Cô gái mở đường - Nhạc sĩ Xuân Giao
Đi dưới trời khuya sao đêm lấp lánh,
Tiếng hát ai vang động cây rừng
Phải chăng em cô gái mở đường,
Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát.
Ơi những cô con gái đang ngày đêm mở đường
Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường
Em đi lên rừng cây xanh mở lối,
Em đi lên núi núi ngã cúi đầu
Em đi bắc những nhịp cầu,
Nối những con đường tổ quốc yêu thương.
Cho xe thẳng tới chiến trường.
Tiếng hát ai vang động cây rừng
Phải chăng em cô gái mở đường,
Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát.
Ơi những cô con gái đang ngày đêm mở đường
Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường
Em đi lên rừng cây xanh mở lối,
Em đi lên núi núi ngã cúi đầu
Em đi bắc những nhịp cầu,
Nối những con đường tổ quốc yêu thương.
Cho xe thẳng tới chiến trường.
Cô gái mở
đường - Xuân
Giao - Vân Anh,
Phương Thanh, Thành Lê, Thụy Miên
Lời bài hát rất quen thuộc này gợi nhớ trong tôi về một ngày
thật ý nghĩa của tháng 7 - ngày truyền thống lực lượng Thanh niên xung
phong Việt Nam (TNXP VN ) (15/07/1950 - 15/07/2010). Được thành lập từ mảnh
đất Định Hóa - Thái Nguyên, trải qua 60 năm thành lập và trưởng thành, lực lượng
TNXP VN đã không ngừng lớn mạnh. Từ chiến dịch Biên giới (1950) đỉnh cao là chiến
dịch Điện Biên Phủ (1954) đều có sự đóng góp công sức rất lớn của TNXP. Khi miền
Bắc đi lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội và chi viện cho miền Nam đánh giặc giữ nước
thì lực lượng TNXP lại đi đầu trong phát triển kinh tế, từ đường sắt Lào Cai,
khu gang thép Thái Nguyên, khu hóa chất Việt Trì (Phú Thọ).... đều ghi dấu của
đội quân TNXP.
Đơn vị nữ Thanh niên xung phong làm đường 20 Quyết Thắng.
Cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào giai đoạn gay go ác liệt,
theo lời kêu gọi của Đảng, lớp lớp các thế hệ thanh niên đã lên đường để làm
tròn trách nhiệm thiêng liêng với Tổ quốc. Những chàng trai mười tám đôi mươi
tràn đấy sức sống đã tình nguyện tham gia vào lực lượng TNXP, lịch sử sẽ chẳng
bao giờ quên ngày ấy.... Trọng điểm ném bom của giặc Mỹ là cầu Hàm Rồng, Núi Ngọc
(Thanh Hoá) những năm 1965 - 1966, bộ đội và TNXP hy sinh rất nhiều. Vượt qua mọi
khó khăn gian khổ: Ăn uống bằng nước hố bom, tóc con gái thưa dần sau mỗi lần
sốt rét.....có những anh bộ đội còn đùa tếu táo rằng " Có phải em ở
đơn vị thiếu nhất xà phòng (TNXP) đúng không?" Khó khăn thiếu thốn là
thế, ấy vậy mà những người lính TNXP năm nào vẫn sống anh dũng bám đường,
chết kiên cường dũng cảm bởi " ...miền Nam tha thiết gọi, cả nước
ta lên đường" Giữa cái sống và cái chết gần nhau trong gang tấc,
nhưng ở họ vẫn toát lên vẻ lạc quan yêu đời, tiếng hát át tiếng bom." Đi
dưới trời khuya sao đêm lấp lánh. Tiếng hát ai vang động cây rừng. Phải chăng
em cô gái mở đường? Không thấy mặt người chỉ nghe tiếng hát. Ơi những cô con
gái đang ngày đêm mở đường. Hỏi em bao nhiêu tuổi mà sức em phi thường?.."
"Chỉ những con đường mới biết mà thôi."
Tôi cứ tự hỏi lòng mình rằng vì sao mà những cô gái với vóc
dáng nhỏ bé lại có thể vác được những hòm đạn nặng hơn cả trọng lượng cơ thể của
mình? Vì sao mà họ phải xếp gạch đứng cho cao lên để khỏi bị loại trong đợt tuyển
quân? Sao mà họ dũng cảm đến thế? Vâng! ...chỉ những con đường mới biết mà thôi.
Tôi thực sự khâm phục, xúc động mỗi lần ghé thăm những di tích lịch sử dọc theo
chiều dài đất nước, vẫn còn đó con đường Trường Sơn huyền thoại, Ngã ba Đồng Lộc,
Hang Tám Cô, Truông Bồn (Nghệ An) con đường Hạnh Phúc - đèo Mã Pì Lèng (Hà
Giang)...nơi ghi lại dấu ấn về lực lượng TNXP trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp
và chống Mỹ, mỗi địa danh ấy sẽ nhắc nhở cho thế hệ sau không bao giờ và không
được phép quên về quá khứ hào hùng trong lịch sử đấu tranh, dựng nước và giữ nước
của dân tộc Việt Nam, có đóng góp lớn lao của lực lượng TNXP. Bóng dáng những
cô gái thoăn thoắt trong đêm Trường Sơn vương đầy khói súng đã trở thành nỗi ám
ảnh trong ông, để rồi sáng tác nên ca khúc "Cô gái mở đường" với
những giai điệu sôi nổi, trẻ trung. Đến nay, "Cô gái mở đường" vẫn
được xem là một trong những khúc ca hay nhất viết về đề tài những cô gái
TNXP ở đường Trường Sơn.
Những cô gái TNXP ở đường Trường Sơn.
Ngày nay trở về với cuộc sống đời thường, các cựu TNXP năm
nào cho dù sức khỏe không còn như ngày xưa nữa, nhưng tôi biết họ vẫn rất hăng
say tham gia các hoạt động tập thể, công tác Hội. Những hành trình thăm chiến
trường xưa vẫn đang tiếp nối, họ như được trở về với miền ký ức chưa xa : Nơi
này là trạm quân y của đơn vị ngày xưa mình đã chăm sóc đồng đội khi bị thương
; Tại đây mình đã chia tay đồng đội khi họ chuyển vào tuyến lửa Quảng Binh, còn
mình ra Bắc để đi học; Chính đoạn đường sắt này mình đã bắc đòn gánh để ngủ
tranh thủ để rồi giật mình khi đồng đội gọi dạy vì có tàu đến; Quên sao được
nơi mình đã tránh bom và suýt chết hai lần cũng tại cầu Hàm Rồng này đây.... Ký
ức cứ ùa về, các bà - các mẹ, lại ôm nhau khóc khi xót thương cho những người đồng
đội đã vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, cảm thấy mình may mắn khi được trở về
mặc dù trên người mang đầy thương tích, mỗi khi trái gió trở trời lại đau nhức
nhối, có những nữ TNXP chỉ có quyền làm vợ mà không có quyền làm mẹ hoặc thiệt
thòi trong hạnh phúc riêng tư. Cuộc sống là vậy, vì miếng cơm manh áo mà tôi biết,
có rất nhiều cựu TNXP tuổi đã cao lẽ ra phải được nghỉ ngơi nhưng họ vẫn hàng
ngày có mặt ở từng ngóc, ngách của khu chợ nào đó với nghề quét rác. Hay như đồng
đội của mẹ tôi, vẫn đạp xích lô mỗi ngày để nuôi người vợ bệnh tật và đứa con
tâm thần, 80 tuổi rồi ông mới được cầm thẻ bảo hiểm Y tế trên tay để đi khám chữa
bệnh, bác sĩ hỏi sao ông để nhiều bệnh thế này mới đi khám? Câu trả lời nghe mà
xót xa : Tôi làm gì có tiền?
Yêu biết bao cô gái vui ngày đêm mở đường
Rừng trăm hoa thắm nở chẳng có hoa nào bằng.
Em đi san rừng, em đi bạt núi
Em như con suối nước chảy không ngừng
Rừng trăm hoa thắm nở chẳng có hoa nào bằng.
Em đi san rừng, em đi bạt núi
Em như con suối nước chảy không ngừng
Còn biết bao các cựu TNXP có hoàn cảnh như thế và hơn thế
trên khắp mọi miền đất nước? Nhưng cuộc đời này không cho phép họ lùi bước bởi
họ đã được trưởng thành từ môi trường Quân đội, từ đội quân TNXP VN với ý chí sắt
đá, bản lĩnh kiên cường vượt qua mọi khó khăn thử thách. Tôi vẫn rất tò mò muốn
biết về hình tượng hay còn gọi là nguyên mẫu trong các bài thơ, bài hát của những
tác giả viết về đề tài chiến tranh. Sự tò mò ấy đã thôi thúc tôi trên con đường
kiếm tìm sự thật và rồi trong một lần rất tình cờ tôi đã gặp O Nhị (bà Lê Thị
Nhị - quê xã Thạch Kim - huyện Thạch Hà - tỉnh Hà Tĩnh) bà chính là nguyên mẫu
của bài thơ " Gửi em cô thanh niên xung phong " - cố nhà
thơ Phạm Tiến Duật
Có lẽ nào anh lại mê em
Một cô gái không nhìn rõ mặt
Ðại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất
Một cô gái không nhìn rõ mặt
Ðại đội thanh niên đi lấp hố bom
Áo em hình như trắng nhất
Người tinh nghịch là anh dễ thân
Bởi vì thế có em đứng gần
Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là “Thạch Nhọn”
Ðêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón
Em đóng cọc rào quanh hố bom
Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn
Tiếng Hà tĩnh nghe buồn cười đáo để
Anh lặng người như trôi trong tiếng ru.
Tên em đã thành tên chung anh gọi:
Em là cô thanh niên xung phong."
Bởi vì thế có em đứng gần
Em ở Thạch Kim sao lại lừa anh nói là “Thạch Nhọn”
Ðêm ranh mãnh ngăn cái nhìn đưa đón
Em đóng cọc rào quanh hố bom
Cái miệng em ngoa cho bạn cười giòn
Tiếng Hà tĩnh nghe buồn cười đáo để
Anh lặng người như trôi trong tiếng ru.
Tên em đã thành tên chung anh gọi:
Em là cô thanh niên xung phong."
(Những tháng năm không thể nào quên)
Cô gái mở đường - Xuân Giao
Thanh Thúy
Thanh Thúy
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét