Nhân đọc CÁNH BUỒM
TRÁI TIM. Tập thơ
của Đặng Bão Thạch (NXB Hội Nhà Văn)
Tôi
đã muốn viết cho “Cánh Buồm Trái Tim” của Đặng Bão Thạch đôi dòng
ngay từ khi mới nhận được tập thơ do tác giả gởi tặng, nhưng rồi những bận rộn
giành mất thời gian, mãi đến nay CBTT đã qua hai lần sinh nhật tôi mới có thể
đặt bút.
Là
một nhà giáo trưởng thành trong thời kỳ chiến tranh, nhưng đến năm 1972, khi
cuộc chiến đến hồi quyết liệt nhất anh mới rời bục giảng lên đường nhập ngũ.
Phải nếm trải những gian khổ trong chiến tranh là điều không thể tránh khỏi
nhưng trái tim của một nhà giáo nơi anh vẫn trổi lên những giai điệu dịu dàng:
Rừng
cọ xòe tay che nắng chói
Cho
người lính tập dưới vòm xanh
Mấy
em khâu nón giăng câu hát
Dòng
nước Lô Giang sóng vỗ ghềnh
(Nhớ
miền quê ấy)
Dù
có nhắc đến từ người lính, nhưng cảnh thanh bình yên ả như không hề có chiến
tranh . Đặng Bão Thạch cũng không đưa vào thơ hình ảnh chết chóc,
đạn bom mà trong quá trình khoác áo lính anh và đồng đội phải đối mặt
Vì
vậy có thể nói Đặng Bão Thạch sáng tác nghiêng về mảng thơ tình, mà thiên
nhiên, bối cảnh bên ngoài chỉ là cái cớ để anh gởi gấm tình cảm của mình một
cách đằm thắm :
Anh
đi xa , xa vời
Nhớ
thương dài năm tháng
Cả
ngàn ngày xa vắng
Vẫn
biếc một nụ hoa
Đọc
bài thơ ta hiểu người trai ấy đi vào chiến trường và người con gái được
ví là nụ hoa kia đã không chờ đợi anh hoặc vì một lý do nào đó đã
không còn nơi vườn xưa :
Một
ngày xuân hửng nắng
Về
thăm lại vườn xưa
Không
còn nụ hoa biếc
Hương
bưởi vẫn thoảng đưa
(
Nụ tầm xuân xanh biếc)
Mùi
hương thoảng đưa hay nỗi nhớ còn vương vấn trong lòng người vậy? Nó man mác,
kín đáo mà nếu nghiền ngẩm mới thấy thấm thía một nỗi buồn. Cả ngàn ngày xa
vắng , nhớ thương , để khi trở về vườn xưa thì chỉ còn một mùi hương ( phải
chăng cũng chỉ là trong ký ức!)
Năm
1982 , sau khi hoàn thành nhiệm vụ , anh xuất ngũ trở về tiếp tục sự
nghiệp “trồng người”. Là hiệu trưởng trường PTTH Thành Đông - Hải
Dương . Anh thầm lặng làm công việc đưa những chuyến đò qua dòng sông tri thức
, bao lớp học trò của anh đã trưởng thành . Hiền lành như một viên phấn trắng ,
những chiều đứng nhìn hàng bằng lăng tím trên sân trường mà nhớ về những học
sinh đã xa trường :
Có
lẽ hàng cây cũng nhớ em
Vươn
mình cây cố mọc thêm lên
Cầu
thang nhớ lúc em lên xuống
Như
níu chân người chớ bước thêm
(Nhớ áng mây vàng)
Còn
có một dòng sông nhỏ nữa chảy không ngưng trong tâm hồn anh để đưa cánh buồm
trái tim tìm về bến tình yêu vừa hư, vừa thực trong anh vì tất cả không còn
trong tầm với:
Dẫu
giờ đây đã quá xa xôi
Muốn
cầm tay em cũng không được nữa
Quá
khứ ấy như vàng thử lửa
Cứ
ngời lên lung linh . . . lung linh
Thơ
anh không bi lụy, rơi vào trạng thái chán chường khi tình yêu tan vỡ mà đó chỉ
là một lời tự sự:
Tôi
yêu em chưa bao giờ hối tiếc
Dẫu
biết rằng em không thể yêu tôi
Và
dù cho em đã của ai rồi
Trong
tim tôi chỉ có em duy nhất
(Tôi yêu em)
Thơ
không có tuổi, tâm hồn của người thơ cũng thế. Hãy xem Đặng Bão
Thạch gởi sự trẻ trung vào thơ như thế nào:
Tại
em , chỉ tại em
Mắt
anh như có phép
Nhìn
ai cũng hóa thành
Gương
mặt em xinh đẹp
(
Tại )
Có
lẽ anh đang nói dùm tâm trạng của những người đang yêu, khi mà thế gian này dù
có đông đúc đến bao nhiêu họ cũng chẳng thấy ai khi họ có nhau và khuôn mặt của
người họ yêu luôn hiện ra trước mọi cái nhìn. Không gian cũng ảnh hưởng vì chỉ
cần có “Em và một bông hoa” là anh đã có mùa xuân:
Có
em trên trái đất này
Một
bông hoa cũng đủ đầy mùa xuân
(
Ngồi bên lọ hoa nhớ em )
Tình
yêu của một người đã trải nghiệm qua cuộc sống, tình yêu ấy sẽ đằm thắm hơn,
nhưng nỗi đợi chờ, thương nhớ thì không khác trong mọi trái tim đang yêu.
Đặng Bão Thạch cũng thế, khi nỗi nhớ đến thì giấc ngủ phải rời đi:
Đang
ngủ cũng thức giấc
Rồi
vùng dậy làm thơ
Câu
thơ nào viết được
Bắt
đền ai bây giờ
Thật
lãng mạn và say đắm. Tuy nhiên, con sông chảy càng êm thì lòng sông càng sâu ,
tâm hồn của người thơ khác gì? Những câu thơ này mới khắc nghiệt làm sao:
Em
mặt trăng, anh mặt trời
Cứ
quay như tự lâu rồi đã quay
Em
là đêm, anh là ngày
Chỉ
hoàng hôn mới đong đầy yêu thương
(Anh
về nơi ấy chiều nay)
Mặt
trăng và mặt trời, đêm và ngày không bao giờ có cùng một lúc, sự cách trở ấy là
điều không thể khác dù họ luôn nghĩ về nhau:
Cứ
mỗi lần nghe tiếng “chim hót” bên tim
Anh
lại thấy dường như em gần lắm
Dù
chúng mình mỗi đứa mỗi nơi trong đêm vắng
Hay
đang trăm công, nghìn việc mỗi chiều
(Hơi
ấm xuâm về)
Tiếng
chuông điện thoại mà anh gọi là tiếng “chim hót” ấy một ngày kia
cũng không còn vang lên nữa và lòng anh tự hỏi :
Những
hồi chuông điện thoại có còn ngân
Nỗi
nhớ ấy làm sao nguôi nổi
Em
vẫn đợi, phải chăng em vẫn đợi
Một
giọng trầm thân ái phía đầu dây?
Thâm
trầm và khắc khoải. Đặng Bão Thạch đã đem thêm sự phong phú vào cho mảng thơ
tình. Một đồng nghiệp của anh nhận xét “ Thầy Đặng Bão Thạch là người rất kín
đáo, ít bộc lộ, sống về nội tâm . . .” Vậy nếu không có thơ thì anh sẽ giãi bày
vào đâu khi tâm hồn bức bối và để cánh buồm trái tim được thuận buồm xuôi gió
ra khơi . . .
Hồ Thụy Mỹ Hạnh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét