Năm 1929,
ngành giáo dục nước Mỹ đã có một sự kiện gây náo động dư luận. Giới trí thức từ
khắp nơi đổ về Chicago để xem xét thực hư. Vài năm trước, một thanh niên trẻ
tên là Robert Hutchins còn làm việc cho Đại học Yale với tư cách là một người
phục vụ, thợ đốn gỗ, trợ giảng, và người bán dây phơi quần áo. Vậy mà giờ đây,
chỉ sau 8 năm, anh ta đã được giữ chức Hiệu trưởng của một trong bốn trường đại
học danh tiếng nhất Hoa Kỳ, Đại học Chicago.Tuổi của anh ta ư? Ba mươi. Nhưng
không thể tin nổi! Các nhà giáo có thâm niên lắc đầu. Những lời phê phán đổ ập
xuống đầu “kẻ gặp may” này như một trận đá lở. Anh ta thế này, anh ta thế nọ -
quá trẻ, thiếu kinh nghiệm – những sáng kiến về giáo dục của anh ta thật ngớ
ngẩn,v.v. Ngay cả báo chí cũng góp phần vào trận công kích.
Ngày
Robert Hutchins được bổ nhiệm, cha anh đã nghe một người bạn của mình nói:
“‘Sáng nay tôi đã bị sốc khi đọc bài báo viết về con trai anh”.
Và ông đã
trả lời: “Vâng. Bài báo thật cay nghiệt, nhưng suy cho cùng thì không ai lại đi
soi mói một kẻ tầm thường cả”.
Vâng, nếu
một người càng quan trọng, người ta càng cảm thấy hả hê khi hạ bệ anh ta. Hoàng
tử xứ Wales, sau này trở thành Vua Edward VIII, đã thấm thía hoàn cảnh ấy. Lúc
đó, Hoàng tử khoảng 14 tuổi và đang theo học Trường Hải quân Dartmouth ở
Devonshire. Một ngày nọ, một sĩ quan thấy câu đang ngồi khóc bèn lại gần hỏi
thăm. Lúc đầu, cậu khăng khăng không chịu nói, nhưng cuối cùng đành thú thực: cậu
đang bị những học viên khác bắt nạt. Vị Thiếu tướng lãnh đạo nhà trường liền
tập trung tất cả học viên và giải thích rằng Hoàng tử đã không mách, nhưng ông
muốn biết tại sao lại có lối đối xử thô lỗ ấy với Hoàng tử.
Sau một
hồi ấp úng, cuối cùng những học viên cũng thú nhận rằng họ làm thế chỉ vì muốn
sau này, khi đã là những chỉ huy và tướng lĩnh trong Hải quân của Hoàng gia, họ
sẽ có thể khoe rằng hồi nhỏ mình từng đánh cả Nhà Vua!
Vậy đấy!
Thế nên ngay cả khi bạn bị đả kích hay chỉ trích thậm tệ, hãy nhớ rằng thực ra
đối phương đang muốn chứng tỏ mình là người quan trọng. Điều đó có nghĩa là bạn
đang làm tốt công việc và gây sự chú ý. Nhiều người thường lấy làm hả hê vì đã
trả thù được những người giỏi hơn và thành công hơn mình bằng cách gièm pha họ.
Nhiều năm trước, Schopenhauer đã nói: “Những kẻ tầm thường lấy làm hả hạ trước
những lỗi lầm và dại dột của các vĩ nhân”.
Mấy ai
nghĩ một người đường đường là hiệu trưởng Đại học Yale lại có thể là kẻ bỉ ổi;
nhưng đã từng có một vị hiệu trưởng của trường là Timothy Dwight thực sự cảm
thấy thích thú với việc hạ nhục một ứng viên đang chạy đua cho chức tổng thống
Hoa Kỳ. Vị hiệu trưởng này cảnh báo rằng nếu người đó đắc cử tổng thổng, “chúng
ta có thể phải chứng kiến cảnh vợ và con gái mình trở thành nạn nhân của tệ mại
dâm được hợp pháp hóa, của thói xúc phạm được núp đưới cái tên nhã nhặn; của sự
ruồng bỏ đạo đức và phép tắc, sự nguyền rủa Chúa trời và loài người”.
Nghe như
những lời lăng mạ dành cho Hitler? Nhưng không phải, đó là những lời lăng mạ
Thomas Jefferson(55). Thomas
Jefferson nào vậy? Chắc không phải là Thomas Jefferson vĩ đại, tác giả của Bản
Tuyên ngôn độc lập, vị thánh bảo hộ nền dân chủ chứ? Nhưng, đúng là người đó!
Theo bạn,
người Mỹ nào từng bị lăng mạ là “kẻ đạo đức giả”, “kẻ lừa đảo”, và “không hơn
một tên giết người là mấy”? Một bức tranh biếm họa trên báo đã vẽ cảnh ông bị
kề cổ trên máy chém, lưỡi dao lớn đang sẵn sàng chém xuống. Đám đông cười nhạo
và huýt gió chê bai khi thấy ông cưỡi ngựa qua đường. Ông là ai? Là George
Washington(55).
Đó là
chuyện xảy ra rất lâu rồi. Nhưng có thể nói, bản tính của con người thời nào
cũng vậy. Chúng ta hãy xem xét trường hợp của Đô đốc Peary – nhà thám hiểm đã
làm cả thế giới giật mình sửng sốt khi đến được Bắc Cực trên xe do chó kéo vào
ngày mùng 6 tháng 4 năm 1909 – một kỳ tích mà trong nhiều thế kỷ qua, biết bao
con người can đảm đã phải chịu đựng cảnh đói khát thậm chí hy sinh mà vẫn chưa
làm nổi. Bản thân Peary cũng suýt bỏ mạng vì lạnh và đói; tám ngón chân của ông
đã bị đông cứng đến nỗi phải cắt bỏ. Ông phải chống chọi với vô số thảm họa
tưởng chừng có thể khiến ông mất trí. Thế nhưng những vị chỉ huy của ông ở
Washington lại vô cùng tức tối bởi Peary nhận được quá nhiều lời hoan nghênh
ngưỡng mộ từ công chúng. Vì thế họ buộc tội ông lấy cớ đi thám hiểm để quyên
góp tiền bạc, sau đó chỉ “nằm dài và rong chơi ở Bắc Cực”. Có lẽ chính họ cũng
tin điều đó, bởi bạn không thể không tin điều bạn muốn tin. Quyết tâm hạ bệ và
cản trở Peary của họ mạnh đến nỗi chỉ khi Tổng thống McKinley hạ lệnh, Peary
mới có thể tiếp tục sự nghiệp của mình ở Bắc Cực.
Liệu
Peary có bị lăng mạ nếu ông chỉ là một nhân viên bàn giấy quèn ở Bộ Hải quân?
Không. Bởi khi đó, ông không đủ tầm quan trọng để bị ghen tức.
Tướng
Grant thậm chí còn phải trải qua một chuyện còn tồi tệ hơn cả Đô đốc Peary. Năm
1962, Tướng Grant giành được thắng lợi quan trọng đầu tiên và có tính chất
quyết định cho quân miền Bắc – một chiến thắng khiến Grant chỉ sau một đêm đã
trở thành thần tượng của cả nước, một chiến thắng vang dội tới tận Châu Âu xa
xôi, một chiến thắng khiến chuông nhà thờ reo vang và lửa mừng rực cháy suốt từ
Maine nến dọc bờ sông Mississppi. Tuy nhiên, chỉ sáu tuần sau khi giành được
thắng lợi to lớn đó, Grant – vị anh hùng của miền Bắc – đã bị bắt giam và tước quyền chỉ
huy quân đội. Ông đã phát khóc vì bẽ bàng và thất vọng.
Tại sao
Tướng U. S. Grant lại bị bắt giam ngay khi đang trong thế thắng lợi như chẻ
tre? Nguyên nhân chủ yếu là do ông đã làm trỗi dậy nỗi ghen tỵ và căm tức từ
những người chỉ huy cấp cao kiêu căng ngạo mạn.
Vì vậy,
nếu bạn đang lo lắng vì bị chỉ trích bất công, hãy nghĩ đến Nguyên tắc 1 sau
đây:
MỘT LỜI CHỈ TRÍCH BẤT CÔNG THƯỜNG LÀ NHỮNG LỜI CA NGỢI BỊ BIẾN
HÌNH VÌ GHEN TỴ. HÃY NHỚ, KHÔNG AI THÈM SOI MÓI VÌ MỘT KẺ TẦM THƯỜNG!.
DALE CARNEGIE
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét