Tôi sẽ viết những lời này với nỗi nhớ Đồng
Sơn, nhớ nơi hoang sơ rừng núi, nhớ con đường dọc vách cheo leo và nhớ các em…
Nói về tình nguyện, không phải là tất cả nhưng cũng không thể phủ nhận rằng có rất nhiều những bạn trẻ đang năng nổ làm điều đó. Tôi cũng vậy. Nhưng, tôi mong câu chuyện của tôi đơn giản chỉ là lời nhắn gửi tới các em, tới tôi và tới những bạn.
Đó là một chuyến đi vào những ngày gần cuối đông hơn một năm trước, khi đoàn chúng tôi – Tổ chức Enactus FTU Hanoi - đi tình nguyện tại trường Trung học cơ sở Đồng Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ. Tôi vẫn còn nhớ rõ từng khoảnh khắc, chúng tôi – những sinh viên năm nhất và năm hai – mang tâm trạng hồi hộp, háo hức, bằng chút sức lực nhỏ bé nhưng dựa trên lòng nhiệt huyết lớn nhất có thể mang đến cho các em những thùng sách giáo khoa dù không còn mới, những bộ quần áo ấm cho những ngày giáp Tết cận kề, những học bổng trao tay và bằng tất cả tấm lòng yêu thương không hạn định. Đó là một chuyến đi đầy ắp kỉ niệm và ý nghĩa. Đặc biệt đối với tôi – cô sinh viên năm nhất còn ngẩn ngơ với những biến cố chưa từng nghĩ đến, vừa bước ra cuộc đời từ vòng tay cha mẹ - cảm nhận với chuyến đi này lại càng rõ rệt, lần đầu tiên tôi đi làm tình nguyện.
Nói về tình nguyện, không phải là tất cả nhưng cũng không thể phủ nhận rằng có rất nhiều những bạn trẻ đang năng nổ làm điều đó. Tôi cũng vậy. Nhưng, tôi mong câu chuyện của tôi đơn giản chỉ là lời nhắn gửi tới các em, tới tôi và tới những bạn.
Đó là một chuyến đi vào những ngày gần cuối đông hơn một năm trước, khi đoàn chúng tôi – Tổ chức Enactus FTU Hanoi - đi tình nguyện tại trường Trung học cơ sở Đồng Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ. Tôi vẫn còn nhớ rõ từng khoảnh khắc, chúng tôi – những sinh viên năm nhất và năm hai – mang tâm trạng hồi hộp, háo hức, bằng chút sức lực nhỏ bé nhưng dựa trên lòng nhiệt huyết lớn nhất có thể mang đến cho các em những thùng sách giáo khoa dù không còn mới, những bộ quần áo ấm cho những ngày giáp Tết cận kề, những học bổng trao tay và bằng tất cả tấm lòng yêu thương không hạn định. Đó là một chuyến đi đầy ắp kỉ niệm và ý nghĩa. Đặc biệt đối với tôi – cô sinh viên năm nhất còn ngẩn ngơ với những biến cố chưa từng nghĩ đến, vừa bước ra cuộc đời từ vòng tay cha mẹ - cảm nhận với chuyến đi này lại càng rõ rệt, lần đầu tiên tôi đi làm tình nguyện.
Hình ảnh của tác giả (ở giữa) và
nụ cười các em ngày 20/01/2014
nụ cười các em ngày 20/01/2014
Buổi sáng đoàn tôi bắt đầu với một chút rắc rối
xe cộ vào sáng sớm, mọi người gặp nhau trong lúc khuôn mặt còn in rõ nét thiếu
ngủ nhưng thật lạ, khuôn mặt ai cũng rạng rỡ và háo hức đến khó tả. Và rồi,
chúng tôi lên xe rời Hà Nội sau khi giải quyết xong sự việc, chiếc xe chúng tôi
đi xa dần khỏi thành phố, băng qua những nương ngô dày và không thể thiếu là
con đường dọc vách núi cùng những đoạn đường lên xuống uốn lượn như sóng biển.
Chúng tôi đến nơi đã là giờ gần trưa nên mọi người tranh thủ ăn trưa và trò
chuyện, làm quen trước với các em, còn chiều là thời gian để hoàn thành công việc
tình nguyện này.
Có lẽ, tôi sẽ không kể như những bài văn xuôi dài thật dài, mà tôi sẽ giành những con chữ này, cho những điều tôi không bao giờ quên được!
Ấn tượng đầu tiên với tôi rằng các em ở đây quá đẹp! Chỉ có một thiếu sót lớn của cuộc sống là sao rừng núi to lớn mà con người lại nhỏ bé đến vậy, các em ở đây lại càng nhỏ bé hơn khiến tôi cứ ngỡ như đoàn mình vào nhầm một trường tiểu học vậy … Chắc cái thiếu thốn nơi đây khiến các em không thể cao lớn như trẻ con thành phố. Nhưng, các em hãy tin rằng, các em tuyệt đối đẹp, nét đẹp mà khi người ta nhìn sẽ thấy bình yên, nét đẹp mà có thể người ta nhìn sẽ bật khóc … Tôi hỏi, các em đến trường như nào thế, các em đáp, chúng em thường bắt đầu đi lúc năm giờ sáng vào thứ hai để đi đến trường, em chỉ mong ngày nắng thôi chứ ngày mưa thì có khi ướt hết lấm bùn lại phải mặc đồ dính bùn đến trường thì ngại lắm! Và, tôi cũng thấy những vết cứa, từ cỏ hay từ những cây cối nào đó trên miền rừng núi mà đối với những người từ đồng bằng như chúng tôi không biết được, in chồng chéo nhau trên bàn tay các em… Dấu chấm lửng kia cho tôi ngưng lại một chút, nặng trĩu lòng, khẽ xót xa. Tôi chợt nghĩ về hình ảnh “Cô gái mở đường” trong một bài ca cách mạng, bàn tay nhỏ xinh ấy đã vạt cây vạt cối thành con đường đến trường, con đường đưa các em con chữ để mong rằng, đôi tay các em sau này sẽ mềm mại hơn. Các em trong tôi còn là làn da đen nhẻm, hàm răng đều trắng muốt, luôn thường trực nụ cười, một nụ cười tươi. Các em trong tôi là sự ngoan ngoãn, lễ phép, cứ hồn nhiên thôi, cảm từ các em thấy cuộc sống này giản đơn biết mấy. Các em trong tôi là những đứa trẻ có khuôn mặt sáng, thông minh, chân chất và rất tình cảm. Chúng có thể ngồi bên cạnh tôi, hỏi linh tinh như hỏi người chị cả của chúng, có thể dạy tôi nói tiếng dân tộc của chúng, có thể hát cho tôi nghe, có thể kể về các bạn của chúng trong lớp. Thế đấy. Tâm hồn cô gái miền xuôi đã gửi về những đứa trẻ như thế … Khi chúng tôi ra về, trái tim cũng gửi lại cả những con người nơi ấy. Chúng tôi cũng không rõ vì sao mà cha mẹ các em lại biết về chuyến đến thăm của chúng tôi để chờ sẵn tại cổng trường, gửi lại cho chúng tôi những bắp ngô luộc còn nóng hổi mang đậm hương vị ngọt ngào núi rừng và tràn đầy yêu thương. Các cô các bác các chú bảo sợ chúng tôi đói trên lúc đi về … Họ lo cho cuộc sống hàng ngày còn khó khăn, họ là những người ăn bữa sáng và lo rằng trưa nay hay tối nay mình sẽ phải ăn gì đây. Nhưng, họ đã lo cho chúng tôi… trái tim tôi khẽ thắt, dù cái nghèo bủa vây nhưng tâm hồn, lòng tốt và sự quan tâm sẻ chia thì không một thước đo nào đong đếm được. Tôi bỗng nghĩ về cuộc sống.
Là một người trẻ, tôi thiết nghĩ: “Liệu có phải tôi đang tự cho mình lớn, liệu tôi còn quá trẻ để phán xét cuộc đời? Khi còn nhỏ, tôi có vô lo vô nghĩ như các em bây giờ? Rồi sau gần chục năm so với lúc nhỏ, có những suy nghĩ gì đang bủa vây?”. Tôi nghĩ về nhiều thứ trong cuộc sống từ các em. Tôi nghĩ về thiên nhiên sinh ra vốn đã không công bằng khi có chỗ cao chỗ thấp để người ta cũng phải sống những chỗ khác nhau nên mới có miền xuôi miền ngược. Rồi tôi nghĩ về giàu nghèo. Tôi nghĩ về những tâm hồn sáng trong phía sau làn da đen nhẻm. Tôi nghĩ về khuôn mặt thơ ngây và đôi bàn tay đầy “gian nan”. Rồi từ ấy tôi nghĩ về việc hãy suy ngẫm thật cẩn thận khi nhìn nhận bất kì vấn đề nào. Rồi tôi còn nghĩ, chúng ta ai cũng sẽ gặp những khó khăn trong cuộc sống như vết cứa trên tay các em dù nhiều dù ít, nhưng làm thế nào để mình vẫn có thể giữ được nụ cười tươi như các em theo tháng năm đây? Tôi nghĩ về tình cảm vẫn được nhắc đến trong bài học ở trường được gọi là thương cảm, xót xa. Tôi nghĩ về tuổi tác và sự đổi thay. Tôi nghĩ…
Tôi, một người sống theo hướng nội tâm, khá dè dặt việc chia sẻ cảm xúc với người khác, đặc biệt là những chuyện buồn, bởi tôi nghĩ rằng chuyện buồn của tôi sẽ làm ảnh hưởng đến câu chuyện cười của người bên cạnh, tốt nhất là nên lan tỏa niềm vui thì hay hơn, vì thế tôi trong mắt những người xung quanh là một người rất thích cười, hay đùa, vui vẻ và có phần trẻ con so với tuổi thực. Tôi thường giành khá nhiều thời gian để tự vấn và suy nghĩ về bản thân và cả những điều xung quanh mình. Nói một cách tiêu cực, đó là việc tôi là đang quá soi xét nhưng tôi hay suy nghĩ theo cách tích cực rằng, đó chỉ dừng lại ở việc ngẫm, đừng phán xét bất cứ ai vì mọi thứ trên cuộc sống đều có nhiều mặt. Cũng như việc nhận được tin nhắn lúc bốn giờ sáng thì không thể biết là người ta thức dậy sớm hay là thức ngủ muộn. Và vì thế, mọi người đều nên hành động theo cách mà làm tổn thương ít người nhất, như thế thì cuộc sống có lẽ sẽ giản đơn hơn, thanh thản hơn.
Có những ngọn lửa nhen nhóm lên trong “cô gái bé nhỏ”, các em mang đến cho cô một nghị lực dâng cao khủng khiếp. Có thể trong văn thơ sẽ nói rằng, lý thuyết quá, thấy nghèo thì thương thì lo nghèo thì cố gắng, nhưng các bạn ạ, cuộc sống này nếu không cố gắng thì sẽ như nào? Nếu thấy nghèo mà không thương thì xã hội này có khác gì những người máy biết hoạt động như con người không?
Bởi những kỉ niệm đã trôi qua chỉ như chiếc lá mùa thu nhô ra khỏi cành, xanh mơn mởn rồi úa vàng bất chợt rơi trúng mái tóc rồi lại được gió cuốn bay lên cao thoáng hạ xuống khi khô. Và, những gì còn lại là những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống này. Điều đó cần chúng ta chậm lại, khẽ lắng nghe, nhẹ nhàng và từ từ thấm nhuần vào cuốn tự truyện của mình để những trang tiếp theo sẽ tuyệt đẹp hơn.
Có lẽ, tôi sẽ không kể như những bài văn xuôi dài thật dài, mà tôi sẽ giành những con chữ này, cho những điều tôi không bao giờ quên được!
Ấn tượng đầu tiên với tôi rằng các em ở đây quá đẹp! Chỉ có một thiếu sót lớn của cuộc sống là sao rừng núi to lớn mà con người lại nhỏ bé đến vậy, các em ở đây lại càng nhỏ bé hơn khiến tôi cứ ngỡ như đoàn mình vào nhầm một trường tiểu học vậy … Chắc cái thiếu thốn nơi đây khiến các em không thể cao lớn như trẻ con thành phố. Nhưng, các em hãy tin rằng, các em tuyệt đối đẹp, nét đẹp mà khi người ta nhìn sẽ thấy bình yên, nét đẹp mà có thể người ta nhìn sẽ bật khóc … Tôi hỏi, các em đến trường như nào thế, các em đáp, chúng em thường bắt đầu đi lúc năm giờ sáng vào thứ hai để đi đến trường, em chỉ mong ngày nắng thôi chứ ngày mưa thì có khi ướt hết lấm bùn lại phải mặc đồ dính bùn đến trường thì ngại lắm! Và, tôi cũng thấy những vết cứa, từ cỏ hay từ những cây cối nào đó trên miền rừng núi mà đối với những người từ đồng bằng như chúng tôi không biết được, in chồng chéo nhau trên bàn tay các em… Dấu chấm lửng kia cho tôi ngưng lại một chút, nặng trĩu lòng, khẽ xót xa. Tôi chợt nghĩ về hình ảnh “Cô gái mở đường” trong một bài ca cách mạng, bàn tay nhỏ xinh ấy đã vạt cây vạt cối thành con đường đến trường, con đường đưa các em con chữ để mong rằng, đôi tay các em sau này sẽ mềm mại hơn. Các em trong tôi còn là làn da đen nhẻm, hàm răng đều trắng muốt, luôn thường trực nụ cười, một nụ cười tươi. Các em trong tôi là sự ngoan ngoãn, lễ phép, cứ hồn nhiên thôi, cảm từ các em thấy cuộc sống này giản đơn biết mấy. Các em trong tôi là những đứa trẻ có khuôn mặt sáng, thông minh, chân chất và rất tình cảm. Chúng có thể ngồi bên cạnh tôi, hỏi linh tinh như hỏi người chị cả của chúng, có thể dạy tôi nói tiếng dân tộc của chúng, có thể hát cho tôi nghe, có thể kể về các bạn của chúng trong lớp. Thế đấy. Tâm hồn cô gái miền xuôi đã gửi về những đứa trẻ như thế … Khi chúng tôi ra về, trái tim cũng gửi lại cả những con người nơi ấy. Chúng tôi cũng không rõ vì sao mà cha mẹ các em lại biết về chuyến đến thăm của chúng tôi để chờ sẵn tại cổng trường, gửi lại cho chúng tôi những bắp ngô luộc còn nóng hổi mang đậm hương vị ngọt ngào núi rừng và tràn đầy yêu thương. Các cô các bác các chú bảo sợ chúng tôi đói trên lúc đi về … Họ lo cho cuộc sống hàng ngày còn khó khăn, họ là những người ăn bữa sáng và lo rằng trưa nay hay tối nay mình sẽ phải ăn gì đây. Nhưng, họ đã lo cho chúng tôi… trái tim tôi khẽ thắt, dù cái nghèo bủa vây nhưng tâm hồn, lòng tốt và sự quan tâm sẻ chia thì không một thước đo nào đong đếm được. Tôi bỗng nghĩ về cuộc sống.
Là một người trẻ, tôi thiết nghĩ: “Liệu có phải tôi đang tự cho mình lớn, liệu tôi còn quá trẻ để phán xét cuộc đời? Khi còn nhỏ, tôi có vô lo vô nghĩ như các em bây giờ? Rồi sau gần chục năm so với lúc nhỏ, có những suy nghĩ gì đang bủa vây?”. Tôi nghĩ về nhiều thứ trong cuộc sống từ các em. Tôi nghĩ về thiên nhiên sinh ra vốn đã không công bằng khi có chỗ cao chỗ thấp để người ta cũng phải sống những chỗ khác nhau nên mới có miền xuôi miền ngược. Rồi tôi nghĩ về giàu nghèo. Tôi nghĩ về những tâm hồn sáng trong phía sau làn da đen nhẻm. Tôi nghĩ về khuôn mặt thơ ngây và đôi bàn tay đầy “gian nan”. Rồi từ ấy tôi nghĩ về việc hãy suy ngẫm thật cẩn thận khi nhìn nhận bất kì vấn đề nào. Rồi tôi còn nghĩ, chúng ta ai cũng sẽ gặp những khó khăn trong cuộc sống như vết cứa trên tay các em dù nhiều dù ít, nhưng làm thế nào để mình vẫn có thể giữ được nụ cười tươi như các em theo tháng năm đây? Tôi nghĩ về tình cảm vẫn được nhắc đến trong bài học ở trường được gọi là thương cảm, xót xa. Tôi nghĩ về tuổi tác và sự đổi thay. Tôi nghĩ…
Tôi, một người sống theo hướng nội tâm, khá dè dặt việc chia sẻ cảm xúc với người khác, đặc biệt là những chuyện buồn, bởi tôi nghĩ rằng chuyện buồn của tôi sẽ làm ảnh hưởng đến câu chuyện cười của người bên cạnh, tốt nhất là nên lan tỏa niềm vui thì hay hơn, vì thế tôi trong mắt những người xung quanh là một người rất thích cười, hay đùa, vui vẻ và có phần trẻ con so với tuổi thực. Tôi thường giành khá nhiều thời gian để tự vấn và suy nghĩ về bản thân và cả những điều xung quanh mình. Nói một cách tiêu cực, đó là việc tôi là đang quá soi xét nhưng tôi hay suy nghĩ theo cách tích cực rằng, đó chỉ dừng lại ở việc ngẫm, đừng phán xét bất cứ ai vì mọi thứ trên cuộc sống đều có nhiều mặt. Cũng như việc nhận được tin nhắn lúc bốn giờ sáng thì không thể biết là người ta thức dậy sớm hay là thức ngủ muộn. Và vì thế, mọi người đều nên hành động theo cách mà làm tổn thương ít người nhất, như thế thì cuộc sống có lẽ sẽ giản đơn hơn, thanh thản hơn.
Có những ngọn lửa nhen nhóm lên trong “cô gái bé nhỏ”, các em mang đến cho cô một nghị lực dâng cao khủng khiếp. Có thể trong văn thơ sẽ nói rằng, lý thuyết quá, thấy nghèo thì thương thì lo nghèo thì cố gắng, nhưng các bạn ạ, cuộc sống này nếu không cố gắng thì sẽ như nào? Nếu thấy nghèo mà không thương thì xã hội này có khác gì những người máy biết hoạt động như con người không?
Bởi những kỉ niệm đã trôi qua chỉ như chiếc lá mùa thu nhô ra khỏi cành, xanh mơn mởn rồi úa vàng bất chợt rơi trúng mái tóc rồi lại được gió cuốn bay lên cao thoáng hạ xuống khi khô. Và, những gì còn lại là những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống này. Điều đó cần chúng ta chậm lại, khẽ lắng nghe, nhẹ nhàng và từ từ thấm nhuần vào cuốn tự truyện của mình để những trang tiếp theo sẽ tuyệt đẹp hơn.
Sẽ có một ngày, tôi sẽ làm mềm hơn đôi tay trẻ
em vùng cao …
Đinh Thị Ngọc Lan
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét