Vài kỷ niệm về bản tổ khúc (Suite) cho Piano
tặng Đặng Thái Sơn của Đặng Hữu Phúc
Năm 1973...
Việt Nam vẫn đang trong chiến tranh nóng.
Trường Âm nhạc Việt Nam (ÂNVN), nay là Học viện Âm nhạc QG, vừa từ Đại Mão – Hà Bắc, nơi sơ tán tránh bom B52 về Hà Nội. Lam lũ, đói nghèo.
Nếu ta kể cho thế hệ hôm nay về điều kiện sống và học tập thời đó thì chẳng khác gì kể những câu chuyện cổ tích của một thời xa xưa... họ khó mà tưởng tượng nổi.
Trường ÂNVN nằm trên mảnh đất xưa kia là nghĩa địa làng, gồm 3 toà nhà 4 tầng, một cái gọi là nhà tập, chỉ dành để học, để tập đàn, hát. Cái nhà tập ấy, mỗi tầng gồm khoảng 25 phòng nhỏ 6m2 và hai đầu nhà là 2 phòng lớn, đánh số từ P1-P27 thế hệ chúng tôi chẳng bao giờ quên: tầng 1 dành cho khoa dân tộc, tầng 2 khoa piano và thanh nhạc, tầng 3 khoa đàn dây và lí-sáng-chỉ, tầng 4 khoa kèn-gõ và accordeon.
Vì không có đủ giờ đàn piano (hồi đó phải chia giờ cho từng học sinh) để làm việc, nên buổi tối tôi thường trốn ở lại (21h là tất cả phải ra để bảo vệ khoá) và ngủ luôn trong nhà tập hàng mấy năm trời để tranh thủ tập đàn. Những đêm mưa gió sấm chớp, một mình nằm nghe hàng trăm cánh cửa kính, cửa chớp của cả 4 tầng toà nhà đồ sộ, vì không đóng kĩ, nên gió giật, đập rầm rầm như những trận bom thời ấy. Rồi những đêm rét cắt thịt thui thủi nằm một mình, đơn côi với bóng tối mênh mông đen kịt, trong cái toà nhà bị khoá kín, chỉ có tiếng muỗi và thỉnh thoảng tiếng chuột chạy...
Ngẫm lại cái thời của mình thì thấy ai cũng khố, khổ vì chiến tranh liên miên, khổ vì nghèo, khổ vì cơ cấu xã hội bất hợp lí sinh ra lắm lũ cơ hội bất tài nhũng nhiễu, và khổ nhất lại là chính chúng ta cứ mãi đố kị, làm khổ và hành hạ lẫn nhau.
"Chống tay ngồi ngẫm sự đời
Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm"
(Nguyễn Gia Thiều 1741-1798/Cung oán ngâm khúc)
Và bản Tổ khúc (Suite) cho đàn piano ra đời trong bối cảnh đó. So với bản Prélude Es đầu tay viết cho piano của tôi năm1971 thì bản Suite này là một cú nhảy, bứt ra khỏi ảnh hưởng của thời Lãng mạn châu Âu, của Chopin.
Trong bản nhạc gồm 3 đoạn này, các bạn có thể thấy phong cảnh núi rừng, có thể nghe thấy tiếng đàn tính tẩu của người Tày, Nùng, tiếng khèn bè dưới trăng của dân tộc Thái, tiếng sáo Mèo và các giai điệu hồn nhiên, hoang sơ, thanh khiết, mộc mạc của vùng Tây Bắc Việt Nam. Những giai điệu này thời ấy tôi nghe và ghi âm lại từ những đĩa than 78 vòng/phút của Nhà xuất bản Âm nhạc một cách say mê, bản thân tôi lúc đó chưa được tới Tây Bắc.
Những giai điệu này có những quy luật riêng của nó, như những bông hoa của núi rừng, nó toả hương sắc theo cách của nó mà không cần biết tới bất cứ quy luật nào của cái gọi là "nhạc lý" mà chúng ta vẫn học, dùng những kĩ thuật đã có trong sách vở để xử lý nó thì nó sẽ... chết. Để hiểu nó thì không phải là phân tích, không phải là biện luận mà là chìm vào trong nó, trở thành hoà hợp với nó trong rung động từ trái tim mình. Đó là cách đi vào dân ca của tôi.
Viết xong bản Suite cho piano này, tôi đã tặng Đặng Thái Sơn với dòng chữ: "Tặng bạn Đặng Thái Sơn, chúc bạn thành công". Đặng Thái Sơn lúc đó mới 15 tuổi và đã là một huyền thoại về tài năng piano ở trường nhạc, Sơn rất cảm động và do cũng rất quý mến tôi, nên thường biểu diễn bản nhạc này.
Tôi thỉnh thoảng có tới nhà Sơn ở 28 phố Kỳ Đồng (*), trả bài đàn piano bác Thái Thị Liên, má Sơn. Hai anh em mỗi khi gặp nhau trong trường đều hay nói chuyện âm nhạc, âm nhạc đã gắn kết chúng tôi với nhau. Ngay từ khi ấy, tôi đã thấy phẩm chất đặc biệt "giữa trần ai" trong Sơn và có linh cảm về tương lai xuất chúng của Sơn.
Ông Đặng Đình Hưng là người tham gia vào vụ Nhân văn giai phẩm. Những người như thế, cả đời họ sống khốn khổ, không những thế, tất cả những người thân của họ cũng đều bị vạ lây, Sơn là con ông Hưng thì cũng không nằm ngoài quy luật ấy, Sơn có một tuổi thơ là con "phản động" được ghi vào lí lịch.
Như tất cả mọi người khác có lí lịch như vậy, học hết trung cấp (khoảng 1976) Sơn đã có quyết định cử đi công tác tại Đoàn Văn công Việt Bắc do ông Nguyễn Văn Thương, hiệu trưởng ký rồi. Nếu kịch bản này xảy ra, thì Sơn sẽ lên đoàn văn công đó đệm cho múa, cho hát và bây giờ chắc chẳng còn ai biết đến một Đặng Thái Sơn, một tài năng sẽ mất hút giữa đám đông, giữa cuộc đời này.
Một siêu tiềm năng, một siêu hạt mầm sẽ biến mất không còn để lại dấu vết mà chưa kịp thành đại thụ toả bóng...và đã có bao nhiêu những hạt mầm tài năng quý giá của Việt Nam bị thui chột đi theo những cách tương tự?
Nhưng riêng ở đây, may cho dân tộc Việt ta, may cho châu Á, và may cho cả thế giới, kịch bản đó đã không xảy ra nhờ có má Sơn, bà Thái Thị Liên và những người như giáo sư Nga gốc Do Thái Issac Katz, chuyên gia piano thời ấy, đã can thiệp kịp thời, Sơn đã thoát hiểm, tuy vô cùng khó khăn, để bây giờ chúng ta có tiếng đàn piano của Đặng Thái Sơn, người châu Á đầu tiên đoạt giải Chopin, một đoá hoa của trí tuệ Việt Nam đã, đang toả ngát hương trên thế giới.
Đặng Thái Sơn, người làm nên những recital piano được chờ đợi nhất của giới chuyên nghiệp ở Việt Nam, mỗi buổi hoà nhạc của Sơn là một cơn mưa hoa, một lễ hội thiêng, qua tiếng đàn của Sơn, khán giả như được thoáng nhìn, thoáng cảm nhận cái siêu việt cõi vô biên vô cùng...
Sau khi Sơn được đi học ở Liên Xô (1977), Sơn thường gửi thư, gửi quà về động viên tôi rất nhiều, những lá thư này tới nay tôi vẫn còn giữ...
Thời đó, Hà Nội không có tiếng động cơ ô tô, xe máy, chỉ có xe đạp, rất vắng vẻ và hay mất điện. Hà Nội lúc đó được ví như một ngoại ô bị bỏ quên.
Thời đó, trong quan hệ ngoại giao với nước ngoài, mỗi khi có khách nước ngoài đến thăm Hà Nội, ta chẳng biết dẫn họ đi đâu? Thăm quan cái gì? Thật sự chẳng có gì để họ xem ở thủ đô Hà Nội thời ấy cả. Các di tích lịch sử thời đó hoang tàn, như Văn Miếu thì bị bỏ hoang, nơi trú ngụ của những người nghèo khó, nơi giải quyết "nỗi buồn" của khách đi đường (thời đó chưa có toilet công cộng)... Và ai đó đã sáng kiến: ở trường ÂNVN có sẵn những học sinh học biểu diễn các loại đàn và hát, miễm phí. Và thế là chuyện vào thăm trường ÂNVN, với một buổi biểu diễn nhỏ của học sinh để tiếp khách là chuyện không thể thiếu của các đoàn ngoại giao đến thăm Hà Nội thuở ấy.
Tôi thỉnh thoảng cũng được chọn để biểu diễn độc tấu piano, thường tôi chơi Tổ khúc và một bản kinh điển, như một lần tôi chơi bản Appasionata của Beethoven để đón đoàn Tây Đức, lần thì chơi Concerto G dur của M.Ravel để tiếp đoàn Pháp...
Trong chương trình biểu diễn của Sơn, ngoài tác phẩm kinh điển nước ngoài, bao giờ cũng phải có một bài của tác giả Việt nam. Đó là Tổ khúc cho piano" của tôi và Biến tấu trên chủ đề Tây nguyên của Nguyễn Văn Thương, hiệu trưởng trường ÂNVN thời ấy. Hai bài này Sơn thay đổi phiên nhau lần lượt.
Một lần có đoàn ngoại giao của Mỹ tới, và cuộc biểu diễn tổ chức ở Phủ thủ tướng, hôm đó tới phiên bài của tôi.
Sáng hôm sau, gặp Sơn ở trong trường, tôi có hỏi về kết quả buổi biểu diễn tối qua, và bài của tôi Sơn chơi thế nào? Sơn trả lời: ông Thương quyết định bỏ bài Việt nam (!)
Một số ảnh tư liệu (Trịnh Tiến chụp)
Sau khi đoạt giải cao nhất (và tất cả 5 giải phụ) tại cuộc thi Quốc tế Chopin lần thứ X . Tháng 10/1980.
Đặng Thái Sơn về thăm VN và tới thăm Đặng Hữu Phúc 6/12/1980
Tôi cũng đã biểu diễn bản Suite nhiều lần, đáng nhớ là vào tháng 11/1976 nhân kỉ niệm 20 năm ngày thành lập trường ÂNVN, và gần đây, vào tháng 9/2010 ở Cung Văn hoá Hữu nghị Hà Nội trong chương trình "Con đường âm nhạc" do VTV1 tổ chức, truyền hình trực tiếp.
Hiện nay bản này thường được dùng làm bài tốt nghiệp cao học piano trong các nhạc viện ở VN và cũng được các thí sinh Việt Nam chọn làm tiết mục để tham dự cuộc thi piano quốc tế tại Việt Nam.
Chú thích:
(*) Xin được tả qua về ngôi nhà 28 phố Kỳ Đồng, nơi sinh ra và lớn lên của Đặng Thái Sơn, nay đổi là phố Tống Duy Tân, nằm ở khu phố ẩm thực Cấm Chỉ - Cửa Nam trung tâm Hà Nội.
Thời Pháp những biệt thự thường là nơi ở của 1 gia đình. Sau khi tiếp quản Thủ đô, chính quyền mới tịch thu sung công và phân cho nhiều gia đình cùng ở, một toà nhà có bao nhiêu phòng thì có bấy nhiêu gia đình được phân, có khi là hàng chục gia đình với dăm bảy chục người đến ở, tình trạng này vẫn kéo dài nguyên trạng cho tới bây giờ và hầu như tất cả những biệt thự thời Pháp nay đã bị biến dạng vì cơi nới, nhếch nhác đến thảm hại, trừ một số biệt thự đẹp nhất phân cho gia đình các đ/c lãnh đạo cao cấp ở thì vẫn giữ nguyên được vẻ cao sang quý phái. Ngôi nhà 28 phố Kỳ Đồng là một biệt thự nhỏ, không có vườn, cũng được phân cho nhiều hộ, trong đó có gia đình của Đặng Thái Sơn gồm 5 người (Đều là những người nổi tiếng như: ông Đặng Đình Hưng, Bà Thái Thị Liên, và 3 người con với cậu bé út Đặng Thái Sơn) được phân cho ở 1 phòng, rộng khoảng 25m2 trên tầng 3. Nhiều học sinh piano của trường nhạc thuở ấy đã đến học ở căn phòng này, tôi cũng vậy và vẫn nhớ: trên chỗ ngoặt cầu thang từ tầng 2 lên tầng 3, trong bóng tối có một người bị bệnh lao ngồi bất động trên một cái nghế ở đấy, im lìm như một bóng ma...
Căn phòng của gia đình Sơn có cửa sổ, ngoài cửa sổ phía dưới có một cái ô văng che mưa của cửa sổ nhà dưới tầng 2. Cái ô văng này chiều dài khoảng 1,5m rộng 0,5m phủ đầy rêu trơn, nhất là trời mưa ẩm nếu trèo ra đó rất dễ trượt ngã xuống đất... chết ngay, vì người ta làm ra chỗ đấy không phải là cái chỗ để bất cứ ai trèo ra. Vậy mà Sơn trèo ra đấy thường xuyên, vì Sơn có một cái chuồng gà đặt ở đấy, để tranh thủ diện tích nuôi gà lấy trứng, cải thiện bữa ăn. Nhiều lần tôi đến học đàn đã chứng kiến cậu bé Sơn trèo qua cửa sổ xuống cái ô văng ấy để cho gà ăn và lấy trứng. Bây giờ nghĩ lại vẫn thấy rờn rợn...
Một thời mà vài quả trứng gà có thể đổi mạng người.
Việt Nam vẫn đang trong chiến tranh nóng.
Trường Âm nhạc Việt Nam (ÂNVN), nay là Học viện Âm nhạc QG, vừa từ Đại Mão – Hà Bắc, nơi sơ tán tránh bom B52 về Hà Nội. Lam lũ, đói nghèo.
Nếu ta kể cho thế hệ hôm nay về điều kiện sống và học tập thời đó thì chẳng khác gì kể những câu chuyện cổ tích của một thời xa xưa... họ khó mà tưởng tượng nổi.
Trường ÂNVN nằm trên mảnh đất xưa kia là nghĩa địa làng, gồm 3 toà nhà 4 tầng, một cái gọi là nhà tập, chỉ dành để học, để tập đàn, hát. Cái nhà tập ấy, mỗi tầng gồm khoảng 25 phòng nhỏ 6m2 và hai đầu nhà là 2 phòng lớn, đánh số từ P1-P27 thế hệ chúng tôi chẳng bao giờ quên: tầng 1 dành cho khoa dân tộc, tầng 2 khoa piano và thanh nhạc, tầng 3 khoa đàn dây và lí-sáng-chỉ, tầng 4 khoa kèn-gõ và accordeon.
Đặng Hữu Phúc, phòng 1B nhà tập
Thời đó rất ít khi có điện, mà hệ thống điện 220V mỗi lần muốn có đèn, có quạt thì
đều phải tự nối dây điện trần bằng tay trần, rồi cũng quen.Vì không có đủ giờ đàn piano (hồi đó phải chia giờ cho từng học sinh) để làm việc, nên buổi tối tôi thường trốn ở lại (21h là tất cả phải ra để bảo vệ khoá) và ngủ luôn trong nhà tập hàng mấy năm trời để tranh thủ tập đàn. Những đêm mưa gió sấm chớp, một mình nằm nghe hàng trăm cánh cửa kính, cửa chớp của cả 4 tầng toà nhà đồ sộ, vì không đóng kĩ, nên gió giật, đập rầm rầm như những trận bom thời ấy. Rồi những đêm rét cắt thịt thui thủi nằm một mình, đơn côi với bóng tối mênh mông đen kịt, trong cái toà nhà bị khoá kín, chỉ có tiếng muỗi và thỉnh thoảng tiếng chuột chạy...
Ngẫm lại cái thời của mình thì thấy ai cũng khố, khổ vì chiến tranh liên miên, khổ vì nghèo, khổ vì cơ cấu xã hội bất hợp lí sinh ra lắm lũ cơ hội bất tài nhũng nhiễu, và khổ nhất lại là chính chúng ta cứ mãi đố kị, làm khổ và hành hạ lẫn nhau.
"Chống tay ngồi ngẫm sự đời
Muốn kêu một tiếng cho dài kẻo căm"
(Nguyễn Gia Thiều 1741-1798/Cung oán ngâm khúc)
Đặng Hữu Phúc, Phòng 13B nhà tập
Năm 1973, tôi tròn 20 tuổi, là học sinh trung cấp vừa piano vừa sáng tác.Và bản Tổ khúc (Suite) cho đàn piano ra đời trong bối cảnh đó. So với bản Prélude Es đầu tay viết cho piano của tôi năm1971 thì bản Suite này là một cú nhảy, bứt ra khỏi ảnh hưởng của thời Lãng mạn châu Âu, của Chopin.
Trong bản nhạc gồm 3 đoạn này, các bạn có thể thấy phong cảnh núi rừng, có thể nghe thấy tiếng đàn tính tẩu của người Tày, Nùng, tiếng khèn bè dưới trăng của dân tộc Thái, tiếng sáo Mèo và các giai điệu hồn nhiên, hoang sơ, thanh khiết, mộc mạc của vùng Tây Bắc Việt Nam. Những giai điệu này thời ấy tôi nghe và ghi âm lại từ những đĩa than 78 vòng/phút của Nhà xuất bản Âm nhạc một cách say mê, bản thân tôi lúc đó chưa được tới Tây Bắc.
Những giai điệu này có những quy luật riêng của nó, như những bông hoa của núi rừng, nó toả hương sắc theo cách của nó mà không cần biết tới bất cứ quy luật nào của cái gọi là "nhạc lý" mà chúng ta vẫn học, dùng những kĩ thuật đã có trong sách vở để xử lý nó thì nó sẽ... chết. Để hiểu nó thì không phải là phân tích, không phải là biện luận mà là chìm vào trong nó, trở thành hoà hợp với nó trong rung động từ trái tim mình. Đó là cách đi vào dân ca của tôi.
Viết xong bản Suite cho piano này, tôi đã tặng Đặng Thái Sơn với dòng chữ: "Tặng bạn Đặng Thái Sơn, chúc bạn thành công". Đặng Thái Sơn lúc đó mới 15 tuổi và đã là một huyền thoại về tài năng piano ở trường nhạc, Sơn rất cảm động và do cũng rất quý mến tôi, nên thường biểu diễn bản nhạc này.
Tôi thỉnh thoảng có tới nhà Sơn ở 28 phố Kỳ Đồng (*), trả bài đàn piano bác Thái Thị Liên, má Sơn. Hai anh em mỗi khi gặp nhau trong trường đều hay nói chuyện âm nhạc, âm nhạc đã gắn kết chúng tôi với nhau. Ngay từ khi ấy, tôi đã thấy phẩm chất đặc biệt "giữa trần ai" trong Sơn và có linh cảm về tương lai xuất chúng của Sơn.
Ông Đặng Đình Hưng là người tham gia vào vụ Nhân văn giai phẩm. Những người như thế, cả đời họ sống khốn khổ, không những thế, tất cả những người thân của họ cũng đều bị vạ lây, Sơn là con ông Hưng thì cũng không nằm ngoài quy luật ấy, Sơn có một tuổi thơ là con "phản động" được ghi vào lí lịch.
Như tất cả mọi người khác có lí lịch như vậy, học hết trung cấp (khoảng 1976) Sơn đã có quyết định cử đi công tác tại Đoàn Văn công Việt Bắc do ông Nguyễn Văn Thương, hiệu trưởng ký rồi. Nếu kịch bản này xảy ra, thì Sơn sẽ lên đoàn văn công đó đệm cho múa, cho hát và bây giờ chắc chẳng còn ai biết đến một Đặng Thái Sơn, một tài năng sẽ mất hút giữa đám đông, giữa cuộc đời này.
Một siêu tiềm năng, một siêu hạt mầm sẽ biến mất không còn để lại dấu vết mà chưa kịp thành đại thụ toả bóng...và đã có bao nhiêu những hạt mầm tài năng quý giá của Việt Nam bị thui chột đi theo những cách tương tự?
Nhưng riêng ở đây, may cho dân tộc Việt ta, may cho châu Á, và may cho cả thế giới, kịch bản đó đã không xảy ra nhờ có má Sơn, bà Thái Thị Liên và những người như giáo sư Nga gốc Do Thái Issac Katz, chuyên gia piano thời ấy, đã can thiệp kịp thời, Sơn đã thoát hiểm, tuy vô cùng khó khăn, để bây giờ chúng ta có tiếng đàn piano của Đặng Thái Sơn, người châu Á đầu tiên đoạt giải Chopin, một đoá hoa của trí tuệ Việt Nam đã, đang toả ngát hương trên thế giới.
Đặng Thái Sơn, người làm nên những recital piano được chờ đợi nhất của giới chuyên nghiệp ở Việt Nam, mỗi buổi hoà nhạc của Sơn là một cơn mưa hoa, một lễ hội thiêng, qua tiếng đàn của Sơn, khán giả như được thoáng nhìn, thoáng cảm nhận cái siêu việt cõi vô biên vô cùng...
Sau khi Sơn được đi học ở Liên Xô (1977), Sơn thường gửi thư, gửi quà về động viên tôi rất nhiều, những lá thư này tới nay tôi vẫn còn giữ...
Đặng Thái Sơn học với thầy Issac Katz
(khoảng năm 1974). Phòng 1B nhà tập
Bây giờ tôi xin kể lại một kỉ niệm nhỏ liên quan tới bản nhạc này.Thời đó, Hà Nội không có tiếng động cơ ô tô, xe máy, chỉ có xe đạp, rất vắng vẻ và hay mất điện. Hà Nội lúc đó được ví như một ngoại ô bị bỏ quên.
Thời đó, trong quan hệ ngoại giao với nước ngoài, mỗi khi có khách nước ngoài đến thăm Hà Nội, ta chẳng biết dẫn họ đi đâu? Thăm quan cái gì? Thật sự chẳng có gì để họ xem ở thủ đô Hà Nội thời ấy cả. Các di tích lịch sử thời đó hoang tàn, như Văn Miếu thì bị bỏ hoang, nơi trú ngụ của những người nghèo khó, nơi giải quyết "nỗi buồn" của khách đi đường (thời đó chưa có toilet công cộng)... Và ai đó đã sáng kiến: ở trường ÂNVN có sẵn những học sinh học biểu diễn các loại đàn và hát, miễm phí. Và thế là chuyện vào thăm trường ÂNVN, với một buổi biểu diễn nhỏ của học sinh để tiếp khách là chuyện không thể thiếu của các đoàn ngoại giao đến thăm Hà Nội thuở ấy.
Tôi thỉnh thoảng cũng được chọn để biểu diễn độc tấu piano, thường tôi chơi Tổ khúc và một bản kinh điển, như một lần tôi chơi bản Appasionata của Beethoven để đón đoàn Tây Đức, lần thì chơi Concerto G dur của M.Ravel để tiếp đoàn Pháp...
Đặng Hữu Phúc biểu diễn piano đón phái đoàn
toán học Pháp tới thăm trường ÂNVN
ngày 9/10/1974
(biểu diễn Suite cho piano và Concerto G dur của M.Ravel. Phòng 1B nhà tập)
Giảng viên Tào Hữu Huệ đệm Piano 2 thay phần
dàn nhạc, bản Concerto G dur của
M.Ravel
Đặng Thái Sơn là một học sinh luôn có mặt trong các buổi biểu diễn đó, có tháng
đôi lần, tôi nghĩ nó rất có ích và đã tạo nên bản lĩnh vững vàng trên sân khấu
của Sơn sau này, vì được rèn luyện từ nhỏ. Điều này là cực kỳ quan trọng với
người biểu diễn. Dù tài đến đâu mà ra sân khấu bị run, thần kinh không vững,
không làm chủ được tiếng đàn thì cũng hỏngTrong chương trình biểu diễn của Sơn, ngoài tác phẩm kinh điển nước ngoài, bao giờ cũng phải có một bài của tác giả Việt nam. Đó là Tổ khúc cho piano" của tôi và Biến tấu trên chủ đề Tây nguyên của Nguyễn Văn Thương, hiệu trưởng trường ÂNVN thời ấy. Hai bài này Sơn thay đổi phiên nhau lần lượt.
Một lần có đoàn ngoại giao của Mỹ tới, và cuộc biểu diễn tổ chức ở Phủ thủ tướng, hôm đó tới phiên bài của tôi.
Sáng hôm sau, gặp Sơn ở trong trường, tôi có hỏi về kết quả buổi biểu diễn tối qua, và bài của tôi Sơn chơi thế nào? Sơn trả lời: ông Thương quyết định bỏ bài Việt nam (!)
Một số ảnh tư liệu (Trịnh Tiến chụp)
Sau khi đoạt giải cao nhất (và tất cả 5 giải phụ) tại cuộc thi Quốc tế Chopin lần thứ X . Tháng 10/1980.
Đặng Thái Sơn về thăm VN và tới thăm Đặng Hữu Phúc 6/12/1980
Đặng Thái Sơn tới thăm Đặng Hữu Phúc
Bản Tổ khúc này Đặng Thái Sơn cũng đã biểu diễn ở nhạc viện
Tchaikovsky (Liên Xô cũ) năm 1980.Tôi cũng đã biểu diễn bản Suite nhiều lần, đáng nhớ là vào tháng 11/1976 nhân kỉ niệm 20 năm ngày thành lập trường ÂNVN, và gần đây, vào tháng 9/2010 ở Cung Văn hoá Hữu nghị Hà Nội trong chương trình "Con đường âm nhạc" do VTV1 tổ chức, truyền hình trực tiếp.
Hiện nay bản này thường được dùng làm bài tốt nghiệp cao học piano trong các nhạc viện ở VN và cũng được các thí sinh Việt Nam chọn làm tiết mục để tham dự cuộc thi piano quốc tế tại Việt Nam.
Chú thích:
(*) Xin được tả qua về ngôi nhà 28 phố Kỳ Đồng, nơi sinh ra và lớn lên của Đặng Thái Sơn, nay đổi là phố Tống Duy Tân, nằm ở khu phố ẩm thực Cấm Chỉ - Cửa Nam trung tâm Hà Nội.
Thời Pháp những biệt thự thường là nơi ở của 1 gia đình. Sau khi tiếp quản Thủ đô, chính quyền mới tịch thu sung công và phân cho nhiều gia đình cùng ở, một toà nhà có bao nhiêu phòng thì có bấy nhiêu gia đình được phân, có khi là hàng chục gia đình với dăm bảy chục người đến ở, tình trạng này vẫn kéo dài nguyên trạng cho tới bây giờ và hầu như tất cả những biệt thự thời Pháp nay đã bị biến dạng vì cơi nới, nhếch nhác đến thảm hại, trừ một số biệt thự đẹp nhất phân cho gia đình các đ/c lãnh đạo cao cấp ở thì vẫn giữ nguyên được vẻ cao sang quý phái. Ngôi nhà 28 phố Kỳ Đồng là một biệt thự nhỏ, không có vườn, cũng được phân cho nhiều hộ, trong đó có gia đình của Đặng Thái Sơn gồm 5 người (Đều là những người nổi tiếng như: ông Đặng Đình Hưng, Bà Thái Thị Liên, và 3 người con với cậu bé út Đặng Thái Sơn) được phân cho ở 1 phòng, rộng khoảng 25m2 trên tầng 3. Nhiều học sinh piano của trường nhạc thuở ấy đã đến học ở căn phòng này, tôi cũng vậy và vẫn nhớ: trên chỗ ngoặt cầu thang từ tầng 2 lên tầng 3, trong bóng tối có một người bị bệnh lao ngồi bất động trên một cái nghế ở đấy, im lìm như một bóng ma...
Căn phòng của gia đình Sơn có cửa sổ, ngoài cửa sổ phía dưới có một cái ô văng che mưa của cửa sổ nhà dưới tầng 2. Cái ô văng này chiều dài khoảng 1,5m rộng 0,5m phủ đầy rêu trơn, nhất là trời mưa ẩm nếu trèo ra đó rất dễ trượt ngã xuống đất... chết ngay, vì người ta làm ra chỗ đấy không phải là cái chỗ để bất cứ ai trèo ra. Vậy mà Sơn trèo ra đấy thường xuyên, vì Sơn có một cái chuồng gà đặt ở đấy, để tranh thủ diện tích nuôi gà lấy trứng, cải thiện bữa ăn. Nhiều lần tôi đến học đàn đã chứng kiến cậu bé Sơn trèo qua cửa sổ xuống cái ô văng ấy để cho gà ăn và lấy trứng. Bây giờ nghĩ lại vẫn thấy rờn rợn...
Một thời mà vài quả trứng gà có thể đổi mạng người.
Đặng Hữu Phúc
8.7.2011
8.7.2011
Nguồn:http://vnmusic.com.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét