Vào
năm mới, chúng ta thường chúc nhau: hạnh phúc, bốn mùa bình an, phát tài phát lộc...
Những lời chúc đó là ước vọng, mong muốn chung của tất cả. Chúng ta gọi nó là
miền hạnh phúc, cõi bờ hạnh phúc, và có lẽ suốt cuộc tồn sinh đều là đi tìm hạnh
phúc.
Cô bé
ba tuổi, tóc cột nơ xinh xắn, mặt mày rạng rỡ đưa tay chỉ trên bàn viết của
tôi: Kẹo kìa! Trong khi tôi còn chưa nhớ ra mình có bao nhiêu viên kẹo để giữa
sách vở ngổn ngang. Chỉ có bé nhận ra nhanh nhất, và hạnh phúc khi cầm viên kẹo
thì không thể tả. Cô bé này lớn lên sẽ không cần viên kẹo ngọt, mà niềm vui là
lúc xuân về, cùng bạn bè diện áo hoa quần lục, đi chơi phố.
Thanh
minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
(Truyện Kiều)
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
(Truyện Kiều)
Niềm
vui biến thiên theo cá tính từng người, theo thời gian không gian. Khi trẻ vui
khác, khi già vui khác, người Việt Nam mừng Tết Nguyên Đán thì bên Tây im re, lặng
lẽ đi làm và gọi điện chúc nhau: Happy New Year.
Khi đức
Phật ở Kỳ Viên, có 500 thầy Tỳ-kheo ngồi ở pháp đường bàn luận về “Điều hạnh
phúc nhất trên đời”. Một Thầy nói: Không có gì hạnh phúc bằng làm vua. Thầy
khác nói: Chỉ có tình yêu là hạnh phúc nhất. Một Thầy đề nghị: Chỉ có ăn ngon
là hạnh phúc nhất. Khi câu chuyện đến tai đức Phật, ngài dạy:
Tất cả
hạnh phúc mà các ông kể ra đều nằm trong vòng luân hồi khổ đau. Ngược lại gặp
Phật ra đời, được nghe chánh pháp, sống thanh tịnh hòa hợp trong tăng đoàn, những
điều ấy là hạnh phúc nhất.
Đức Phật
có lý của Ngài khi nói như thế, vì những điều mà các thầy Tỳ-kheo đề nghị, ngài
đã từng nếm trải khi làm thái tử của kinh thành Ca-tỳ-la-vệ. Nếu nó không khổ
đau Ngài đâu có bỏ để tìm chân lý. Đi theo dấu chân Phật, để tìm cho mình sự an
lạc vĩnh hằng, các thầy Tỳ-kheo đã có nhiều dịp đạt được. Thầy Datta, sống đời
khổ hạnh bên bờ sông Hằng, do vậy được đặt tên Gangatiriya (Ẩn sĩ bên sông Hằng).
Ngài nguyện không nói với ai, như vậy cả năm. Đến năm thứ hai, một phụ nữ trong
làng thường cúng dường Ngài, muốn biết Ngài có câm hay không, nên khi rót sữa
cúng bà đổ tràn ra ngoài bát. Ngài mới nói: “Thôi đủ rồi, bà chị!”. Đến năm thứ
ba, Ngài chứng quả A-la-hán, nói lên bài kệ:
Trên
bờ của Hằng Hà
Dùng ba lá thốt nốt
Ta dựng lên cho ta
Một chòi lá nho nhỏ
... ... ...
Suốt hai năm sống vậy
Ta chỉ nói một câu
Trong khoảng năm thứ ba
Khối si ám tan vỡ
Dùng ba lá thốt nốt
Ta dựng lên cho ta
Một chòi lá nho nhỏ
... ... ...
Suốt hai năm sống vậy
Ta chỉ nói một câu
Trong khoảng năm thứ ba
Khối si ám tan vỡ
Chọn đời
sống không có chút gì tiện nghi sung sướng để cuối cùng đạt đến chân lý, sự thật
sáng ngời, là hạnh phúc không gì sánh bằng. Do vậy, khi đắc quả A-la-hán, hầu hết
các vị đều tuyên bố một cách rất happy: “Ta sanh đã tận, phạm hạnh đã lập, việc
làm đã xong, không còn thọ thân sau”. Câu này như một dấu ấn đặc biệt quen thuộc
trong hầu hết các kinh Nguyên Thủy. Tới đây coi như cầm được visa đến vô sanh,
Niết-bàn. Pháp cú 204 nói:
Không
bệnh lạc tối thượng
Biết đủ, giàu tối thượng
Thành tín, bạn tối thượng
Niết-bàn, lạc tối thượng.
Biết đủ, giàu tối thượng
Thành tín, bạn tối thượng
Niết-bàn, lạc tối thượng.
Niết-bàn
có nơi chốn riêng hay không? Nơi nào khổ đau chấm dứt, nơi đó là Niết-bàn, thiền
sư Ajahn Chah nói: Chúng ta không hành thiền để thấy Niết-bàn, nhưng để chấm dứt
khổ đau (We don't meditate to see heaven, but to end suffering). Tổ sư Trung
Hoa nói: “Cầm một cọng cỏ để tạo nên thân Phật”. Có thể thấy Niết-bàn quanh ta,
một cọng cỏ mùa Xuân, một cánh bướm lượn, hoặc đôi mắt trẻ thơ. Khi tâm trong
sáng không vướng chút xíu ý niệm phân biệt, ta sẽ không tự hỏi đâu là Niết-bàn
hay chẳng Niết-bàn. Nhà thơ Masaoka Shiki khi nhìn những ngọn núi xanh biếc, bỗng
liên tưởng đến một giỏ cỏ non mềm:
Giỏ
đầy cỏ non
Như núi mùa xuân
Núi xa xanh biếc
Như tầng cỏ xuân
Như núi mùa xuân
Núi xa xanh biếc
Như tầng cỏ xuân
Thật
ra vì cảm giác là đời sống này bất toàn, khổ đau, hạnh phúc mong manh chưa kịp
làm gì đã thấy già chết, chúng ta bèn vọng tưởng đến một chốn địa đàng, thiên
thai của Lưu Nguyễn, cũng như phim ảnh giả tưởng về siêu nhân cứu người trong
chớp mắt.
Có một
cảnh giới Đại thừa Bồ-tát không nói đến việc tái sanh hay chẳng tái sanh, hạnh
phúc hay chẳng hạnh phúc, mà chỉ chăm chăm làm việc vì lợi ích cho mọi người.
Như Bồ-tát Địa Tạng tình nguyện vào chốn địa ngục “Địa ngục vị không thệ bất
thành Phật”, ngài A-nan thì:
Nếu
còn một chúng sanh chưa chứng quả
Thì Niết-bàn con đâu dám tự an.
Thì Niết-bàn con đâu dám tự an.
Các vị
Bồ-tát trong phẩm Tùng Địa Dõng Xuất (kinh Pháp Hoa), khi đến gặp Phật thì hỏi
thăm: Thế Tôn ít bệnh, ít não, chúng sanh dễ độ chăng? Lấy sự an vui của người
khác làm hạnh phúc của mình, con đường Bồ-tát là dọn dẹp gai góc, kiến tạo cảnh
tốt đẹp cho mọi người cùng hưởng, có thể mình cũng đang còn đau khổ nhưng không
quan trọng lắm.
Kinh
Lăng Già đề nghị phương pháp tu tập hữu hiệu để thực hành Bồ-tát đạo. Quán sát
thân tâm cảnh giới như huyễn mộng, phù vân.
Hành
giả như thế sẽ được ở trong “Như huyễn tam-muội”. Danh từ Tam-muội là để chỉ trạng
thái vững chắc không lay động, mọi vật chung quanh cũng vào tam-muội như mình,
không bị phân tán. Dùng trí huệ Bát-nhã chiếu thẳng vào sự vật, thấy chúng hiển
lộ tánh không, vì chúng tánh không nên lung linh hòa quyện.
“Hà Nội
mùa Thu, mùa Thu Hà Nội, mùa hoa sữa về thơm từng cơn gió, mùa cốm xanh về thơm
bàn tay nhỏ... (TCS)”. Hà Nội tánh Không, mùa thu tánh Không, chẳng từ chối mùa
hoa sữa, mùa cốm xanh... Dùng hình ảnh chút xíu để cho bài kinh bớt khô khan.
Lời
thưa hỏi của Bồ-tát Đại Huệ luôn luôn hướng đến mục đích độ thoát chúng sanh:
“... Con và các đại Bồ-tát xa rời vọng tưởng rồi, mau chóng thành tựu đạo Vô
thượng giác, làm cho tất cả chúng sanh an lạc, đầy đủ trọn vẹn...” Như thế qua
mỗi trang kinh, khi đức Phật dạy xong một vấn đề, ta lại thấy mùa Xuân, sự thiện
lành an ổn hiện diện, qua hình ảnh người dấn thân vào đời làm tất cả việc, khuyến
hóa dìu dắt mọi loài cùng đi đến chốn Xuân. Kinh văn gọi là “Bồ-tát luôn hiện
diện trong mọi cõi nước Phật. Bồ-tát nghe dạy về Phật pháp, biết mọi vật đều
như huyễn mộng, bóng trong gương, hoa nắng... Bồ-tát rời bỏ khái niệm sanh diệt,
thường còn hay tắt mất, được thảnh thơi trước mọi hiện tượng... Sẽ ra vào các
cung điện cõi trời để tuyên dương Tam bảo, sự có mặt của Bồ-tát nơi đâu cũng là
sự hiện diện của chư Phật, nên được mọi bậc Thánh Hiền chào đón...” Những lời
tán tụng như là “Ngồi trên hoa sen báu, ở trong cung điện bằng báu, cùng quyến
thuộc nghe kinh dự hội...” đều là mô tả một cảnh giới thành tựu mọi điều tốt đẹp.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét