Tấm lòng và nhân cách tha thiết
|
Lời tựa tập thơ Cốt lõi từng niềm nỗi của Huy
Dung.
NXB Hội Nhà văn, 12-2015.
Tập thơ bạn đang có trên tay của nhà thơ Huy Dung, mang cái
tên toàn vần trắc: “Cốt lõi từng niềm nỗi”. Sau cái tên chính ấy, tác giả
còn thêm mấy từ, như là tên phụ: “ẩn vào thơ bốn câu”. Tôi nghĩ đây
là sự cố ý của tác giả, chứ không ai dại gì lại đặt tên cho tập thơ toàn vần
trắc! Nhà thơ Huy Dung- Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Huy Dung- sinh năm
Tân Mùi, 1931. Năm lên mười tuổi, chị cả của ông là nhà cách mạng Nguyễn Thị
Minh Khai bị giặc pháp xử bắn tại Ngã Ba Giồng Hóc Môn, Sài Gòn. Năm ông 14
tuổi, chị ruột thứ hai là Nguyễn Thị Quang Thái, -phu nhân của Đại tướng Võ
Nguyên Giáp- chết trong nhà tù Hỏa lò Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia
đình cách mạng. Lịch sử gia đình ông gắn bó chặt chẽ với lịch sử cách mạng Việt
Nam. Điều đó cắt nghĩa tại sao từ khi làm bài thơ đầu tiên cho đến nay, đề
tài mà ông nung nấu tâm can để sáng tác là tình yêu quê hương đất nước, yêu sự
nghiệp cách mạng do Đảng và Cụ Hồ lãnh đạo. Ông đã xuất bản 13 tập thơ. Năm
2013, chuẩn bị bước vào tuổi tám mươi lăm, ông đưa cho tôi đọc bản thảo tập
thơ thứ 13: Tự vấn & Dòng chảy, cùng lời tâm sự: “Mình yếu lắm rồi,
Triệu Xuân ạ. Có lẽ đây là tập thơ cuối cùng của mình…”. Nghe ông nói,
nhìn sắc diện ông, tôi biết ông nói cho vui vậy thôi chứ nội lực ông, niềm
đam mê làm thơ của ông còn dài dài! Quả nhiên, tập Tự vấn &
Dòng chảy, -NXB Hội Nhà văn, 2014- ra được một năm thì ông đã lại email cho
tôi vài chục bài thơ bốn câu để post trên website www.trieuxuan.info, có tựa
chung là Cốt lõi từng niềm nỗi ẩn vào thơ bốn câu. Đây là bài Đến tận
cùng: Hỡi em yêu, dẫu xé tim anh nát nhỏ, teo bé tận cùng/ Một tế bào,
phân tử, nguyên tử/ Một electron, thậm chí ‘hạ hạt’ Higgs mà khối
lượng bằng không/ thì tận cùng nào cũng chính là anh mãi yêu em
đó! Đọc bốn dòng thơ Yêu đến tận cùng này, ta mới hiểu vì sao
ông đặt tên tập thơ toàn vần trắc: Cốt lõi từng niềm nỗi! Biết bao nỗi
niềm của ông với đời, với người, với cảnh vật, với quê hương, nhân thế… ông
chiêm nghiệm cả đời, bây giờ thi nhau tuôn chảy…
Ất Mùi, 2015, nhà thơ Huy Dung tám mươi lăm tuổi. Ông xuất
bản tập thơ thứ 14 gồm 87 bài thơ 4 câu, bố cục gồm hai phần. Phần 1: Cốt lõi
từng niềm nỗi ẩn vào thơ bốn câu, 40 bài. Phần 2: Cốt lõi từ hồi tưởng ẩn
vào thơ bốn câu: 47 bài. Phần phụ lục là ba bài thơ dài hơn 4 dòng! Lạ!
Rõ là tác giả cố ý gây ấn tượng với người đọc.
Giữa bao bộn bề lo toan, lòng ông vẫn thẩm thấu nỗi buồn của
nhân dân ông, ông nghe được cả tiếng nấc nghẹn ngào của người phải tha hương
kiếm tiền trên đất khách: Đi lao động đổi đời? Bao khổ đau!/ Châu Úc,
Nam Hàn, Mã Lai, tây tiến tận Phi châu/ Về nước, giấc chiêm bao đầm nước
mắt/ Giữa gia tộc, chợt nghe nấc nghẹn ngào (bài số 23, phần I). Ông
vốn là người mẫn cảm, luôn luôn đau đáu nỗi nhân tình thế thái, ông vui niềm
vui của đồng bào mình, cùng đau khổ nổi khổ của đồng loại. Trong tình
yêu, lúc nào ông cũng như mới biết yêu, yêu mãnh liệt, yêu đến tận cùng! Đây
là tình yêu thăng hoa hay là cuộc sống mơn mởn, hấp dẫn tâm hồn tác giả: Áo
em siêu nhẹ toả kiêu sa/ Huyễn hoặc trăng khuya ánh nhạt nhoà/ Chùa cổ bờ
xa chuông biến ảo/ Âm ba rung mỏng áo trăng ngà (Chuông rung mỏng áo
trăng).
Đọc 87 bài thơ bốn dòng, tôi cảm được tâm trạng tác giả ở
vào tuổi 86: Thẳng thắn nhìn lại cuộc đời mình, cả một chặng đường đời dài đã
đi qua với biết bao niềm vui, nỗi buồn, cay đắng ngọt bùi, hạnh phúc và khổ
đau… Tập thơ này, như là cuộc độc thoại với Đời! Đứng trước khoảng thời
gian còn lại, tác giả ý thức được là không dài, ông chọn độc thoại là cách tốt
nhất để gửi tới người đọc tình yêu, tâm trạng, những điều ông tha thiết với đời,
những trăn trở, dằn vặt về nhân tình thế thái, cả những tiếc nuối nữa…! Tôi
nhận ra khi ông viết mỗi bài thơ 4 dòng như là sự chưng cất ý niệm và tình cảm.
Ông muốn cô đặc lại những gì ngày trước ông đã từng viết dễ dãi, dài dòng: Hồn
theo gió vút trời cao/ Ngoái trông mà lệ ứa trào, thương yêu/ Máu xương,
gian khổ quá nhiều!/ Ước mơ con cháu mọi điều tốt tươi (bài 47, Vút
trời cao).
Chẳng biết người đọc có đồng cảm, rung động hay không, ông
chỉ biết đêm ngày chưng cất, cô đặc. Trái tim ông đã đập 86 năm, nay vẫn xao
động, khao khát tình đời, tình yêu, nhiều câu thơ lấp lánh sự trẻ trung, non
tơ, bồng bột!
Một lần nữa, tình yêu, lòng nhân ái và ý chí cách mạng tuôn
chảy không ngừng nghỉ trong những dòng ông viết. Đọc ông, ta nhận ra được tấm
lòng, nhân cách của cả một thế hệ đã dâng hiến trọn đời mình cho lý tưởng cao
đẹp: Tổ quốc độc lập, thanh bình, toàn vẹn lãnh thổ; dân giàu nước mạnh, xã hội
dân chủ văn minh!.
TP. HCM 1-10-2015
Nhà văn Triệu Xuân
|
Chủ Nhật, 24 tháng 4, 2016
Tấm lòng và nhân cách tha thiết với lý tưởng cao đẹp
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Khúc hát Marseilles
Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...
-
Vài nét về văn học Đông Nam Á Đặc điểm của văn học Đông Nam Á (ĐNA) Nói đến văn học Đông Nam Á là phải nói đến sức m...
-
Cảm nhận về bài thơ một chút Kon Tum của nhà thơ Tạ Văn Sỹ “Mai tạm biệt – em về phố lớn Mang theo về một chút Kon Tụm”… Vâng...
-
Mùa thu nguồn cảm hứng lớn của thơ ca Việt Nam 1. Mùa thu Việt Nam nguồn cảm hứng trong nghệ thuật Mùa thu mùa của thi ca là m...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét