Hoa cuộc sống:
Nhạc sĩ Xuân Nghĩa:
Cây đàn và cây chổi
“Từ nhỏ, tôi đã rất đam mê âm nhạc, tới nỗi, tôi đã cầm cây
chổi để góc nhà và tưởng tượng nó là cây đàn rồi say mê hát theo các điệu nhạc
mà mình nghe được. Điều đó thật thú vị”! Nhạc sỹ Xuân Nghĩa đã mở đầu câu chuyện
với chúng tôi như vậy vào một buổi sáng đẹp trời.
Yêu thích, say mê âm nhạc nhưng gia đình khó khăn, cậu bé
Nghĩa lúc bé không đủ tiền để mua những dụng cụ âm nhạc để học, cũng như chưa
bao giờ theo học một lớp dạy nhạc lý nào. Trong cái khó khăn đó, Nghĩa tìm đến
các hiệu sách bán lền đường tìm mua những cuốn sách dạy nhạc giá rẻ về nhà tự học,
gặp chỗ nào khó thì chạy đi hỏi. Nghĩa cũng dành dụm tiền mua được cây guitar
trị giá 16.000 đồng. Đó là “tài sản” to lớn mà cậu bé Xuân Nghĩa khởi đầu cho
niềm đam mê và những ước mơ về âm nhạc của mình.
Thời sinh viên, Nghĩa mạnh dạn rủ bạn thành lập ban nhạc để
biểu diễn cho các trường học. Từ đó, ban nhạc The Student (Sinh viên), The
Broom (Cây chổi)… lần lượt ra đời. Nghĩa thỏa sức sáng tạo các ý tưởng mới về
âm nhạc theo sở thích của riêng mình. Ngòai biểu diễn, Nghĩa còn mày mò tập
tành sáng tác nhạc. Ca khúc đầu tiên “Lời đầu cho em” được Nghĩa sáng tác vào
năm 1992 đã nhận được những tràng vỗ tay rất nhiệt tình của khán giả. Nhắc đến
kỷ niệm này, Nghĩa “thú nhận”: “Hồi đó, mỗi lần nghe cô MC giới thiệu tên ca
khúc này kèm theo hai tiếng “nhạc sỹ”, mặt cứ đỏ bừng bừng nhưng trong lòng thì
hạnh phúc lắm!”. Năm đó, Nghĩa vừa tròn 17 tuổi.
Một thời gian sau, phong trào sáng tác ca khúc bằng tiếng Anh
nở rộ, Nghĩa tập viết nhạc nhiều hơn và thử nghiệm trình độ mình qua các cuộc
thi âm nhạc. Năm 1995, Nghĩa cùng người bạn thân của mình tham gia cuộc thi
“Unplugged” do khoa Ngữ văn Anh trường ĐH Tổng Hợp tổ chức. Trong cuộc thi, mỗi
ban nhạc phải trình diễn trên nhạc cụ phi điện tử cùng một bài hát tiếng Anh tự
sáng tác và tự chọn. Không khí thi đua và cạnh tranh căng thẳng khiến Nghĩa
trăn trở vì muốn sáng tác để lại dấu ấn, đi vào lòng khán giả. Ca khúc Rose for
you (Bông hồng cho em) ra đời sau những suy nghĩ đó. Ban nhạc của Nghĩam lọt
vào vòng chung kết nhưng không nhận được giải thưởng nào.
Không dừng bước, Nghĩa dành phần lớn thời gian rảnh để viết
ca khúc mới chuẩn bị tốt hơn cho cuộc thi năm sau. Đúng một năm sau đó, ban nhạc
của Nghĩa vượt qua 100 ban nhạc khác giành giải Nhất với ca khúc do Nghĩa tự
sáng tác “Bye Goodnight”. “Đó thực sự là giây phút hạnh phúc của đời tôi khi nổ
lực của mình được khán giả chấp nhận. Lúc nhận giải, tôi vẫn cứ ngỡ mình đang
trong một giấc mơ” – Và Xuân Nghĩa đã tự tin tiếp tục gắn bó đời mình với âm nhạc
từ sau thành công đó.
Cảm hứng từ những chuyến đi
Năm 2000, nhạc sỹ Xuân Nghĩa được nhạc sỹ Trương Quang Tuấn
giới thiệu vào sinh họat tại CLB Sáng Tác ca khúc Quận 3. Được một thời gian,
biết NVH Thanh Niên có CLB Sáng Tác Trẻ Thành Đàon dành cho các bạn trẻ yêu
thích sáng tác, Nghĩa mạnh dạn xin gia nhập vào CLB. Được sinh họat trong một
môi trường mới với những người bạn cũ như Nguyễn Nhất Huy,Hòai An, Quốc An… cả
nhóm say mê trao đổi, góp ý với nhau và tổ chức các chương trình giới thiệu ca
khúc mới.
Đến năm 2002, CLB thành lập một ban chủ nhiệm lâm thời và đến
năm 2005, Xuân Nghĩa được tín nhiệm bầu làm chủ nhiệm. Ở cương vị mới, Nghĩa đã
chứng tỏ được khả năng quản lý của mình khi tiếp tục “chiêu dụ” nhiều hội viên
tham gia sinh họat. Đặc biệt là tổ chức các chuyến đi sáng tác vào tháng 4 hằng
năm. Ấn tượng hơn nữa, hè năm nào Nghĩa cũng cùng đội ngũ sáng tác trẻ có mặt
trong các diến dịch Mùa hè xanh để phụ vụ địa phương và các chiến sĩ tình nguyện.
Gắn bó với CLB Sáng Tác Trẻ Thành Đòan từ 9 năm nay, hiểu rõ
từng bước đi của những thành viên, nhạc sỹ Xuân Nghĩa với vai trò là chủ nhiệm
CLB đã hướng cho những bạn trẻ sinh họat tại đây những bước đi đầy ý nghĩa.
Theo anh, “Để trở thành một nhạc sĩ của công chúng thì trước hết bạn phải có những
cống hiến, hãy đi thật nhiều và cho ra đời những ca khúc xuất phát từ chính con
tim mình”. Theo hướng đó, CLB thường xuyên tổ chức những chuyến đi thực tế về
các vùng sâu vùng xa ở Tây Nguyên hoặc các tỉnh miền tây để tìm những cảm hứng,
đề tài mới trong sáng tác và cho ra đời những ca khúc đầy ý nghĩa” - Xuân Nghĩa
cho biết.
Ra trường với tấm bằng Kỹ sư kinh tế vận tải sắt, nhưng niềm
đam mê âm nhạc đã rẽ cuộc đời anh sang một hướng khác. Nhạc sĩ Xuân Nghĩa gắn
trọn cuộc sống của mình với âm nhạc, những ca khúc của anh cũng gắn với những
chuyến đi công tác xã hội, đến với những người dân còn nghèo, mang những tình cảm
chân thành nhát6 đến với họ. Anh tâm sự rằng: “Những sáng tác của tôi lấy cảm hứng
từ những chuyến đi”. Những ca khúc nổi tiếng như Mãi là người thanh niên Việt
Nam, Nơi ấy là Trường Sa, Bước lên cùng Long Xuyên… ra đời trong những hòan cảnh
như thế.
Xuân Phú
Nguồn: kỷ yếu Hoa Cuộc Sống
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét