Thứ Năm, 28 tháng 4, 2016

Trịnh Công Sơn - Đóa hoa vô thường

Trịnh Công Sơn - Đóa hoa vô thường
"Im lặng và lãng quên những lời dị nghị. Xưa nay tôi vẫn làm thế. Người ta không thể đánh mãi vào khoảng không được"- Trịnh Công Sơn.
Ông là một đóa hoa. Như cách ông tự nhìn nhận mình là một đứa trẻ trong nghệ thuật, lòng còn tràn đầy cảm hứng. Phải chăng chính vì lòng ham mê học hỏi ấy mà ông trở thành một trong những nhạc sĩ lớn của Tân nhạc Việt Nam. Một người nghệ sĩ có niềm cảm hứng vô bờ.
Người ta chẳng thể nào xác định được rõ ràng, nhạc phẩm nào là hay nhất của ông. Cũng chẳng thể nào biết được khúc ca nào là nổi tiếng nhất. Âm nhạc của ông đa dạng và phổ biến. Lắm khi người ta quy kết rằng ông chỉ viết nhạc tình. Lắm khi người ta nghĩ ông yếu đuối, ủy mị. Và, người ta không khỏi bất ngờ khi biết rằng Nối vòng tay lớn hay Em ở nông trường em ra biên giới là một trong những sáng tác của ông.
Ông ám ảnh về cái chết. Đúng. Đa phần những nghệ sĩ tôi yêu quý họ đều bị cái chết ám ảnh khi còn trẻ. Nên ông viết về thân phận con người nghe như chính ông tự ru mình trong hư vô trống rỗng.
Ông hẳn nhiên là một đóa hoa trong âm nhạc. Một đóa hoa vô thường và mong manh đến phức tạp. Trịnh Công Sơn viết nhạc hay. Cố nhiên. Nhưng cả những sáng tác thơ văn hay viết thư cho những người tình của ông đều hay cả. Tôi vẫn nhớ một câu nói của ông “Có những ngày tuyệt vọng cùng cực, tôi và cuộc đời đã tha thứ cho nhau. Từ buổi con người sống quá rẻ rúng tôi biết rằng vinh quang chỉ là điều dối trá. Tôi không còn gì để chiêm bái ngoài nỗi tuyệt vọng và lòng bao dung. Hãy đi đến tận cùng của tuyệt vọng để thấy tuyệt vọng cũng đẹp như một bông hoa”.
Và trong những câu đầu tiên của Đóa hóa vô thường đã có câu.
“Tìm trong sương hồng, trong chiều bạc mệnh
Trăng tàn nguуệt tận chưɑ từng tuуệt vọng đâu em”

Đóa hoa vô thường là một khúc hát dài, là sự kết hợp giữ sự hân hoan, vô thường và thiền. Dễ thấy Trịnh Công Sơn có ảnh hưởng bởi Phật giáo.
“Tìm trong vô thường có đôi dòng kinh, sấm baу rền vang
Bỗng tôi thấу ℮m dưới chân cội nguồn
Tôi mời ℮m về đêm gội mưa trong
Em ngồi bốn bề thơm ngát hương trầm”
 
Có lẽ, chính những lời hát vừa tự sự vừa mơ hồ đã làm cho người nghe lạc vào một khu vừơn bí mật ướt sương đêm
Từ đó trong vườn khuya
Ôi áo xưɑ ℮m là
Một chút mâу ƿhù du
Đã thoáng quɑ đời tɑ
Từ đó trong hồn tɑ
Ôi tiếng chuông não nề 

Chính những lời hát đậm chất thơ ca và mỹ học này đã góp phần định hình  thẫm mỹ quan của biết bao thế hệ.
Từ đó ta nằm đau
Ôi núi cũng như đèo
Một chút vô thường th℮o
Từng phút cao giờ sâu
Từ đó hoa là ℮m
Một sớm kia rất hồng
Nở hết trong hoàng hôn
Đợi gió vô thường lên
Và đoạn kết của bài hát cũng mang đậm phong cách của người nhạc sĩ, một cái kết êm nhẹ như đầy dư ba sống động. 
Từ đó em là sương
Rụng mát trong bình minh
Từ đó ta là đêm
Nở đóa hoa vô thường...
Lắm khi tôi nghĩ mình chẳng thể ca tụng ông thêm được. Một nhạc sĩ hẳn đã lừng tiếng trong nền âm nhạc, trong nước lẫn ngoài nước. Âm nhạc của ông là một thứ ngôn ngữ ảo mờ. Một sự giản đơn bí ẩn. Một thực tế bất phân mộng ảo. Tất cả là minh chứng tuyệt vời cho tài năng của ông. Trịnh Công Sơn - tinh cầu sầu não và thấm đẫm chất thơ.
 Đóa hoa vô thường
Trịnh Công Sơn - Hồng Nhung 
Tử Dạ
 Theo http://enews.agu.edu.vn/ 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Khúc hát Marseilles

Khúc hát Marseilles Thời đại Bạc đã mang lại cho văn học Nga nhiều tên tuổi sáng giá. Một trong những người sáng lập chủ nghĩa biểu hiện N...