Cuối
năm, những ngày gần Tết, từng đoàn xe dài dằng dặc chở bao nhiêu là người trở về
quê, sau một năm lăn lộn kiếm sống ở phương xa. Những khuôn mặt nôn nóng, hớn hở,
vui tươi dù phải chen lấn, đợi chờ lê thê để đến phiên mình lên được chuyến xe
nào đó. Những câu chuyện nổ ra giòn tan, những giọng cười trong vắt dù có phải
mệt mỏi vì đường dài, vì bụi nắng. Người ta chỉ cần một điều duy nhất là quay về
quê của mình để được nằm dài bên gối mẹ, được đẫm mình trong tình cha, được ở
trong vòng tay của anh chị em. Thế thôi, và quên đi tất cả.
Quê
hương là mật ngọt, là ánh mắt em thơ, là môi cười rạng rỡ của mẹ, là bước chân
đợi chờ của cha, là cơn mưa lạnh buốt, là con thuyền hắt hiu đêm đông, là bếp ấm
khói se cay, là sợi nắng nhảy nhót sau tháng ngày mưa dai dẳng.
Mưa
rơi rét mướt lòng ly khách
Nỗi nhớ bồng bềnh lay bóng đêm
Hẹn Huế mùa sau trở lại thăm
Thăm từng cái lạnh giấu trong chăn
Thăm mưa rả rích trong đêm vắng
Để nhớ vô cùng những tháng năm....
Nỗi nhớ bồng bềnh lay bóng đêm
Hẹn Huế mùa sau trở lại thăm
Thăm từng cái lạnh giấu trong chăn
Thăm mưa rả rích trong đêm vắng
Để nhớ vô cùng những tháng năm....
Những
ngày tha phương
Ta cùng sông bầu bạn
Chuyện trời gần
Chuyện đất thấp
Chuyện thế cuộc can qua
Nói chuyện đời xưa
Cho quên nỗi nhớ nhà.
(thơ Thiếu Anh)
Ta cùng sông bầu bạn
Chuyện trời gần
Chuyện đất thấp
Chuyện thế cuộc can qua
Nói chuyện đời xưa
Cho quên nỗi nhớ nhà.
(thơ Thiếu Anh)
Và thế
đó, quê hương ở trong dòng máu của mỗi một người nên có ai mà quên được đâu! Dù
phải đi xa thế mấy, rồi cũng mong có ngày được quay về, quay về với quê xưa, dù
đó là một quê nghèo hiu hắt cỏ cháy, dù đó là một nơi chốn nước đọng bùn lầy.
Cái người ta cần ở đây, lại là tình người, là tấm lòng nhân hậu không phai qua
ngày tháng.
Chúng
ta thì Quê hương đâu? Cội nguồn đâu để quay về?
Đây
chính là mối trăn trở khôn nguôi, ở nơi mỗi một con người muốn đi tìm giải thoát.
Cuộc đời
với mọi thứ biến chuyển, trôi chảy không ngừng. Từ một em bé sơ sinh, oe oe
khóc đó cười đó, rồi lớn lên đi học, thành tài, rồi ra đời kiếm sống lo toan, rồi
già rồi chết. Tất cả đều ở trong vòng quay sanh trụ dị diệt, nào ai thoát ra được?
Phật dạy rằng đó là ảo hóa, là vô thường, là huyễn mộng nhưng khó mà tin được,
để sống không dính mắc, để được tự tại được an nhiên!
Quê
hương hay là cội nguồn chân thật của chính mình, nếu không biết để khéo tìm về
thì muôn đời chỉ là một tên cùng tử lang thang khắp chốn, trôi lăn qua bao
nhiêu đời chẳng thể về được bến xưa.
Quê
hương bên ngoài có một nơi chốn, có hình dáng, có những cái hấp dẫn lôi cuốn
nên chúng ta dễ dàng tìm thấy để trở về. Chỉ cần lên một chuyến xe, một con tàu
là về được quê hương. Còn quê hương tâm linh đâu có hình tướng, đâu có đường
nét nào để tìm để gặp. Quê hương dường như có, dường như không, có mà chẳng thấy,
không mà vẫn hiện tiền. Bởi vậy đường về quê mới lắm gian nan, lận đận. Bao
nhiêu người ra đi, bao nhiêu người bỏ cuộc. Càng tìm kiếm lại càng mất dấu. Một
người không kiên gan, không bền chí thì chẳng thể nào đến đích được. Nếu dể
duôi, lây lất sống qua ngày thì quê nhà càng đi càng xa diệu vợi.
Con
người thay đổi, rồi cảnh vật thay đổi. Từ ruộng dâu biến thành biển xanh, từ
núi cao trở thành đất liền, từ đất liền biến thành con sông chảy xiết... Rồi
tâm vọng động của chúng ta cũng đổi thay liên tục, cứ mãi quay cuồng, nắm bắt,
chẳng lúc nào dừng.
Giữa
những vòng quay vô tận này, có khi nào ta giật mình tự hỏi:
- Thế
cái gì là bất biến là thường hằng?
Nói đến
đời sống là nói đến hai mặt đối nghịch nhau: thương ghét, đẹp xấu, như ý bất
như ý... Và lòng người thì luôn bị chuyển theo những cặp mâu thuẫn này. Cái gì
thích thú thì muốn quơ vào, cái gì ghét thì lại tìm cách đẩy ra. Quơ vào đẩy ra
mà chẳng hề biết rằng đó chỉ là những vật hư dối, tạm bợ, tùy duyên biến hiện,
chứ nào thật có. Tham sân từ ưa ghét bùng khởi. Nghiệp cũng từ đó mà được tạo
thành. Và dòng sanh tử đã luân lưu vô tận.
Phật dạy
khi nào dứt tham sân si thì đạt đến Niết-bàn tịch tịnh. Kinh sách và người xưa
đã dạy phương pháp, đưa ra bao nhiêu là phương tiện - nào là quán như huyễn,
quán bất tịnh, quán từ bi... nhưng rồi khi cảnh đến nào có kịp đâu để quán. Vừa
thấy vừa nghe là liền khởi nhanh như chớp - một mê đồ trận bủa giăng và thế là
tất cả đều sa lưới. Đến khi tỉnh, nhớ lại thì chuyện đã xong, nước đổ ra rồi
khó mà hốt lại!!! Cái tập khí vô minh thâm sâu, dù tí xíu mảy may còn chẳng được
huống là dày đặc.
Nhưng
cũng cám ơn vô cùng những lối quán này, dù bước đầu không tỉnh liền nhưng cũng
từ từ huân vào. Quán mãi cũng có ngày thuần thục. Trong đời thường cũng như đời
tu, có công việc nào làm một lần mà thành công đâu, càng thất bại lại càng cố gắng,
càng có thêm nhiều bài học đáng giá hơn - chỉ sợ không có tâm kiên trì chứ chẳng
sợ không xong việc - Có tu thì có tiến là vậy.
Có lần
tôi nghe Thầy giảng. Ngỗng chúa uống sữa chừa nước. Sữa đâu? Nước đâu? Sữa chẳng
phải là nước, nhưng sữa cũng không lìa nước. Không thị, không phi, chỉ có người
trí mới biết uống sữa chừa nước. Người đến liền biết, còn trên ngôn ngữ thì bất
khả tư nghì, không thể nào suy luận. Tìm kiếm mãi không ra, tôi đành trở về cái
góc cố hữu của tôi - yên lặng - trong cái thinh lặng không khởi niệm này, mọi
thứ lại chợt vỡ ra. Đâu ngờ rằng khi tâm rỗng rang thì lại sáng suốt vô cùng.
Khi không còn phân biệt thì không còn khổ ách.
Bây giờ
tôi không quán nữa. Tôi tập thinh lặng. Khi đối duyên xúc cảnh. Một lời nói
thoáng qua trái tai, vô lý, tôi nghe và lặng thinh. Lặng thinh từ đầu đến cuối,
từ ngoài vào trong, chứ không như ngày xưa, bên ngoài thì lặng mà bên trong
sóng bủa mênh mông. Lặng thinh và lặng thinh, để cho mọi tâm niệm đi qua - tâm niệm
của người và tâm niệm của tôi. Khi mọi thứ đi qua thì người cũng yên mà tôi
cũng yên. Tất cả chỉ còn lại một nụ cười tri ân. Chỉ sợ tôi không đủ tỉnh sáng
để nhìn rõ niệm tự sanh rồi niệm tự diệt, chứ nào có ai diệt được đâu. Đây là
bài thực tập của tôi và tôi sẽ cố làm cho được. Cái khó là lặng thinh mà lòng vẫn
bình thản rỗng rang, chứ không sôi sục phản kháng bên trong, không phân biệt
đúng sai, thiện ác. Dù chấp thiện chấp đúng vẫn là cái lỗi cần buông bỏ. Ngày
xưa tôi cứ tưởng im lặng sẽ trở nên nhu nhược, yếu hèn. Đâu ngờ chính sự im lặng
này lại là cội nguồn của tất cả.
Tôi chợt
nhớ đến bài kệ:
Uyển
nhiên thị danh
Vô tác thị hành
Tùy nhi bất biến
An nhi tự hanh.
(Sư V.M.)
Vô tác thị hành
Tùy nhi bất biến
An nhi tự hanh.
(Sư V.M.)
“Vô tác
thị hành”. Tôi vẫn thường nhắc tôi như thế. “Vô tác” mà lại khó hơn trăm ngàn lần
“tác”. Vô tác, không làm gì cả mà lại được hanh thông. Tôi cũng từng thắc mắc,
sự thinh lặng, một mình nó làm sao giải quyết được bao nhiêu sự việc biến chuyển
hằng ngày? Đến giờ tôi đã rõ ra rằng chỉ sợ mình không thinh lặng được, chỉ sợ
mình cứ mê đắm trong suy lường toan tính phân biệt. Sự thinh lặng chính là cái
chìa khóa vạn năng, mở ra được mọi ngõ ngách phức tạp rắc rối trong đời sống. Bởi
thế, câu nói duy nhất mà vua Lý Thánh Tông khuyên bà phi Ỷ Lan trước khi thân
chinh dẹp giặc là: “Vạn biến như lôi, nhất tâm thiền định”. Đây không phải chỉ
là niềm tin mà chính là một ngọn đèn rực sáng để soi chiếu tất cả.
Gặp phải
một công việc, một đồ vật như ý, bất như ý tôi cũng tập lặng thinh. Biết và lặng
thinh. Tôi biết chỉ cần tôi kịp tỉnh khi vừa mới nổi cơn mê là mọi chuyện liền
qua ngay. Tôi ráng nhắc chính mình, hễ mê một thì phải tỉnh một, mê hai ba thì
phải có sức tỉnh hai ba để hai bên triệt tiêu lẫn nhau và tôi trở về lại được
điểm gốc bằng không của ban đầu. Trở về không thì mọi chuyện đều thông suốt,
không còn ngăn trở.
Khi chợt
khởi một niệm tham, một niệm si tôi cũng làm như thế, lặng thinh nên không còn
toan tính, không toan tính nên không tạo nghiệp. Chỉ cần một sát-na tỉnh giác để
lặng thinh là cũng đủ đi qua nỗi tham đắm này. Lặng thinh trong sự tỉnh giác
sáng suốt nên không sợ bị rơi vào hang tối mê lầm. Có sống thử rồi mới thấy
càng rỗng rang lại càng sáng suốt. Phải hoàn toàn lặng thinh, không khởi lên một
niệm đúng sai nào nữa, đúng cũng mặc mà sai cũng mặc. Cứ một mực lặng thinh để
niệm đó đi qua và mất dấu.
Trong
kinh Phổ Môn, Bồ-tát Quan Âm cũng dạy rằng đối với người tham sân si chỉ cần niệm
danh hiệu Ngài là qua khỏi. Niệm Phật và lặng thinh có khác nhau chăng?
Lặng
thinh từng ngày từng giờ từng niệm. Với cái nhân như thế thì quả sẽ thế nào?
Lúc đó
thì nhật nhật thị hảo nhật. Không cần phải xem ngày tốt xấu nữa. Không còn
phải sợ tai ương. Tai ương đến rồi cũng sẽ qua đi, không cầu mà vẫn được, không
mong và vẫn gặp.
Tình cờ
một đêm khuya, chợt thức giấc. Tôi bước nhẹ ra sân, một khoảng vườn ngập ánh
trăng. Trăng sáng vằng vặc, cả một bầu trời thênh thang trong suốt không có lấy
một bóng mây. Đến lúc này tôi mới cảm nhận được câu
Viễn
viễn phong đầu phi
Vong xứ điểu vô qui
Hốt phùng thiên để nguyệt
Qui hà, qui hà vi?
(Sư V.M.)
Vong xứ điểu vô qui
Hốt phùng thiên để nguyệt
Qui hà, qui hà vi?
(Sư V.M.)
Gió
cuốn bay đi xa
Chim mê không chỗ về
Chợt gặp trăng lồng lộng
Về đâu, đâu cần về?
Chim mê không chỗ về
Chợt gặp trăng lồng lộng
Về đâu, đâu cần về?
À, té
ra mỗi người đều có một “thiên để nguyệt” mà không tự biết để nhận lấy tiêu
dùng tự tại. “Thiên để nguyệt” rực sáng thế đó mà ta lại cam đành suốt đời chỉ
giành giật lấy những bóng ảo phù hư, hơn thua sống chết với những thứ sanh diệt
vô thường đầy ắp khổ não.
Đâu ngờ
rằng chỉ cần một giây phút tỉnh thức, quay về với chính mình, là ngay đó liền bắt
gặp ánh trăng thuần khiết này, không như từ lâu vì mê mờ, mải mò trăng đáy nước!
“Thiên để nguyệt” thì hằng hiện hữu, còn lại thường lãng quên để cho mớ vọng niệm
rối ren che mờ khuất lấp, nên trăng kia đã chẳng bao giờ rực chiếu được.
Quê
hương chính là đây, khỏi nhọc lòng tìm kiếm phương xa. Đâu không là quê hương,
đâu không là đất Phật.
Thật
ra, những giây phút ngồi thiền hoặc sống thiền chẳng qua đó chỉ là phương tiện
giúp yên, lắng lại tất cả, để tự thắp sáng lên ngọn đèn trí tuệ vốn sẵn có của
chính mình; một ngọn đèn không bao giờ tắt, lúc nào cũng hiện hữu ở trong mọi
con người. Đèn đã sáng thì tự chiếu soi, lúc đó chỉ cần hướng tâm đến đâu thì
nơi đó liền rõ ràng hiện ra không hề thiếu sót. Đâu phải nhọc công mò mẫm suy
đoán. Người xưa thường bảo huệ nhật tự chiếu là vậy.
Cho
nên, đâu đợi đến Tết mới bôn ba, bươn bả trở về quê. Mà trở về quê ngay trong từng
ngày, từng giờ, từng niệm, từng sát-na. Tập hoài cho đến lúc nào thuần thục.
Lúc nào cũng ở ngay quê hương, trong cội nguồn của chính mình. Đó mới là cái
chân thật, cái thường hằng, cái bất biến của mỗi chúng ta.
Ngày Tết,
Thầy về Chân Không, bao nhiêu là Phật tử đồng tụ hội về đó, leo lên núi cao và
đến với Chân Không. Nhưng sống được với chân không, một cái đơn giản nhất, an
nhàn nhất lại khó làm nhất. Tôi vẫn biết rằng nói thì dễ nhưng làm cho được
cũng là thiên nan vạn nan. Cho nên khi viết lên những điều này là chỉ để tôi tự
nhắc tôi luôn nhớ để quay về, quay về với quê hương đích thực, chân thường để
khỏi làm một tên cùng tử lang thang với nỗi nhớ quê hương quay quắt cùng cực -
quê hương trong từng dòng máu, trong từng sớ thịt, trong tim gan, trong tình
người thấm đẫm nên đã chẳng thể nào quên.
Đâu đó
một giọng hát vang lên -
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét