Thời gian vẫn trôi đi và bốn
mùa luôn luôn chuyển, con người cũng chỉ xuất hiện một lần trong đời và cũng một
lần đi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là văn, là nghệ thuật thì còn
lại với thời gian. Văn học dân gian chính là một hệ thống các hình ảnh, âm
thanh quyện lẫn với tâm trí, tình cảm của con người. Những lời ca, điệu hò mẹ
hát ru chúng ta trong những buổi trưa hè chắc sẽ trường tồn và sống mãi trong
tim mỗi người. Trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử, của cuộc sống, những
làn điệu dân ca, ca dao vẫn còn đó, vẫn êm đềm như khúc hát mẹ ru. Ca dao được
thể hiện thật đầy đủ, phong phú với đủ cung bậc của nó. Đặc biệt tình yêu quê
hương, gia đình chính là mảng đề tài được nhiều tác giả khuyết danh chú ý đến.
Ngược dòng thời gian qua từng
trang sách, chúng ta sẽ cảm nhận một cách sâu sắc những bài ca dao tuyệt diệu ấy!
Ca dao chính là những câu
hát có vần, có điệu được cha ông đúc kết từ cuộc sống để lại đến ngày nay. Những
câu ca dao ấy có sức sống mãnh liệt kì lạ! Nó ban đầu được truyền miệng từ người
này sang người khác, từ thời này sang thời kia và cứ thế, cứ thế… Mỗi người dân
Việt Nam ai cũng có sẵn trong bụng mình một kho tàng vô giá, hễ mở miệng là có
trong mỗi bài ca thấm đượm tình cảm tha thiết, sâu sắc về quê hương, về gia
đình ta đọc nó và thấy mình như lớn khôn, trưởng thành trong vòng tay của người
mẹ văn học.
Quê hương! Hai tiếng gọi giản
dị mà thiêng liêng, tha thiết! Bởi vì đó chính là nơi ta đã sinh ra, đã oa oa cất
tiếng khóc chào đời và cũng là nơi ta trưởng thành. Quên sao được hình ảnh bến
nước, gốc đa, dòng sông quê hương, luỹ tre làng… Tất cả, tất cả như máu thịt ăn
sâu vào tâm hồn của mỗi một con người. Ta lớn lên với vòng tay vỗ về và dòng sữa
ngọt ngào của mẹ và quê hương cũng chính là người mẹ thứ hai – người mẹ tinh thần
đã nuôi lớn ta. Do vậy, người dân Việt Nam dù đi đâu xa vẫn nhớ về quê
hương với tình cảm của người con nhớ về đất mẹ:
Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm
tương
Nhớ ai dãi nắng dầm
sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.
Thật mộc mạc, chân chất mà
cao quí biết bao! Thế đó, tình cảm quê hương trong anh lớn mãi, lớn mãi. Nó
không bị thời gian, không gian chia cách mà ngược lại đó là nguồn nuôi dưỡng
tình cảm ấy lớn mạnh thêm. Ta đón nhận vào lòng mình vị ngọt của tình yêu đất mẹ.
Sung sướng thay! Tự hào thay! Ta hướng về quê hương không phải vì những gì xa
hoa, lộng lẫy, những món ăn sơn hào hải vị mà nhớ về quê hương với canh rau muống
– cà dầm tương. Chao ôi! Cái hương vị ấy sao đậm đà quá, nó không thể trộn lẫn
với bất kì một cái gì khác – hương vị của món ăn đồng quê, giản dị rất con người.
Lời ca lại khiến ta nhớ đến món cá kho khế, nồi canh cua đồng mẹ thường nấu vào
buổi trưa hè nắng gắt. Những món ăn bình dân mà đậm vị quê hương nhà thân thiết,
chan hoà, tràn ngập yêu thương. Lời ca còn đưa về với làng xóm, ở đó, có những
con người một nắng hai sương, chân lấm tay bùn.
Ta thường tự hào vì mình là
người con của đất Việt, của dòng giống cao quí con Rồng cháu Tiên. Là người con
của những con người không bao giờ khuất. Truyền thống ấy đã đi vào lời ca, điệu
hò mà nam nữ thanh niên vẫn hát mỗi dịp hội hè, trong những buổi lao động:
Em đố anh từ Nam chí Bắc
Sông nào là sông sâu nhất
Núi nào là núi cao nhất nước
ta?
Hình ảnh núi sông đã đi vào
lịch sử oai hùng của dân tộc Vỉệt Nam ta. Trải qua bao thế kỉ, những lời ca về
một thời oanh liệt như vẫn còn đó, vẫn ngân vang bài ca của một thời không thể
nào quên.
Cây đã cũ, bến đò xưa
Bộ hành có nghĩa nắng mưa
cũng chờ.
Tấm lòng sắt son, chung thuỷ
với quê hương thật đáng khâm phục thay! Cây đa cũ – bến đò xưa vẫn đứng vậy,
đón đợi những người con thân yêu sẽ trở về như người mẹ Việt Nam luôn chờ đợi
những đứa con thân yêu của mình vậy.
Gió đưa cành trúc la
đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh
gà Thọ Xương
Mịt mờ khói toả ngàn
sương
Nhịp chày Yên Thái, mặt
gương Tây Hồ.
Tình cảm gia đình cũng là một đề tài quen thuộc và gần gũi mà các ca dao dân
gian đã để lại cho chúng ta.
Trước mắt ta như hiện ra
khung cảnh thiên nhiên đẹp đẽ, bình yên ấy. Những cành trúc cứ la đà đung đưa
soi bóng trên mặt hồ, và những làn gió mơn man nhè nhẹ như đang cùng những cành
trúc hoà tấu bản nhạc – bản tình về tình yêu cuộc sống, yêu quê hương: tiếng
chuông Trấn Vũ – canh gà Thọ Xương hoà quyện với nhịp chày Yên Thái tạo nên một
khung cảnh bình yên đến là! Ta chợt thấy lòng mình thanh thản, yêu đời và thêm
yêu cuộc sống. Làn khói toả ngàn sương mơ màng như xua đi những ưu phiền, bon
chen của cuộc sống đời thường để ta lại trở lại về là ta – là người dân Việt
Nam với phẩm cách tuyệt vời như bông sen gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
Thế đó, yêu quê hương chính
là gắn bó, tự hào về quê hương. Ôi! Thương quá quê hương với mảnh đất khô cằn,
sỏi đá, với những con người chán lấm tay bùn. Ta lớn lên nhưng với quê hương –
người mẹ hiền dịu, ta mãi là đứa trẻ thơ. Chính tình cảm tha thiết mãnh liệt về
quê hương sẽ là nhân tố thúc đẩy và hình thành nhân cách của mỗi chúng ta. Hãy
trở về với quê hương, với lời ru của mẹ, bạn sẽ thấy lòng mình ấm áp, tràn ngập
yêu thương.
Bên cạnh tình yêu quê hương,
tình cảm gia đình cũng là một đề tài quen thuộc và gần gũi mà các ca dao dân
gian đã để lại cho chúng ta. Tình cảm gia đình là gì? Đó chính là sự yêu thương
gắn bó, quan tâm lẫn nhau giữa các thành viên trong một gia đình. Tình cảm ấy
thật tốt đẹp và phong phú: tình mẹ con, cha con, anh em, vợ chồng, ông bà – con
cháu… con người sinh ra và lớn lên không thể thiếu những nguồn tình cảm yêu
thương này.
Không có gì nghệ thuật hơn
tình yêu thương con người mà trước hết là mối quan hệ giữa các thành viên trong
một gia đình. Gia đình có tốt thì xã hội mới đẹp. Ta vẫn ngân nga những lời ca
dao ngọt ngào, sâu lắng:
Công cha như núi Thái
Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn
chảy ra.
Công lao trời biển của cha mẹ,
ta phải đền đáp bằng cách nào đây. Chữ hiếu đó là truyền thống đạo đức tốt đẹp
tự bao giờ của dân tộc Việt Nam. Ngọn núi Thái Sơn cao lớn sừng sững ấy, dòng
nước nguồn dạt dào trong trẻo ấy khiến ta thấm thía nguyện cầu: Cầu cho cha mẹ
sống đời với con. Công lao to lớn ấy ta chỉ biết bày tỏ có vậy thôi ư? Hãy kính
trọng, thương yêu và luôn nghĩ về cha mẹ, có như vậy ta mới không hổ thẹn, hối
hận khi nghĩ về mái tóc đen huyền của mẹ, sức khoẻ của người cha đã dần dần
thay đổi để chúng ta được nên vóc nên hình.
Ơn cha nặng lắm ai ơi
Nghĩa mẹ bằng trời chín
tháng cưu mang.
Chí lí thay! Những câu ca
dao âm vang lời khuyên bảo, nhắn nhủ chân tình. Đừng làm mẹ cha buồn lòng. Sống
sao cho xứng với ơn cha, nghĩa mẹ đã dành cho ta.
Trong gia đình, anh chị em
thương yêu giúp đỡ nhau, có như vậy cha mẹ mới vui lòng:
Chị em như chuối nhiều
tàu
Lá lành che lá rách chớ nói
nhau nặng lời.
Nếu không lá lành che lá
rách thì làm sao chống đỡ với mưa gió? Máu chảy ruột mềm, một con ngựa đau cả
tàu bỏ cỏ, đó là lời khuyên nhủ sâu sắc, cảm động. Bài học làm người – sống đề
làm gì? Và sống như thế nào? Chắc câu trả lời đầy đủ toàn vẹn nhất là tình yêu
con người.
Ngó lên nuộc lạt mái
nhà
Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông
bà bấy nhiêu.
Ông bà sinh ra cha mẹ của
ta, phải chịu bao cực nhọc, con cháu nhớ đến ông bà, đó là đạo lí đạo đức. Uống
nước nhớ nguồn, ăn quả phải nhớ kẻ trồng cây. Nỗi nhớ được hình ảnh hoá, lớp lớp
tầng tầng in sâu trong mắt, trong lòng cháu con. Và ta chợ nhận ra rằng:
Phải nhớ kẻ trồng cây. Nỗi
nhớ được hình ảnh hoá, lớp lớp tầng tầng in sâu trong mắt, trong lòng cháu con.
Và ta chợt nhận ra rằng:
Cây khô đâu dễ mọc chồi
Bác mẹ chưa dễ ở đời với ai
Non cao bao tuổi mà già
Bởi vì sương tuyết hoá ra bạc
đầu.
Tim ta chợt nhói đau khi nhìn
mái tóc hoa râm của mẹ, cha, ông, bà. Ta ước ao, níu kéo mong thời gian sẽ trở
lại nhưng tiếc thay đó lại là qui luật của trời đất, để rồi… Mẹ có thể không
còn nữa, nhưng trong tất cả các kì quan, kì quan đẹp đẽ nhất là tấm lòng người
mẹ. Mẹ chính là người họa sĩ, nhà kiến trúc đã sáng tạo và xây dựng nên con.
Có lúc nào đó ta ngồi nghĩ về
cha mẹ, ông bà và về chính bản thân mình như câu ca dao đã nhắc nhở:
Ngày nào em bé cỏn con
Bây giờ em đã lớn khôn thế
này
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước
ao.
Ca dao còn hát lên tình cảm
vợ chồng:
Rủ nhau xuống bể mò
cua
Đem về nấu quả mơ chua trên
rừng
Em ơi chua ngọt đã từng
Cay đắng, gian khổ của cuộc
sống có làm nhạt phai hương vị của hạnh phúc không? Không! Trái lại gian nan,
cay đắng càng giúp cho hạnh phúc nảy nở. Tình cảm gắn bó thuỷ chung ấy tha thiết,
mặn mà đáng cho ta trân trọng, cảm phúc. Rồi đây nữa:
Rủ nhau lên núi đốt
than
Chồng mang quang gánh vợ
mang quang giành
Củi than nhơn nhuốc với
tình
Ghi lời vàng đá xin mình chớ
quên.
Với đốt than, xuống bể, lên
rừng vất vả nhưng người lao động vẫn sát cánh bèn nhau, cùng sẻ chia ngọt – bùi
– cay – đắng. Vị mặn – vị đắng của mồ hôi đã tạo thành vị ngọt của hạnh phúc.
Và hạnh phúc ấy luôn ngọt ngào bởi tình cảm của họ vàng đá chẳng phai.
Những cây ca dao từ Nam chí
Bắc có đất, có nước, có biển có mồ hôi người… dần dần tụ lại nơi khoé mắt người
một giọt sáng ngời. Giọt đó là? Giọt sương? Giọt nước mắt? Hay giọt nghĩa tình
hạnh phúc? Có lẽ là tất cả, ca dao đã phản ánh thật đầy đủ và rõ nét đời sống
tình cảm của con người Việt Nam. Ngày nay, văn học hiện đại đã kế thừa và học tập
người mẹ ấy. Ta vẫn bắt gặp tình cảm tha thiết, sâu lắng trong thơ ca:
Con đi con lớn lên rồi
Chỉ thương mẹ ở nhà ngồi nhớ
con.
Tấm lòng người mẹ và lòng
anh chiến sĩ với mẹ được Tố Hữu vẽ lên như thế đó.
Hay:
Quê hương tôi có con sông
xanh biếc
Nước gương trong soi tóc những
hàng tre
Tâm hồn tôi là môt trưa hè
Toả nắng xuống lòng sông lấp
loáng.
(Nhớ con sông quê – Tế Hanh)
Và còn thật nhiều, thật nhiều
nữa, những sáng tác của các nhà thơ sau này, sự phát triển của văn học ngày một
thêm phong phú, các thể hiện cũng đa dạng.
Song chúng ta càng thêm yêu
mến dân ca – ca dao hay nói rộng hơn là văn học dân gian. Bởi chính văn học dân
gian là sự khởi đầu đẹp đẽ cho nền văn học. Đến với ca dao, ta như đến với thế
giới của tâm hồn. Ca dao đã thể hiện rõ nét tâm tư tình cảm của con người Việt
Nam bởi một lẽ các tác giả dân gian xưa cũng chính là người dân Việt Nam – người
lao động. Tâm tình của họ tưới lên mảnh đất khô cằn và những lời ca tuyệt vời ấy
cũng như là hoa quả mà học thu được từ mồ hôi, giúp chúng ta khôn lớn, trưởng
thành hơn trong suy nghĩ, hiểu biết và cảm xúc.
Dư vị ngọt ngào của ca dao
như vẫn còn đó. Ta vui sướng thay bởi thấy mình như đang lớn khôn thêm giữa trời
đất, quê hương, gia đình thương yêu.
Thu Huyền
bài viết thật ý nghĩa
Trả lờiXóaVòng quý nhân nạp tài nữ mệnh
Vòng quý nhân nạp tài nam mệnh
Gạo vàng thần tài
bột trừ tà mua ở đâu
bột tẩy uế mua ở đâu