Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2016

Tiếng hát nghệ sĩ Minh Quang

Tiếng hát nghệ sĩ Minh Quang





Nhắc đến Văn Vượng, là nhắc đến một người nghệ sĩ guitar luôn đau đáu bao nỗi niềm với đời với người.
Nếu không yêu đến thiết tha cuộc đời này, tiếng đàn của ông không thể là tiếng khóc, cười, không dung chứa cả hạnh phúc lẫn khổ đau, niềm vui và nỗi buồn của kiếp nhân sinh.
Những Tình Khúc Cháy Bỏng là Album tập hợp các nhạc phẩm do Nghệ sĩ Văn Vượng sáng tác: Hoàng Hôn Trên Sông (1966), Đêm Vắng (1971), Một Đêm Buồn Mong Và Nhớ (1979), Thôn Dã Chiều Hè (1966), Em Có Nhớ Mấy Mùa Đông (1977), Ngăn Cách (1971), Chờ Em Trong Đêm Mưa (1972), Đọc Thư Em Trong Đêm Mưa (1980), Bầu Trời Trong Tim Anh (1984)
Và sau đây là những chia sẻ rất thật và sâu sắc của người nhạc sĩ tài hoa nhưng cuộc đời luôn gặp nhiều trắc trở:
- Nhạc phẩm “Hoàng Hôn Trên Sông” tôi viết vào một buổi chiều hè trên bờ sông vắng lặng tại một miền quê thuộc tỉnh Hải Dương ngày 04/05/1966. Tôi đứng một mình lắng nghe tiếng chuông nhà thờ vang vọng từ nơi xa xăm, tiếng gió rì rào, mơn man, tiếng lá rơi xào xạc, dòng nước êm trôi nhè nhẹ, hồi tưởng những kỉ niệm khó quên của những năm tháng ngày nào bên em
- Nhạc phẩm “Đêm Vắng” tôi viết vào hồi 21h30 ngày 19/9/1971. Đó là những giây phút tôi vô cùng cảm động khi tạm biệt người thân yêu. Tôi lặng đi nín thở nghe tiếng guốc em xa dần xa dần trong không gian tĩnh lặng. Tiếng guốc em đã chìm vào tiếng lá rơi xào xạc bên thềm vắng. Sau mấy phút tôi đã sáng tác bài hát này, thời gian đó tôi ở phố Hàng Bồ, Hà Nội

- Nhạc phẩm “Một Đêm Buồn Mong Và Nhớ”. Đúng như vậy, có một đêm không hiểu sao tôi thấy lòng buồn vô hạn, thấy mình cô đơn không lối thoát, cứ tưởng như không thể vượt qua được những tháng ngày xa vắng đến tuyệt vọng. Em đã hứa yêu anh đến trọn đời dù bao năm tháng có dài lâu, du bao ngăn cách trắc trở em vẫn chờ anh, đã 8 năm trôi qua rồi mà vẫn xa cách ngàn trùng. Hồi đó tôi ở phố Hàng Giấy- Hà Nội, một mình tôi đi thơ thẩn trong đêm buồn vắng lặng, chỉ có tiếng côn trùng đang thở nơi chân tường, chỉ có tiếng xào xạc của lá khô rụng bên đường, chỉ có tiếng gió đang ru tôi trong không gian lành lạnh và cô đơn. Tôi luôn nghĩ về em như những hàng cây vững vàng mặc gió đong đưa, luôn nghĩ về em hiền hòa như dòng sông phẳng lặng. Tôi luôn nghĩ em như những vì sao trên trời xua tan đi những đêm dài. Nhưng có thấy đâu hỡi đất trời, chỉ có tiếng côn trùng rên rỉ trong đêm, gió nhắc cung đàn thương một người cô đơn hát với cung đàn cho cuộc đời thêm vui, đàn ơi có hiểu ta không? Bài hát này tôi viết vào hồi 4 giờ sáng ngày 26/10/1979.
- Nhạc phẩm “Thôn Dã Chiều Hè” tôi viết vào ngày 02/12/1966. Tôi viết bài hát này cũng để nhớ lại cách đấy vài tháng vào dịp vè, tôi đến thăm một ngôi làng cách Hà Nội hơn 100km. Tôi đã cảm nhận được những cảnh vật xung quanh, đã thấy những gì khiến tôi rung động. Với tôi chỉ là tiếng gió, tiếng suối chảy, tiếng lá rơi, tiếng chim, tiếng ngọn cỏ lay động, dòng sông êm ả và biển cả, núi rừng, hoa thơm, tiếng em gái dịu dàng thiết tha, tiếng mưa rơi, tiếng giông bão, sự đổ vỡ của những mảnh đời… Tất cả những âm thanh đó đã giúp tôi bật nên những nét nhạc. Có một chiều tôi đứng trên bờ đê rung động với những cảnh vật xung quanh và tưởng nhớ đến một người thân yêu ngày nào. Những hình ảnh và kỉ niệm cứ hiện về liên tiếp của một thời dĩ vãng được sống bên em. Thế rồi với cảm xúc này, tôi đã viết nên nhạc phẩm “Thôn Dã Chiều Hè”. Người em gái ấy đã đi vào dĩ vãng của bên kia thế giới không khi nào trở lại.
- Người mà tôi yêu đã từng giúp tôi tạo nên những tác phẩm như: Đêm Vắng, Một Đêm Buồn Mong và Nhớ, đến năm 1977, lại giúp tôi viết nên nhạc phẩm ”Em Có Nhớ Mấy Mùa Đông?”.. Tôi hỏi em: Em có nhớ mấy mùa đông rồi nhỉ? Em nhớ lại khi yêu nhau từ năm nào? Ngay mùa đông năm 1971 em hứa sống bên anh suốt đời. Dù mưa bão phũ phàng, dù ngăn sông cách trở, dù còn dài lâu em vẫn chờ anh. Tất cả vì ngày vui hôm nay, tất cả vì ngày vui mai sau.
- Thế rồi mối tình này đã đến ngày đỗ vỡ vì cô bé không vượt qua được những rào cản của gia đình, cô vẫn thường nói và đã nói nhiều lần trong nhiều năm sẽ vượt ngàn trùng xa cách, không gì ngăn cản nổi để đến với nhau. Mối tình nhen nhóm từ mùa đông năm 1971 cho đến tháng 4 năm 1980 bị tan vỡ thật là buồn, thật là đau buồn đến tận đáy tim. Ngay đêm hôm đó tôi đã viết ngày một nhạc phẩm có tên là “Ngăn Cách”. Hai con người đúng là hai phương trời cách biệt không bao giờ đến với nhau được, chỉ cho nhau những tình cảm chân thành chứ không thể cho nhau một cuộc đời trọn vẹn.
- Mùa hè năm 1972, một buổi tối Hà Nội đón cơn mưa như trút nước nhưng hai đứa vẫn gặp nhau dưới mưa. Những cái hôn cháy bỏng như có lửa trên môi hai người dưới hiên nhà của một khu phố cổ. Tôi cứ tưởng tượng em như cánh chim vượt ngàn mây trong bão giông để đến với tôi. Áo em ướt hết vì nước mưa nhưng chỉ sau vài phút là áo em đã khô vì ngọn lửa tình yêu chân thành. Hai con người đốt cháy những vệt nước mưa trên áo em. Sau một lát em tạm biệt, em đi xa rồi mà sao tôi vẫn nghe thấy tiếng bước chân em đâu đây? Ngay đêm hôm ấy, tôi đã viết luôn nhạc phẩm “Chờ Em Trong Đêm Mưa”. Hôm sau, trời nắng đẹp, tôi đến thăm em và hát cho em nghe bài hát này.
- Lại một mùa thu năm 1980, một em gái rất trẻ có năng khiếu âm nhạc đã yêu và rất yêu Văn Vượng, cô cũng nói như người tình năm trước: “Em với anh cách nhau với tuổi đời đáng kể, nhưng điều đó khoogn quan trọng mà hai chúng ta, hai trái tim rung lên cùng một nhịp, hai tâm hồn trung động cùng một tần só thì đó là tinfhyeeu chân thật phải không anh?”. Tôi đã chấp nhận tình cảm đó, cô ngồi nghe tôi chơi đàn bài “Trường Ca Sông Lô” của nhạc sĩ Văn Cao, nghe hết bài này em tặng tôi một nụ hôn cháy bỏng. Em thường xuyên đến thăm tôi vào những giờ phút mà tôi thấy cô đơn nhất. Tôi thầm nghĩ thế là đã có một tâm hồn hàn gắn vết thương lòng tôi. Thế rồi lại đến một ngày tháng 8/1980, Hà Nội đón những trận mưa như thác đổ, em nhờ một người bạn gái chuyển cho tôi một bức thư. Em nói: “Thôi! Từ nay em không bao giờ đến với anh nữa”. Tôi hoàn toàn bất ngờ mà cũng không hề biết lý do tại sao. Hồi 23h ngày hôm đó, tôi đã viết nhạc phẩm “Đọc Thư Em Trong Đêm”. Ba năm sau, cô trở lại và muốn nối lại quan hệ nhưng tôi đã chối từ, tôi nghĩ một chiếc cốc pha lê đã bị vỡ mà hàn gắn lại cũng không thể đẹp như nó còn mới.
- Mùa thu năm 1984 tôi sang Đức chữa mắt, những độ ngũ bác sĩ rất dè dặt trước ca phẫu thuật cho tôi. Tôi viết thư cho vợ ở Hà Nội và cũng kể chuyện đó. Chiều mùa thu ở bên ấy buồn và nhớ nhà vô hạn, tôi lững thững một mình bên thềm vắng, nghe lá rơi xào xạc, không gian yên tĩnh khiến tôi muốn bật khóc, ôm lấy cây đàn; thế rồi tôi đặt bút viết luôn một sản phảm để gửi về cho vợ, đó là bài “Bầu Trời Trong Tim Anh”. Khi về nước, vào các buổi sáng, hai chúng tôi thường hát bài này như một lời hứa với nhau.
Theo http://www.keeng.vn/



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...