Đằng sau những nụ cười
Thể loại: Phi hư cấu <<Hồi
ký, tiểu sử>> Đằng sau những nụ cười
Tóm tắt tác phẩm
Đằng
Sau Những Nụ Cười là 55 câu chuyện nhỏ, là 55 nỗi đau, nỗi vui buồn của
Khánh Ly cùng cuộc đời.
“Một hôm tôi hỏi Sơn: “Sống
trong đời mình cần phải có gì? Làm gì?” Sơn cười, ngón tay dài khẽ đẩy cái gọng
kính đang trễ xuống. Câu trả lời ngắn gọn: “Cần có một tấm lòng”. Tôi nhìn Sơn:
“Một tấm lòng?”, ở giữa thế kỷ này, giữa thời gạo châu, củi quế, giữa thời giá
trị con người được đánh giá bằng áo quần, nhà cửa, vòng vàng, hột xoàn… Một tấm
lòng để làm gì? Sơn nhìn tôi, ngón tay lại đẩy cao gọng kính. “Sống trong đời
ta luôn luôn phải sống với một tấm lòng, phải có một tấm lòng, dù không để làm
gì cả, dù chỉ để… gió cuốn đi”. Tôi nhìn sững Sơn, không nhớ là bao lâu, nhưng
chắc chắn là lâu lắm. Cứ ngồi nhìn anh, nhìn vầng trán mênh mông, cúi xuống thật
thấp, ngón tay gầy trên những sợi dây đàn. Chiều xuống lúc nào không hay, gió từ
sông Hương thổi mạnh. Hình như trời muốn chuyển mưa. Hình như lòng tôi cũng
đang chuyển động dữ dội. Một ánh sáng kỳ lạ nào đó vừa chiếu dội vào cõi u tối,
ngu muội.” – Khánh Ly
Nhắc đến cố nhạc sĩ tài hoa
Trịnh Công Sơn, người ta lập tức nhắc đến Khánh Ly, người mà đến giờ chưa ai có
thể thay thế trong dòng nhạc Trịnh. Lần đầu tiên, một quãng đời được chị chia sẻ
cùng độc giả, khán giả của mình qua cuốn sách Đằng Sau Những Nụ Cười. Đó
là cả một quãng thời gian 50 năm đi hát cũng như bôn ba khắp bốn phương của chị,
thấp thoáng bóng dáng những người đàn ông mà theo chị “nợ cả cuộc đời”. Và dù
đi đâu, làm gì, trong tim chị vẫn thiết tha cháy bỏng ước muốn “mãi mãi làm một
người Việt Nam nguyên vẹn hình hài”:
“Tôi muốn được mãi mãi làm một
người VIỆT NAM… NGUYÊN VẸN HÌNH HÀI… trong cái cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
Một cộng đồng biết thương nhau bằng trái tim Việt Nam, thì tôi cũng sẽ không phải,
không đến nỗi phải yêu thương cuộc đời bằng chính trái tim… của tôi. “MỖI NGÀY
TÔI CHỌN NGỒI THẬT YÊN. NHÌN RÕ QUÊ HƯƠNG, NGỒI NGHĨ LẠI MÌNH. TÔI CHỢT BIẾT RẰNG
VÌ SAO TÔI SỐNG, VÌ ĐẤT NƯỚC CẦN MỘT TRÁI TIM”. Tôi ở đây và tôi cũng cần một
trái tim.”
Khánh Ly
Ca sĩ Khánh Ly (tên
thật: Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945 tại Hà Nội) bắt đầu sự
nghiệp ca hát từ những năm 1960, gắn liền với các ca khúc của cố nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn. Ca sĩ Khánh Ly với biệt danh “Nữ hoàng chân đất” hay “Nữ hoàng sân cỏ”
là một trong những tiếng hát tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Nghệ danh
Khánh Ly được cô ghép từ tên hai nhân vật Khánh Kỵ và Yêu Ly trong tác phẩm
Đông Chu Liệt Quốc.
Năm 1970, hãng Nippon
Columbia mời Khánh Ly sang Nhật thu đĩa. Hai bài Diễm Xưa và Ca Dao Mẹ của cố
nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (hát bằng hai thứ tiếng Việt – Nhật) đã đứng đầu bảng
Top Hit nhiều lần tại Nhật. Năm 1979, cô thực hiện đĩa thứ 2 cùng với hãng
Nippon Columbia, và nhanh chóng có số bán lên tới hơn 2 triệu bản.
Năm 1988, là một tín đồ Công
giáo mộ đạo, Khánh Ly được mời đến Vatican trong lễ tuyên phong các Thánh Tử đạo
Việt Nam. Trong sự kiện này, Khánh Ly đã gặp và biểu diễn cho Giáo hoàng John
Paul II. Bốn năm sau (1992) có lại được vinh dự diện kiến Ngài lần thứ hai,
nhân Đại hội Giới Trẻ tại Denver, Colorado (Mỹ).
Năm 1997, đài NHK của Nhật
chọn Khánh Ly là một trong 10 nhân vật tiêu biểu của thế kỷ 20 cùng với Mẹ
Teresa, Tổng Thống Mandela, bà Gandhi, Thủ Tướng Do Thái Mayer, nhà thời trang
Gucci,… Đặc biệt, đài NHK đã thực hiện bộ phim tài liệu dài 50 phút về cuộc đời
cô với tựa Khánh Ly: Tiếng Hát Của Sự Đoàn Tụ. Đạo diễn phim, ông Hideo Kado,
được trao giải Emmy Award của TV Nhật nhờ cuốn phim này. Vào tháng 9 năm 1997,
quyển sách về cuộc đời của Khánh Ly với tựa Khanh Ly: Most Famous Singer From
Saigon, dày 270 trang, viết bằng tiếng Nhật của đạo diễn Hideo Kado cũng được
đài truyền hình NHK phát hành và bán tại Nhật Bản.
Năm 2007, trong quyển sách
công phu của ông Donald Cohen, nhà nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng, nguyên Chủ tịch
Hội Âm nhạc Hoa Kỳ, với ba ấn bản Anh, Pháp, và Tây Ban Nha có tựa đề Tango
Voices: A Collection Of Celebrated Tangos From Around The World do Nhà xuất bản
Wise, thuộc Hiệp hội Âm nhạc Anh phát hành, ca sĩ Khánh Ly đã được chọn là 1
trong 26 ca sĩ hát nhạc Tango hay nhất thế giới qua ca khúc Chút Hờn Ghen
(Jalousie ‘Tango Tzigane’) của nhà soạn nhạc Đan Mạch Jacob Thune Hansen Gade,
cố nhạc sĩ Phạm Duy phổ lời Việt.
Hiện tại, ca sĩ Khánh Ly sống
tại thành phố Cerritos thuộc tiểu bang California (Mỹ).
Khánh Ly đằng sau những nụ
cười – Kỳ 1: Cô bé trên chuyến xe chở bắp cải
Những ngày này, người mộ điệu
có thể cầm trên tay những album Khánh Ly, lần đầu tiên được phát hành chính thức
trong nước (bởi Phương Nam Phim). Song song đó, Công ty TNHH MTV Phương Nam
Book cũng ký hợp đồng độc quyền xuất bản cuốn tản văn Đằng sau những nụ cười của
ca sĩ Khánh Ly.
Từ trái sang: Khánh Ly – Lệ
Thu – Thái Thanh
Ảnh: Từ sách Đằng sau những nụ cười
Trước khi đến với bạn đọc
vào 2.6, được sự đồng ý của Phương Nam Book và ca sĩ Khánh Ly, Thanh Niên trích
giới thiệu cuốn tản văn này với bạn đọc.
Lần đầu đứng trên sân khấu
Trước ngày tôi theo mẹ di cư
vào nam, thành phố Hà Nội tưng bừng với một hội chợ lớn. Tôi không nhớ rõ là do
ai tổ chức, hình như do người Pháp thì phải. Bởi lúc đó, người Hà Nội không gọi
là hội chợ mà gọi là Kermesse. Cũng như tất cả các hội chợ ngày nay, với đủ tất
cả trò chơi cho trẻ con và người lớn, tôi nhớ một sân khấu nhỏ được dựng lên
cho một cuộc thi hát, kiểu tuyển lựa ca sĩ bây giờ.
Lúc đó tôi được 9 tuổi. Mẹ ở
xa, bà nội tôi thì hoàn toàn không biết gì về cái gọi là Kermesse bởi bà tôi vốn
chân quê, không biết chữ. Làm sao tôi lọt được vào trong, tôi đi với ai, một thằng
nhỏ cùng phố tên Đồng, và làm cách nào tôi có thể leo lên sân khấu để… hát. Hôm
đó tôi hát bài Thơ ngây. Tôi không biết tác giả là ai vì tôi học lóm từ những cửa
hàng trên con phố Hàng Bông những ngày cuối tuần trên đường từ nội trú về nhà
bà nội. Tôi chẳng được giải gì cả.
Sau đó tôi vào Sài Gòn. Một
Sài Gòn thật xa lạ đầy quyến rũ với các ly đá nhân si rô xanh, đỏ và tờ giấy một
đồng xé làm hai mà vẫn xài được, mỗi nửa gọi là năm cắc. Năm 1956, dượng tôi nhận
việc tại Đà Lạt, gia đình chúng tôi ở khu Chi Lăng, trước đó được gọi là Saint
Benoit, nơi đó có những biệt thự được xây cất giống hệt nhau. Gia đình tôi ở
căn đầu tiên cạnh con đường đất nhỏ đưa đến hồ Chi Lăng.
Lúc đó, tôi không biết đọc
tiếng Việt nên không đọc báo nhưng do đâu mà tôi biết được là ở Sài Gòn có một
cuộc tuyển lựa ca sĩ nhi đồng và ai là người ghi tên cho tôi, thú thật tôi
không nhớ. Song nhiều phần là ở bác tôi, bác Tuất, là chị ruột của mẹ tôi. Bác
trai là nhạc sĩ, bác sử dụng trompet hình như trong ban quân nhạc ở Hà Nội. Chị
ruột tôi cũng hát, tên chị là Lệ Yến, hai người chị họ con bác Tuất cũng hát…
Nghĩ lại là nhiều phần tôi
đã nhờ gia đình bác Tuất ghi tên cho tôi đi dự cuộc tuyển lựa ca sĩ nhi đồng
khoảng cuối năm 1956. Làm thế nào mà một con bé mới 11, 12 tuổi dám làm quen và
xin quá giang một xe chở bắp cải về Sài Gòn, tôi nằm ngủ còng queo phía sau với
những chiếc bắp cải, rồi từ bến xe tôi tới nhà bác tôi. Ai cho tôi tiền để ăn dọc
đường và về tới nhà bác Tuất, tôi không thể nhớ nổi.
Nơi có buổi tuyển lựa hôm đó
là rạp Norodom do Đài Pháp Á tổ chức. Tôi ghi danh với tên thật là Lệ Mai. Bài hát
tôi chọn là bài Từ giã kinh thành nhưng bị bác. Lý do tôi còn nhỏ quá để hát một
bài quá buồn, chỉ dành cho người lớn… Ban giám khảo cho tôi hát bài Ngày trở về
của nhạc sĩ Phạm Duy. Tôi mặc cái quần sọc trắng, cái áo sơ mi ca rô của anh
tôi, cắt tóc tém như con trai và tôi hát. Và tôi chiếm hạng nhì sau thần đồng
Quốc Thắng.
Sau buổi hát, bác Tuất gái bắt
tôi phải về Đà Lạt ngay, mẹ và dượng tôi đang nổi trận lôi đình với đứa con gái
bất trị gan liền tướng quân. Tôi lại ra bến xe rau tìm đúng ông tài xế tốt bụng,
nằm co ro sau xe giữa đống hàng hóa cần chuyển từ Sài Gòn về Đà Lạt.
Ảnh hưởng từ bố
Ảnh hưởng từ bố
Không cần phải kể lại, bất cứ
ai trong chúng ta cũng biết cách trừng phạt con cái ngày xưa ở Việt Nam. Tôi
chui xuống rãnh nước cạnh nhà ngồi khóc. Lúc đó tôi mới khóc, không phải vì đau
mà là tủi, tôi nhớ bố tôi, ông đang ở đâu, còn sống hay đã chết như mẹ nói. Ông
rất yêu tôi, ông sẽ không bao giờ đánh tôi vì chính ông đã từng ôm tôi và hát.
Ông đánh đàn mandoline hát bài Chiều vàng của Nguyễn Văn Khánh, Con thuyền
không bến của Đặng Thế Phong. Bố tôi chưa bao giờ đánh tôi, ông sẽ không bao giờ.
Trái tim non dại của tôi không ngớt vang lên tiếng gọi xót xa… Bố ơi… Bố ơi…
Tôi chỉ thần tượng bố tôi,
thế cho nên những điệu nhạc, những lời bài hát đã từ lúc nào xuyên vào tim tôi
và ở lại đó. Tôi yêu tiếp những gì mà bố tôi đã yêu, trên hết là nhạc, bởi qua
nhạc tôi như nhìn lại khuôn mặt của bố mình mà tôi biết rằng trên cõi thế, chẳng
bao giờ tôi còn có thể gặp lại ông nữa. Ở một nơi nào đó, chắc bố tôi cũng
không nghĩ rằng những bài tình ca ông hát trên bước đường ly loạn đã vô tình trở
thành định mệnh. Một định mệnh đẹp đẽ nhưng nghiệt ngã dành cho đứa con gái xấu
xí ông yêu thương nhất.
Những tình khúc người ta gọi
là Tiền chiến đã gắn liền với tôi trong suốt năm năm trời ở Đà Lạt và sẽ mãi
mãi về sau. Tôi vẫn luôn thắc mắc tự hỏi ở thời buổi loạn lạc, nhiễu nhương,
thiếu thốn đói khổ, bằng vào những nguyên tố nào, các nhạc sĩ lại có thể gửi lại
cho đời sau những tình khúc đẹp đẽ, trong sáng, lãng mạn mà vẫn thánh thiện. Một
nét đẹp không hề vương một chút đời thường…
Khánh Ly
Khánh Ly
Nguyên Vân (lược trích)
(Tít do Thanh Niên đặt)
Đọc tiếp những kỳ tiếp theo
trên báo Thanh Niên:
Khánh Ly đằng sau những nụ
cười – Kỳ 2: Anh bao giờ cũng ở trong tim tôi
Khánh Ly đằng sau những nụ
cười – Kỳ 3: Cuộc gặp gỡ định mệnh
Khánh Ly viết về ‘những cú
tát’ trong đời
Trong sách đầu tay, danh ca
không giấu việc bà từng bị nói xấu, gièm pha, mắng mỏ… Bà chọn thái độ sống im
lặng, chăm chỉ làm việc để đối đầu thị phi.
– Tên sách: Đằng sau những nụ
cười
– Tác giả: Khánh Ly
– Nhà xuất bản Văn học,
Phương Nam Book
Cuốn Đằng sau những nụ
cười của Khánh Ly tập hợp những trang tản mạn của nữ danh ca hàng chục năm
qua. Cuốn sách theo thể loại tản văn, tuy vậy, đây gần như là những ghi chép
mang tính tự truyện về cuộc đời Khánh Ly. Chân dung “người đàn bà hát” hiện rõ
qua từng trang sách, từ tính cách đến các sự kiện, nhân vật quan trọng xoay
quanh cuộc đời đầy thăng trầm của bà.
Khánh Ly tự giễu mình là người
ít học. Tuy nhiên, đó chỉ là sự học trong trường lớp. Bà học được nhiều hơn từ
đời sống, từ thế thái nhân tình, từ những lần vấp ngã đau đớn và những phút
thăng hoa. Các bài học xương máu lẫn quả ngọt đến từ nghiệp ca hát góp phần
hình thành nên diện mạo một nhân vật thú vị của làng âm nhạc Việt Nam.
Bìa sách “Đằng sau những nụ
cười” của Khánh Ly.
Nhiều khán giả nhận xét
Khánh Ly có một chất giọng liêu trai, ma mị. Đọc sách bà viết, có thể hiểu
thêm, ở một khía cạnh nào đó, ngoài thiên phú, giọng hát xuất phát từ con người
có cuộc đời nhiều ngang trái, nhiều nỗi buồn, buộc bà phải chọn cho mình một
thái độ sống riêng. Chính điều này làm hình thành nên giọng hát nặng trĩu nỗi
buồn của một thời nhưng cũng nhẹ tênh, tha thiết và không kém phần thanh lịch của
người trải đời.
Khánh Ly sinh ra ở Hà Nội, rồi
cùng gia đình vào Sài Gòn, Đà Lạt sinh sống. 16 tuổi, bà theo nghiệp ca hát, bắt
đầu hành trình “lang bạt” để sinh tồn trong cuộc đời. Sớm mất người cha mình
yêu thương và không gần gũi được với mẹ ruột, bà miêu tả mình qua trang viết
như một người luôn giữ nỗi cô đơn thường trực trong lòng. Bà sớm đối mặt với lầm
lỡ trong tình yêu, làm mẹ đơn thân. Rồi bà chọn xứ người để định cư, tiếp tục
theo đuổi sự nghiệp ca hát.
Trên cuộc đời thăng trầm đó,
Khánh Ly tâm sự: “Tôi cũng từng lãnh những cú… tát trái, tát phải, những cú đấm
nghìn cân, những nắm bùn vứt vào mặt tôi ở đằng sau những nụ cười. Nhưng
có sao đâu. Thế mới là đời… Cứ bình thản trước mọi việc là câu trả lời đúng nhất.
Im lặng cũng là một cách sống…”, đó là lời tâm sự của Khánh Ly. Cũng ở một bài
viết khác, Khánh Ly giãi bày về sự nghiệt ngã của thị phi dành cho mình: “Cái mặt
tôi đây, ai muốn chửi, thích chửi thì xin mời. Chỉ biết một điều là bao giờ tôi
cũng đứng thẳng, nhìn thẳng và đi ngay. Nếu có một điều gì cần phải chứng minh
thì tôi chỉ chứng minh với bản thân mình mà thôi”.
Từ nỗi buồn của cuộc đời người
đàn bà có số phận truân chuyên, Khánh Ly còn viết về nỗi buồn của đời người hạn
hữu, của những mùa xuân trôi tuột qua mang theo dấu mốc tuổi tác. “Mấy ai có thể
thực sự hiểu được, nhìn thấu được nỗi bi thương luôn luôn được giấu kín đằng
sau nụ cười” (bài viết Nơi chốn bình yên).
Chuyện Khánh Ly bàn đến trong
sách còn là những câu chuyện nhỏ về âm nhạc. Bài viết đầu tiên của cuốn sách –
Vì sao tôi hát nhạc Tiền chiến? – thể hiện sự trân trọng của Khánh Ly dành cho
một dòng nhạc quan trọng của Việt Nam. Từ lời kể của bà, một giai đoạn khá đặc
biệt trong lịch sử âm nhạc đương đại Việt Nam được phác họa.
Từ năm 1969 đến năm 1975 là
khoảng thời gian cực thịnh của những bài tình ca lãng mạn, trữ tình. Tác giả
thương yêu tác phẩm của họ, thường xuyên liên lạc và gắn bó với ca sĩ để đích
thân tập cho họ hát. Từ đó làm nảy sinh những tình cảm thầy trò, anh em kéo dài
mãi cho đến sau này. Và đó cũng là lời giải thích cho mối dây liên hệ của giọng
hát Khánh Ly với nhiều nhạc sĩ, trong đó có người tri kỷ của bà, nhạc sĩ Trịnh
Công Sơn. Cứ 100 bài thì có đến 99 bài là do chính Trịnh Công Sơn tập cho Khánh
Ly hát.
Từ Trịnh và Vũ Thành An đến
Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng…, tên tuổi Khánh Ly đến với người nghe nhạc Việt
trên toàn thế giới. Niềm đam mê hát của bà được đúc kết qua lời tự sự: “Nỗi sợ
không còn được hát lớn hơn nỗi sợ chết”.
Những cực nhọc của của những
chuyến bay show dọc ngang ở môi trường âm nhạc hải ngoại lắm bi hài, như chuyện
bị bầu show quỵt tiền hay “đem con bỏ chợ” cũng được Khánh Ly kể lại qua giọng
điệu hài hước. Những câu chuyện kể này có thể giúp người đọc hình dung phần nào
môi trường sinh hoạt văn nghệ của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài.
Một phần quan trọng trong
sách, Khánh Ly viết về người chồng quá cố – ông Nguyễn Hoàng Đoan. Đó không phải
là người chồng đầu tiên của bà nhưng là người gắn bó với bà gần 40 năm, trải
qua bao cay đắng ngọt bùi. Đọc sách, có thể hình dung, Khánh Ly ngày càng yêu
chồng hơn theo thời gian, và cay đắng nhất là khi ông qua đời, bà lại càng nhận
ra tình yêu ấy mãnh liệt hơn bao giờ hết. “Hình như chưa bao giờ mình nói yêu
nhau. Nếu bây giờ em nói, có kịp không”, là lời tâm sự giấu nước mắt bên trong
của bà.
Những trang viết của Khánh
Ly có chỗ trau chuốt, mượt mà như chất nhạc và lời ca của Trịnh Công Sơn thấm đẫm
trong tâm hồn bà. Bà cũng thường trích dẫn những lời nhạc của Trịnh trên trang
viết của mình. Nhưng cũng nhiều chỗ, văn của bà xù xì, thô mộc như tính cách
ngang tàng ở người đàn bà trải nhiều sương gió trong cuộc đời.
Gần 40 năm sống nơi xứ người,
nhập quốc tịch Mỹ, Khánh Ly vẫn mê mải với mắm, muối dưa cà, với nỗi hoài hương
không bao giờ giấu giếm. Qua sách, bà còn chia sẻ với mọi người hoài bão dành
quãng cuối của cuộc đời cùng bạn bè tri kỷ thực hiện nhiều việc thiện nguyện.
Bà cho rằng đó là cách để mình đi tìm niềm vui, hạnh phúc.
“Đằng sau những nụ cười”
phát hành vào ngày 2/6.
Khánh Ly – Đằng sau những nụ
cười
Từng quen thuộc với hình ảnh
Khánh Ly - ca sĩ, sẽ ít nhiều ngỡ ngàng khi tiếp xúc với một Khánh Ly - người
viết, kể lại những mảng màu thương nhớ về quãng đời nhiều thăng trầm trong cuốn
sách Đằng sau những nụ cười.
Đằng sau những nụ cười là
55 câu chuyện nhỏ, là 55 nỗi đau, nỗi vui buồn của Khánh Ly cùng cuộc đời.
Có khi cô kể về “bốn mùa của
tôi”, người đã đi cùng cô qua biết bao thăng trầm của đời sống, đã “chịu đựng”
tính khí khó chịu, ngang bướng của cô. Có khi cô dành nhiều trang giấy để kể về
những chuyến đi hát, về những người bạn tâm giao của mình hay cũng có khi dành
nhiều thời gian chỉ để nói về những điều “vụn vặt” như hũ cà, cây ớt hay thậm
chí là những lo lắng rất “phụ nữ” như tóc rụng, thừa cân…
Dù là kể về bất cứ một hồi ức
nào, đằng sau những khóc cười riêng tư ấy đều là những yêu thương rất thực với
người, với đời, với quê hương xứ sở. Có những nỗi vui, nỗi hạnh phúc. Cũng có
những nỗi nhớ thương buồn như phận người mà rất đỗi dịu dàng. Vì “tuyệt vọng
cũng đẹp như một bông hoa”.
Không viết theo bất cứ một
trình tự nào, các câu chuyện kể trong Đằng sau những nụ cười như những
đường nét riêng biệt lúc có lúc không nhưng gắn kết trong những nhớ quên của bức
tranh kí ức.
Trong bức tranh ấy, hiện rõ
tình yêu lớn của nữ ca sĩ với hai người. Một Trịnh Công Sơn, từng đi cùng nhau
trong những ngày rất trẻ, yêu thương nhau bằng một tình yêu rất đỗi lạ kỳ. Một
Nguyễn Hoàng Đoan ngỡ chỉ là một mảnh tình “chắp vá” nhưng đâu ngờ lại bên nhau
đến trọn đời. Người mà Khánh Ly dẫu “biết chiều nay anh không về, nhưng em vẫn
chờ và em sẽ khóc”…
Sách ‘Đằng sau những nụ cười’
của ca sĩ Khánh Ly sẽ ra mắt vào đầu tháng 6 tới đây.
T.Lê
Clip ca sĩ Khánh Ly chia sẻ
về
Đằng sau những nụ cười
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét