh!
Bình Lạc có Trần vương yến tiệc
Rượu vạn đồng, mặc sức vui cười
Chủ sao bảo thiếu tiền chơi
Mau mua rượu cùng bạn đời nâng ly!
Ngựa năm sắc, áo cừu bông ấm
Hãy đem đi đổi lắm rượu ngon
Rượu ngon cạn chén vui chung
Mối sầu muôn thuở ta cùng phá tan"
Tương Tiến Tửu- Lý Bạch (Hải Đà dịch)
Lý Bạch đã sáng tác bài thơ Tương Tiến Tửu, nhân lúc cao hứng trong một bửa tiệc rượu với hai người bạn là Sầm Quyên và Nguyên Ðan Khâu ở Tung Sơn, lúc đó Lý Bạch mang tâm trạng của một người xa nhà, chán nản, thất chí, bất bình. Bài thơ với những lời lẽ phóng khoáng, cao ngạo, khảng khái xem thường thế tục, và cũng mang một triết lý vô thường xem cuộc đời là ngắn ngủi, phù du, hữu hạn, thời gian qua mau như bóng câu bên cửa sổ: "Gương lầu cao sáng soi sầu bạc tóc, Sớm tơ xanh chiều tuyết trắng lê thê" thì tiếc chi mà không thụ hưởng thích thú, thỏa chí bình sinh: "Đời đắc ý cho niềm vui tận hưởng, Chén vàng kia đừng cạn dưới trăng ngàn" .. Nhà thơ đã phô bày ra một cảnh tượng uy nghi hùng tráng :
"Nước sông Hoàng từ trời cao đổ xuống. Chảy ra khơi cuồn cuộn chẳng quay về", cảnh tượng hùng vĩ bao la đó đã đưa nhừng dòng thơ hào sảng của ông thấm nhuần hơi rượu chất ngất tận trời xanh, cuồn cuộn theo sông lớn chảy ra biển rộng bát ngát nghìn trùng. Hình ảnh đó đã mang một hình tượng đặc trưng, có tính cách triết lý, trừu tượng và ẩn dụ, để dẫn dắt đến sự biện minh của người thơ trong việc tìm đến thú vui của rượu. Cái tửu lượng của nhà thơ "uống một lần ba trăm chén như không", mặc dầu đây cũng chỉ là lời nói phô trương, nhưng cũng chỉ biểu lộ nỗi chán chường thế thái nhân tình, bi phẩn trước cảnh đời ngang trái, oan nghiệt, và đó chính là "mối sầu muôn thuở" mà nhà thơ muốn phá hủy tan tành cùng với những người bạn tâm đầu ý hiệp trong cuộc rượu – dữ nhĩ đồng tiêu vạn cổ sầu!
Trăng là bạn tâm đầu ý hợp, là người tình tha thiết của Lý Bạch. Vầng trăng lung linh sáng soi ở trời cao, ánh trăng vằng vặc rọi những tia sáng nhảy múa trong không gian vũ trụ muôn trùng, phản chiếu lồng lộng dưới đáy gương của dòng sông muôn thuở. Vẫn vầng trăng ấy, trăng của tiền kiếp xa xăm và trăng của hiện tại nhân sinh, người nay đâu thấy vầng trăng xưa, nhưng trăng thời nay vẫn sáng soi người xưa cũ, cái vầng trăng vĩnh cửu đó đã nối liền quá khứ với hiện tại, tương lai và dĩ vãng, không còn cảm thấy khoảng cách không gian và thời gian, để mà người xưa và người nay vẫn nâng chén rượu nồng ấm để thanh thản nhìn trăng và hỏi trăng. Lý Bạch ngắm trăng một cách thích thú, muợn trăng để gửi gắm tâm sự u uẫn của mình, trăng ở thật xa chót vót trên đỉnh ngọn trời cao, nhưng trăng cũng ở thật gần, thật tha thiết chân tình trong tâm hồn của người thơ. Thêm hơi rượu nồng chếnh choáng đã mang những ảo tượng chập chờn hư hư thật thật, đã tạo nên những vần thơ huyền hư, đặc trưng riêng biệt của trích tiên, thi tửu Lý Bạch:
Thỏ ngọc xuân thu thuốc giã mài
Hằng Nga đơn lẻ bạn cùng ai
Người nay đâu thấy vầng trăng cũ
Người cũ trăng soi vẫn sáng dài
Kẻ trước người nay như nước chảy
Trăng soi đêm sáng cứ trông hoài
Chỉ mong nâng chén cùng ca hát
Sóng sánh ly vàng trăng sáng soi
Bả Tửu Vấn Nguyệt-Lý Bạch
Đối với Lý Bạch độc ẩm dưới trăng là một sự thích thú vô tận, hơi rượu đã đem lại sự tưởng tượng vô cùng phong phú, đắc ý cho nhà thơ. Ông đã sáng tác một chùm thơ Nguyệt Hạ Độc Chước gồm 4 bài. Giữa bầu trời rộng rãi bao la, màn đêm vô tận được thắp sáng bởi những vì sao lấp lánh và vầng trăng lộng lẫy, chỉ một mình nhà thơ với bầu rượu, "hoa gian nhất hồ tửu, độc chước vô tương thân" người thơ phóng tầm mắt lên trời cao thăm thẳm. Trong trí tưởng tượng dạt dào vô biên của nhà thơ, ông cảm thấy vầng trăng kia, và chính cái bóng đen mờ ảo của người thơ đã biến hóa thành hai người, cộng thêm với nhà thơ thành ba người bạn tri âm, cùng nhau nâng chén say sưa. Nhà thơ đã không còn cảm thấy cảm giác cô đơn để độc ẩm một mình dưới trăng. Đôi cánh trí tưởng của ông đã bay vút cao vào vũ trụ nhẹ nhàng, yên tịnh, thanh thoát để cùng với chính bóng mình nhập hội với vầng trăng tha thướt nhảy múa, vui mừng, hội tụ để rồi ngậm ngùi chia ly giữa nhà thơ, bóng người, và vầng trăng, nhưng niềm hy vọng qua hơi men ngật ngầy vẫn hướng về một nơi chốn đoàn viên đó là chiếc cầu Ngân Hán vắt ngang cuối trời nối lại dây tơ lòng ngân vang trong lòng người thơ, và thơ và rượu đã đồng cảm quấn quít bên nhau như đôi uyên ương Ngưu Lang và Chức Nữ của muôn đời thủy chung "tình cho nhau mãi thiết tha, hẹn nhau gặp bến Ngân xa cuối trời " ….
Một bầu rượu giữa vườn hoa
Rượu đây không bạn cùng ta uống cùng
Nâng ly khẩn khoản mời trăng
Trăng, ta và bóng rõ ràng thành ba
Trăng không biết uống đâu mà
Còn đây chiếc bóng theo ta đêm dài
Cùng trăng với bóng miệt mài
Tuổi xuân mau hưởng thú vui trên đời
Ta ca trăng sáng tỏ ngời
Bóng theo ta múa chơi vơi nhịp nhàng
Hết say vui sướng rộn ràng
Tỉnh rồi mỗi kẻ một dàng chia xa
Tình cho nhau mãi thiết tha
Hẹn nhau gặp bến Ngân xa cuối trời
Nguyệt Hạ Độc Chươc kỳ nhất - Lý Bạch
Với hơi men nồng nàn chuếnh choáng, người thơ vốn bản tính cuồng ngông, giữa núi rừng lồng lộng, dưới trời cao thăm thẳm, có vầng trăng muôn thuở vẫn sáng soi, Lý Bạch đã chẳng bao giờ chuốc lấy nồi buồn lo quá đỗi, xem thường đời, bất chấp bọn quan lại quyền cao quí tộc, xem nhẹ công danh phú quí, mà ông chỉ muốn chắp đôi cánh đại bàng ngang tàng, thênh thang bay lên tận chín tầng mây để ngạo nghễ hỏi Trời Cao, rồi lại hạ cánh xuống đồng xanh bát ngát để chất vấn Ðất, và cũng xem thường các thánh hiền, thần tiên: "Thánh hiền cũng uống liên miên, Há chi phải khấn thần tiên làm gì? ", một câu hỏi để ông tự trả lời và biện minh cho sự thích thú và đắc ý của ông :"Đất trời thích rượu miên man… Thì ta cũng thích chẳng màn thẹn ai"
Nếu Trời chẳng thích rượu sao
Hỏi xem rượu ở trời cao làm gì
Nếu mà đất ghét rượu thì
Tại sao suối đất làm chi rượu tràn
Đất trời thích rượu miên man
Thì ta cũng thích chẳng màn thẹn ai
Nghe trong ví với thánh tài
Rằng đục thì cũng sánh vai bậc hiền
Thánh hiền cũng uống liên miên
Há chi phải khấn thần tiên làm gì
Đạo thông chỉ uống ba ly
Uống xong một đấu cũng thì tự nhiên
Say sưa là thú cơ duyên
Chứ làm kẻ tỉnh danh truyền chẳng mong!
Nguyệt Hạ Độc Chươc kỳ nhị-Lý Bạch
Bốn mùa tuần tự trôi qua theo định luật biến thiên của tạo hóa và đôi chân Lý Bạch cũng phiêu bạt khắp đất trời thiên hạ, để một ngày đẹp trời tiết tháng ba đã lạc chân đến Hàm Dương, cảnh sắc xuân đẹp muôn màu, chim chóc ríu rít ca vang, mùa xuân xanh thắm tốt tươi, cây cối đâm chồi nẩy lộc, lá non xanh mởn trên cành, nhưng nhà thơ vẫn cảm thấy cô đơn buồn da diết vì xa nhà, xa bạn bè, biết cùng ai để nâng chén vui xuân, thôi đành "độc ẩm" dốc bầu say sưa để cho hồn thơ đắm đuối theo nguồn vui triền miên vô tận giữa hơi men chất ngất tận trời xanh, để quên đi tất cả "sống, còn một chén như không, Sự đời muôn việc khó hòng phân qua …"
Hàm Dương giữa tiết tháng ba
Đẹp như nhung gấm nghìn hoa phô màu
Nhìn xuân ai kẻ đơn sầu
Cảnh xanh tươi hãy dốc bầu say sưa
Cùng thông dài ngắn chuyện xưa
Bẩm sinh muôn vật cho vừa hóa công
Sống, còn một chén như không
Sự đời muôn việc khó hòng phân qua
Đất trời quên mất, say mà!
Đêm nằm gối chiếc sa đà mơ xa
Đâu còn biết đến thân ta
Niềm vui ấy mới thật là vô biên!
Nguyệt Hạ Độc Chươc kỳ tam - Lý Bạch
Những lúc ngả lòng, chán đời là những lúc người thơ chỉ biết tìm đến rượu như một liều thuốc giải khuây, để phá tan những ưu uất trong lòng, những phiền muộn gian truân trên cõi đời ô trọc tục lụy: "Rượu mà không thích trên đời, Cái danh hư hão được thời đáng không? " Dòng suối rượu đã đưa bước chân phiêu lãng của nhà thơ đến những nơi chốn tận cùng mênh mông bát ngát, văng vẳng đâu đây tiếng nhạc lòng thanh thản cứ mãi vun vút lan xa bốn phương trời thăm thẳm. Đối với Lý Bạch, Rượu và Thơ la đôi bạn tình lý tưởng, rượu đã khơi động nguồn thơ vô tận, và thơ đã đắm chìm trong men rượu, rượu thơ như những chất xúc tác hổ tương lẫn nhau:
Sầu đong nghìn mối đau lòng
Ba trăm chén rượu thơm nồng uống chơi
Sầu nhiều rượu ít than ơi
Rượu mà cạn chén sầu thời khuất xa
Cho nên thánh rượu biết là
Uống say lòng dạ mở ra chuyện thường
Thóc Chu bỏ, ở Thú Dương
Ðể cho bụng đói mà thương Nhan Hồi
Rượu mà không thích trên đời
Cái danh hư hão được thời đáng không
Cua tôm rượu quí chờ mong
Còn kia bã rượu: cõi Bồng non xanh
Hãy mau uống rượu ngon lành
Uống xong say khướt lên thành cỡi trăng
Nguyệt Hạ Độc Chươc kỳ tứ-Lý Bạch
Tình bạn đối với Lý Bạch là một cái gì trân quí vô cùng, ông đã cùng với những người bạn tri âm ngao du sơn thủy, khi thì ở tận chốn non cao, khi đong đưa trên nhừng chiếc thuyền câu, chén thù chén tạc, ngẫm nghĩ về cuộc đời phù du, như bóng câu qua song cửa như áng mây bay cuối trời. Cái qui luật vô thường "sinh lão bệnh tử" ai mà tránh khỏi được, và Lý Bạch càng thất thấm thía chua xót hơn, khi phải chia ly vĩnh viền người bạn thân quí của đời ông, lúc mà chén rượu cũng chẳng giải thoát được cơn sầu muộn của ông, để đến lúc người thơ chỉ muốn rút kiếm chém tan cái cuồng nộ, oan khiên của cuộc đời, chém vào hư không, chém vào dòng nước đang chảy xiết …"Rút đao chém nước chảy cuồng, Tiêu sầu cạn chén lại buồn thêm thôi" …
Sao người đã bỏ ta đi
Ngày qua tháng lại còn gì níu đâu
Lòng đau dạ rối tơ nhàu
Ngày thêm chất chứa mối sầu nặng mang
Én thu bay với gió ngàn
Lầu cao say khướt cảnh buồn mênh mang
Thơ Bồng cốt cách Kiến An
Thế gian Ông Tạ phong văn tuyệt vời
Ý hùng hứng khởi chơi vơi
Muốn bay bổng mãi lên trời bắt trăng
Rút đao chém nước chảy cuồng
Tiêu sầu cạn chén lại buồn thêm thôi
Trần gian chưa thỏa ý người
Sớm mai rũ tóc rong chơi với thuyền
Tuyên Châu Tạ Diễu lâu tiễn biệt Hiệu thư Thúc Vân - Lý Bạch.
Cuộc đời phóng khoáng của Trích tiên Lý Bạch luôn gắn bó với thơ và rượu, ông đã để lại mấy nghìn bài thơ cho hậu thế, thơ của ông ngấm chất men của rượu, đượm thi vị thanh cao của trăng sao trong vũ trụ mênh mông bát ngát, như Trịnh Cốc đã khen tặng:
Sao Văn, sao Rượu lung linh
Tại sao Ông Lý một mình hưởng thay
Ba nghìn thi khúc ngâm say
Vầng trăng sáng tỏ, cõi này lưu danh
Độc Lý Bạch Tập- Trịnh Cốc
Đỗ Phủ là bạn hiền của Lý Bạch … Lý Bạch, Đỗ Phủ là hai người bạn thơ thân thích, chí tình. Lý Bạch thương cho cuộc đời Đỗ Phủ long long lận đận trên đường công danh sự nghiệp, hai người thơ đều phục tài thơ của nhau, và thường đề tặng thơ cho nhau, cũng như cùng nhau thù tạc ngâm vịnh. Lý Bạch được mệnh danh là "thi tiên" thì Đỗ Phủ cũng được gọi là "thi thánh". Trong bài thơ "Túy Thì Ca" (bài hát khi say), Đỗ Phủ đã nói về Lý Bạch: "Tiên sinh hữu tài quá Khuất Tống, Đức tôn nhất đại thường khảm kha" (tài ông còn vượt cả Khuất Tống, đức độ một thời vẫn mãi lận đận), và chính vì thế mà Lý Bạch đã muốn say để tìm quên trong rượu và trăng. Đỗ Phủ là một nhà thơ về xã hội, nhưng ông ngưỡng mộ Lý Bạch như đã nói trong mấy vần thơ:
Thơ ai hơn Lý Bạch
Ý tứ hay xuất thần
Mát tươi như khai phủ
Tài cao tựa tham quân
Vị Bắc cây xuân ngát
Giang Đông mây chiều gần
Bao giờ chia chung rượu
Nâng chén luận thi văn
Xuân Nhật Ức Lý Bạch- Đỗ Phủ
Trong một bài ca về tám vị tiên (tám nhà thơ) trong giới uống rượu "Ẩm Trung Bát Tiên Ca", gồm có Hạ Tri Chương, Nhữ Dương, Lý Thích Chi, Tông Chi, Tô Phổ, Trương Húc, Tiêu Toại và Lý Bạch, “"thi thánh" Đỗ Phủ đã viết tặng bốn câu thơ về trích tiên Lý Bạch:
Lý Bạch đẩu tửu thi bách thiên
Trường An thị thượng tửu gia miên
Thiên tử hô lai bất thượng thuyền
Tự xưng thần thị tửu trung tiên
Lý Bạch trăm bài một chén thôi
Trường An say ngủ bất cần đời
Vua gọi thuyền bên chẳng trả lời
Tự xưng "rượu thánh với tiên trời"
(Lý Bạch chỉ cần một ly là hàng trăm bài thơ phun ra
Nơi quán rượu Trường An ngủ say khì
Vua gọi lên thuyền cũng chẳng thèm lên
Tự cho mình là tiên đang say trong rượu)
Bản thân Đỗ Phủ cũng thích rượu, nhưng Ông không đam mê rượu một cách say đắm như Lý Bạch, ông không như trích tiên Lý Bạch đi đâu uống say đó, uống quên cả trời đất, ngủ ở bất cứ nơi nào, quán chợ, đầu đình một khi đã say mèm. Thơ của ông man mác nỗi buồn nhân thế, tinh tế, nhuần nhuyền, giàu tính nghệ thuật, bộc lộ sự chân thật xuất phát tự đáy lòng, nhất là những khi "đầu sông say khướt, chiều tàn mới thôi" để cuối cùng "mềm môi cạn chén, xót thương nỗi lòng"…
Hoa tàn, xuân kém xanh tươi
Gió mênh mang thổi, lòng chơi vơi buồn
Nhìn hoa, ánh mắt sầu vương
Mềm môi cạn chén, xót thương nỗi lòng
Khúc Giang Nhị Thủ - Kỳ Nhất - Đỗ Phủ
Tan chầu, nao nức đón xuân
Đầu sông say khướt, chiều tàn mới thôi
Rượu nầy vay nợ đủ nơi
Bảy mươi sống thọ, mấy người gặp may
Đùa hoa, lũ bướm vờn bay
Chuồn chuồn chấm nước, cánh dài chao nghiêng
Cảnh trời thay đổi thường xuyên
Dại chi không hưởng mà quên muộn phiền
Khúc Giang Nhị Thủ - Kỳ Nhị-Đỗ Phủ
Nhà thơ Lý Hạ thường được gọi là Thi Quỉ, ông là một hiện tượng kỳ lạ của nền thi ca Trung Quốc. Lý hạ mới bảy tuổi đã biết làm thơ, và thơ ông đã gây kinh động cho một số nhà thơ lớn trên thi đàn Trung Quốc cùng thời, nhưng Lý Hạ là một kẻ tài hoa yểu mệnh, một thiên tài bị đời lãng quên. Lý Hạ chẳng bao giờ gặp may mắn trên đường công danh sự nghiệp, thất vọng, thất chí, đâm ra phẩn nộ cuộc đời. Thơ Lý Hạ bàng bạc sương khói hư huyền, liêu trai, ảo não đoạn trường, mang âm hưởng bi oán lạ lung, quái dị ma quái . Những ngôn từ của ông kỳ dị hoang đường, lời lẽ thống thiết khóc than cho hận lòng chẳng bao giờ được siêu thoát .Chẳng hạn trong bài thơ Tương Tiến Tửu của Lý Hạ, những mồi nhắm rượu của ông rất là khác lạ như thịt rồng, thịt phượng: "phanh long, bào phượng ngọc chi khấp" (Hãy xẻ thịt rồng, nướng thịt chim phụng cho mỡ trắng như ngọc trong nồi phải khóc than), trong khi Lý Bạch trong cuộc rượu, còn có chút gì thực tế với đời sống người thường "Phanh dương tể ngưu thả vi lạc" (mổ dê, giết bò để tìm thú vui):
Hãy Mời Rượu (Lý Hạ)
Chén lưu ly đậm đà rượu phách
Rượu hồng ngon sóng sánh giọt châu
Thịt rồng, phượng nấu thơm lâu
Trong nồi mở ngọc âu sầu khóc than
Màn lụa vây gió xuân thơm ngát
Sáo rồng trống sấu hát vang ca
Hàm răng trắng muốt nõn nà
Eo thon nhảy múa thân ngà ngọc kia
Giữa ngày xuân chiều buông tha thướt
Hoa đào bay lất phất mưa hồng
Xin người say khướt men nồng
Rượu đâu ghé đến mộ phần Lưu Linh
Tương Tiến Tửu - Lý Hạ
Rượu mà "độc ẩm" thì thì lại càng cảm thấy cô độc, đơn lẻ hơn. Rượu
mà còn có bạn bè chung vui, nâng chén, thù tạc, chia sẻ thì mới lý thú hơn. Các
người thơ "đa ẩm" đế chia sẻ với nhau cái mùi vị, cái hương thơm, cái
ảo ảnh, và linh hồn của rượu (tri kỳ vị, tri kỳ hương, tri kỳ ảo, tri kỳ linh).
Một số nhà thơ đã bộc lộ cảm xúc của mình, bày tỏ nỗi lòng một cách rất chân
tình, tự nhiên và thành thật trong những bài thơ tâm tình, ca tụng tình bạn,
tri âm tri kỷ. Họ mang chung một hoài bão, một quan niệm sống, một nhân sinh
quan trong cuộc đời, và tìm đến với nhau như những tâm hồn đồng điệu, nhất là
những khi gặp thất bại trên đường công danh sự nghiệp, hoặc chán nản ngao ngán
trước cảnh thế thái nhân tình, hay bất mãn về những bất công áp bức trong xã
hội, hoặc sự chèn ép mâu thuẫn của chế độ quan liêu phong kiến. Tình bạn thân
thiết đồng cảm đã được các nhà thơ bày tỏ chân thành, trên những bước đường
lãng du, cùng nhau uống rượu ngâm thơ, chén thù chén tạc để mà…"Say sưa
nghĩ cũng hư đời, Hư thì hư vậy, say thì cứ say, Đất say đất cũng lăn quay,
Trời say mặt cũng đỏ gay ai cười? " (Tản Đà, Lại Say);
Uống đi anh nhé, rượu mời anh
Tựa sóng lòng người biến đổi nhanh
Chống kiếm quen nhau đầu đã bạc
Diễu cười kẻ khốn lúc công thành
Mưa phùn cỏ ướt xanh màu thắm
Gió lạnh hoa xuân lay lắt cành
Thế sự mây trôi đừng hỏi đến
Lo chi ăn đủ với nằm kềnh
Chước Tửu Dữ Bùi Địch -Vương Duy
Ghé qua quán rượu gặp bạn bè vui chơi, cùng nhau say bí tỉ, quên đời, hàn huyên tâm sự, chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Tình bạn là cái gì cao quí mà các nhà thơ rất trân trọng, và rượu là chất xúc tác để đưa các nhà thơ thật gần gủi thân mật, tương quan, tương thức gặp nhau để hàn huyên tâm sự một cách chân tình, không khách sáo …
Hôm nào mãi uống mê man
Tính linh nuôi dưỡng chẳng màng lo xa
Nhìn ai say khướt cả mà
Cớ hay chẳng lẽ mình ta tỉnh người!
Quá Tửu Gia -Vương Tích
Những tâm hồn đồng điệu đó, gắn bó từ sự cảm ngộ thiết tha chân tình, đã phơi bày bộc trực chất phác trong những dòng thơ của họ. Bạn bè, khách thân đến nhà, thì ly trà chén rượu bao giờ cũng đi đầu câu chuyện, cùng nhau chia vui chúc mừng, san sẻ những nỗi niềm tâm sự, để xót thương thông cảm cho nhau:
Nước xuân lai láng trước sau nhà
Ngày thấy đàn âu cứ lượn sà
Khách đến đường hoa chưa kịp quét
Bạn sang cổng trúc mở rào qua
Chợ xa mâm dọn không nhiều món
Nhà khó bình mời rượu cũ pha
Cùng bạn láng giềng chia cốc rượu
Cách rào kêu rượu rót tràn ra
Khách Chí -Đỗ Phủ
Khi vì một hoàn cảnh nào đó, mà họ phải chia xa, kẻ ở người đi đem lại những cảm xúc xao xuyến ngậm ngùi cho nhà thơ khi giải bày tâm sự thương nhớ bạn bè, nhất là những khi qua cơn tỉnh rượu, mắt lệ tuôn tràn "tỉnh say khăn thắm lệ quan hà":
Xót than thân khách góc trời xa
Bạn cũ bên trời cách biệt ta
Hừng sáng qua đêm trăng quạnh vắng
Tỉnh say khăn thấm lệ quan hà
Đông Dương Tửu Gia Tặng Biệt -Vi Trang
Khi thân mật tiễn bạn lên đường bằng bửa tiệc trịnh trọng với rượu ngon trong chén vàng, vật chất thì dư thừa đó, nhưng một nỗi buồn man mác không tên vẫn len lén trong tâm tư của người thơ khi phải xa cách người bạn tri âm của mình, và một câu hỏi vẫn ám ảnh người thơ: "bao giờ mới gặp bạn vàng tri âm?"
Khói xanh bay, đuốc bạc vờn
Chén vàng, rượu ngọt, tiệc ngon, tiễn người
Chút tình cầm sắt khôn vơi
Chia tay, sông, biển, núi, đồi cách xa
Vòm cây ẩn bóng trăng ngà
Sông Ngân một giải sao mờ vắt ngang
Lạc Dương xa khuất dặm ngàn
Bao giờ mới gặp bạn vàng tri âm?
Xuân Dạ Biệt Hữu Nhân - Trần Tử Ngang
Họ đã là những người bạn tâm giao một thời, đã cùng nhau chia sẻ niềm vui lẫn nỗi buồn, thành công và thất bại trong cuộc sống thường nhật, đã cùng nhau ngao du ở những nơi chốn hữu tình, say khướt ở chốn lầu xinh, và cái hoài niệm khao khát nhớ bạn vẫn mãi tiềm ẩn trong lòng người thơ:
Tháng tám trời thu viếng Động Đình
Sông Tương nước chảy loáng lung linh
Quê nhà muôn dặm, người trong mộng
Quán trọ năm canh, khách trở mình
Đã luống sầu vương, quên đọc sách
Thôi đành tìm rượu, đến lầu xinh
Lạc Dương nhớ bạn, thầm khao khát
Hội ngộ chung vui vẹn nghĩa tình
Đồng Vương Chinh Quân Tương Trung Hữu Hoài - Trương Vị
Những khung cảnh thiên nhiên bao la bát ngát ngàn trùng là những bức tranh thủy mặc hài hòa, lôi cuốn quyến rũ những tâm hồn phóng khoáng sinh động của người thơ, để đem lòng thanh thản, an nhàn hòa nhập vào .. Mây trắng lờ lững, cánh nhạn xa bay, núi cao chất ngất mịt mùng, bóng chiều tà thấp thoáng, bến sông tịch lặng sương khói huyền ảo, là những khung cảnh bao la vô thường, làm người thơ phải đăm chiêu suy nghĩ về cuộc sống mong manh hiện thực, và có gì vui thú hơn để tìm quên, thoát ly ra khỏi cái thế giới nhỏ bé của đời thường qua cốc rượu: "Rượu đây vui với bạn đường, Nâng ly thưởng hội trùng dương quên đời" ..
Núi cao mây trắng giăng đầy
Người u cư sống tháng ngày ung dung
Lên non nhìn xuống mịt mùng
Gửi lòng theo cánh nhạn trùng bay xa
Sầu nghiêng nghiêng bóng chiều tà
Trời thu biếc ngọc chan hòa ý thơ
Ai về thôn xóm thẫn thờ
Dừng chân biển cát, ngồi chờ bến sông
Hàng cây xanh đứng đợi mong
Sông quê in bóng nguyệt lồng soi gương
Rượu đây vui với bạn đường
Nâng ly thưởng hội trùng dương quên đời
Thu Đăng Lan Sơn Ký Trương Ngũ - Mạnh Hạo Nhiên
Những bài thơ "tống biệt" đưa tiễn bạn bè, mang một không khí lặng lẽ u hoài, nhất là giữa khung cảnh buồn vời vợi của mùa thu lá vàng rơi lả tả theo gió heo may se thắt lạnh, tiếng vượn kêu rầu rĩ, khi hoàng hôn buông thả trên bến sông trầm mặc, với chiếc thuyền con lơ lửng, bến bờ vô định, mây phủ chập chùng đã đem lại những liên tưởng gợi nhớ u hoài, ấn tượng sâu sắc cho người thơ:
Thu về cánh nhạn bay ngang
Vượn kêu rầu rĩ chiều tàn chẳng thôi
Thuyền neo mình khách đơn côi
Cõi nầy chốn ấy là nơi chia lìa
Áo người mưa ướt đầm đìa
Mênh mông mây phủ thuyền kia mịt mùng
Chẳng say men rượu Tầm Dương
Não nùng khói sóng buồn vương vấn người
Thu Giang Tống Khách - Bạch Cư Dị
Vương Duy đã thường được gọi là Thi Phật, những bài thơ của ông man mác âm hưởng thiền tính, chan chứa tinh thần đạo học, nói lên cái thân phận bé bỏng của con người trong vũ trụ mênh mông bát ngát vô chung, vô thủy … "trời cao mây trắng bay hoài về đâu", khi xuống ngựa nâng ly, tiễn bạn đi về phương trời khác:
Cùng anh xuống ngựa nâng ly
Chia tay muốn hỏi "anh đi phương nào ?"
Anh thưa:"đời chán làm sao
Thôi về ở núi Nam cao nằm dài
Xin đừng hỏi nữa .. đi thôi
Trời cao mây trắng bay hoài về đâu ..."
Tống Biệt -Vương Duy
Khi những nỗi cô đơn kéo dằng dặc khôn nguôi trên những bước đường viễn xứ lưu lạc xa quê, xa bạn bè thân thích, người thơ đi tìm men rượu, vùi say, để chỉ muốn đưa trí tưởng lâng lâng về khung trời dĩ vãng, một thời vui sống với bạn bè thân hữu ở chốn quê nhà thân thương, đã biền biệt cách xa:
Trăng tròn soi sáng trời thu
Ðêm đen bao phủ mịt mù thành cao
Giang Nam mừng rỡ xiết bao
Ngỡ chung giấc mộng hôm nào gặp nhau
Gió rung cành chim sợ đau
Cỏ sương che phủ loài sâu lạnh đầy
Sống đời lưu lạc cứ say
Nghe chuông mai điểm lòng này xốn xang
Giang Hương Cố Nhân Ngẫu Tập Khách Xá - Đái Thúc Luân
Thiên nhiên với bốn mùa tuần tự, hoa lá thay màu, là đề tài vô tận cho các nhà thơ Đường. Xuân đến và xuân đi như gió thoảng mây trôi… Xuân đến cho muôn hoa đua nở, mạch sống tuôn tràn … Xuân đi cho hoa lá héo tàn, lòng người cô quạnh, cảnh trời hiu hắt ..Tuổi xuân cũng chỉ ngắn ngủi tấc gang, chẳng sống được dài lâu .. Xuân đã đi rồi đi đem lại nỗi sầu tàn phai, thương tiếc, nhớ nhung, và nhà thơ Vương Duy cũng muốn tìm đến chuốc rượu để tiêu sầu:
Già theo ngày tháng trôi nhanh
Năm quanh quẩn hết, xuân xanh đến hoài
Vui cùng cốc rượu mà say
Cần chi thương tiếc hoa bay ngoài trời
(Tống Xuân Từ – Vương Duy)
Nhà thơ Cao Biền hay sáng tác những bài thơ biên tái, đã trách cứ những người đã một thời oanh liệt mà chẳng biết thụ hưởng, chẳng tìm đến thiên nhiên sông hồ cảnh vật hữu tình, cảnh nước trong xanh, trăng sáng lung linh, và tìm vui qua men rượu, đàn ca xướng hát, trong khi cuộc đời chỉ ngắn ngủi gang tấc, một thoáng phù du …ông bộc bạch lời ước nguyện "cờ chiến đình thôi, cờ rượu bay …"
Câu cá ngày qua, rượu giải sầu
Say sưa quên hết chuyện đời đâu
Hàn Bành phò Hán xem mà giận
Xong việc, Ngũ Hồ chẳng đến mau
Trăng sáng bờ ao, hoa nớ đầy
Thuyền trôi, đàn phách tiếng ca hay
Ngày nay ước hẹn lòng ta đó
Cờ chiến đình thôi, cờ rượu bay ...
Khiển Hoài - Cao Biền
Ngoại cảnh thiên nhiên trong Ðường Thi sinh động và biến hóa, lúc thì tươi mát xinh tươi, trong sáng hiện thực, lúc chập chờn khói sương huyền ảo, mênh mang trừu tượng, tùy theo tâm trạng của nhà thơ cảm thụ khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên muôn màu muôn sắc, đã dẫn dắt người đọc đi vào trạng thái mênh mông khó diễn tả . Nhưng chúng ta thấy trong những bài thơ tả cảnh thiên nhiên đó man mác u hoài, và trước cảnh huống u hoài đó, nhà thơ vẫn muốn tìm đến rượu để giải khuây nỗi niềm lo âu phiền muộn:
Đồng xanh lúa ngát nhẩn nha chơi
Núi biếc bốn bề xuân thắm tươi
Phơ phất hoa bay vờn ngõ trúc
Quanh co suối chảy đá rêu phơi
Lo chi rượu ngọt cùng ai cạn
Chỉ sợ hoa tàn rụng tả tơi
Đang tiết thanh minh trời diễm tuyệt
Quên về thơ thẩn lãng quên đời
Giao Hành Tức Sự - Trình Hiệu
Sông Thu lồng bóng nhạn mong manh
Bầu bạn thong dong cảnh sắc xanh
Thế tục buồn vương, môi héo nụ
Đường về cúc giắt, bước dồn nhanh
Mong sao cảnh đẹp, vui cùng rượu
Chẳng phí trèo non, cảm nắng hanh
Sự thế xưa nay trời đất chuyển
Cớ gì lên núi đứng buồn tênh
Cửu Nhật Tề Sơn Đăng Cao - Đỗ Mục
Khung cảnh thiên nhiên, nhất là mùa Đông lạnh lẽo, tuyết trắng phủ rơi đầy, gieo nỗi buồn mang mang khó diễn tả, "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Ngoại cảnh trầm lặng và yên tĩnh quá làm chạnh lòng kẻ tha hương, khơi dậy sự bồi hồi sâu thẳm trong lòng người thơ, dã đưa những người thơ đến với rượu để tìm chút hơi ấm và giải khuây tâm hồn:
Trường Sa tuyết bắc giăng đầy
Mây Hồ lớp lớp lạnh bay khắp nhà
Lá rơi theo gió la đà
Mưa rơi tí tách khó mà nở hoa
Tiền đầy túi, chẳng lo xa
Rượu ngon bình bạc cứ pha ngập tràn
Không ai uống hết rượu ngon
Cùng nhau đợi lúc chiều tàn quạ kêu
Đối Tuyết - Đỗ Phủ
Đêm đông trà, rượu mời anh
Tre khô nhóm bếp lung linh lửa hồng
Vẫn thường trăng chiếu bên song
Chỉ hoa mai tỏa sắc hương lạ lùng
Hàn Dạ - Đỗ Lai
Thơ, Rượu, thì cũng thường có mỹ nhân nhập cuộc.. Tửu và Sắc có sự liên hệ với nhau, như trong một bài thơ giải bày tâm sự "Khiển Hoài" của Đỗ Mục. Nhà thơ cũng đã thành công phần nào trên bước đường công danh sự nghiệp, nhưng ông cũng chưa thỏa mãn những gì mà ông đã đạt được, và những lúc cảm thấy chán nản buồn phiền, người thơ đã mượn chốn lầu xanh để giải tỏa u sầu phiền muộn chất chứa trong lòng. Bầu rượu luôn mang theo bên mình, để lúc nào cũng có thể say sưa cùng gái đẹp có sẵn trong tay, nhưng bản chất của ông hình như chỉ muốn buông thả cuộc đời nơi chốn ăn chơi trên bước đường phiêu bạt, nhưng lại không bao giờ vương víu nợ tình, chẳng lụy vì cảnh đắm nguyệt say hoa, trong những cuộc truy hoang trác táng mà thật ra ông chỉ muốn tìm đến rượu ngon và gái đẹp để giải tỏa, thoát ly ra khỏi cái phiền muộn u uẫn chất chồng trong lòng ông khi gặp bất mãn, không vừa lòng với mộng công thành của ông . Bài thơ chỉ giải bầy tâm sự, khuây khỏa nỗi lòng của ông khi nhớ lại quãng đường ăn chơi vô vị đã qua mà ăn năn hối tiếc cho khoảng thời gian trôi qua một cách lãng phí "Mười năm tỉnh mộng Dương Châu. Phụ tình vang dậy chốn lầu xanh kia"… Người thơ đã tỉnh mộng để mà hối tiếc, ân hận về những gì đã qua
Giang hồ với rượu trên vai
Trong tay gái nhỏ mảnh mai dựa đầu
Mười năm tỉnh mộng Dương Châu
Phụ tình vang dậy chốn lầu xanh kia
Khiển Hoài - Đỗ Mục
Nhà thơ Đỗ Mục trong một ngày xuân phiêu bạt nơi đất khách quê người, với nỗi buồn mênh mông da diết nhớ nhà, nhớ gia đình, thêm vào cái ngoại cảnh buồn hiu hắt não nuột, trong tiết thanh minh mưa bụi bay mù mịt, cái lạnh của gió mưa càng làm tăng thêm nỗi cô đơn trống vắng, quạnh quẽ của người thơ trên bước đường tha phương nhớ quê hương não nuột, muốn hỏi thăm đường đến nơi quán rượu để tạm nghỉ chân và tiêu sầu:
Thanh minh tầm tã mưa sa
Kinh hồn lữ khách đường xa nhớ nhà
Hỏi người quán rượu ghé qua
Mục đồng chỉ hướng Hạnh hoa cuối làng …
Thanh Minh (Đỗ Mục)
Uống rượu để thưởng hoa cũng là một trong những cái thú tiêu khiển, sở thích của người thơ. Hoa và Rượu không thể tách xa nhau. Trong một bài ca về tám vị tiên (tám nhà thơ) trong giới uống rượu "Ẩm Trung Bát Tiên Ca", Đỗ Phủ đã nói về Hạ Tri Chương (tác giả bài Hồi Hương Ngẫu Thư):
Tri Chương kị mã tự thặng thuyền
Khán hoa lạc tỉnh thủy để miên
(Hạ Tri Chương cưỡi ngựa mà giống như đi thuyền
Mải mê coi hoa mà sa chân xuống giếng nước và ngủ luôn dưới giếng)
Một bông hoa hương sắc kiều diễm, tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hóa ban cho con người, mà cũng biểu tượng cho cái gì mong manh, ngắn ngủi, phù du, đó là vẻ đẹp huyền hư dễ tan biến như nhà thơ Bạch Cư Dị đã nói: "Hoa phi hoa, Vụ phi vụ, Dạ bán lai, thiên minh khứ" (giống như hoa mà chẳng phải hoa, giống như sương mù mà chẳng phải sương mù . Nửa đêm vừa đến . Trời sáng đã ra đi ..) Những cánh hoa mềm mại, hé nở nhẹ nhàng, khoe sắc, phô hương trong một đêm trăng kiều diềm phải là xúc tác cho nhà thơ khi uống rượu … lúc xem hoa nở, khi chờ trăng lên …Ngoài trăng ra, những bông hoa còn là những đối tượng trong những cuộc trà dư tửu hậu. Thật mong manh, ngắn ngủi như vậy, cho người thơ tìm đến men rượu mà thương tiếc cho cuộc đời thoáng qua mau, mới hôm nào tóc còn xanh, mà bây giờ tóc đã phơ phơ bạc trắng:
Trước hoa uống rượu hôm nay
Cạn ly bí tỉ nhừ say thật mà
Ngậm ngùi thấm thía lời hoa
Rằng hoa chẳng nở vì ta: lão già!
Ẩm Tửu Khán Mẫu Đơn - Lưu Vũ Tích
Uống đi anh nhé, rượu mời anh
Tựa sóng lòng người biến đổi nhanh
Chống kiếm quen nhau đầu đã bạc
Diễu cười kẻ khốn lúc công thành
Mưa phùn cỏ ướt xanh màu thắm
Gió lạnh hoa xuân lay lắt cành
Thế sự mây trôi đừng hỏi đến
Lo chi ăn đủ với nằm kềnh
Chước Tửu Dữ Bùi Địch -Vương Duy
Ghé qua quán rượu gặp bạn bè vui chơi, cùng nhau say bí tỉ, quên đời, hàn huyên tâm sự, chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Tình bạn là cái gì cao quí mà các nhà thơ rất trân trọng, và rượu là chất xúc tác để đưa các nhà thơ thật gần gủi thân mật, tương quan, tương thức gặp nhau để hàn huyên tâm sự một cách chân tình, không khách sáo …
Hôm nào mãi uống mê man
Tính linh nuôi dưỡng chẳng màng lo xa
Nhìn ai say khướt cả mà
Cớ hay chẳng lẽ mình ta tỉnh người!
Quá Tửu Gia -Vương Tích
Những tâm hồn đồng điệu đó, gắn bó từ sự cảm ngộ thiết tha chân tình, đã phơi bày bộc trực chất phác trong những dòng thơ của họ. Bạn bè, khách thân đến nhà, thì ly trà chén rượu bao giờ cũng đi đầu câu chuyện, cùng nhau chia vui chúc mừng, san sẻ những nỗi niềm tâm sự, để xót thương thông cảm cho nhau:
Nước xuân lai láng trước sau nhà
Ngày thấy đàn âu cứ lượn sà
Khách đến đường hoa chưa kịp quét
Bạn sang cổng trúc mở rào qua
Chợ xa mâm dọn không nhiều món
Nhà khó bình mời rượu cũ pha
Cùng bạn láng giềng chia cốc rượu
Cách rào kêu rượu rót tràn ra
Khách Chí -Đỗ Phủ
Khi vì một hoàn cảnh nào đó, mà họ phải chia xa, kẻ ở người đi đem lại những cảm xúc xao xuyến ngậm ngùi cho nhà thơ khi giải bày tâm sự thương nhớ bạn bè, nhất là những khi qua cơn tỉnh rượu, mắt lệ tuôn tràn "tỉnh say khăn thắm lệ quan hà":
Xót than thân khách góc trời xa
Bạn cũ bên trời cách biệt ta
Hừng sáng qua đêm trăng quạnh vắng
Tỉnh say khăn thấm lệ quan hà
Đông Dương Tửu Gia Tặng Biệt -Vi Trang
Khi thân mật tiễn bạn lên đường bằng bửa tiệc trịnh trọng với rượu ngon trong chén vàng, vật chất thì dư thừa đó, nhưng một nỗi buồn man mác không tên vẫn len lén trong tâm tư của người thơ khi phải xa cách người bạn tri âm của mình, và một câu hỏi vẫn ám ảnh người thơ: "bao giờ mới gặp bạn vàng tri âm?"
Khói xanh bay, đuốc bạc vờn
Chén vàng, rượu ngọt, tiệc ngon, tiễn người
Chút tình cầm sắt khôn vơi
Chia tay, sông, biển, núi, đồi cách xa
Vòm cây ẩn bóng trăng ngà
Sông Ngân một giải sao mờ vắt ngang
Lạc Dương xa khuất dặm ngàn
Bao giờ mới gặp bạn vàng tri âm?
Xuân Dạ Biệt Hữu Nhân - Trần Tử Ngang
Họ đã là những người bạn tâm giao một thời, đã cùng nhau chia sẻ niềm vui lẫn nỗi buồn, thành công và thất bại trong cuộc sống thường nhật, đã cùng nhau ngao du ở những nơi chốn hữu tình, say khướt ở chốn lầu xinh, và cái hoài niệm khao khát nhớ bạn vẫn mãi tiềm ẩn trong lòng người thơ:
Tháng tám trời thu viếng Động Đình
Sông Tương nước chảy loáng lung linh
Quê nhà muôn dặm, người trong mộng
Quán trọ năm canh, khách trở mình
Đã luống sầu vương, quên đọc sách
Thôi đành tìm rượu, đến lầu xinh
Lạc Dương nhớ bạn, thầm khao khát
Hội ngộ chung vui vẹn nghĩa tình
Đồng Vương Chinh Quân Tương Trung Hữu Hoài - Trương Vị
Những khung cảnh thiên nhiên bao la bát ngát ngàn trùng là những bức tranh thủy mặc hài hòa, lôi cuốn quyến rũ những tâm hồn phóng khoáng sinh động của người thơ, để đem lòng thanh thản, an nhàn hòa nhập vào .. Mây trắng lờ lững, cánh nhạn xa bay, núi cao chất ngất mịt mùng, bóng chiều tà thấp thoáng, bến sông tịch lặng sương khói huyền ảo, là những khung cảnh bao la vô thường, làm người thơ phải đăm chiêu suy nghĩ về cuộc sống mong manh hiện thực, và có gì vui thú hơn để tìm quên, thoát ly ra khỏi cái thế giới nhỏ bé của đời thường qua cốc rượu: "Rượu đây vui với bạn đường, Nâng ly thưởng hội trùng dương quên đời" ..
Núi cao mây trắng giăng đầy
Người u cư sống tháng ngày ung dung
Lên non nhìn xuống mịt mùng
Gửi lòng theo cánh nhạn trùng bay xa
Sầu nghiêng nghiêng bóng chiều tà
Trời thu biếc ngọc chan hòa ý thơ
Ai về thôn xóm thẫn thờ
Dừng chân biển cát, ngồi chờ bến sông
Hàng cây xanh đứng đợi mong
Sông quê in bóng nguyệt lồng soi gương
Rượu đây vui với bạn đường
Nâng ly thưởng hội trùng dương quên đời
Thu Đăng Lan Sơn Ký Trương Ngũ - Mạnh Hạo Nhiên
Những bài thơ "tống biệt" đưa tiễn bạn bè, mang một không khí lặng lẽ u hoài, nhất là giữa khung cảnh buồn vời vợi của mùa thu lá vàng rơi lả tả theo gió heo may se thắt lạnh, tiếng vượn kêu rầu rĩ, khi hoàng hôn buông thả trên bến sông trầm mặc, với chiếc thuyền con lơ lửng, bến bờ vô định, mây phủ chập chùng đã đem lại những liên tưởng gợi nhớ u hoài, ấn tượng sâu sắc cho người thơ:
Thu về cánh nhạn bay ngang
Vượn kêu rầu rĩ chiều tàn chẳng thôi
Thuyền neo mình khách đơn côi
Cõi nầy chốn ấy là nơi chia lìa
Áo người mưa ướt đầm đìa
Mênh mông mây phủ thuyền kia mịt mùng
Chẳng say men rượu Tầm Dương
Não nùng khói sóng buồn vương vấn người
Thu Giang Tống Khách - Bạch Cư Dị
Vương Duy đã thường được gọi là Thi Phật, những bài thơ của ông man mác âm hưởng thiền tính, chan chứa tinh thần đạo học, nói lên cái thân phận bé bỏng của con người trong vũ trụ mênh mông bát ngát vô chung, vô thủy … "trời cao mây trắng bay hoài về đâu", khi xuống ngựa nâng ly, tiễn bạn đi về phương trời khác:
Cùng anh xuống ngựa nâng ly
Chia tay muốn hỏi "anh đi phương nào ?"
Anh thưa:"đời chán làm sao
Thôi về ở núi Nam cao nằm dài
Xin đừng hỏi nữa .. đi thôi
Trời cao mây trắng bay hoài về đâu ..."
Tống Biệt -Vương Duy
Khi những nỗi cô đơn kéo dằng dặc khôn nguôi trên những bước đường viễn xứ lưu lạc xa quê, xa bạn bè thân thích, người thơ đi tìm men rượu, vùi say, để chỉ muốn đưa trí tưởng lâng lâng về khung trời dĩ vãng, một thời vui sống với bạn bè thân hữu ở chốn quê nhà thân thương, đã biền biệt cách xa:
Trăng tròn soi sáng trời thu
Ðêm đen bao phủ mịt mù thành cao
Giang Nam mừng rỡ xiết bao
Ngỡ chung giấc mộng hôm nào gặp nhau
Gió rung cành chim sợ đau
Cỏ sương che phủ loài sâu lạnh đầy
Sống đời lưu lạc cứ say
Nghe chuông mai điểm lòng này xốn xang
Giang Hương Cố Nhân Ngẫu Tập Khách Xá - Đái Thúc Luân
Thiên nhiên với bốn mùa tuần tự, hoa lá thay màu, là đề tài vô tận cho các nhà thơ Đường. Xuân đến và xuân đi như gió thoảng mây trôi… Xuân đến cho muôn hoa đua nở, mạch sống tuôn tràn … Xuân đi cho hoa lá héo tàn, lòng người cô quạnh, cảnh trời hiu hắt ..Tuổi xuân cũng chỉ ngắn ngủi tấc gang, chẳng sống được dài lâu .. Xuân đã đi rồi đi đem lại nỗi sầu tàn phai, thương tiếc, nhớ nhung, và nhà thơ Vương Duy cũng muốn tìm đến chuốc rượu để tiêu sầu:
Già theo ngày tháng trôi nhanh
Năm quanh quẩn hết, xuân xanh đến hoài
Vui cùng cốc rượu mà say
Cần chi thương tiếc hoa bay ngoài trời
(Tống Xuân Từ – Vương Duy)
Nhà thơ Cao Biền hay sáng tác những bài thơ biên tái, đã trách cứ những người đã một thời oanh liệt mà chẳng biết thụ hưởng, chẳng tìm đến thiên nhiên sông hồ cảnh vật hữu tình, cảnh nước trong xanh, trăng sáng lung linh, và tìm vui qua men rượu, đàn ca xướng hát, trong khi cuộc đời chỉ ngắn ngủi gang tấc, một thoáng phù du …ông bộc bạch lời ước nguyện "cờ chiến đình thôi, cờ rượu bay …"
Câu cá ngày qua, rượu giải sầu
Say sưa quên hết chuyện đời đâu
Hàn Bành phò Hán xem mà giận
Xong việc, Ngũ Hồ chẳng đến mau
Trăng sáng bờ ao, hoa nớ đầy
Thuyền trôi, đàn phách tiếng ca hay
Ngày nay ước hẹn lòng ta đó
Cờ chiến đình thôi, cờ rượu bay ...
Khiển Hoài - Cao Biền
Ngoại cảnh thiên nhiên trong Ðường Thi sinh động và biến hóa, lúc thì tươi mát xinh tươi, trong sáng hiện thực, lúc chập chờn khói sương huyền ảo, mênh mang trừu tượng, tùy theo tâm trạng của nhà thơ cảm thụ khi đứng trước khung cảnh thiên nhiên muôn màu muôn sắc, đã dẫn dắt người đọc đi vào trạng thái mênh mông khó diễn tả . Nhưng chúng ta thấy trong những bài thơ tả cảnh thiên nhiên đó man mác u hoài, và trước cảnh huống u hoài đó, nhà thơ vẫn muốn tìm đến rượu để giải khuây nỗi niềm lo âu phiền muộn:
Đồng xanh lúa ngát nhẩn nha chơi
Núi biếc bốn bề xuân thắm tươi
Phơ phất hoa bay vờn ngõ trúc
Quanh co suối chảy đá rêu phơi
Lo chi rượu ngọt cùng ai cạn
Chỉ sợ hoa tàn rụng tả tơi
Đang tiết thanh minh trời diễm tuyệt
Quên về thơ thẩn lãng quên đời
Giao Hành Tức Sự - Trình Hiệu
Sông Thu lồng bóng nhạn mong manh
Bầu bạn thong dong cảnh sắc xanh
Thế tục buồn vương, môi héo nụ
Đường về cúc giắt, bước dồn nhanh
Mong sao cảnh đẹp, vui cùng rượu
Chẳng phí trèo non, cảm nắng hanh
Sự thế xưa nay trời đất chuyển
Cớ gì lên núi đứng buồn tênh
Cửu Nhật Tề Sơn Đăng Cao - Đỗ Mục
Khung cảnh thiên nhiên, nhất là mùa Đông lạnh lẽo, tuyết trắng phủ rơi đầy, gieo nỗi buồn mang mang khó diễn tả, "người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Ngoại cảnh trầm lặng và yên tĩnh quá làm chạnh lòng kẻ tha hương, khơi dậy sự bồi hồi sâu thẳm trong lòng người thơ, dã đưa những người thơ đến với rượu để tìm chút hơi ấm và giải khuây tâm hồn:
Trường Sa tuyết bắc giăng đầy
Mây Hồ lớp lớp lạnh bay khắp nhà
Lá rơi theo gió la đà
Mưa rơi tí tách khó mà nở hoa
Tiền đầy túi, chẳng lo xa
Rượu ngon bình bạc cứ pha ngập tràn
Không ai uống hết rượu ngon
Cùng nhau đợi lúc chiều tàn quạ kêu
Đối Tuyết - Đỗ Phủ
Đêm đông trà, rượu mời anh
Tre khô nhóm bếp lung linh lửa hồng
Vẫn thường trăng chiếu bên song
Chỉ hoa mai tỏa sắc hương lạ lùng
Hàn Dạ - Đỗ Lai
Thơ, Rượu, thì cũng thường có mỹ nhân nhập cuộc.. Tửu và Sắc có sự liên hệ với nhau, như trong một bài thơ giải bày tâm sự "Khiển Hoài" của Đỗ Mục. Nhà thơ cũng đã thành công phần nào trên bước đường công danh sự nghiệp, nhưng ông cũng chưa thỏa mãn những gì mà ông đã đạt được, và những lúc cảm thấy chán nản buồn phiền, người thơ đã mượn chốn lầu xanh để giải tỏa u sầu phiền muộn chất chứa trong lòng. Bầu rượu luôn mang theo bên mình, để lúc nào cũng có thể say sưa cùng gái đẹp có sẵn trong tay, nhưng bản chất của ông hình như chỉ muốn buông thả cuộc đời nơi chốn ăn chơi trên bước đường phiêu bạt, nhưng lại không bao giờ vương víu nợ tình, chẳng lụy vì cảnh đắm nguyệt say hoa, trong những cuộc truy hoang trác táng mà thật ra ông chỉ muốn tìm đến rượu ngon và gái đẹp để giải tỏa, thoát ly ra khỏi cái phiền muộn u uẫn chất chồng trong lòng ông khi gặp bất mãn, không vừa lòng với mộng công thành của ông . Bài thơ chỉ giải bầy tâm sự, khuây khỏa nỗi lòng của ông khi nhớ lại quãng đường ăn chơi vô vị đã qua mà ăn năn hối tiếc cho khoảng thời gian trôi qua một cách lãng phí "Mười năm tỉnh mộng Dương Châu. Phụ tình vang dậy chốn lầu xanh kia"… Người thơ đã tỉnh mộng để mà hối tiếc, ân hận về những gì đã qua
Giang hồ với rượu trên vai
Trong tay gái nhỏ mảnh mai dựa đầu
Mười năm tỉnh mộng Dương Châu
Phụ tình vang dậy chốn lầu xanh kia
Khiển Hoài - Đỗ Mục
Nhà thơ Đỗ Mục trong một ngày xuân phiêu bạt nơi đất khách quê người, với nỗi buồn mênh mông da diết nhớ nhà, nhớ gia đình, thêm vào cái ngoại cảnh buồn hiu hắt não nuột, trong tiết thanh minh mưa bụi bay mù mịt, cái lạnh của gió mưa càng làm tăng thêm nỗi cô đơn trống vắng, quạnh quẽ của người thơ trên bước đường tha phương nhớ quê hương não nuột, muốn hỏi thăm đường đến nơi quán rượu để tạm nghỉ chân và tiêu sầu:
Thanh minh tầm tã mưa sa
Kinh hồn lữ khách đường xa nhớ nhà
Hỏi người quán rượu ghé qua
Mục đồng chỉ hướng Hạnh hoa cuối làng …
Thanh Minh (Đỗ Mục)
Uống rượu để thưởng hoa cũng là một trong những cái thú tiêu khiển, sở thích của người thơ. Hoa và Rượu không thể tách xa nhau. Trong một bài ca về tám vị tiên (tám nhà thơ) trong giới uống rượu "Ẩm Trung Bát Tiên Ca", Đỗ Phủ đã nói về Hạ Tri Chương (tác giả bài Hồi Hương Ngẫu Thư):
Tri Chương kị mã tự thặng thuyền
Khán hoa lạc tỉnh thủy để miên
(Hạ Tri Chương cưỡi ngựa mà giống như đi thuyền
Mải mê coi hoa mà sa chân xuống giếng nước và ngủ luôn dưới giếng)
Một bông hoa hương sắc kiều diễm, tượng trưng cho vẻ đẹp của thiên nhiên tạo hóa ban cho con người, mà cũng biểu tượng cho cái gì mong manh, ngắn ngủi, phù du, đó là vẻ đẹp huyền hư dễ tan biến như nhà thơ Bạch Cư Dị đã nói: "Hoa phi hoa, Vụ phi vụ, Dạ bán lai, thiên minh khứ" (giống như hoa mà chẳng phải hoa, giống như sương mù mà chẳng phải sương mù . Nửa đêm vừa đến . Trời sáng đã ra đi ..) Những cánh hoa mềm mại, hé nở nhẹ nhàng, khoe sắc, phô hương trong một đêm trăng kiều diềm phải là xúc tác cho nhà thơ khi uống rượu … lúc xem hoa nở, khi chờ trăng lên …Ngoài trăng ra, những bông hoa còn là những đối tượng trong những cuộc trà dư tửu hậu. Thật mong manh, ngắn ngủi như vậy, cho người thơ tìm đến men rượu mà thương tiếc cho cuộc đời thoáng qua mau, mới hôm nào tóc còn xanh, mà bây giờ tóc đã phơ phơ bạc trắng:
Trước hoa uống rượu hôm nay
Cạn ly bí tỉ nhừ say thật mà
Ngậm ngùi thấm thía lời hoa
Rằng hoa chẳng nở vì ta: lão già!
Ẩm Tửu Khán Mẫu Đơn - Lưu Vũ Tích
Khi say thì chỉ muốn gần hoa, để tận hưởng tất cả những gì mà trời đất tạo hóa
đã ban cho: sức khoẻ, và sự an bình thịnh trị giữa cảnh xuân tươi mặn mà. Sắc
hoa, hương hoa, dáng hoa đã đem lại sự nồng nàn tha thiết, sự lãng mạn trữ tình
cho người thơ "sóng sánh rượu hồng hoa tỏa sáng, chưa say … chắc chẳng
muốn rời hoa" …
Lung linh đáy cốc bóng lồng hoa
Rượu ngọt hoa xinh xắn mặn mà
Hai thuở thái bình thôi đã trải
Bốn triều thịnh trị chẳng can qua
Thời may khỏe khoắn thân còn sức
Càng quí xuân xanh tiệc khắp nhà
Sóng sánh rượu hồng hoa tỏa sáng
Chưa say chắc chẳng muốn rời hoa
Sáp Hoa-Quách Ung
Hoa phảng phất những dư âm, làm rung cảm tình người, hoa hình như cũng muốn hòa vào cảm xúc, rung động và lạc thú tìm say của con người. Hãy say sưa với hoa để mà tận hưởng những thú vui trên cõi đời tạm bợ nầy dù rượu có đắt tiền chi nữa, vì say khướt với hoa đẹp đâu phải là chuyện có thể mãi mãi trên cõi đời nầy:
Mỗi năm xuân đến lại qua rồi
Ai sống trăm năm đủ kiếp đời
Đâu dễ cùng hoa say khướt mãi
Mười ngàn mua rượu chớ chê tồi
Yến Đông Thành Trang -Thôi Mẫn Đồng
Thi nhân khi say cũng cảm thông lưu luyến với "hồn hoa, tưởng chừng như hoa cũng biết cười nói, thương nhớ, và đồng cảm với nỗi niềm tâm sự của người thơ. Hoa cũng bộc phát sức sống sinh động, theo sự tưởng tượng lãng mạn tràn trề của thi nhân: "mận đào như đã biết nhau, nghiêng về ta nở muôn màu sắc hoa". Say trong hiện tại, nhưng nỗi lòng vẫn vương víu, mang mang một hoài niệm trôi nổi về quá khứ xa xăm: "rượu ngon anh chẳng dốc bầu, hỏi thăm hồn cũ bây giờ ở đâu? "
Cùng anh nâng chén rượu mời
Gió xuân mơn mởn ghẹo cười ai đâu
Mận đào như đã biết nhau
Nghiêng về ta nở muôn màu sắc hoa
Trên cành thánh thót oanh ca
Chén vàng sóng sánh trăng ngà ghé chơi
Hôm qua má ửng hồng tươi
Hôm nay tóc trắng tiếc đời trôi nhanh
Gai đền Thạch Hổ mọc quanh
Cô Tô hươu chạy trong thành thênh thang
Đền xưa vua chúa huy hoàng
Phế hưng từng lớp bụi vàng bám sâu
Rượu ngon anh chẳng dốc bầu
Hỏi xem hồn cũ ở đâu bây giờ?
Đối Tửu-Lý Bạch
Thơ chiến tranh, biên tái là một đề tài cũng khá phổ thông vào thời Đường. Họ muốn sáng tác để nói lên những chí khí hào hùng của những người lính chiến nơi biên cương đã chiến đấu dũng cảm để giữ vững bờ cõi, đánh đẩy lui những cuộc xâm nhập của ngoại bang. Khói lửa binh đao triền miên, đời sống gian nan khổ cực của những người lính thú ở chốn đèo heo hút gió, vùng biên giới xa xăm đã ảnh hưởng tác động đến tư duy, cảm xúc của nhà thơ. Cao Thích, Cao Biền, Sầm Tham, Vương Hàn, Vương Xương Linh và một số nhà thơ khác đã xúc cảm sáng tác một số bài thơ biên tái, và cũng là cách để bày tỏ quan điểm và nhận thức của mình với chiến tranh .Trước cảnh biên tái khi cái chết nhẹ tựa lông hồng, những người chiến sĩ đã mượn rượu để gia tăng sự cam đảm kiên trường, khí thế hùng tráng, tinh thần dũng cảm sẵn sàng cương quyết bảo vệ bờ cõi quê hương dù trong bất cứ cảnh ngộ gian khó nào .. Mùa xuân biên cương, mặc dầu xa nhà, xa gia đình, nhưng những người lính vẫn mang khí phách hào hùng, xem thường mọi sự để mà "bầu nghiêng rót rượu tràn ra chén vàng"….
Cỏ xanh sắc liễu đậm đà
Bầu nghiêng rót rượu tràn ra chén vàng
Ðàn ca theo gió ngân vang
Bay qua mấy lớp quan san chập chùng
Quan San Xuân - Cao Biền
Giữa tiếng tì bà ngân vang đưa tiễn người chiến sĩ tay nâng chén rượu ly bôi là hình ảnh vừa hào hùng vừa cảm động vẫn thường thấy, và đã được diễn tả trong bài Lương Châu Từ. Bửa tiệc ra quân mà tác giả muốn đề cập đến loại rượu nho là loại rượu đặc sản quí hóa từ phương Tây và đựng trong chén ngọc lưu ly, lung linh sáng chói trong đêm "bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi" là muốn nói lên sự trân quí, cảm phục, và làm tăng thêm sự long trọng và hào sảng trong cuộc ra quân hoặc tiệc mừng quân ở nơi chiến trường mặt trận. Bửa tiệc rượu làm cho mọi người say khướt, chỉ muốn nhắn nhủ với những ai không phải ra tiền tuyến hãy cảm thông chung vui với các chiến sĩ ngoài mặt trận, xông pha trận mạc trên tuyến đầu chống quân xâm lược để giữ bờ cõi, và cũng xin đừng mỉa mai cười diễu họ, vì những người lính chiến can trường không biết cái chết đến với họ bất cứ lúc nào.
Bài thơ Lương Chân Từ mang lại sự hào hứng hùng tráng trong bửa tiệc quân nhưng cũng đượm một chút gì nghẹn ngào chua xót ….
Rượu ngon thơm ngát chén ngà
Ly chưa cạn, tiếng tỳ bà giục đi
Sa trường say, hỏi làm chi
Xưa nay chinh chiến mấy khi trở về
Lương Châu Từ - Vương Hàn
KẾT LUẬN:
Cầm, Kỳ, Thi, Họa, Tửu là năm cái tài hoa của người nghệ sĩ. Trong bài thơ "Cầm, Kỳ, Thi, Tửu", Nguyễn Công Trứ đã nói: Sách có chữ "nhân sinh thích chí" là muốn nhắc đến Đời Nam Tề, Trương Hàn có câu: "Nhân sinh quý thích chí, tu phú quý hà vi ?" (Người ta ở đời cốt thỏa chí mình, nào cần giàu sang làm gì?), và trên cõi đời thường này cái thích chí, đắc ý của con người "Thú xuất trần, tiên vẫn là ta" phải chăng gồm có đàn, cờ, thơ, và rượu:
Đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay,
Đàn năm cung réo rắt tính tình dây,
Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó.
Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ,
Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà.
Nguyền Công Trứ
Nhưng mà phải nói Thi và Tửu (thơ và rượu) như đôi chim liền cánh, cây liền cành, rượu không thơ thì rượu sẽ vô vị, nhạt nhẽo, thơ không rượu thì thơ cũng vô tình, tẻ ngắt. Thi nhân gặp những cảnh đời phiền muộn, đã muốn lẫn trốn vào rượu, và từ đó men rượu đã tác động cho hồn thơ nẩy sinh bộc phát, cuồn cuộn tuôn trào, và cũng khơi nguồn cho người thơ giải bày tâm sự u uẩn, thầm kín, chất ngất trong lòng người, ấm ức đã lâu. Trích tiên Lý Bạch đã đắc ý khi thốt lên câu thơ phóng khoáng, hào sảng:
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch...
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh",
(Thánh hiền bặt tiếng xưa nay
Chỉ dân uống rượu mới hoài lưu danh!)
thật chí lý lắm thay!
Thi sĩ Tản Đà của chúng ta cũng đã biện minh cho sự quyến luyến, gắn bó giữa thơ và rượu:
Thương ai cho bận lòng đây?
Cho vơi hũ rượu cho đầy túi thơ!
Cảnh đời gió gió mưa mưa,
Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn.
Rượu say thơ lại khơi nguồn,
Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng tình.
Rượu thơ mình lại với mình,
Khi say quên cả cái hình phù du.
Trăm năm thơ túi rượu vò,
Ngàn năm thi sĩ tửu đồ là ai?"
(Tản Đà, Thơ Rượu)
Thi sĩ Thanh Phượng đã tìm đến rượu để làm vơi bớt nỗi nhớ quê hương, gia đình dạt dào, da diết, gặm nhắm từng ngày. Cái thân phận làm kiếp ly hương sao chua chát ngậm ngùi làm sao!
Rượu, cảnh đêm khuya lặng lẽ ngồi,
Nhìn sâu đáy cốc mãi không thôi:
Nghĩa Tình dang dỡ đời buồn tủi
Trường sách ngổn ngang bước ngược xuôi,
Căm hận chất chồng đầy mặt đất,
Phù vân thay đổi khắp lung trời.
Lão nhiêu nhắp cạn men nồng đắng,
Càng rót...lệ trào thánh thót rơi...
Càng rót ...lệ trào thánh thót rơi...
Ruột Tằm quằn quạị điếng tơi bời:
Quê nhà vợ bệnh đành đau nhịn,
Đất khách con làm chẳng nghĩ ngơi!
Nước khóc ô hay ngoài cửa kính,
Cây khô, lạ chửa! giữa khung trời!
Thôi thôi , chai cạn , ôm chăn gối,
Lạnh lẽo nửa gường, bạn ngọc ơi!
(Thanh Phượng, Uống Rượu Đêm Khuya)
Các thi nhân của đời xưa và đời nay, dù ở phương Đông hay trời Tây đều tâm đồng ý hợp, gặp nhau ở điểm Rượu và Thơ là đôi bạn tình lý tưởng, rượu đã khơi nguồn thơ vô tận, và thơ đã đắm chìm trong men rượu, rượu và thơ như những chất xúc tác hổ tương lẫn nhau, mật thiết, keo sơn gắn bó. Dù thời thế có biến đổi, cuộc đời có biến thiên, bạn bè luân lạc ở khắp chân trời góc bể, nếu may mắn gặp lại nhau, phải chăng một chén rượu cỏn con có thể phá tan cái sầu vạn cổ "ly hương" thấm thiết bùi ngùi:
Đản sử chủ nhân năng túy khách,
Bất tri hà xứ thị tha hương...
Khách Trung Tác (Lý Bạch)
(Chủ nhân nếu biết làm say khách,
Chốn nào đâu biết có tha hương …”
Lung linh đáy cốc bóng lồng hoa
Rượu ngọt hoa xinh xắn mặn mà
Hai thuở thái bình thôi đã trải
Bốn triều thịnh trị chẳng can qua
Thời may khỏe khoắn thân còn sức
Càng quí xuân xanh tiệc khắp nhà
Sóng sánh rượu hồng hoa tỏa sáng
Chưa say chắc chẳng muốn rời hoa
Sáp Hoa-Quách Ung
Hoa phảng phất những dư âm, làm rung cảm tình người, hoa hình như cũng muốn hòa vào cảm xúc, rung động và lạc thú tìm say của con người. Hãy say sưa với hoa để mà tận hưởng những thú vui trên cõi đời tạm bợ nầy dù rượu có đắt tiền chi nữa, vì say khướt với hoa đẹp đâu phải là chuyện có thể mãi mãi trên cõi đời nầy:
Mỗi năm xuân đến lại qua rồi
Ai sống trăm năm đủ kiếp đời
Đâu dễ cùng hoa say khướt mãi
Mười ngàn mua rượu chớ chê tồi
Yến Đông Thành Trang -Thôi Mẫn Đồng
Thi nhân khi say cũng cảm thông lưu luyến với "hồn hoa, tưởng chừng như hoa cũng biết cười nói, thương nhớ, và đồng cảm với nỗi niềm tâm sự của người thơ. Hoa cũng bộc phát sức sống sinh động, theo sự tưởng tượng lãng mạn tràn trề của thi nhân: "mận đào như đã biết nhau, nghiêng về ta nở muôn màu sắc hoa". Say trong hiện tại, nhưng nỗi lòng vẫn vương víu, mang mang một hoài niệm trôi nổi về quá khứ xa xăm: "rượu ngon anh chẳng dốc bầu, hỏi thăm hồn cũ bây giờ ở đâu? "
Cùng anh nâng chén rượu mời
Gió xuân mơn mởn ghẹo cười ai đâu
Mận đào như đã biết nhau
Nghiêng về ta nở muôn màu sắc hoa
Trên cành thánh thót oanh ca
Chén vàng sóng sánh trăng ngà ghé chơi
Hôm qua má ửng hồng tươi
Hôm nay tóc trắng tiếc đời trôi nhanh
Gai đền Thạch Hổ mọc quanh
Cô Tô hươu chạy trong thành thênh thang
Đền xưa vua chúa huy hoàng
Phế hưng từng lớp bụi vàng bám sâu
Rượu ngon anh chẳng dốc bầu
Hỏi xem hồn cũ ở đâu bây giờ?
Đối Tửu-Lý Bạch
Thơ chiến tranh, biên tái là một đề tài cũng khá phổ thông vào thời Đường. Họ muốn sáng tác để nói lên những chí khí hào hùng của những người lính chiến nơi biên cương đã chiến đấu dũng cảm để giữ vững bờ cõi, đánh đẩy lui những cuộc xâm nhập của ngoại bang. Khói lửa binh đao triền miên, đời sống gian nan khổ cực của những người lính thú ở chốn đèo heo hút gió, vùng biên giới xa xăm đã ảnh hưởng tác động đến tư duy, cảm xúc của nhà thơ. Cao Thích, Cao Biền, Sầm Tham, Vương Hàn, Vương Xương Linh và một số nhà thơ khác đã xúc cảm sáng tác một số bài thơ biên tái, và cũng là cách để bày tỏ quan điểm và nhận thức của mình với chiến tranh .Trước cảnh biên tái khi cái chết nhẹ tựa lông hồng, những người chiến sĩ đã mượn rượu để gia tăng sự cam đảm kiên trường, khí thế hùng tráng, tinh thần dũng cảm sẵn sàng cương quyết bảo vệ bờ cõi quê hương dù trong bất cứ cảnh ngộ gian khó nào .. Mùa xuân biên cương, mặc dầu xa nhà, xa gia đình, nhưng những người lính vẫn mang khí phách hào hùng, xem thường mọi sự để mà "bầu nghiêng rót rượu tràn ra chén vàng"….
Cỏ xanh sắc liễu đậm đà
Bầu nghiêng rót rượu tràn ra chén vàng
Ðàn ca theo gió ngân vang
Bay qua mấy lớp quan san chập chùng
Quan San Xuân - Cao Biền
Giữa tiếng tì bà ngân vang đưa tiễn người chiến sĩ tay nâng chén rượu ly bôi là hình ảnh vừa hào hùng vừa cảm động vẫn thường thấy, và đã được diễn tả trong bài Lương Châu Từ. Bửa tiệc ra quân mà tác giả muốn đề cập đến loại rượu nho là loại rượu đặc sản quí hóa từ phương Tây và đựng trong chén ngọc lưu ly, lung linh sáng chói trong đêm "bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi" là muốn nói lên sự trân quí, cảm phục, và làm tăng thêm sự long trọng và hào sảng trong cuộc ra quân hoặc tiệc mừng quân ở nơi chiến trường mặt trận. Bửa tiệc rượu làm cho mọi người say khướt, chỉ muốn nhắn nhủ với những ai không phải ra tiền tuyến hãy cảm thông chung vui với các chiến sĩ ngoài mặt trận, xông pha trận mạc trên tuyến đầu chống quân xâm lược để giữ bờ cõi, và cũng xin đừng mỉa mai cười diễu họ, vì những người lính chiến can trường không biết cái chết đến với họ bất cứ lúc nào.
Bài thơ Lương Chân Từ mang lại sự hào hứng hùng tráng trong bửa tiệc quân nhưng cũng đượm một chút gì nghẹn ngào chua xót ….
Rượu ngon thơm ngát chén ngà
Ly chưa cạn, tiếng tỳ bà giục đi
Sa trường say, hỏi làm chi
Xưa nay chinh chiến mấy khi trở về
Lương Châu Từ - Vương Hàn
KẾT LUẬN:
Cầm, Kỳ, Thi, Họa, Tửu là năm cái tài hoa của người nghệ sĩ. Trong bài thơ "Cầm, Kỳ, Thi, Tửu", Nguyễn Công Trứ đã nói: Sách có chữ "nhân sinh thích chí" là muốn nhắc đến Đời Nam Tề, Trương Hàn có câu: "Nhân sinh quý thích chí, tu phú quý hà vi ?" (Người ta ở đời cốt thỏa chí mình, nào cần giàu sang làm gì?), và trên cõi đời thường này cái thích chí, đắc ý của con người "Thú xuất trần, tiên vẫn là ta" phải chăng gồm có đàn, cờ, thơ, và rượu:
Đường ăn chơi mỗi vẻ mỗi hay,
Đàn năm cung réo rắt tính tình dây,
Cờ đôi nước rập rình xe ngựa đó.
Thơ một túi phẩm đề câu nguyệt lộ,
Rượu ba chung tiêu sái cuộc yên hà.
Nguyền Công Trứ
Nhưng mà phải nói Thi và Tửu (thơ và rượu) như đôi chim liền cánh, cây liền cành, rượu không thơ thì rượu sẽ vô vị, nhạt nhẽo, thơ không rượu thì thơ cũng vô tình, tẻ ngắt. Thi nhân gặp những cảnh đời phiền muộn, đã muốn lẫn trốn vào rượu, và từ đó men rượu đã tác động cho hồn thơ nẩy sinh bộc phát, cuồn cuộn tuôn trào, và cũng khơi nguồn cho người thơ giải bày tâm sự u uẩn, thầm kín, chất ngất trong lòng người, ấm ức đã lâu. Trích tiên Lý Bạch đã đắc ý khi thốt lên câu thơ phóng khoáng, hào sảng:
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch...
Duy hữu ẩm giả lưu kỳ danh",
(Thánh hiền bặt tiếng xưa nay
Chỉ dân uống rượu mới hoài lưu danh!)
thật chí lý lắm thay!
Thi sĩ Tản Đà của chúng ta cũng đã biện minh cho sự quyến luyến, gắn bó giữa thơ và rượu:
Thương ai cho bận lòng đây?
Cho vơi hũ rượu cho đầy túi thơ!
Cảnh đời gió gió mưa mưa,
Buồn trông, ta phải say sưa đỡ buồn.
Rượu say thơ lại khơi nguồn,
Nên thơ, rượu cũng thêm ngon giọng tình.
Rượu thơ mình lại với mình,
Khi say quên cả cái hình phù du.
Trăm năm thơ túi rượu vò,
Ngàn năm thi sĩ tửu đồ là ai?"
(Tản Đà, Thơ Rượu)
Thi sĩ Thanh Phượng đã tìm đến rượu để làm vơi bớt nỗi nhớ quê hương, gia đình dạt dào, da diết, gặm nhắm từng ngày. Cái thân phận làm kiếp ly hương sao chua chát ngậm ngùi làm sao!
Rượu, cảnh đêm khuya lặng lẽ ngồi,
Nhìn sâu đáy cốc mãi không thôi:
Nghĩa Tình dang dỡ đời buồn tủi
Trường sách ngổn ngang bước ngược xuôi,
Căm hận chất chồng đầy mặt đất,
Phù vân thay đổi khắp lung trời.
Lão nhiêu nhắp cạn men nồng đắng,
Càng rót...lệ trào thánh thót rơi...
Càng rót ...lệ trào thánh thót rơi...
Ruột Tằm quằn quạị điếng tơi bời:
Quê nhà vợ bệnh đành đau nhịn,
Đất khách con làm chẳng nghĩ ngơi!
Nước khóc ô hay ngoài cửa kính,
Cây khô, lạ chửa! giữa khung trời!
Thôi thôi , chai cạn , ôm chăn gối,
Lạnh lẽo nửa gường, bạn ngọc ơi!
(Thanh Phượng, Uống Rượu Đêm Khuya)
Các thi nhân của đời xưa và đời nay, dù ở phương Đông hay trời Tây đều tâm đồng ý hợp, gặp nhau ở điểm Rượu và Thơ là đôi bạn tình lý tưởng, rượu đã khơi nguồn thơ vô tận, và thơ đã đắm chìm trong men rượu, rượu và thơ như những chất xúc tác hổ tương lẫn nhau, mật thiết, keo sơn gắn bó. Dù thời thế có biến đổi, cuộc đời có biến thiên, bạn bè luân lạc ở khắp chân trời góc bể, nếu may mắn gặp lại nhau, phải chăng một chén rượu cỏn con có thể phá tan cái sầu vạn cổ "ly hương" thấm thiết bùi ngùi:
Đản sử chủ nhân năng túy khách,
Bất tri hà xứ thị tha hương...
Khách Trung Tác (Lý Bạch)
(Chủ nhân nếu biết làm say khách,
Chốn nào đâu biết có tha hương …”
Hải Ðà-Vương Ngọc Long
Sưu khảo và tuyển dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét