Vương Kiều Ân - Anh Thơ:
Tu hú kêu chi… Khắc khoải một đời!
Nhân
dịp đầu xuân, chúng tôi tụ tập ở nhà người bạn đón tết Nguyên Tiêu. Mọi người
nhớ đến chuyện ngày Thơ Việt Nam hàng năm tổ chức ở Văn Miếu. Một anh
bạn sính thơ được mọi người suy tôn’’nhà thơ kìm búa’’ (công nhân) - tự dưng
nhìn tôi - đọc:
Ấy bức tranh quê đẹp một thời
Má hồng đến quá nửa pha phôi
Bên sông vải chín mùa tu hú
Khắc khoải kêu chi suốt một đời!
đoạn
hỏi: Ông có biết bài thơ này của ai, nói về ai - không?
Tôi
ngớ ra, chưa hiểu đầu cua tai nheo hỏi lại: Thơ của ai vậy?
-
Của Xuân Sách!
Để
dấu đi cái sự ‘’Thiếu hiểu biết’’ của mình, nhưng theo thói quen của người
Việt, cứ phải ‘’phản ứng kịp thời’’ cái đã, tôi cù nhầy: Bài thơ kia có gì mà
tôi phải biết, phải nhớ chứ?
-
Ông thử cố nhớ xem, rất hay… trong đó nói tên những tác phẩm nào, liên tưởng
đến tác gỉa ông sẽ nhận ra đó là nói về ai - Bạn gợi ý…
Hơi
đột ngột, vả lại đang bận nhắm, uống - tôi gất đầu chiếu lệ rồi quên ngay.
Tan
cuộc nhậu, trên đường về, câu thơ anh bạn kia đọc, lại trở về trong trí tưởng…
tỉnh rượu, tôi nhận ra bài thơ nói về nhà thơ nào nhỉ… lại nhắc đến tên các tác
phẩm mà tôi đã đọc: Bức Tranh Quê,Mùa chim Tu hú - đúng rồi: Đó là nói về Nữ sỹ
Vương Kiều Ân, bút danh ANH THƠ. Bà cùng hai nhà thơ kỳ cựu Đoàn Văn Cừ, Bàng
Bá Lân nổi danh trên thi đàn Việt Nam hồi tiền chiến, trong đề tài viết về đồng
quê Việt Nam.
Tôi
lục tìm số sách báo lưu trữ đặt trên gía, tra trên mạng… nhận ra: Nếu như Đoàn
Văn Cừ miêu tả phong cảnh mọi mặt của đồng quê, dưới cái nhìn từ góc độ bên
ngoài, Bàng Bá Lân miêu tả Đồng quê từ khung cảnh làng quê cho dù đó chỉ là nói
về cái cổng làng, thì Anh Thơ lại diễn đạt tình làng quê qua tâm sự người thiếu
nữ ở trong, tận đáy sâu tâm hồn, trước cảnh đồng quê qua con người cụ thể: Bà
cụ gìa, cái Đĩ con, Đĩ nhớn (1), Một con đò, một đêm mùa hè, mùa thu, mùa đông
- Đêm 30 tết!Tập thơ Bức Tranh Quê gồm các bài thơ trữ tình, thấm đượm nồng hậu
tình yêu thương của người phụ nữ Việt Nam đối với đồng quê, nơi mình
sinh ra, lớn lên... Chiều Thu - bài thơ đầu tiên của Anh Thơ, lúc 14 tuổi (khi
bà vừa mất mẹ, viếng mẹ trở về) - đăng trên Tạp Chí Đông Phương năm 1934, làm
người đọc thật cảm động:…
Bức
tranh chiều khen thay tạo hóa
Lúa
xanh xanh, sáng tỏ tươi mầu…
Đìu
hiu lạnh gió vương sương tóc
Cảnh
thắm tươi mờ xóa phôi pha
Ngậm
ngùi em trở lại nhà
Thơ
lên điệu thảm, đàn ra giọng sâu.
42
bài thơ trong tập Bưc Tranh Quê lại vẽ đồng quê Việt nam với đày mầu sắc. Nếu
đem xâu chuỗI lại, qủa thất đó chính là bức tranh của đồng quê đúng như tưạ đề
của tập thơ.
Mưa
mùa xuân:
Mưa
đổ bụi êm đềm trên bến vắng
Đò
biếng lườI, nằm mặc nước sông trôi
Quán
tranh đứng im lìm trong vắng lặng
Bên
chòm xoan hoa tim rụng tơi bời...
Mưa
mùa hè:
Tre
lả lướt ngiêng đầu cho nước gội,
Cau
thẳng mình giang lá đón mưa rơi,
Đồng
chìm xuống, bông lua vàng rũ rượi,
Ao
rềnh lên bè rau muống xanh tươi.
Ngoài
sông nước, đò đầy về chở gió,
Thuyền
lênh đênh trong lớp khói sương mờ,
Ngồi
mơ mộng, đầu thuyền cô lái nhỏ,
Khua
trăng vàng trong nhịp hát đò đưa.
Đêm
30 tết - Mùa đông :
Quanh
bếp ấm, nồi bánh chưng sùng sục,
Thằng
cu con dụi mắt, cố chờ ăn,
Đĩ
(*) nhớn mơ, chiếc váy sồi đen nhức,
Bà
lão nằm, tính tuổi, sắp thêm năm.
(Tập
thơ này đã được Tự Lực Văn Đoàn tặng giải khuyến khích - năm 1939).
Giai
thoại kể, bà Anh Thơ viết trong hồi kí: Bà và ông Nguyễn Bính đã từng yêu nhau,
nhưng gia đình bà không ưa thói lãng tử của chàng thanh niên hay thơ. Nguyễn
Bính tự ái và cái chính không thích cuộc đời gò bó vào khuôn khổ gia đình, đã
''đi hoang'' vào miền Trung, miền Nam và đi tới đâu thi sỹ đa tình, đào hoa họ
Nguyễn bén ngay các mối duyên khác...
Dường
như bà vẫn mong ''Lãng tử hồi đầu '', khắc khoải chờ đợi...
Cho
đến năm 1955, Nguyễn Bính tập kết ra Bắc, Anh Thơ đã 37 tuổi, vẫn chưa xây dựng
gia đình với ai. Mối tình với chàng thi sỹ họ Nguyễn còn sâu đậm trong tâm khảm
của Nữ sỹ.
Năm
1957, bà viết bài thơ Cô Gái Việt - bài thơ như một trường ca ca ngợi người phụ
nữ Việt Nam.
Đầu
những năm 60, Nhạc Sỹ Lân Tuất (2) dùng bài thơ phổ nhạc bài hát cùng tựa đề,
ca sỹ Trần Khánh - danh ca thượng thặng của miền Bắc thời đó - có giọng nam
cao, khỏe - hát. Bài hát được đông đảo thính giả nghe Radio miền Bắc tán
thưởng, được trình bầy ở các buổi liên hoan ca nhạc và chương trình các bài hát
thính gỉa yêu thích của đài Tiếng Nói Việt Nam phát vào mỗi buổi sáng chủ nhật
hàng tuần.
Ca
từ - lời thơ - bài hát Cô Gái Việt người đọc yêu thích, biết đến nử sĩ Anh Thơ.
Mở đầu nhà thơ nói về quê hương Việt, nơi nổi tiếng có ’’Áo lụa Hà Đông’’:
Quê
hương sông Nhuệ
Bãi
đâu mươn mướt xanh bờ
Giặc
mười năm chiếm đóng
Vắng
bao nàng gái đẹp ươm tơ.
Khi
giặc pháp tràn đến, những cô gái chỉ quen ngồi dệt lụa làm đẹp cuộc đời, bỏ
khung cửi, nhuộm áo sen thành áo nâu - tham gia kháng chiến bảo vệ quê hương:
Và
những người con gái
Mười
năm kháng chiến trường kỳ...
Khói bếp
rơm đã bay cùng khói súng
Khung
cửi tơ vàng, lửa hồng lồng lộng
Tay
ngừng thoi quăng tạc đạn giữ bờ dâu
Tấm
áo sen lại thắm mầu nâu...
Giặc
pháp đi, các cô lại trở về trồng dâu, nuôi tằm ‘’đưa thoi dệt lụa hàng vân’’:
Đến
hôm nay chim trắng bay về
Khói
bếp rơm lại phơi phới bên sông quê
Bờ
dâu xanh lại,
và
những người con gái
Lại
trở về, đưa thoi dệt lụa hàng Vân....
Hôm
nay mặc áo quê hương
Tôi
đi trên đường tuyết trắng...
Mạc
Tư Khoa nổi áng mây đào
Và
đêm nay, tôi gặp
những
văn hào Sô Viêt
Những
cô gai Nga đẹp như tiểu thuyết....
Và
tôi muốn làm thơ
Kể
chuyện bàn tay cô gái Việt
Mấy
nghìn năm ủ kén ươm tơ......
Bà
vẫn khắc khoải đợi chờ bạn thơ, bạn đời nhưng biến cố đã xẩy ra cho người tình:
Báo
Trăm Hoa bị đóng cửa...
Chủ
nhiệm Nguyễn Bính được đưa về Ty Văn Hóa thông tin Nam Định. Vả lại - Nguyễn
Bính dường như quên hẳn người bạn thơ, bạn gái năm xưa, lao vào các mối tình
mới. Nếu không kể những cuộc ''trăng gió'', ''đi hoang'' ở Hà Nội, Bắc Ninh,
Bắc Giang, Huế... trước đó. Dựa trên những đơm hoa kết trái của những cuộc
tình, đến thời điểm Nguyễn Bính về Ty văn hoá - Thông tin Nam Hà công tác, ông
đã có rất nhiều mối tình, nhưng có 4 lần ''Lỡ Bước Sang Ngang'' rồi đâm hoa kết
trái :
Thời
gian ông vào Nam Bộ, đã 2 lần có con với hai người đàn bà, họ đã
sinh cho ông hai cô con gái đặt tên là Hồng Cầu và Hương Mai.
Hồi
ra Bắc tập kết, khi cùng làm Báo Trăm Hoa, Nguyễn Thi Sỹ sống với một cô gái
trẻ, hai người lại có với nhau một con trai. Người mẹ trẻ kia đã chia tay nhà
thơ, bỏ lại đứa con tên là Hiền. Với tính lãng tử, hoang toàng, Nguyễn thi sĩ
làm sao mà nuôi, chăm được con trai. Trong một lần say rượu, Nguyễn Bính đã ấn
vào tay - đưa bé Hiền cho một người không quen biết đi ngoài đường. Hiền bị
thất lạc trong một trường hợp đặc biệt do bố say rượu gây ra... Tới khi Nguyễn
Bính mất, và hôm nay vẫn không có tin tức về Hiền. Mỗi khi nhắc lại chuyện này
người cha đau khổ khóc rưng rức…(Chuyện này do ông Tô Hoài kể lại trong hồi ký
Cát Bụi Chân Ai...)
Khi
về sống ở Nam Định, Nguyễn Bính lại kết duyên với một phụ nữ khác... Nữ Sỹ Anh
Thơ không còn có thể ''Khắc khoải'' đợi chờ nữa, Bà mới đi xây dựng gia đình.
Biết tin, Nguyễn Bính làm một bài thơ gửi tặng ''Cố nhân''. Nhà thơ Trần Lê
Văn, bạn đồng hương, bạn thơ của Nguyễn Bính còn nhớ rõ hai câu của
bài thơ kia :
...
Chị sắp lên râu làm chức Mẹ
Anh
mà xuống nước đóng vai Em...
Chị
đi lấy chồng, có con... được lên chức Mẹ - đã đành.
Nhưng
''Chị'' mà lại lên (mọc) ''Râu'' thì thật ngộ nghĩnh!
Câu
thơ phỏng theo cách nói cường điệu của dân đồng quê Nam - Hà : Người nào có
niềm vui, tự hào về một sự kiện nào đó của mình, được bạn bè khích lệ : Cậu
(cô...) dạo này lên râu qúa nhỉ! Cụ Nguyễn Khuyến người tỉnh Hà
Nam, đã sử dụng câu ví von này làm đôi câu đối hỗn hợp Hán - Nôm, tặng một bác
Nông Phu nghèo ở trong làng, có nghề kéo vó, đánh dậm:
Nhất
cận Thị, Nhị cận Giang. Thổ địa tích tằng xương tỵ Ốc.
Giầu
ở Làng, Sang ơ Nước. Nhờ trời nay đã vểnh râu Tôm.
Đó
là cách nói vui, không có gì ác ý.
Còn
''Anh'' bị xuống nước đóng vai ''Em'' thì thật kỳ!
Nguyễn
Thi sỹ đã chơi chữ : Vương Kiều Ân là tên thật. Anh Thơ là bút danh. Khi
đi lấy chồng, bà phải xưng Em với Phu quân. Từ vị trí thiên hạ gọi ''Anh'', giờ
phải xưng hô ''Em''... rõ ràng xuống nước, nhưng là sự xuống nước đáng mừng,
câu thơ không phải châm chọc, chỉ là lời chúc mừng chân thật của một tri âm!
Thật
tài tình, hóm hỉnh, ý nhị... pha lẫn hài hước đối với cố nhân!
Sau
tập bức Tranh Quê, từ 1945 cho tới nay, Nữ Sỹ Anh Thơ cho xuất bản được một số
thơ nữa kể cả văn suôi và một tập hồi kí dài (…). Tất nhiên vẫn là những bài
thơ mang chủ đề ca ngợi đồng quê... song các bài thơ đó không gây được ấn tượng
mạnh cho độc giả, như những bài thơ in trong tập Bức Tranh Quê xuất bản gần 70
năm trước đây !
Sau
khi chấm dứt mối tình với thi sĩ Nguyễn Bính, Bà Anh thơ kết duyên với một bác
sĩ từ miền nam ra Bắc tập kết theo Hiệp Định Geneve quy định… Hai
ông bà đều đã có tuổi nhưng rất hạnh phúc. Chỉ hiềm một nỗi : bà không
sinh cho ông mụn con. Ông cũng kiên quyết không đi bước nữa để kiếm người ‘’giữ
đế lư hương’’ - như nhiều người đàn ông khác. Nghe nói bà nhận một cô con
nuôi đặt tên là Cẩm Thơ. Cô Cẩm Thơ có năng khiếu làm thơ. Đầu những năm 70 của
thế kỉ 20, báo Tiền Phong giới thiệu Cẩm Thơ (Hà nội) Trần Đăng Khoa (Hải
Dương) cùng Nguyễn Hồng Kiên (Hải Phòng) - trên báo, mỗi người một chùm thơ để
minh chứng cho một tài năng trẻ. Người đọc có ấn tượng tốt về các vần thơ ‘’Trẻ
con’’ của 3 người, . Bạn đọc thích thú tán thưởng chờ đợi các sáng tác tiếp
theo của họ. Nhưng chỉ còn lại Trần Đăng Khoa, 2 bạn kia không thấy tăm hơi…
Dăm
bẩy năm sau - đầu những năm tám mươi - bộ ba đó chỉ còn lại Trần
Đăng Khoa tiếp tục phát huy được ‘’năng khiếu’’ của mình, còn Cẩm Thơ và Nguyễn
Hồng Kiên - ’’Lặn không sủi tăm’’. Sau này tôi đọc được tin cũng của báo
Tiền Phong: Kiên đi Hợp tác lao động ở Liên xô (cũ) - hết sáng tác. Câm Thơ lấy
chồng, theo chồng ra nước ngoài - cũng im tiếng luôn.
Hình
như năm 2003 hay 2004 - nghĩa là trước khi Nữ sĩ Vương Kiều Ân - Anh Thơ về với
cát bụi - tôi lại cũng một lần tình cờ, đọc đưọc trên báo Tiền phong bài viết
của nhà văn nữ có danh trên văn trưòng Việt Nam. Chị viết về một nhóm những nhà
thơ Nữ (như một câu lạc bộ). Nhà thơ kia buồn bã nói về cuộc sống của tiền bối
Anh Thơ… Bài viết dài, có thể tóm tắt : Bà Anh Thơ ốm yếu do tuổi gìa,
nhưng cái chính không có người săn sóc vì sống trong căn phòng nhỏ của khu tập
thể Văn Chương với số tiền hưu trí ít ỏi, với sự thờ ơ cùa mọi người...
Nhưng
đó là lẽ đời. Mọi người, mọi nhà và ngay cả đến đồng nghiệp dù có thông cảm với
bà đến mấy cũng đành bó tay. Họ cũng đang phải căng ra lo cho bản thân họ còn
chưa xong, ‘’hơi’’ đâu mà lo cho thiên hạ, dừ đó là danh nhân của thiên hạ, một
thời. Có chăng chỉ thân nhân mới lo cho chút ít, nhưng ông đã ’’đi’’ trước bà,
bà không có con, chỉ có một cô con nuôi, lại ở xa… Bài viết làm người đọc xúc
động đến chẩy nước mắt : Nữ sĩ tài hoa sống cô độc một mình rồi u
uất, ra đi sau đó ít lâu!
Không
biết trước lúc ra đi, bà có gặp được cô con nuôi mà đã một thời được bà nâng
niu, chắp cách cho những vần thơ của cô - không ?
Thế
thái nhân tình là như thế đó!
Thưong
tiếc thay một đời tài hoa!
Các
cụ ta nói : Tài sắc - Hồng nhan - bạc mệnh - thật không sai!
(1)
Từ này chỉ mang nghỉa là bé gái, cũng như thằng Cu là bé trai. Nếu nhà sinh 3
đứa đều là gái thì bố mẹ gọi Đĩ nhớn, Đĩ giữa, Đĩ con...Thời xưa bà con nông
dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sinh con ra lúc bé thường gọi tên con
mộc mạc như vậy.Vì theo tục lệ mê tin, nếu đặt tên con đẹp, hay các quan sớm
bắt đi (Chết)
(2)
Con trai Nhà Giáo Nhân Dân Nguyễn Lân. Gíao sư Âm nhạc, Nghệ sĩ Công Huân Liên
bang Nga. Theo Ca sĩ KH - NS Lân Tuất sáng tác bài này trước khì đi
du học ở Liên Xô…
(1)
Từ này chỉ mang nghỉa là bé gái, cũng như thằng Cu là bé trai. Nếu nhà sinh 3
đứa đều là gái thì bố mẹ gọi Đĩ nhớn, Đĩ giữa, Đĩ con...Thời xưa bà con nông
dân vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, sinh con ra lúc bé thường gọi tên con
mộc mạc như vậy. Vì theo tục lệ mê tin, nếu đặt tên con đẹp, hay các quan sớm
bắt đi (Chết).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét