Như vậy
có nghĩa là.... Vâng đúng vậy, như tôi đang nhìn bạn, và thấy mùa xuân trong mắt
bạn. Niềm vui đơn giản và giản dị như chính nó.
Ta
muốn hỏi tri âm trời lận đận
Khóm cúc già bên giậu nở hay chưa.
Khóm cúc già bên giậu nở hay chưa.
Chưa hẳn
vậy là tôi đang buồn đâu nhé, vì ít nhất tôi cũng có một tri âm để hỏi. Nhưng
khi nói như thế cũng nghe một điều gì mong manh trong đó. Trời Đà lạt sáng nay
mưa nhẹ đủ để nghe lạnh. Tôi bâng quơ đọc đi đọc lại câu thơ viết trên tường
trong khuôn viên Sử quán XQ. Khóm cúc già, tác giả muốn hỏi khóm cúc già nào đó
thực ư, tôi không dám chắc. Nở hay chưa! Sao tôi cứ mường tượng như một vị thầy
đang hỏi đệ tử, và với cái nhìn xuyên thấu tâm tư người đệ tử mà không cần câu
trả lời. “Ta mừng ông”, vậy có nghĩa là khóm cúc già đã nở hay sao.
Hôm
qua uống trà với huynh đệ tới khuya, bạn có nói, nè, có câu này hay lắm để em đọc
huynh đệ nghe.
Lỡ
đọa trần gian thì không tiếc
chỉ tiếc trên đời thiếu tri âm.
chỉ tiếc trên đời thiếu tri âm.
Tôi
quên chưa kịp hỏi của ai. Nhưng chắc thế. Có mặt nơi đây cũng đâu có gì đáng tiếc
lắm, chỉ tiếc đóa sen trên hội Linh Sơn, có mấy tri âm!
Tri
âm, người ta nhắc mãi điều này trong một tâm tình mang âm hưởng khó minh định
là gì. Và dường như có những điều bất khả để khiến tâm tình mỗi người, chỉ có
thể khi bên chén trà độc ẩm mới thấm hết những gì chứa đựng trong đó.
Tôi
không biết mình có thói quen uống trà từ lúc nào, nhưng cái lặng lẽ một mình tự
nó là mùa xuân. Dù rằng không thể tránh khỏi những lúc mưa xuân bất chợt. Có những
điều người ta không thể nói dù rất muốn nói. Nhưng lúc nào đó, tình cờ mở trang
sách:
-
Phương nam lại có cái này chăng?
Sư
thưa:
-
Không.
- Hằng
ngày lấy cái gì uống trà?”
Thế là
mùa xuân!
Như một
lần trong nỗi buồn đất khách, nâng tách trà lên, chưa kịp uống bất chợt nhìn thấy
câu:
tri
âm nan tầm,
tương thức vi duyên.
tương thức vi duyên.
tương
thức vi duyên. Thế là mùa xuân!
Ta
sẽ định cùng ai kể lể,
một nỗi niềm hư huyễn giữa chiêm bao.
(Bùi Giáng)
một nỗi niềm hư huyễn giữa chiêm bao.
(Bùi Giáng)
Sẽ định
cùng ai! Tôi vẫn thường nhìn Thầy tôi trong cái lặng lẽ âm thầm. Vẫn thường tự
hỏi sao Thầy có thể chỉ ra trong cái mong manh hư huyễn một niềm tin vững chắc
được nhỉ. Để cho những gã cùng tử thường sống trong cơn say như tôi tiếp tục những
lời thơ dường như vô nghĩa.
chút
lửa hồng nhen nhúm,
gởi đến Tung Sơn một sáng xuân.
Thuần Chánh
Theo http://vienchieu.org/
gởi đến Tung Sơn một sáng xuân.
Thuần Chánh
Theo http://vienchieu.org/
Từ
Đông đường về, gặp T. Chánh đang thơ thẩn bên hàng liễu. Tôi gọi:
-
Chánh! Qua uống trà!
T.Chánh chớp mắt băn khoăn:
-
Thôi... để bữa khác đi cô. Bữa nay qua, người ta nói mất công.
- Nói
gì?
- Bữa
nay là ngày Thinh Lặng mà!
Chết
chưa! Chả để ý ngày giờ gì cả, cứ phạm luật hoài. Thứ bảy hàng tuần là ngày phải
im như tờ đấy! Không khí nhà chùa lặng lẽ thế sao mình chẳng nhận ra?
Cành
anh đào trổ bông tự bao giờ, chen vào lá. Tôi nhớ một bài hát xưa lắc xưa lơ. Một
anh lính ở trong rừng than thở Nếu mai không nở anh biết xuân về hay chưa! Nếu
vào lúc này thì anh sẽ tẽn tò khi mai trắng mai vàng gì cũng nở lai rai từ cuối
thu. Thời tiết thay đổi lộn tùng phèo. Có kỳ tôi hỏi một chú Phật tử ở
Oklahoma:
- Chú
có nghĩ là mình và thiên nhiên có liên quan với nhau không?
- Dạ
dĩ nhiên. Phật dạy “Nhất thiết duy tâm tạo” mà!
Tôi cười
tinh quái: - Tôi tới đây mới hơn một tuần. Trời đất mấy ngày đầu lạnh tê tái, đỡ
đỡ mấy ngày sau, và nóng hừng hực vào ngày cuối... Thế thì... !!?
Chú Phật
tử đành cười trừ: - Sập bẫy rồi! Nhưng đâu chỉ ở Oklahoma mà toàn thế giới, thế
thì... !!?
Vậy mà
Tết đến lại cứ phải là mùa xuân - cô Trụ trì Viên Chiếu viết cho Giác Ngộ một
bài Mùa Xuân Đi Đâu.
T.Chánh lại cười: - Em định viết một bài Đâu Hẳn Chờ Xuân!
- Em
có viết một bài Đâu Là Mùa Xuân.
Tôi lẩm
bẩm:
- Tôi
sẽ làm bài thơ!
- Bài
gì? Bài gì?
- Tóm
mấy cái đề này lại.
Tôi
chẳng thấy mùa xuân
Trên cây rừng đầy lá
Tôi chẳng nghe mùa xuân
Trên nhạc thơ tá lả
Nhưng tôi biết mùa xuân
Trong tôi nghe lạ quá
Khi thơ thẩn trong sân
Hay ngồi trên phiến đá
Giữa đất trời lâng lâng
Một bình an khôn tả
Đại chúng một trăm hơn
Nhìn nhau không xa lạ
Một lời không thốt lên
Nhưng lòng dường như đã...
Hẹn nhau tạo mùa xuân
Suốt cả Thu, Đông, Hạ.
Trên cây rừng đầy lá
Tôi chẳng nghe mùa xuân
Trên nhạc thơ tá lả
Nhưng tôi biết mùa xuân
Trong tôi nghe lạ quá
Khi thơ thẩn trong sân
Hay ngồi trên phiến đá
Giữa đất trời lâng lâng
Một bình an khôn tả
Đại chúng một trăm hơn
Nhìn nhau không xa lạ
Một lời không thốt lên
Nhưng lòng dường như đã...
Hẹn nhau tạo mùa xuân
Suốt cả Thu, Đông, Hạ.
Hạnh Huệ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét