Đó là
giải pháp của Willis H. Carrier, một kỷ sư tài giỏi, người tiên phong trong
ngành công nghiệp chế tạo máy điều hòa không khí, người đứng đầu tập đoàn
Carrier nổi tiếng thế giới có trụ sở đặt tại Syracuse, New York. Theo tôi, đó
là một trong những giải pháp hóa giải lo nghĩ hữu hiệu nhất. Ngài Carrier cho
biết:
“Khi còn trẻ, tôi làm việc cho công ty Buffalo Forge ở Buffalo,
New York. Tôi được giao nhiệm vụ lắp đặt thiết bị làm sạch khí cho một hệ thống
trị giá hàng triệu đô-la của công ty Đĩa thủy tinh Pittsburgh, thành phố
Crystal, Missouri. Mục đích của việc lắp đặt này là loại bỏ các tạp chất để khí
có thể cháy mà không gây hại động cơ. Phương pháp làm sạch khí này còn rất mới
mẻ và chỉ mới được thử nghiệm một lần duy nhất trước đó trong những điều kiện
rất khác biệt. Nhiệm vụ lần ấy của tôi ở thành phố Crystal đã nảy sinh những
khó khăn không thể lường trước.
Tôi thực
sự choáng váng khi biết rằng mình đã thất bại, cứ như thể vừa bị ai đó giáng
một đòn vào đầu. Lòng dạ tôi chẳng thể nào yên được. Suốt một thời gian dài,
đầu óc tôi miên man những câu hỏi, giải pháp, thắc mắc,…
Cuối
cùng, trực giác mách bảo tôi rằng lo lắng không đưa tôi đến đâu cả, vì thế tôi
vạch ra một phương cách để xử lý vấn đề của mình mà không phải lo lắng. Nó rất
hiệu quả. Tôi đã sử dụng “công cụ chống lo lắng” này
trong hơn 30 năm. Nó rất đơn giản nên ai cũng có thể áp dụng. Phương cách này
gồm 3 bước:
Bước 1: Tôi mạnh dạn nhìn thẳng vào vấn đề, hình dung trong tình huống xấu
nhất thì mọi chuyện sẽ ra sao. Tất nhiên
sẽ không ai bỏ tù hay tử hình tôi. Có chăng tôi sẽ mất công việc hiện tại của
mình; và rất có thể các ông chủ của tôi sẽ phải hủy bỏ chiếc máy này và chúng
tôi sẽ mất trắng khoản đầu tư 20.000 đô-la.
Bước 2: Sau khi dự đoán những điều tồi tệ nhất có thể xảy ra, tôi tìm cách
thuyết phục bản thân chấp nhận mọi chuyện cần thiết. Tôi tự nhủ: Thất bại này sẽ là một đòn không
may giáng xuống sự nghiệp của tôi, nhưng tôi vẫn có thể tìm được một chỗ làm
khác, tuy có thể điều kiện không tốt bằng. Về phía những ông chủ của tôi thì họ
đã biết trước là chúng tôi đang thử nghiệm một phương pháp mới, và nếu thí
nghiệm này có làm mất của họ 20.000 đô-la thì xem như đó là một khoản chi phí
nghiên cứu cần thiết trong quá trình tìm ra phương pháp mới.
Sau khi
hình dung những chuyện tồi tệ nhất có thể xảy ra và thuyết phục bản thân chấp
nhận chúng trong trường hợp cần thiết, bổng một điều vô cùng quan trọng đã xảy
ra: Tôi lập tức cảm thấy thanh thản – một cảm giác mà tôi đã không có được
trong những ngày trước đó.
Bước 3: Từ đó trở đi, tôi bình tĩnh dồn toàn bộ thời gian và sức lực để
tìm cách cải thiện tình hình, dựa trên những điều tồi tệ nhất mà tôi đã thầm
chấp nhận.
Tôi cố
gắng giảm thiểu con số thua lỗ 20.00 đô-la kia. Sau khi tính toán nhiều giải
pháp, tôi thấy rằng nếu bỏ thêm 5.000 đô-la nữa để lắp một thiết bị bổ xung thì
vấn đề của chúng tôi sẽ được giải quyết. Ban Giám đốc chấp thuận đề xuất của
tôi. Vậy là thay vì công ty phải mất 20.000 đô-la, chúng tôi đã thu về 15.000
đô-la và bảo toàn được uy tín với khách hàng.
Có thể
tôi không bao giờ làm được như thế nếu tôi cứ khư khư ôm lấy sự lo lắng, bởi
một trong những đặc điểm tồi tệ nhất của việc lo nghĩ triền miên là nó sẽ tiêu
diệt khả năng tập trung của ta. Khi lo lắng, chúng ta sẽ bị phân tán đầu óc và
không thể đưa ra những quyết định sáng suốt. Tuy nhiên, khi buộc mình phải đối
mặt với điều tồi tệ nhất và thầm chấp nhận nó thì chúng ta sẽ loại bỏ được
những tưởng tượng mơ hồ và đặt bản thân vào một vị thế có thể tập trung cao độ
vào vấn đề của mình.
Chuyện
xảy ra từ nhiều năm về trước nhưng đến giờ, toi vẫn áp dụng giải pháp này bởi
tính hiệu quả của nó. Như bạn thấy đấy, bây giờ tôi có thể vui sống mà không phải
khổ sở vì căn bệnh lo âu”.
Dưới góc
độ tâm lý, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu được vì sao công thức màu nhiệm
của Willis H. Carrier lại có giá trị và thiết thực đến vậy. Khi dám đối diện và
chấp nhận rủi ro ở mức cao nhất, chúng ta sẽ thoát khỏi đám mây mù mà nỗi lo
lắng giăng ra trước mắt chúng ta. Khi đó, tầm nhìn của chúng ta trở nên sáng rõ
để nhận biết chỗ đứng của mình, và đầu óc chúng ta có đủ sự tỉnh táo để tìm
cách thoát khỏi tình trạng khó khăn. Và đó là lúc giải pháp tối ưu xuất hiện.
Giáo sư
Willam James, cha đẻ của ngành tâm lý học ứng dụng, đã qua đời vào năm 1910.
Nhưng nếu còn sống và biết rằng có một giải pháp ứng phó với điều kiện tồi tệ
nhất này, hẳn ông sẽ nhiệt liệt ủng hộ. Tôi dám khẳng định điều này là vì chính
ông đã nói với các sinh viên của mình rằng: “Các bạn hãy sẵn sàng đón nhận
những điều tồi tệ nhất bởi thái độ dám chấp nhận thực tế chính là điều kiện đầu
tiên giúp bạn từng bước vượt qua thử thách mà nó mang lại và bắt đầu suy nghĩ
thực sự”.
Học giả
Lâm Ngữ Đường(6) của Trung Quốc cũng bày tỏ ý kiến
tương tự trong quyển sách mang tên The Importance of Living (Tầm
quan trọng của cách sống). Theo
ông: “Cảm giác thanh thản chỉ thực sự đến khi ta biết chấp nhận điều tồi tệ
nhất. Theo tôi, xét dưới góc độ tâm lý, điều này đồng nghĩa với một sự giải
phóng năng lượng”.
Quả thực
là như vậy! Khi đã chấp nhận những điều tồi tệ nhất, chúng ta sẽ không còn gì
để mất. Và hiển nhiên, điều đó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ có cơ may có lại
tất cả! Thế nhưng hàng triệu người đã hủy hoại cuộc sống của mình trong sự điên
loạn, tức tối chỉ vì không dám nhìn thẳng vào thực tế, không chịu chấp nhận
những điều tồi tệ nhất và cũng không muốn nổ lực cải thiện tình hình. Thay vì
cố gắng tìm cách giải quyết, họ lại đắm chìm trong những cơn xung đột dữ dội
của cảm xúc để rồi cuối cùng trở thành nạn nhân của căn bệnh có tên là “trầm cảm”.
Tôi cũng
biết thêm một người nữa đã áp dụng thành công giải pháp kỳ diệu của Willis H.
Carrier mỗi khi anh ta gặp rắc rối. Đó là một thương nhân kinh doanh xăng dầu ở
New York. Ông ấy kể lại câu chuyện của mình:
“Trước đó tôi luôn nghĩ rằng chuyện tống tiền chỉ xảy ra trong phim
ảnh. Vậy mà tôi bị tống tiền thực sự ở ngoài đời. Chuyện là thế này: Công ty
kinh doanh xăng dầu nà tôi điều hành có khá nhiều xe bồn. Ngày đó, pháp luật
thời chiến quy định rất khắt khe về lượng dầu chúng tôi được phép bán cho mỗi
khách hàng. Có vẻ như một vài tài xế xe bồn đã giao thiếu dầu cho khách, rồi
đem bán phần ăn bớt được cho các mối riêng. Nhưng tôi không hề hay biết gì về
việc này. Tôi chỉ phát hiện ra khi một ngày, có người tự xưng là thanh tra
chính phủ đến gặp và yêu cầu tôi phải trả tiền để đổi lấy việc hắn sẽ im đi
những vụ giao dịch phi pháp này. Hắn có trong tay bằng chứng về những việc làm
sai trái của các tài xế công ty tôi, và dọa nếu tôi không chấp nhận thì hắn sẽ
giao các chứng từ đó cho Phòng Công tố Quận.
Tất nhiên
tôi hiểu rằng cá nhân tôi không việc gì phải lo sợ hay ít nhất tôi cũng tự nhủ
với bản thân như thế. Nhưng tôi cũng biết rằng một doanh nghiệp phải chịu trách
nhiệm trước pháp luật về những việc làm của nhân viên. Nếu vụ việc bị đưa ta
tòa và bị phơi bày trên báo chí, những tiếng xấu có thể hủy hoại việc làm ăn
của tôi. Mà tôi lại rất tự hào về công ty của mình bởi cách đây 24 năm, chính
cha tôi đã gây dựng nên sản nghiệp này.
Tôi lo
lắng đến sinh bệnh! Tôi không ăn không ngủ suốt ba ngày liền và khổ sở
với những suy nghĩ luẩn quẩn. Tôi ên đút lót 5.000 đô-la theo lời hắn vòi
vĩnh hay bảo hắn cứ việc đi mà làm vái việc bỉ ổi đó? Dù tôi chọn cách nào, kết
quả cũng là những cơn ác mộng.
Sau đó,
vào đêm Chủ nhật, tôi tình cờ cầm quyển sách được tặng khi tham gia lớp học về
Nghệ thuật nói trước công chúng của Carnegie. Tôi giở ra đọc, và khi đọc đến
câu chuyện “Hãy đối mặt với những điều tồi tệ nhất: của Willis H. Carrier, tôi
đã tự hỏi: “Nếu mình nhất quyết không trả tiền và tên tống tiền sẽ giao các
bằng chứng cho Phòng công tố Quận thì điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì?
“Việc
kinh doanh của mình sẽ bị hủy hoại – đó là điều tồi tệ nhất có thể xảy ra.
Không thể có chuyện mình bị đi tù. Tất cả những gì có thể xảy ra chỉ là công
việc làm ăn suy sụp nếu vụ việc bị đưa lên báo chí.”
Sau đó
tôi tự nhủ: “Được rồi, việc kinh doanh kể như không thể tiếp tục. Vậy thì sao?
Có thể khi đó mình phải đi tìm việc. Điều này cũng không thành vấn đề. Mình khá
rành về dầu – một số hãng chắc sẽ vui vẻ nhận mình vào làm…”. Tôi bắt đầu cảm
thấy khá hơn. Nỗi lo sợ u ám đeo đẳng theo tôi suốt ba ngày qua đã vơi đi đôi
chút. Tôi trấn tĩnh lại … Và tôi hết sức ngạc nhiên nhận ra mình có thể suy nghĩ
thông thoáng như vậy!
Khi tôi
đang nghĩ cách tìm ra giải pháp, tự nhiên một ý nghĩ hoàn toàn mới nảy ra trong
đầu tôi: Nếu tôi kể toàn bộ sự việc cho luật sư của mình, có thể anh ấy sẽ tìm
ra một cách tôi chưa nghĩ tới. Tôi biết nghe có vẻ ngớ ngẩn khi nói rằng tôi
chẳng mảy may nghĩ tới điều này – nhưng thực sự là trước đó tôi đâu có suy nghĩ
gì mà chỉ biết lo lắng thôi! Ngay lập tức tôi quyết định việc đầu tiên sẽ làm
vào sáng hôm sau là đến gặp luật sư của mình. Sau đó, tôi lên giường và ngủ say
như chết!
Sáng hôm
sau, lời khuyên của luật sư là tôi nên đến gặp Công tố viên của Quận và nói hết
sự thật. Tôi đã làm y như thế. Nói xong, tôi rất ngạc nhiên khi được vị Công tố
viên cho biết thủ đoạn tống tiền này đã diễn ra trong nhiều tháng nay và kẻ tự
xưng là “thanh tra chính phủ” ấy thực chất là một tên lừa đảo đang bị cảnh sát
truy nã. Thật nhẹ nhõm khi nghe được tất cả chuyện này sau khi đã tự giày vò
bản thân suốt ba ngày đêm, trăn trở xem có nên nộp 5.000 đô-la cho tên lừa đảo
chuyên nghiệp ấy không!
Sau việc
này, tôi học được một bài học nhớ đời. Bây giờ, bất cứ khi nào phải đối mặt với
vấn đề áp lực khiến mình phải lo lắng, tôi đều áp dụng cái mà tôi gọi là: Công
thức cổ xưa của Willis H. Carrier”.
Nếu bạn
vẫn còn nghi ngờ về giải pháp của Willis H. Carrier thì hẳn bạn vẫn chưa hiểu
nó một cách tường tận. Sau đây là câu chuện của Earl P. Haney, sống tại
Winchester, Massachusrtts. Chính ông đã kể cho tôi nghe câu chuyện này vào năm
1948 tại khách sạn Statler ở Boston. Ông nói:
“Vào
những năm 1920, tôi đã rất lo lắng vì cái vết loét đang tấn công màng dạ dày
của mình. Một đêm, tôi bị xuất huyết dạ dày rất nhiều. Tôi vội lao đến một bệnh
viện liên kết với Trường y khoa thuộc Đại học Tây Nam Chicago. Ba bác sĩ, trong
đó có cả một chuyên gia nổi tiếng về viêm loét, đều nói rằng tình trạng của tôi
là vô phương cứu chữa. Từ 80 ký, tôi sụt cân chỉ còn 41kg và yếu đến mức các
bác sĩ thậm chí không cho tôi cử động tay. Tôi sống bằng bột kiềm và một thìa
kem sữa mỗi giờ. Mỗi ngày hai lần vào buổi sáng và buổi tối, y tá đều phải luồn
một ống cao su vào dạ dày tôi để hút ta ngoài những gì còn chưa tiêu hóa hết.
Việc này
tiếp diễn trong nhiều tháng … Cuối cùng, tôi tự nhủ: “Nghe đây, Earl Haney, nếu
phía trước mày không còn gì ngoài một cái chết dần mòn thì mày hãy tận hưởng
những gì tốt đẹp nhất trong quãng thời gian ngắn ngủi còn lại. Mày vẫn luôn
muốn trước khi chết được du lịch khắp thế giới, vậy hãy thực hiện ngay đi”.
Khi nghe
tôi nói sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới, các bác sĩ của tôi đã bị sốc. Không
thể được! Họ chưa bao giờ nghe nói đến một việc như thế. Họ cảnh cáo nếu tôi đi
vòng quanh thế giới thì sẽ phải chôn xác ngoài biển. Tôi trả lời: “Sẽ không có
chuyện ấy đâu. Tôi đã hứa với người thân là sẽ yên nghỉ trong nghĩa trang gia
đình ở Broken Bow, Nebraska. Vì thế, tôi sẽ mang theo một chiếc quan tài”.
Tôi đặt
mua một chiếc quan tài rồi thỏa thuận với công ty tàu biển để mang theo chiếc
quan tài đó và nếu tôi chết, họ sẽ bảo quản thi thể tôi trong ngăn lạnh cho đến
khi con tàu quay về nước. Tôi khởi hành chuyến đi, lòng ngập tràn tinh thần của
ông già Omar:
Hãy tận hưởng tất cả những gì chúng ta có thể trải qua,
Trước khi nằm xuống và hóa thành Cát bụi:
Cát bụi trở về Cát bụi, và dưới Cát bụi kia,
Chẳng có rượu, chẳng có lời ca, và – cũng chẳng có kết thúc!
Lúc bước
lên chiếc tàu hơi nước Tổng thống Adams ở Los Angeles và tiến về phương Đông,
tôi cảm thấy khỏe khoắn hơn. Dần dần, tôi bỏ hẳn việc dùng bột kiềm và thông dạ
dày. Chẳng bao lâu, tôi đã nếm tất cả các loại thức ăn – thậm chí cả những món
trộn lạ lẫm của địa phương. Nhiều tuần trôi qua, tôi còn hút cả loại xì-gà đen
dài và uống sô-đa. Tôi tận hưởng cuộc sống nhiều hơn những gì tôi đã làm trong
nhiều năm! Chuyến đi gặp phải những trận gió mùa và bão to mà chỉ riêng nỗi
khiếp sợ về nó cũng đưa tôi vào quan tài. Nhưng tôi không thấy khiếp sợ mà còn
thấy niềm vui thích lớn lao từ toàn bộ chuyến phiêu lưu này.
Tôi chơi
rất nhiều trò chơi trên boong tàu, ca hát, kết bạn, thức đến nửa đêm. Khi đến
Trung Quốc và Ấn Độ, tôi nhận ra rằng những lo toan về công việc mà mình từng
đối mặt hồi ở nhà vẫn còn là thiên đường nếu đem so sánh với sự nghèo đói ở
phương Đông. Tôi chấm dứt những lo lắng vô nghĩa và cảm thấy khỏe khoắn hẳn.
Khi trở lại Mỹ, tôi tăng cân hơn 40kg và gần như đã quên rằng mình từng bị loét
dạ dày. Chưa bao giờ trong đời tôi cảm thấy khỏe hơn thế. Tôi quay lại làm việc
và chưa bị ốm một lần nào cho tới bây giờ”.
Earl P.
Haney nói với tôi rằng bây giờ anh ấy nhận ra rằng mình đã áp dụng các quy tắc
chế ngự nỗi lo âu của Willis H. Carrier, dù không hề hay biết.
“Đầu
tiên, tôi tự hỏi: “Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra là gì”.
Câu trả
lời là cái chết.
Thứ hai,
tôi chuẩn bị tinh thần để đón nhận cái chết. Tôi phải đón nhận nó. Không còn
lựa chọn nào khác. Các bác sĩ nói trường hợp của tôi đã hết hy vọng.
Thứ ba,
tôi cố gắng cải thiện tình hình bằng việc tận hưởng những điều tốt đẹp nhất
trong quãng thời gian ngắn ngủi còn lại. Nếu sau khi lên tàu, tôi vẫn còn ôm
khư khư mối lo lắng, thì chắc chắn trên hành trình trở về, tôi đã nằm gọn trong
quan tài. Nhưng tôi thư giãn – tôi quên mọi rắc rối. Và chính sự thư thái của
tâm hồn đã đem lại nguồn năng lượng dồi dào và thực sự nó đã cứu sống tôi”.
Vậy, nếu
bạn đang lo lắng về vấn đề gì, hãy áp dụng giải pháp kỳ diệu của Willis H.
Carrier bằng cách thực hiện 3 điều sau:
1/ Tự hỏi bản thân: “Điều tệ nhất có thể xảy ra là gì”.
2/ Chuẩn bị tinh thần chấp nhận điều tồi tệ nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét