Vài năm
trước đây, trong một chương trình phỏng vấn trên sóng phát thanh, tôi đã được
hỏi: “Bài học lớn nhất mà ông học được gì gì?”.
Thật dễ
trả lời: Đó là bài học về tầm quan trọng của suy nghĩ. Nếu biết bạn nghĩ gì,
tôi sẽ hiểu bạn là người thế nào. Suy nghĩ tạo nên con người chúng ta. Thái độ
tinh thần chính là nhân tố quyết định vận mệnh của mỗi cá nhân. Emerson(39) từng nói: “Chúng ta chính là những gì
chúng ta luôn nghĩ đến”. Sự thật đúng là như vậy!
Giờ đây,
tôi biết một điều chắc chắn rằng: Vấn đề lớn nhất – hay có thể nói, vấn đề duy
nhất – mà tôi và các bạn phải đối mặt là làm sao chọn được những suy nghĩ đúng
đắn. Nếu làm được điều đó, chúng ta sẽ có thể giải quyết tốt đẹp tất cả các vấn
đề của mình. Marcus Aurelius, triết gia vĩ đại, người cai trị Đế chế La Mã đã
tổng kết lại điều này trong tám từ - tám từ có thể quyết định vận
mệnh của bạn: “Our life is what our thoughts make it:
(Suy nghĩ của chúng ta tạo nên cuộc đời chúng ta).
Đúng vậy,
nếu suy nghĩ tích cực thì chúng ta sẽ hạnh phúc. Nếu suy nghĩ tiêu cực thì
chúng ta sẽ khốn khổ. Nếu cho rằng mình sẽ ốm, chúng ta có thể bị ốm thật. Nếu
nghĩ rằng mình thất bại, chắc chắn chúng ta sẽ thất bại. Và nếu chỉ biết ngậm
ngùi thương thân, chúng ta sẽ khiến mọi người muốn xa lánh và lảng tránh. Nói
như Norman Vincent Peale(40). “Anh không
phải là con người như anh nghĩ, nhưng những gì anh nghĩ sẽ tạo
nên con người anh”.
Phải
chẳng tôi đang tán thành thực hiện một thái độ kiểu Pollyanna(41) đối với mọi rắc rối của chúng ta? Không
hề, bởi rất tiếc, cuộc sống không đơn giản như thế. Nhưng cái tôi ủng hộ ở đây
là chúng ta cần giữ một thái độ tích cực chứ không phải tiêu cực. Nói cách
khác, hãy để tâm tới các rắc rối của mình, nhưng chớ nên lo lắng vì chúng. Đâu
là sự khác biệt giữa “để tâm” và “lo lắng”? Xin được minh họa bằng một ví dụ.
Mỗi khi đi trên những con phố nghẹt ở New York, tôi luôn để tâm tới những việc
mình làm – nhưng không hề lo lắng. “Để tâm” là nhận diện vấn đề rồi bình tĩnh
giải quyết từng bước một. “Lo lắng” là đi tới đi lui, phát điên trong cái vòng
suy nghĩ luẩn quẩn.
Bất cứ ai
cũng có thể vừa để tấm tới các rắc rối của mình mà vẫn ngẩng cao đầu bước đi
với bông hoa cài trên ve áo. Tôi đã thấy Lowell Thomas là một người như thế.
Một lần, tôi có vinh dự được cộng tác với ông trong buổi giới thiệu những thước
phim nổi tiếng về Allenby-Lawrence(42) trong
Chiến tranh thế giới thứ nhất. Ông cùng các phụ tá đã xông pha trên nhiều mặt
trận để chụp ảnh và đã được đền đáp xứng đáng với một tập ảnh chụp cảnh T. E.
Lawrence cùng đội quân Ả Rập trong trang phục sặc sỡ và một bộ phim về cuộc
chinh phục Đất Thánh của Allendy.
Bài nói
chuyện kèm theo hình ảnh minh họa với nhan đề “Cùng Allendy ở Palestine và
Lawrence ở Ả Rập” đã gây xôn xao khắp Luân Đôn và thế giới. Các chương trình
opera tại Nhà hát Opera Hoàng Gia Covenr Garden, Luân Đôn, đã được hoãn lại
trong 6 tuần để nhường chỗ cho các buổi kể chuyện về những chuyến phiêu lưu kỳ
thú và các buổi trưng bày những bức ảnh của ông. Sau Luân Đôn là một chuyến lưu
diễn thành công rực rỡ tại nhiều quốc gia khác trên thế giới. Tiếp đó, Thomas
dành hai năm chuẩn bị một bộ phim ghi lại đời sống ở Ấn Độ và Afghanistan.
Nhưng sau nhiều vận rủi đến khó tin, điều tưởng chừng không thể xảy ra: ông bị
phá sản ở Luân Đôn.
Lúc ấy
tôi thường ở bên cạnh ông. Tôi còn nhớ, chúng tôi từng phải gọi những suất ăn
rẻ tiền tại các nhà hàng Lyon’s Corner House, và có lẽ chúng tôi thậm chí còn
không thể dùng bữa ở đấy nếu Thomas không mượn được ít tiền từ james McBey, một
nghệ sĩ nỗi tiếng người Scotland. Và đây là điểm cốt lõi của câu chuyện: ngay
cả khi đang rơi vào cảnh nợ nần chồng chất và thất vọng ê chề, Thomas vẫn để
tâm tới các vấn đề của mình, nhưng không hề lo lắng. Ông biết nếu để nghịch
cảnh đánh gục thì ông sẽ trở nên vô dụng trong mắt mọi người và không thể trả
được nợ. Vì vậy, mỗi buổi sáng trước khi ra ngoài, ông đều mua một bông hoa cài
lên ve áo, rồi đi xuống phố Oxford, đầu ngẩng cao và chân bước dứt khoát. Ông
đã suy nghĩ một cách tích cực. Đối với ông, dũng cảm và kiên quyết chống lại
cảm giác thua cuộc. Đối với ông, thất bại cũng là một phần của cuộc chơi – cũng
là sự rèn luyện hữu ích mà ta phải vượt qua nếu muốn vươn tới đỉnh cao.
Thái độ
tinh thần cũng tạo ra những ảnh hưởng đáng ngạc nhiên đối với thể lực của chúng
ta. Điều này đã được minh chứng rất thuyết phục trong quyển sách The Psychology of Power (Tâm lý
học về sức mạnh) của nhà tâm lý học nổi tiếng người Anh,
J.A. Hadfiel. Trong sách, tác giả viết: “Tôi đã thực hiện một thí nghiệm nhằm
kiểm tra ảnh hưởng của thái độ tinh thần đối với thể lực của ba người đàn ông,
nhờ vào một lực kế”. Ông yêu cầu họ phải kéo lực kế với tất cả sức lực trong ba
hoàn cảnh khác nhau.
Trong
hoàn cảnh bình thường, lực kéo trung bình của mỗi người là 45kg. Nhưng khi
Hadfield thôi miên và bảo rằng họ đang rất ốm yếu thì lực kéo trung bình giảm
xuống chỉ còn 13kg – chưa tới một phần ba so với lúc đầu. (Một trong ba người
này từng đạt giải quán quân vật tay; và trong lúc bị thôi miên, anh đã nhận xét
rằng anh có cảm tưởng tay mình “nhỏ bé và yếu ớt như tay một đứa trẻ”).
Tiếp đó,
Hadfield lại thôi miên rằng ba người đang vô cùng sung sức, kết quả là lực kéo
trung bình trăng đến 65kg. Khi tâm trí ngập tràn những suy nghĩ tích cực về sức
khỏe thì thể lực của họ có thể tăng lên gần 50%.
Quả là
thái độ tinh thần có một sức mạnh đáng kinh ngạc!
Nhằm minh
họa rõ hơn cho khả năng kỳ diệu của suy nghĩ, tôi xin kể thêm một câu chuyện
nữa – một trong những câu chuyện gây sửng sốt nhất trong quyển biên niên sử của
Hoa Kỳ mà nếu muốn kể ra tường tận, tôi có thể viết thành hẳn một quyển sách.
Nhưng chúng ta sẽ chỉ lướt qua ngắn gọn thôi.
Vào một
đêm tháng Mười sương giá, không lâu sau khi cuộc Nội chiến kết thúc, có môt phụ
nữ nghèo khổ, vô gia cư, trông chẳng khác nào một kẻ lang thang đầu đường xó
chợ, đã đến gõ cửa nhà bà Webster, vợ một thuyền trưởng đã nghỉ hưu, sống tại
Amesbury, Masachusetts.
Khi ra mở
cửa, bà Webster thấy trước mắt mình là một hình hài nhỏ bé, yếu đuối, “không
hơn gì một bộ da bọc xương”. Người lạ tự xưng là bà Glover và giải thích rằng
bà đang tìm một nơi để có thể bình tâm suy nghĩ và giải quyết một vấn đề khiến
bà không lúc nào được nguôi ngoai.
Bà
Webster mời người đàn bà ấy vào, và bà Glover có thể mãi mãi ở lại nơi đó nếu
Bill Allis, con rể của Bà Webster không từ New York về nghỉ ngơi. Khi phát hiện
sự có mặt của và Glover, anh ta quát ầm lên: “Tôi sẽ không để cho bất cứ kẻ vô
công rồi nghề nào ở đây cả!”, rồi đuổi người đàn bà vô gia cư ấy ra khỏi nhà.
Ngoài trời mưa xối xả, bà Glover đứng run rẩy giữa cái lạnh trong phút chốc rồi
bước đi tìm một chỗ trú chân khác.
Và đây là
phần bất ngờ nhất của câu chuyện: Kẻ “vô công rồi nghề” mà Bill Allis đã đuổi
ta khỏi nhà ấy sau này đã trở thành một trong những người phụ nữ có ảnh hưởng
lớn tới tư tưởng của nhân loại. Bà chính là Mary Baker Addy(43) – người sáng lập ra Christian Science
(Khoa học Cơ đốc).
Nhưng lúc
đó, bà chỉ là một phụ nữ ốm yếu, đau khổ và hứng chịu nhiều bi kịch. Người
chồng thứ nhất qua đời không lâu sau khi họ cưới nhau. Người chồng thứ hai lại
bỏ trốn với một phụ nữ đã có chồng, rồi chết trong một nhà tế bần. Chỉ còn lại
đứa con trai duy nhất, nhưng vì nghèo đói và bệnh tật, bà buộc phải rời bỏ con
khi cậu mới 14 tuổi. Từ đó trở đi, bà không gặp lại con và cũng không nhận được
tin tức gì suốt 31 năm.
Do tình
trạng sức khỏe, từ lâu Eddy đã quan tâm tìm hiểu về cái bà gọi là: “khoa học
hàn gắn vết thương tâm hồn”. Nhưng bước ngoặt trong đời bà chỉ thực sự diễn ra
ở Lynn, Massachusetts. Khi đang đi xuống phố trong một ngày lạnh giá, bà bị
trượt chân và ngã xuỗng bất tỉnh trên vỉa hè phủ đầy băng. Cột sống bị tổn
thương nghiêm trọng đến mức gây ra những cơn co giật ghê gơm. Ngay bác sĩ cũng
nghĩ bà sẽ chết. Ông tuyên bố rằng dù có sống được nhờ phép màu thì bà cũng
không thể đi lại được nữa.
Nằm trên
giường chờ chết, bà Eddy mở Kinh Thánh ra đọc và theo lời bà kể lại sau này, có
một sự mách bảo thiêng liêng nào đấy đã dẫn bà đến với những lời sau đây của
Thánh Mattthew: “Và, hãy nhìn xem, người ta mang đến cho ngài môt người bị liệt
đang phải nằm trên giường; và Jesus nói với người ấy rằng: con trai, hãy vui
lên; tội lỗi của con đã được tha thứ. Hãy mang chiếc giường của con về nhà. Vậy
là người đó đứng lên và trở về nhà”.
Mary
Baker Eddy nói rằng những lời của Jesus đã tiếp cho bà một nguồn sức mạnh mới,
một niềm tin, một năng lực tự chữa lành vết thương kỳ diệu đến mức bà “ngay lập
tức ngồi dậy khỏi giường và bước đi”
Bà cho
biết: “Trải nghiệm ấy giúp tôi phát hiện ra cách giúp bản thân và mọi người có
thể sống vui khỏe … Tôi nhận thức được một chân lý khoa học: mọi nguyên nhân
đều bắt nguồn từ suy nghĩ của chúng ta và mọi kết quả đều là những hiện tượng
tinh thần”.
Đó chính
là con đường Mary Baker Addy trở thành người sáng lập và nữ tu sĩ tối cao của
một tôn giáo mới: Khoa học Cơ đốc – tôn giáo duy nhất được một phụ nữ sáng lập
và được truyền bá rộng rãi.
Có thể
bạn đang tự nhủ: “Cái ông Carnegie này chắc đang tuyên truyền cho Khoa học Cơ
đốc”. Không. Bạn nhầm rồi. Tôi không phải là tín đồ của tôn giáo này. Nhưng
ngày nào còn sống, ngày ấy tôi còn tin tưởng sâu sắc vào sức mạnh kỳ diệu của
suy nghĩ. Nhiều năm giảng dạy cho các học viên lớn tuổi đã đưa tôi đến kết
luận: Bất cứ ai cũng có thể biến đổi cuộc đời cũng như gạt bỏ nỗi lo lắng, sợ
hãi và rất nhiều bệnh tật khác bằng cách thay đổi suy nghĩ. Tôi biết điều đó!
Biết chắc chắn! Tôi đã chứng kiến hàng trăm cuộc biến đổi ngoạn mục như thế.
Chúng diễn ra thường xuyên đến mức tôi không còn chút nghi ngờ gì nữa.
Một trong
những cuộc biến đổi ngoạn mục ấy đã đến với một học viên của tôi. Anh này từng
bị suy nhược thần kinh vì lo lắng kinh niên. Anh kể lại:
“Tôi đã
lo lắng về mọi thứ: Tôi quá gầy; tôi nghĩ mình đang bị rụng tóc; có lẽ tôi sẽ
không bao giờ kiếm đủ tiền để cưới vợ; có lẽ tôi không thể trở thành một người
cha tốt; có lẽ tôi sẽ đánh mất người con gái mình muốn kết hôn; tôi cảm thấy
mình đang sống một cuộc đời chẳng mấy ý nghĩa. Tôi sợ tạo ấn tượng xấu với
những người xung quanh.Tôi còn cho rằng mình bị loét dạ dày. Cứ như thế, tôi
không thể làm việc nổi và phải bỏ việc. Những căng thẳng chất chồng khiến tôi
chẳng khác nào một cái nồi hơi bị mất van an toàn. Nếu bạn chưa bị suy nhược
thần kính thì hãy cầu trời cho mình đừng bao giờ phải biết đến nó, bởi không
nỗi đau thể chất nào có thể sánh với những đau đớn quằn quại của một tâm hồn
khổ sở.
Tôi bị
suy nhược nghiêm trọng đến nỗi thậm chí không nói chuyện được với người trong
gia đình. Tôi không kiểm soát nổi các suy nghĩ của mình. Lúc nào tôi cũng hoảng
sợ. Một tiếng động dù nhỏ nhất cũng khiến tôi giật bắn mình. Tôi tránh mặt mọi
người. Tôi bật khóc mà không có một lý do nào rõ ràng.
Mỗi ngày
trôi qua là một ngày đau đớn. Có cảm giác như mọi người và cả Chúa Trời cũng bỏ
rơi tôi.Tôi toan nhảy xuống sông và kết thúc tất cả.
Cuối
cùng, tôi đến Florida với hy vọng sự thay đổi không khí sẽ giúp mình trấn tĩnh
lại. Lúc tôi bước lên tàu, cha đặt vào tay tôi một lá thư và bảo chỉ được mở ra
khi đã tới nơi. Tôi đặt chân xuống Florida vào đùng thời kỳ cao điểm của mùa du
lịch nên không thể tìm được chỗ ở khách sạn mà phải thuê một phòng ngủ trong
ga-ra. Sau đó, tôi xin vào làm trong một chuyến xe lửa tốc hành chở hàng hóa
xuất phát từ Miami, nhưng không thành công và đành phải dành phần lớn thời gian
lang thang ở bãi biển. Tại Florida, tình cảnh của tôi còn tệ hơn khi ở nhà; và
tôi chợt nhớ tới lá thư của cha tôi. Tôi mở ra đọc.
“Con trai, ở cách nhà 1.500 dặm,
chắc con cũng không thấy có gì thay đổi đúng không? Cha biết thế bởi khi đi,
con đã mang theo nguyên nhân gây ra mọi rắc rối của con. Đó chính là bản thân
con. Con chẳng gặp vấn đề gì về thể chất hay tinh thần hết. Cái khiến con rơi
vào tình trạng này đâu phải là những tình huống con gặp phải mà là do cách suy
nghĩ của con về tình huống đó. “Nếu một người thực lòng nghĩ mình như thế nào
thì anh ta sẽ như thế ấy”. Con trai của Cha, khi đã hiểu ra điều này thì hãy
trở về nhà nhé, vì lúc ấy vết thương của con sẽ được chữa lành”.
Lá thứ
của cha khiến tôi vô cùng tức giận. Cái tôi cần là sự cảm thông chứ không phải
những lời giáo huấn. Ngay lập tức tôi quyết định sẽ không bao giờ trở về nhà
nữa. Nhưng đêm đó, khi đi dọc theo một hè phố ở Miami, tôi bắt gặp một nhà thờ
đang cử hành nghi lễ. Không còn nơi nào để đi, tôi đành bước vào nghe một bài
trích giảng: “Ai có thể chế ngự tinh thần của mình thì người ấy còn mạnh hơn
người đứng đầu một thành phố”. Ngay giữa ngôi nhà thiêng liêng của Chúa, lại
nghe thấy những lời khuyên tương tự thư của cha, mọi khúc mắc trong tôi bỗng
dưng được tháo gỡ. Lần đầu tiên trong đời, tôi có thể suy nghĩ thông suốt và
tỉnh táo. Tôi nhận ra mình quá ư ngốc nghếch. Tôi đã bị sốc khi nhìn thấy con
người thật của mình. Tôi như muốn thay đổi cả thế giới – trong khi thứ duy nhất
cần thay đổi lại là tiêu điểm của cái ống kính máy ảnh trong đầu tôi.
Sáng hôm
sau, tôi sắp xếp hành lý trở về nhà. Một tuần sau, tôi làm việc trở lại. Bốn
tháng sau, tôi kết hôn với người con gái mà tôi đã sợ sẽ đánh mất. Bây giờ,
chúng tôi đang sống hạnh phúc bên nhau cùng 5 đứa con. Hồi bị suy nhược, tôi
chỉ là người phụ trách ca đêm của một cửa hàng nhỏ, trông coi 18 nhân viên. Giờ
tôi là giám sát viên một xưởng sản xuất bìa carton, quản lý hơn 450 người. Cuộc
sống của tôi hiện nay sung túc và dễ chịu hơn trước rất nhiều. Giờ tôi tin rằng
mình đã hiểu được giá trị đích thực của cuộc sống. Mỗi khi khó khăn nổi lên
trong cuộc đời, tôi lại tự bảo mình hãy chỉnh lại tiêu điểm của chiếc máy ảnh
tâm hồn, và sau đó mọi việc lại ổn thỏa.
Thành
thực mà nói, tôi rất mừng vì mình đã có lần suy nhược ấy. Nhờ nó mà tôi có được
một bài học quý báu về sức mạnh cũng như nhận thức rõ về những tác động lớn lao
của suy nghĩ tới tinh thần và thể chất của chúng ta. Giờ tôi có thể khiến các
suy nghĩ hoạt động theo ý mình chứ không phải chống lại mình. Giờ tôi hiểu cha
đã đúng khi nói rằng nguyên nhân gây ra nỗi phiền muộn của tôi không phải là
những nhân tố ngoại cảnh mà chính là suy nghĩ của tôi về chúng. Ngay khi hiểu
ra, căn bệnh của tôi đã được chữa lành và cho đến giờ vẫn chưa bao giờ tái
phát.
Tôi thực
sự tin rằng sự thanh thản và niềm tin trong cuộc sống của chúng ta không phụ
thuộc vào việc chúng ta ở đâu, làm gì hay là ai, mà chỉ phụ thuộc vào thái độ
tinh thần của chúng ta. Những điều kiện ngoại cảnh thường có tác động rất ít.
Chẳng hạn như trường hợp của John Brown, người bị kết án treo cổ vì tôi chiếm giữ
kho vũ khí Liên bang tại Harpers Ferry và xúi giục nô lệ nổi loạn. Trên đường
đến nơi thi hành án, trong khi người cai tù đi bên cạnh và điềm đạm. Ngồi trên
nắp chiếc quan tài đóng sẵn cho mình, ông thốt lên lúc nhìn thấy rặng núi Blue
vủa Virginia: “Miền đất này tươi đẹp quá! Trước đây, tôi chưa bao giờ có cơ hội
được thực sự ngắm nhìn nó”.
Hay như
câu chuyện về Robert Falcon Scott và đoàn người của ông – những người Anh đầu
tiên đặt chân tới Nam Cực. Hành trình trở về của họ là một trong những hành
trình gian khổ nhất trong lịch sử nhân loại. Thức ăn và nhiên liệu đã cạn kiệt
nhưng họ không thể đi tiếp do một cơn bão tuyết dữ dội đã quét qua vòng địa cực
suốt 11 ngày đêm, đem theo những cơn gió sắc buốt làm lẹm đứt cả những ngọn núi
băng ở đó. Đoàn thám hiểm của Scott biết mình sẽ chết; trước đó, họ có mang sẵn
một ít thuốc phiện để dùng trong những trường hợp khẩn cấp. Chỉ một liều
lớn thôi, tất cả có thể nằm xuống với những giấc mơ thiên đường và không bao
giờ tỉnh dậy nữa. Nhưng như chúng đã đã biết, họ không làm thế; họ đã ca hát
vui vẻ cho đến hơi thở cuối cùng. Tám tháng sau, một đội tìm kiếm đã phát hiện
dưới thi thể đóng băng của những con người can đảm ấy một lá từ biệt kể lại
điều này.
Đúng vậy,
nếu biết suy nghĩ bình tĩnh và can đảm, chúng ta vẫn có thể thưởng ngoạn cảnh
đẹp ngay cả khi đang ngồi trên quan tài của mình để đi đến giá treo cổ; vẫn có
thể ca hát rộn vang những căn lều cho tới khi từ giã cuộc đời vì đói khát và
rét mướt.
Ba trăm
năm trước, trong cảnh mù lòa, Milton cũng phát hiện ra chân lý đó:
Chỉ tâm hồn là nơi duy nhất
Có thể biến thiên đường thành địa ngục,
Và địa ngục hóa thiên đường.
Napoleon
và Helen Keller là hai minh họa điển hình cho câu thơ của Milton. Napoleon có
mọi thứ mà một người đàn ông hằng khao khát: vinh quang, quyền lực, sự giàu
sang – thế nhưng ông vẫn nói tại đảo Saint Helena: “Cả đời tôi chưa có lấy 6
ngày sống trong hạnh phúc”; trong khi đó, Helen Keller – mù lòa và câm điếc bẩm
sinh – lại thốt lên: “Cuộc đời này tươi đẹp biết bao!”.
Nếu tôi
có rút ra điều gì sau gần nửa thế kỷ sống trên đời, hẳn đó là: “Không gì có thể mạng lại sự
bình yên cho bạn ngoại trừ bản thân bạn”.
Tôi chỉ
thuần túy nhắc lại điều mà Emerson đã nói trong phần kết bài luận văn của ông
về “Sự tự lực”: “Một chiến thắng chính trị, sự bình phục sau cơn đau ốm, sự trở
về của một người bạn đi xa hay tất cả những sự kiện ngoại cảnh đã làm tinh thần
bạn phấn chấn lên và tin rằng một ngày tốt lành đang đón chờ mình? Đừng tin vào
điều đó. Không bao giờ có chuyện đó. Không gì có thể mang lại sự bình yên cho
bạn ngoại trừ bản thân bạn”.
Epictetus,
nhà triết học khắc kỷ vĩ đại từng cảnh báo rằng chúng ta nên chú trọng vào việc
xóa bỏ những suy nghĩ lệch lạc trong tâm hồn hơn là những “sưng tấy hay khối u
của cơ thể”.
Y học
ngày nay có thể minh chứng cho tính đúng đắn của nhận định từ 19 thế kỷ trước
của Epictetus. Bác sĩ G. Canby Robinson đã cho biết: 4/5 bệnh nhân được đưa vào
bệnh việc Johns Hopkins đều là những người đang gặp áp lực và căng thẳng về cảm
xúc trong một chừng mực nào đó. Điều này đặc biệt đúng với các trường hợp mắc
chứng rối loạn các cơ quan chức năng. Ông nói: “Suy cho cùng, các rối loạn này
đều bắt nguồn từ chính những rối loạn trong cuộc sống và những thất bại trong
việc thích nghi với chúng”.
Montaigne,
nhà triết học nổi tiếng người Pháp đã lấy 17 từ sau đây làm phương châm sống
cho mình: “A
man is not hurt so much by what happens, as by his opinion of what happens”. (Người
ta bị tổn thương vì những sự việc xảy ra thì ít mà vì những quan điểm về sự
việc đó thì nhiều). Và quan điểm đó lại
hoàn toàn phụ thuộc vào chúng ta.
Ý tôi là
gì? Chẳng lẽ khi bạn đã đủ khổ sở vì rắc rối, khi dây thần kinh của bạn đã căng
ra như dây đàn mà tôi còn dám thản nhiên bảo rằng chỉ cần quyết tâm là bạn có
thể thay đổi trạng thái tinh thần ư? Nhưng đó lại chính xác là những gì tôi
muốn nói. Và chưa hết. Tôi còn chỉ ra cho bạn cách làm nữa. Có lẽ bạn sẽ cần nỗ lực đôi chút những
bí quyết thực sự rất đơn giản.
William
James, với về dày kiến thức khó ai sánh kịp về tâm lý học ứng dụng, từng nhận
xét như sau: “Có vẻ như hành động theo cảm
xúc, nhưng thực ra hành động và cảm xúc luôn song hành cùng nhau; tuy nhiên
hành động dễ chịu sự điều khiển trực tiếp của lý trí hơn; do đó, bằng cách điều
chỉnh hành động, chúng ta có thể gián tiếp điều chỉnh cảm xúc của mình”.
Nói cách
khác, William James đã chỉ ra không phải cứ “hạ quyết tâm” là có thể ngay lập
tức thay đổi cảm xúc – thay vào đó, chúng ta nên thay đổi hành động và khi hành
động đã thay đổi, cảm xúc sẽ tự biến đổi theo.
Ông giải
thích thêm: “Vì
vậy, con đường hiệu quả để tìm lại sự vui tươi là hãy hoạt bát lên, hãy nói và
hành đông như thể niềm vui vẫn đang ngập tràn trong tim”.
Liệu
phương cách đơn giản này có tác dụng không? Bạn thử làm xem sao. Hãy nở một nụ
cười thật tươi tắn và chân thành; ưỡn ngực ra, vươn vai và hít một hơi thật
sâu; sau đó hát một vài khúc nhạc. Nếu bạn không hát được thì có thể huýt sáo.
Không huýt sáo được thì hãy ngâm nga. Rồi bạn sẽ nhanh chóng hiểu ra điều mà
William James nói đến – không thể có chuyện bạn vẫn tiếp tục thấy buồn chán và
thất vọng khi đang hành động như thể mình là người vô cùng hạnh phúc.
Đây cũng
chính là một trong những quy luật tự nhiên đơn giản và căn bản nhất mà chúng ta
có thể áp dụng để tạo nên những điều kỳ diệu trong cuộc sống. Tôi biết một phụ
nữ ở California mà tôi tin là nếu hiểu được bí mật này, hẳn bà đã có thể rũ hết
buồn khổ của mình trong vòng 24 giờ. Bà đã già và là một góa phụ. Đó quả là một
điều đáng buồn. Nhưng bà có cố gắng vui vẻ lên? Không hề.
Mỗi khi
có ai đó hỏi thăm, bà đều trả lời: “Ồ, tôi ổn mà” – nhưng biểu hiện trên gương
mặt và sự than vãn trong giọng điệu thì cho biết điều ngược lại: “Ôi. Chúa ơi,
giá mà mọi người biết được những khó khăn tôi đang phải trải qua!”. Bà không
hài lòng nếu thấy ai đó tỏ vẻ hạnh phúc. Bà không hề nghĩ rằng hoàn cảnh của bà
còn tốt hơn rất nhiều người phụ nữ khác: Dù sao bà vẫn được chồng để lại một
khoản tiền bảo hiểm đủ để bà sống đến cuối đời, và những đứa con đã lập gia
đình cũng sẵn lòng đưa mẹ về phụng dưỡng. Vậy mà hiếm khi tôi thấy bà cười. Bà
kêu ca rằng cả ba đứa con rể là đồ bủn xỉn và ích kỉ - trong khi bà làm khách ở
nhà họ hàng tháng trời. Bà phàn nàn rằng mấy cô con gái không bao giờ biết mua
quà biếu mẹ - trong khi chính bà lại cất giữ tiền riêng thật cẩn thận “phòng
lúc tuổi già”! Bà tự biến mình thành gánh nặng cho bản thân và cho gia đình
không may của bà.
Nhưng có
nhất thiết phải như thế không? Thật đáng tiếc biết bao, bởi nếu muốn, bà hoàn
toàn có thể trở thành một thành viên được yêu quý và kính trọng trong gia đình
chứ không phải một bà già bất hạnh, khốn khổ và miệng lưỡi chua cay. Để có được
sự biến đổi ấy, tất cả những gì bà cần làm chỉ là bắt đầu cư xử vui vẻ hơn; bắt
đầu thể hiện ý muốn được san sẻ tình yêu cho mọi người chứ không phải giữ rịt
nó bên mình, đòi hỏi mọi người và than thân trách phận.
Cũng nhờ
vào bí quyết này mà H. J. Englert, một người ở thành phố Tell, Indiana, còn
sống được đến ngày nay. Mười năm trước, sau khi qua khỏi một trận sốt phát ban,
ông được biết mình đã mắc chứng viêm thận. Ông đi khám và chữa bệnh khắp nơi
nhưng không có kết quả.
Rồi ông
lại mắc thêm một chứng bệnh khác: bệnh cao huyết áp. Bác sĩ cho biết huyết áp
của ông có lúc lên tới 214, tức là có thể gây tử vong bất cứ lúc nào và tình
hình đang diễn tiến theo chiều hướng xấu đi, ông nên nhanh chóng thu xếp tất cả
những việc còn dang dở trước khi ra đi. Ông kể lại:
“Tôi trở
về nhà và kiểm tra xem đã đóng đầy đủ các khoản tiền bảo hiểm chưa, rồi cầu xin
Chúa tha thứ cho những tội lỗi của mình và chìm trong những suy tư u ám. Thấy
tôi như thế, không ai còn vui vẻ nổi. Vợ con tôi vô cùng đau khổ, còn tôi cứ
vùi mình trong nỗi phiền muộn. Nhưng sau một tuần ngậm ngùi xót xa cho bản
thân, tôi tự nhủ: “Mình đang hành động như một thằng ngốc! Biết đâu một năm nữa
mình vẫn chưa chết, sao không cố gắng vui vẻ lên khi còn sống?”.
Tôi ưỡn
ngực ra, nở một nụ cười và cố gắng xử sự như không có chuyện gì nghiêm trọng.
Phải thừa nhận là điều này lúc đầu rất khó khăn – tôi ép mình phải tỏ ra vui
tươi, thoải mái; nhưng dần dần nó đã giúp ích không chỉ cho gia đình tôi mà còn
cho bản thân tôi nữa.
Tác dụng
đầu tiên có thể nhận thấy là tâm trạng thực của tôi đã khá lên – rồi tốt đến
mức gần như tôi không phải giả vờ nữa! Mọi việc ngày càng được cải thiện theo
chiều hướng tốt đẹp. Đến hôm nay, đã nhiều tháng kể từ cái ngày tôi cho rằng
mình sẽ chết – tôi không những sống vui tươi, khỏe mạnh mà huyết áp còn hạ
xuống nữa! Tôi chắc chắn một điều rằng: Những dự đoán của bác sĩ rất có thể đã
trở thành sự thật nếu tôi cứ chìm trong những suy nghĩ buông xuôi “chết người”.
Nhưng tôi đã cho cơ thể mình một cơ hội để tự chữa lành bằng cách thay đổi thái
độ và tinh thần!”.
Nếu người
đàn ông trên đã tự cứu mạng mình chỉ bằng một việc duy nhất là cư xử vui vẻ và
suy nghĩ tích cực hơn về sức khỏe và nghị lực thì tại sao tôi và các bạn lại có
thể tiếp tục cho phép những nỗi thất vọng và u sầu cỏn con của mình lấn lướt,
dù chỉ trong một phút? Sao lại khiến bản thân và những người xung quanh buồn
khổ khi chúng ta hoàn toàn có thể tạo ra niềm hạnh phúc bằng cách cư xử vui vẻ
lên?
Nhiều năm
trước, tôi đã đọc được một quyển sách nhỏ nhưng để lại một ảnh hưởng sâu sắc
trong cuộc sống của tôi. Đó là quyển As
a Man Thinketh (Như những gì bạn thực lòng nghĩ) của
James Allen. Dưới đây là một đoạn trích trong tác phẩm:
“Bạn sẽ
nhận ra rằng khi thay đổi suy nghĩ về con người và sự việc xung quanh thì tất
cả cũng sẽ thay đổi với bạn … Hãy thử thay đổi suy nghĩ của mình theo hướng
tích cực, rồi bạn sẽ thấy ngạc nhiên trước sự biến đổi nhanh chóng mà nó mang
lại. Chúng ta không thể nhận được những gì mình muốn mà chỉ nhận được những gì
mình đáng được hưởng … Sức mạnh thần thánh duy nhất có thể quyết định vận mệnh
mỗi người nằm trong bản thân người ấy. Chỉ bản thân người ấy mà thôi… Tất cả
những gì một người đạt được là kết quả trực tiếp từ suy nghĩ của anh ta. Anh ta
chỉ có thể vươn lên, chiến thắng và thành đạt nếu nghĩ tới những tầm cao mới.
Và anh ta sẽ mãi là một kẻ yếu đuối, đơn hèn, khốn khổ nếu chỉ luẩn quẩn trong
những vòng suy nghĩ bạc nhược”.
Theo sách Khải huyền(44), Đấng
sáng tạo trước kia đã cho con người quyền thống trị cả trái đất. Quả là một món
quà đầy quyền uy. Nhưng bản thân tôi thì chẳng thấy hứng thú với những kiểu đặc
quyền đế vương như thế. Tôi chỉ có một khao khát duy nhất – là làm chủ được
chính bản thân, chính suy nghĩ, chính nỗi sợ hãi và chính lý trí của mình. Và
giờ đây, thật tuyệt vời khi biết rằng vào bất cứ lúc nào, tôi cũng có thể thực
hiện xuất sắc điều đó bằng cách chế ngự hành động, và qua đó điều chỉnh phản
ứng của mình.
Vì vậy,
chúng ta hãy ghi nhớ lời William James: “Phần lớn những gì chúng ta cho
là xấu xa đều có thể biến đổi thành những điều tốt lành trong trẻo nếu người
trong cuộc chịu thực hiện một việc rất đơn giản là chuyển từ thái độ sợ hãi
sang tranh đấu”.
Hãy tranh đấu cho hạnh phúc của chúng ta!
Hãy tranh
đấu bằng một chương trình suy nghĩ vui vẻ và tích cực mỗi ngày. Và đây là một
chương trình như thế. “Ngay hôm nay” của Siby F. Partridge. Chương trình này đã
tạo nhiều cảm hứng đến nỗi tôi đã sao nó ra hàng trăm bản để đem tặng bạn bè.
Nếu bạn và tôi làm theo, chúng ta sẽ loại bỏ được phần lớn nỗi lo âu của mình
và làm tăng lên vô hạn tỷ lệ của cái mà người Pháp gọi là la joie de vivre (niềm
vui sống).
NGAY HÔM NAY
1/ Ngay hôm nay, tôi sẽ vui vẻ. Tôi thừa nhận những gì Abraham Lincoln đã nói: “Khi người ta quyết
định vui vẻ thì họ sẽ được vui vẻ gần như thế”. Hạnh phúc có từ chính bên trong
chúng ta chứ không phải từ ngoại cảnh.
2/ Ngay hôm nay, tôi sẽ cố gắng thích nghi với thực tế thay vì cố gắng bắt mọi thứ phải thay đổi theo mong muốn chủ quan
của mình. Tôi sẽ chấp nhận gia đình, công việc và sự may mắn như chúng vốn như
vậy và tìm cách điều chỉnh bản thân để phù hợp với chúng.
3/ Ngay hôm nay, tôi sẽ chăm sóc, rèn luyện cơ thể mình. Tôi sẽ không lạm dụng hay bỏ bê
nó; có như vậy thì nó mới trở thành một cỗ máy hoàn hảo tuân theo mọi mệnh lệnh
của tôi.
4/ Ngay hôm nay, tôi sẽ cố gắng rèn luyện trí óc. Tôi sẽ học hỏi điều gì đó hữu
ích. Tôi quyết không là một kẻ chỉ suy nghĩ lan man. Tôi sẽ đọc một quyển sách
đòi hỏi phải nỗ lực, suy nghĩ và tập trung.
5/ Ngay hôm nay, tôi sẽ rèn luyện tâm hồn mình bằng ba cách. Tôi sẽ bí mật
giúp đỡ vài người mà không cho họ biết. Và theo William James, tôi sẽ làm ít
nhất hai điều mình không muốn làm để tự rèn luyện.
6/ Ngay hôm nay, tôi sẽ tỏ ra thật dễ thương. Trông tôi phải thật rạng rỡ.
Tôi sẽ ăn mặc chỉnh tề, nói năng nhỏ nhẹ, cư xử lịch thiệp và hào phóng với
những lời khen ngợi, không phê bình một ai, không chê trách điều gì và không
tìm cách chấn chỉnh người nào.
7/ Ngay hôm nay, tôi sẽ không nóng vội muốn giải quyết vấn đề cả đời chỉ trong một ngày. Và như thế, thay
vì phải chịu đựng 12 giờ lo lắng như trong địa ngục về nó, tôi có thể làm việc
hiệu quả hơn.
8/ Ngay hôm nay, tôi sẽ lập một kế hoạch. Tôi sẽ viết ra những việc mình
muốn làm trong từng giờ. Ngay cả khi không thực hiện được chính xác thì ít nhất
tôi cũng đã cố gắng. Điều này sẽ giúp loại bỏ được hai tính xấu: “hấp tấp” và
“lưỡng lự”.
9/ Ngay hôm nay, tôi sẽ dành nữa giờ yên tĩnh để thư giãn một mình. Trong lúc đó, đôi khi tôi có thể nghĩ về Chúa như một cách tạo
ra viễn cảnh tươi sáng hơn cho đời mình.
10/ Ngay hôm nay, tôi sẽ không sợ hãi, đặc biệt là không sợ hãi trong
việc vươn tới một cuộc sống hạnh phúc hơn, để tận hưởng những điều tươi đẹp, để
yêu và để tin rằng tôi cũng xứng đáng được yêu thương.
Nói tóm
lại, nếu chúng ta muốn có được một thái độ tinh thần giúp mang lại sự bình yên
và hạnh phúc, hãy tuân theo nguyên tắc 1:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét