Lâu lâu mới ngồi với nhà nhiếp ảnh Kim Sơn.
Lâu lâu bởi vì anh Nam tôi Bắc, nhưng mỗi khi anh đến, dường như anh mang cả miền
quê, cả dư vị hương đồng gió nội về bên tôi. Nhìn gương mặt dạn dày sương gió
nhưng nụ cười luôn bừng sáng trên gương mặt từng trải này tôi lại cảm thấy bình
yên.Mà cũng thật lạ, quê anh Kinh Bắc, nhưng có thể nói anh là trai Hà Nội, vào
chiến khu B rồi về sống tại Sài Gòn, vậy mà anh yêu miền quê say đắm với một
tình yêu ít người có được. Tôi đọc được điều đó trong ảnh của anh. Gần đây anh
có tham gia triển lãm ảnh “Chốn quê” ở Hàng Da Gallery, nhưng đó không phải là
tất cả. Tôi biết vẻ ngoài chai sạn nhưng bên trong anh là một người đa cảm. Lần
đó mấy thằng gặp nhau lan man chuyện nọ chuyện kia rồi lại vòng về quê anh. Kim
Sơn đỏ mặt buồn buồn nói rằng không biết vì sao mà người quê anh lại tổ chức
hát “đồng ca quan họ”. Chẳng ai nói gì thêm nhưng mãi sau mới lấy lại được cái
không khí ban đầu. Tôi hiểu rằng anh yêu quê da diết và anh mang nó vào trong
nhiếp ảnh của riêng mình.Ảnh của Kim Sơn có những khung cảnh yên bình của một
vùng quê, những cánh đồng xanh mướt và thẳng cánh cò bay, những khúc sông êm đềm
lặng lẽ trôi. Và đâu đó những ngôi nhà trong buổi hoàng hôn nhập nhoạng khói
lam chiều, nép mình êm đềm giữa chốn quê. Vẻ mộc mạc, sự tĩnh lặng, đan xen thấp
thoáng cánh cò trắng lả lướt, một vẻ đẹp rất đỗi thanh bình. Cận cảnh chút nữa
là những ngôi nhà tường gạch sơn vôi, những chiếc sân gạch màu nâu hòa quyện với
những ánh nắng vàng như mật mà chỉ chốn quê mới có, mới cảm nhận được tạo nên một
sự bình yên đến nao lòng.
Chân dung Nhiếp ảnh Kim Sơn
Bằng niềm say mê vô tận với
thiên nhiên, nhiếp ảnh gia Kim Sơn đã đi hàng nghìn cây số để ghi lại những khoảnh
khắc kỳ ảo trên khắp các vùng quê Việt Nam. Anh kể với tôi, có lần anh đã bị một
cô gái bán dạo ở một vùng miền Trung hút hồn bởi nụ cười tỏa rạng và ánh mắt
trong veo, mát lịm như giọt sương đêm. Lần khác là con đò cắm sào bên bến vắng
không người giữa buổi trưa hè, mấy lùm tre tỏa mát soi bóng trên dòng nước
trong xanh, người nghệ sỹ lãng tử trở về với tuổi thơ mình mà quên cả đường về.
Không thể kể hết được những câu chuyện về hành trình của những chuyến đi vì anh
vốn trầm lắng và không thích nói về mình. Nhưng người ta thấy trong ảnh của anh
có thơ:“Quê hương tôi có con sông xanh biếcNước gương trong soi tóc những hàng
treTâm hồn tôi là một buổi trưa hèTỏa nắng xuống lòng sông lấp loáng”Và rồi,“Chúng
tôi lớn lên mỗi người mỗi ngảKẻ sớm khuya chài lưới bên sôngKẻ cuốc cày mưa nắng
ngoài đồngTôi cầm súng xa nhà đi kháng chiếnNhưng lòng tôi như mưa nguồn gió biểnVẫn
trở về lưu luyến bên sông”Không hiểu sao những vần thơ tuyệt vời của Tế Hanh lại
tả đúng về anh!Vẻ đẹp miền quê đã cuốn anh đi nhiều nơi, anh thích được thả hồn
trên những dòng suối mát lành, khi ấy anh nhìn thấy hết vẻ đẹp thuần khiết nơi
quê. Anh mê đắm những ngọn đồi và thảo nguyên tắm trong ánh nắng rực rỡ. Anh chọn
đúng thời điểm để chụp những tia sáng mặt trời nhuộm vàng những cánh đồng lúa
chín. Sườn đồi thoai thoải chìm trong ánh hoàng hôn dịu nhẹ. Những ngôi nhà
phía xa tạo thành nét chấm phá cho bức ảnh thôn quê tuyệt đẹp.
Tĩnh lặng. Ảnh: Kim Sơn
Trong ảnh của Kim Sơn đôi
lúc có những phản đề, tưởng như không đúng nhưng cũng lại vẫn đúng. Giữa khoảng
tưởng như có lý và phi lý, đúng và không hẳn đúng ấy, lại là một tâm trạng, một
sự giãi bày rất sâu, để cảm nhận được hơn là lý giải. Có những cách tiếp cận
như vậy về đề tài lớn lao và đôi lúc như trừu tượng này, phụ thuộc vào sự cảm
nhận và phong cách của từng người. Cái cách tiếp cận riêng rất đa dạng về đề
tài đất nước con người của Kim Sơn thật đa dạng và không kém phần da diết. Người
ta cần một cách lý giải không hề lặp lại trước những vấn đề cũ đã nhiều lần
khai thác. Nó xuất phát từ cảm xúc và thẩm mỹ nghệ thuật trên con đường sáng
tác. Nhiều khi người nghệ sỹ biến mình thành người hát rong đang căng cảm xúc
trên dây đàn để ngợi ca một buổi hoàng hôn nơi thôn dã, một dòng sông quê hương
hay khoảnh khắc bâng khuâng của người thiếu nữ. Mỗi tác phẩm như một mảnh ký ức,
mang khát vọng của nghệ thuật và lấp lánh một bản sắc riêng rất Kim Sơn.Cuộc sống
không bao giờ ngưng nghỉ, và nhiếp ảnh luôn có nhiệm vụ giữ gìn quá khứ, ghi nhận
những hình ảnh cuộc sống hiện tại cho mai sau. Nhịp đập của cuộc sống muôn hình
muôn vẻ có thể: đều đặn, dồn dập hay ồn ã, êm đềm.
Nghĩ về chốn quê ký ức ùa về thật nhiều: một làn điệu dân ca, một câu ví dặm, một tiếng hát ru… Những bức ảnh của anh đã làm cho người ta hình dung vượt ra ngoài khuôn khổ của nó rất nhiều. Hình như chốn quê có cả mùi vị của dưa cà, nồi cá kho ủ trấu, của bát canh cua đồng. Có cả tiếng cọt kẹt của võng, tiếng quạt nan của mẹ, nghe rõ cả tiếng chim gù buổi trưa hè. Có ánh bình minh sáng tươi trải dài trên ruộng lúa vàng bao la bát ngát cùng muôn vàn thứ dư vị nồng nàn đã hòa vào sắc quê. Nhìn ngắm cái chõng tre, đôi đũa, cái quạt nan, bỗng nhận ra sự thuần hậu, thanh tao trong đời sống văn minh lúa nước bao đời. Tất cả như toát lên vẻ thuần khiết của một làng quê yên ả, thuần nông. Xúc cảm lãng mạn như làn gió mát lành đầy hương sắc đến với chúng ta để khơi gợi và phát triển những tình cảm tốt đẹp của con người. Kim Sơn là vậy, với những mảng đen - trắng tưởng là đối lập nhưng vô cùng thống nhất đã chỉ ra một “Thiên đường” - điểm dừng chân lý tưởng của cuộc đời mỗi con người.
Nghĩ về chốn quê ký ức ùa về thật nhiều: một làn điệu dân ca, một câu ví dặm, một tiếng hát ru… Những bức ảnh của anh đã làm cho người ta hình dung vượt ra ngoài khuôn khổ của nó rất nhiều. Hình như chốn quê có cả mùi vị của dưa cà, nồi cá kho ủ trấu, của bát canh cua đồng. Có cả tiếng cọt kẹt của võng, tiếng quạt nan của mẹ, nghe rõ cả tiếng chim gù buổi trưa hè. Có ánh bình minh sáng tươi trải dài trên ruộng lúa vàng bao la bát ngát cùng muôn vàn thứ dư vị nồng nàn đã hòa vào sắc quê. Nhìn ngắm cái chõng tre, đôi đũa, cái quạt nan, bỗng nhận ra sự thuần hậu, thanh tao trong đời sống văn minh lúa nước bao đời. Tất cả như toát lên vẻ thuần khiết của một làng quê yên ả, thuần nông. Xúc cảm lãng mạn như làn gió mát lành đầy hương sắc đến với chúng ta để khơi gợi và phát triển những tình cảm tốt đẹp của con người. Kim Sơn là vậy, với những mảng đen - trắng tưởng là đối lập nhưng vô cùng thống nhất đã chỉ ra một “Thiên đường” - điểm dừng chân lý tưởng của cuộc đời mỗi con người.
Bà bán cau. Ảnh: Kim Sơn
Mỗi người có một thiên đường
của riêng mình. Nó tồn tại trong trí tưởng tượng, niềm mơ ước hướng tới của mỗi
người. Đối với người này có thể Thiên đường đơn giản chỉ là sự sẻ chia giữa người
và người. Đối với người khác Thiên đường có khi lại là bến bờ hạnh phúc, nơi chỉ
toàn niềm vui mà không có nỗi buồn... Với Kim Sơn, qua lăng kính của anh -
Thiên đường là một rừng cây, con suối, một cánh đồng lúa chín, dòng sông có con
đò nhỏ lững lờ trôi… Anh là người có suy nghĩ sâu sắc, pha chút lãng mạn nên
tác phẩm của anh thường thiên về nghệ thuật. Anh gửi gắm ước mơ vào mỗi tác phẩm
của mình. Tuy bối cảnh, cách thể hiện, nội dung khác nhau trong từng bức ảnh,
nhưng chúng lại có một điểm chung giống nhau, đó là mang chung một tâm hồn
Kim Sơn ở đó.Ảnh của Kim Sơn có tính động trong sự tĩnh lặng, làm cho người
xem có cảm giác nhìn thấy dòng suối đang chảy và lá cây lay động theo làn gió.
Để người xem tưởng tượng được những cái động trong một hình ảnh tĩnh như vậy
chính là cái tài của nhà nhiếp ảnh. Anh đã chọn đúng thời điểm bấm máy, sử dụng
ánh sáng một cách tinh tế, cộng thêm góc độ thể hiện và sự hiểu biết về nơi
mình đang sống. Cỏ cây hoa lá đã hoà nhập vào anh tạo nên một khung cảnh hữu
tình đến như vậy. Một điều quan trọng hơn để tác giả cho ra đời những bức ảnh
phong cảnh đẹp và thơ mộng như vậy là do nó đã mang cái hồn và cảm xúc của người
bấm máy.Kim Sơn ưa thích nghệ thuật nhiếp ảnh đen trắng. Trong ảnh tác giả luôn
chú ý xử lý điểm sáng của các chất liệu trong khuôn hình, độ tương phản của
hình ảnh khác nhau làm nổi bật lên chất liệu. Cách xử lý điểm sáng và độ tương
phản làm cho hình ảnh động và nổi bật, nói lên được những điều nội dung bức ảnh
cần thể hiện. Bố cục giữa điểm sáng - tối, tương đồng về mặt hình hài, tạo sự
tư duy cho người xem vượt ra khỏi khuôn hình. Anh sử dụng ánh sáng một cách triệt
để trong từng cú bấm máy nên ảnh của anh có chiều sâu, có lớp thứ. Sự thành
công trên bước đường nghệ thuật của nhà nhiếp ảnh Kim Sơn là phép tính cộng giữa
một tâm hồn mang đầy cảm xúc, thêm sự tỉ mỉ khắt khe trong kỹ thuật và biết
sáng tạo một cách khoa học trong từng tác phẩm.
Nguyễn Thành
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét