Trịnh Công Sơn và Khánh Ly
(1992)
Những bài viết của Trịnh Công Sơn về Tình yêu
“Tôi là kẻ vô đạo trong tình
yêu
những khi tôi giận hờn cuộc đời.
Khi cuộc đời yêu tôi,
tôi sẽ là tín đồ của tình yêu. “
những khi tôi giận hờn cuộc đời.
Khi cuộc đời yêu tôi,
tôi sẽ là tín đồ của tình yêu. “
CUỘC SỐNG KHÔNG THỂ THIẾU TÌNH YÊU
Người ta nói trên trái đất không có gì ở ngoài qui luật cả. Nhưng tình yêu hình như cũng có lúc là một ngoại lệ. Tình yêu có thể nâng bổng con người nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu.
Người ta nói trên trái đất không có gì ở ngoài qui luật cả. Nhưng tình yêu hình như cũng có lúc là một ngoại lệ. Tình yêu có thể nâng bổng con người nhưng cũng lắm lúc nhấn chìm kẻ háo hức. Tôi không tin những người quá lạc quan khi nói về tình yêu bằng thể khẳng định. Người ta có thể tin rằng mình được yêu và cũng có thể hiểu nhầm mình không được yêu.
Tôi không thể nói về một vấn
đề mà chính bản thân mình cũng chưa hiểu hết. Chưa hiểu hết là nói theo kiểu đại
ngôn chứ thật sự là hoàn toàn không thể hiểu. Nếu có người nào đó thách thức
tôi một trò chơi nghịch ngợm thì tôi sẽ mang tình yêu ra mà đánh đố. Tôi e,
không ai dám tự xưng mình am tường hết nội dung phong phú và quá phức tạp của
tình yêu.
Có người yêu thì hạnh phúc;
có người yêu thì đau khổ. Nhưng dù đau khổ hay hạnh phúc thì con người vẫn muốn
yêu. Tình yêu vì thế mà tồn tại. Con người không thể sống mà không yêu. Hàng
nghìn năm nay con người đã sống và đã yêu – yêu thật lòng chứ không phải giả.
Thế mà đã có không biết bao nhiêu là tình yêu giả. Cái giả mà rất thật trong đời.
Sự giả trá đó lúc biết được thì làm khổ lòng nhau biết bao nhiêu mà kể. Người
giả, người thật nhìn nhau lúc bấy giờ ngỡ ngàng không biết thế nào nói được.
Người thật thì nằm bệnh, người giả thì nói, cười huyên thuyên. Ðời sống vốn
không bất công. Người giả trong tình yêu thế nào cũng thiệt. Người thật thế nào
cũng được đền bù.
Tình yêu thời nào cũng có.
Nhưng có tình yêu kết thúc bi thảm đến độ có khi con người không dám yêu. Yêu
mà khổ quá thì yêu làm gì. Có người đã nói như vậy.
Tôi đã có dịp đứng trên hai
mặt của tình yêu và dù sao chăng nữa, tôi vẫn muốn giữ lại trong lòng một ý
nghĩa bền vững: “Cuộc sống không thể thiếu tình yêu”.
Bút pháp của Trịnh Công Sơn
Diễm của những ngày xưa
Thuở ấy, có một người con
gái rất mong manh, đi qua những hàng cây Long não lá li ti xanh mướt để đến trường.
Nhiều ngày, nhiều tháng của
thuở ấy, người con gái vẫn đi qua dưới những vòm cây long não.
Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những ngày nắng ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người con gái đi qua nhoà nhạt trong mưa giữa hai hàng cây long não mù mịt.
Có rất nhiều mùa nắng và mùa mưa cũng theo qua. Những ngày nắng ve râm ran mở ra khúc hát mùa hè trong lá. Mùa mưa Huế, người con gái đi qua nhoà nhạt trong mưa giữa hai hàng cây long não mù mịt.
Nhà cô ấy ở bên kia sông, mỗi
ngày phải băng qua một cây cầu rồi mới gặp hàng long não để đến trường.
Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề dùng đến những phương tiện có máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những người đi quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ chậm rãi đến trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung. Đi để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho một người hay cho nhiều người thì quan trọng gì đâu. Những bước chân ấy từ mọi phía đi về những ngôi trường với những cái tên quen thuộc, đôi khi còn quá cũ kỹ. Đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thời giờ ngắm nhìn trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn, thanh khiết. Huế nhờ vậy, không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, lăng tẩm, đền đài khiến con người dễ có một phần nào hoài niệm về quá khứ hơn và một phần nào cũng giúp cho con người được cứu rỗi ra khỏi vòng tục luỵ. Và từ đó, Huế đã hình thành một không gian riêng. Nó không cám dỗ như cõi phồn hoa đô hội nhưng nó là mạch nguồn gợi cảm nhẹ nhàng riêng. Từ đó con người bỗng đâm ra mơ mộng và mơ ước những cõi trời gần như không có thực.
Từ ban công nhà tôi nhìn xuống, cái bóng ấy đi đi về về mỗi ngày bốn bận. Thời buổi ấy những người con gái Huế chưa hề dùng đến những phương tiện có máy nổ và có tốc độ chóng mặt như bây giờ. Trừ những người đi quá xa phải đi xe đạp, còn lại đa số cứ chậm rãi đến trường bằng những bước đi thong thả hoàng cung. Đi để được ngắm nhìn, để cảm thấy âm thầm trong lòng mình là một nhan sắc. Nhan sắc cho một người hay cho nhiều người thì quan trọng gì đâu. Những bước chân ấy từ mọi phía đi về những ngôi trường với những cái tên quen thuộc, đôi khi còn quá cũ kỹ. Đi để được những con mắt chung quanh nhìn ngắm nhưng đồng thời cũng tự mình có thời giờ ngắm nhìn trời đất, sông nước và hoa lá thiên nhiên. Long não, bàng, phượng đỏ, mù u và một dòng sông Hương chảy quanh thành phố đã phả vào tâm hồn thời con gái một lớp sương khói lãng mạn, thanh khiết. Huế nhờ vậy, không bao giờ cạn nguồn thi hứng. Thành cổ, lăng tẩm, đền đài khiến con người dễ có một phần nào hoài niệm về quá khứ hơn và một phần nào cũng giúp cho con người được cứu rỗi ra khỏi vòng tục luỵ. Và từ đó, Huế đã hình thành một không gian riêng. Nó không cám dỗ như cõi phồn hoa đô hội nhưng nó là mạch nguồn gợi cảm nhẹ nhàng riêng. Từ đó con người bỗng đâm ra mơ mộng và mơ ước những cõi trời gần như không có thực.
Nhưng sự thật và mơ là gì?
Thật ra nói cho cùng cái này chỉ là ảo ảnh của điều kia. Và với những ảo ảnh đó
đã có một thời khá dài lâu những con người lớn lên trong thành phố nhỏ nhắn đã
dệt gấm, thêu hoa những giấc mơ giấc mộng của mình.
Đó cũng là thời gian mỗi sáng tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, khi tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, truyền đi trên dòng sông để đến với những giấc mộng của mình.
Thời gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ con người không còn cảm giác về thời gian. Một thứ thời gian không màu sắc, không bóng hình, chỉ có cái chết của những người già vào mùa đông quá rét mới làm sực tỉnh và bỗng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ của những vùng núi đá chung quanh.
Đó cũng là thời gian mỗi sáng tinh mơ, mỗi chiều, mỗi tối, khi tiếng chuông Linh Mụ vang xa trong không gian, truyền đi trên dòng sông để đến với những giấc mộng của mình.
Thời gian trôi đi ở đây lặng lẽ quá. Lặng lẽ đến độ con người không còn cảm giác về thời gian. Một thứ thời gian không màu sắc, không bóng hình, chỉ có cái chết của những người già vào mùa đông quá rét mới làm sực tỉnh và bỗng chốc nhận ra tiếng nói thì thầm của lăng miếu, bia mộ của những vùng núi đá chung quanh.
Trong không gian tĩnh mịch
và mơ màng đó, thêm chìm đắm vào một khí hậu loáng thoáng liêu trai, người con
gái vẫn đi qua đều đặn mỗi ngày dưới hai hàng cây long não để đến trường. Đi đến
trường mà đôi lúc dường như đến một nơi vô định. Định hướng mà không định hướng
bởi vì những bước chân ngày nào ấy dường như đang phiêu bồng trên một đám mây
hoan lạc của giấc mơ.
Người con gái ấy đã đi qua một
cây cầu bắc qua một dòng sông, qua những hàng cây long não, qua những mùa mưa nắng
khắc nghiệt để cuối cùng đến một nơi hò hẹn.
Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường – giấc mơ liêu trai ngày nào sẽ không có thực và sẽ biến mất đi.
Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi rất xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỉ niệm. Kỉ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng vẫn phải quên. Người con gái ấy là Diễm của những ngày xưa.
Hò hẹn nhưng không hứa hẹn một điều gì. Bởi vì trong không gian liêu trai ấy hứa hẹn chỉ là một điều hoang đường – giấc mơ liêu trai ngày nào sẽ không có thực và sẽ biến mất đi.
Người con gái đi qua những hàng cây long não bây giờ đã ở một nơi rất xa, đã có một đời sống khác. Tất cả chỉ còn là kỉ niệm. Kỉ niệm nào cũng đáng nhớ nhưng vẫn phải quên. Người con gái ấy là Diễm của những ngày xưa.
Bút pháp của Trịnh Công Sơn
TRỊNH
ƠI – TÌNH ƠI
“…Cuối cùng, lòng yêu thương
cuộc sống cũng không giữ lại được đời người. Cuối cùng thì tình yêu cũng không
giữ lại được người mình yêu. Càng sống nhiều người ta càng thấy cái chết dễ
dàng đến với bất kì ai, chết thì quá dễ mà sống thì quá khó. Hôm nay, ta gặp
nhau đây, ngày mai lại gặp nhau. Sống thì có hẹn hò hôm nay, ngày mai. Chết thì
chẳng có cuộc hẹn hò nào cả.
Càng yêu ta càng thấy: Có
tình tình yêu thì khó, mất tình yêu thì quá dễ. Hôm qua còn nói yêu nhau đấy,
hôm nay đã mất rồi. Mất sạch như người buôn mất vốn liếng. Cứ tự an ủi mình và
tự nghĩ rằng: khi mình đang đau khổ thì có một kẻ khác đang hạnh phúc. Và biết
đâu cái thời gian được yêu thì một người khác đang đau khổ vô cùng. Nghĩ thế thấy
cuộc đời cũng nhẹ nhàng hơn và dễ tha thứ cho nhau. Sống mà giữ trong lòng một
nỗi hờn oán thì cũng nặng nề.
Có người bỏ cuộc đời mà đi
như một giấc ngủ yên. Có người bỏ cuộc tình mà đi như một người đãng trí. Dù
sao cũng đã lãng quên nơi này để tìm về một chốn khác. Phụ đời và phụ người
cũng như thế mà thôi. Người ở lại cũng nhớ thương một bóng hình đã mất. Khó mà
quên nhau, khó mà xoá trong nhau một nỗi ngậm ngùi.
Tưởng rằng có thể dễ quên đi
một cuộc tình hoá ra chẳng bao giờ quên được. Mượn cuộc tình này để xoá đi cuộc
tình khác chỉ là sự vá víu tâm hồn. Những mảnh vá ấy chỉ để làm bằng phẳng bên
ngoài mà thôi.
Mỗi người vì ngại chết mà muốn
sống. Mỗi con người vì sợ mất tình mà giữ trong lòng một nỗi nhớ nhung…”
Trịnh Công Sơn
Trịnh Công Sơn
đai của nghệ thuật tương đối
sớm. Từ tuổi mười ba, mười bốn, tôi đã làm những lưỡi sóng liếm láp mạn thuyền
văn nghệ. Trong huyết quản tôi có thể thời ấy đã luân lưu những lượng máu bất
bình thường.
Sau một vài biến cố lớn của
gia đình, tôi bắt đầu một cuộc sống riêng tư không phẳng lặng. Và từ đó tôi rơi
vào một cơn mộng mị triền miên.
Có một vài câu hỏi, với tôi,
đã trở thành nỗi ám ảnh: Bài hát đầu tiên của anh là bài gì?
Câu hỏi buộc tôi phải trở về
những năm tháng xa xôi. Nhưng khi về đến nơi ấy, trong thời điểm ấy, thì vô
tình tôi lạc mình về một quá khứ khác xa xăm hơn nữa. Và rồi tự hỏi: Cái đầu
tiên ở nơi nào mà có và điều gì đã sinh ra cái đầu tiên kia?
Bài hát Ướt mi được
nhà xuất bản An Phú ấn hành tại Sài Gòn năm 1959, Thanh Thúy hát ở những
phòng trà và nổi tiếng, trở thành giọng hát liêu trai.
Phải có một nỗi tuyệt vọng
nào đó khởi đầu để tôi không ngừng dan díu với những giọt nước mắt của đời làm
của cải riêng tư. Eva ăn trái cấm và sự sống thành hình. Tôi e cũng từng nuốt
những giọt nước mắt để biết tận tình nói về những giọt nước mắt kia.
Rất nhiều bài hát đã được viết
trước Ướt mi nhưng ca khúc này tồn tại như số phận của nó và của
tôi. Hình như người Nhật rất thích nó vì dàn nhạc giao hưởng Nhật đã thu bài
hát này. Riêng tôi không thích lắm.
Người ta có nhiều lý do để
thích một bài hát đầu tiên của một tác giả rồi không quên thắc mắc: Thế
thì bài hát cuối cùng của anh là bài gì? Sẽ như thế nào?…
Kết thúc của mọi câu chuyện
đời đều không giống nhau. Tôi vẫn thường muốn trầm mình trong cái lẽ vô thủy vô
chung nhưng người đời cứ thích níu kéo tôi về trong cái lề thói hữu hạn.
Trên đường băng chạy có cái
đích để mình đến. Trong nghệ thuật thì khác. Cái cuối cùng có thể là cái vô hạn
và biết đâu, nó từng có trước thời hạn mà mình không ngờ. Sự bất tử không có
trước có sau mà thường nó nằm ở điểm mà mọi cơ duyên cùng hội tụ.
Tôi không hề có ý định viết
bài hát cuối cùng bởi tôi nghĩ rằng thời điểm đó mình không thể nào bắt gặp
được. Nếu vì một lý do tôi buộc mình phải lên đường để viết những ý nghĩ cuối
cùng trong một ca khúc thì tôi tin rằng, vào lúc đó tôi sẽ cố gắng cởi trói
mình thoát khỏi mọi hệ lụy của đời để sống chứ không cần phải nói thêm một điều
gì nữa.
Bài hát cuối cùng có lẽ sẽ
chỉ mãi mãi là một giấc mơ. Một giấc mơ buồn thảm mà chúng ta cần phải quên đi
để mọi thứ biên giới trong cuộc đời trở thành vô nghĩa và nó sẽ không còn tồn tại
như một lời thách thức kiêu hãnh nữa.
Bài hát đầu tiên và bài hát
cuối cùng, ngẫm ra cũng chỉ là những bọt bèo vô hình vô tướng. Chúng ta vui
chơi với nó và chúng ta quên đi. Có kẻ gieo cầu cho người nhặt được. Kẻ nhặt được
không chắc là vui mãi. Kẻ không được cũng chẳng nên lấy nó làm điều.
Hơn ba mươi năm trước có một
bài hát đầu tiên, như một trái cầu gieo, có chắc gì hạnh phúc? Không chắc gì hạnh
phúc thì sao lại cần phải có bài hát cuối cùng.
Trịnh Công Sơn
….Khi cảm thấy trò chơi cuộc
sống có điều gì đó bất ổn thì hãy tìm đến một
nơi tịch mịch, khóa kín các cánh cửa lại và giả vờ thả mình vào một
cơn đau mộng mị. Cơn đau có thể tùy thích nhưng không thể
không đau. Đau đến mịt mù để cái chết có cơ hội đến nhìn
ngắm, thử thách số phận của bạn và vào một lúc tưởng chừng như tuyệt vọng nhất,
bỗng những cơn gió lành đến từ các thảo nguyên xa xôi mang theo mùi
hương cốm, hương bạc hà của những loài hoa dại đánh thức bạn dậy và
làm hồi sinh những mùa xuân đang ngủ quên trong các mạch máu của bạn. Đó cũng
là thời gian phục sinh của các sinh vật nhỏ bé trong các đầm lầy và
là thời tỉnh thức của các bậc thiện giả trên các đỉnh núi cao hay
trong các hang động.
… Trong một tháng mà bạn phải đi thăm
năm , bảy bệnh nhân cấp cứu nặng, mười cái đámtang và hai mươi
cái đám cưới (trong đó có ngày trong cùng một giờ phải tham
dự đến 2,3 cái) thì cái tháng quỷ quái đó không còn bày biện
ra một cuộc chơi nữa mà đó là một trò địangục. Khi một trò chơi
biến thành địa ngục thì không có lý do gì nữa để tiếp tục
cuộc chơi, hãy rút lui và cao bay xa chạy.
…Có lẽ trong các trò chơi
chung thì trò chơi tình bạn là ít gây phiền não nhất. Nó chỉ có thể vui nhiều
hoặc vui ít chứ không thể làm nên những đoạn trường. Nhưng nếu vì
không may mà trò chơi tình bạn bỗng dưng gây nên thảm trạng thì hãy từ tốn mở rộng
lòng bạn thêm một đôilần nữa và ngẫm nghĩ. Đừng để ngộ nhận réo
gọi thêm ngộ nhận. Đừng để những vết ố của lòng tị hiềm di
căn trên niềm tin.
Có những ngôi nhà nền móng
không vững chắc nên sụp đổ. Những khu vườn gầy guộc vì thiếu phân
bón. Đừng làm nặng thên những gì đã quá nặng bởi tâm trí ta
sẽ bị nặng thêm dưới gánh nặng ấy. Hãy biết lãng quên và biết để lại đằng sau
những gì không thể cùng ta đồng hành về phái trước.
…Có những trò chơi ta chơi
suốt đời không biết chán. Ngược lại cũng không ít trò chơi chỉ tham dự
một đôi lần đã không còn hứng thú.Trò chơi uống rượu, uống
trà một khi đã lao vào thì khó bề rút lui. Uống trà đã trở
thành đạo. Trà đạo thì hầu như ai cũng đã có lần
nghe nóiđến và nó là một trò chơi thanh nhàn cao cấp của những bậc thượng
thừa cao niên. Trò chơi uống rượu gần gũi với đời hơn. Nó là người bạn,
người tình, nó là niềm vui và cũng là nỗi buồn, nó là lời an ủi, là
niềm phấn khích, nó chia sẻ rồi lại bù đắp. Tóm lại, với người biết uống
rượu như một trò chơi tao nhã thì nó là tất cả. Uống rượu để thấy
yêu đời, yêu người hơn và thậm chí yêu cả những lập lòe đom
đóm ma trơi tình phụ.
Nếu biết giữ đúng lời
hứa với những cánh đồng lúa mạch, những cánh đồng nho, thì
trò chơi uống rượu không bao giờ gây ra những đổ vỡ. Tôi đã
đi qua những cánh đồng như thế, rồi bước qua những ngưỡng cửa đưa vào
nơi ăn chốn ở của những thùng gỗ sồi cao chất ngất chứađầy một
chất lỏng màu hổ phách và trong mỗi giọt thơm đó đang hình thành mỗi
ngày, cả trong mỗi giây phút một sự sống âm thầm, kỳ bí trong bóng tối tĩnh mịch
kéo dài hàng mấy trăm năm. Trong mấy trăm năm ấy rượu không ngủ mà rượu
thức. Thức và hóa thân. Hóa thân thành một tấm thân mềm mại trong suốt, vàng
óng thơm tho.
Khi trò chơi uống rượu không
còn mời gọi ta nữa thì ta tạm thở dài và tự nhủ đây không phải là một
sự phụ rẫy. Đây chỉ là một cuộc chia tay ngắn hạn và sẽ không bao
lâu những giọt rượu thơm tho lại làm đầy những chiếc ly thủy
tinh trong những bữa tiệc đời thầm lặng riêng lẻ hay náo nhiệt đầm
ấm cùng bạn bè.
…Có một ngàn lẻ một trò
chơi, nhưng với tôi trò chơi tình yêu, cuộc sống và rượu là những trò chơi thiết
thân và ngọan mục nhất. Những trò chơi ấy đã chọn tôi và
tôi đành nhận lấy. Nhận lấy như một chọn lựa đầu tiên và cuối
cùng thứ số phận không màu sắc huy hoàng cũng không u ám. Tôi chạy quanh những
trò chơi đó như chạy quanh lòng trắc ẩn. Những trò chơi có
khi giải thoát tôi, vực tôi dậy từ những vũng tăm tối quỷ quyệt của sự suy tàn,
có khi dìm tôi xuống tận cùng sâu thẳm của trầm luân.
Tôi không vỗ tay hoan
nghênh đặc biệt một trò chơi nào cả bởi vì tôi muốn giữ được lòng
chính trực và sự khoan dung. Trên lối đi đẫn vào cuộc sống tôi vẫn gặp
gỡ tình yêu và rượu. Giờ đây tôi đang nói thêm một lời tạm
biệt khác. Tạm biệt những ly rượu nồng nàn sớm, trưa, chiều, tối. Cuộc sống
tôi đang trần trụi những trò chơi. Cuộc sống trắng. Trò chơi cuộc sống
không màu sắc đã buộc tôi tìm lại chính mình, tìm lại một gương mặt
mà tôi nghĩ rằng không còn như xưa nữa.
Trịnh Công Sơn
1. Dòng sông là chứng nhận
già nua nhất của địa cầu. Hãy thử một lần nương vào cơn mộng du nào đó tìm về
những cành san hô cũ kỹ để đọc xem dòng sông đã ghi những gì về tình yêu. Tôi
đã hơn một lần trở về từ cơn mộng du đó để rồi làm người đãng trí buồn bã. Từ đấy,
tôi cũng đã biết tình yêu thường mở ra những cơn địa chấn kinh hoàng và đã đôi
lần quay về xác xơ làm con quạ già kể hoài một chuyện tình chết như loài quạ vẫn
thường về kêu ngậm ngùi trên nóc nhà một người hấp hối.
2. Có những cơn hạn hán về
thiêu đốt địa cầu, tình yêu bốc lửa và phơi khô. Từ đó, tình yêu chỉ còn là những
vết tích chết được con người manh nha nguỵ trang để lừa dối nhau. Môi đã khô từ
ngày hạn hán, nước miếng được ve tròn như những hạt kim cương đục ngầu. Trái
tim là quả ổi đen trên cành cằn cỗi trụi lá. Lời yêu thương như lên men từ cõi
chết ù lì. Bây giờ nhớ về tình yêu cũng như hoài niệm về một cổ tích huyễn hoặc.
Người ta không còn có thể nói với nhau, chỉ nói với riêng mình. Và tiếng nói được
trả về từ cõi chết làm trung gian thường trực giữa hai kẻ đối diện.
3. Thành phố của tình yêu
đóng cửa từ dạo đó. Mỗi người về tự xây cho mình một nhà nguyện. Hằng đêm, lời
nguyện cầu vang lên như thánh ca. Những lời nguyện cầu lên cao, lên cao mãi kết
tinh thành một vương miện mầu ngọc đen. Vương miện là di chúc quý báu dành cho
kẻ chân tình về sau.
4. Cũng từ đó, lời gọi vào
tình yêu là lời vô vọng. Những thiết tha tìm đến tình yêu là những chớp loé biến
vào cơn giông. Không ai lừa dối ai, chỉ có mình phỉnh phờ lấy mình. Bởi cái chết
đã dựng hình tượng trong cõi sống. Con tim đã quen xúc động, tiếng nói đã quen
gởi đi. Từ bao giờ tới bây giờ. Sự quen thuộc gây ảo tưởng mới lạ để đánh lừa
con mắt. Cảm xúc của con người chỉ là một kẻ trung gian đần độn. Chúng ta dùng
ánh sáng để thăng hoa tình yêu nhưng rồi những con đom đóm đã chết. Ta lại được
trả về trước một khoảng không đen. Thảm kịch sẽ được dựng lên mãi mãi bao giờ
còn loài người. Trong cõi riêng ta có một con chim bé nhỏ đứng nhìn và
hót hoài điệp khúc buồn bã đó. Con người chỉ là một loài thiêu thân vô tội bay
mãi vào ảo tưởng tình yêu.
5. Chỉ có trong tình yêu ta
mới bắt gặp được cái chết của chính mình. Tình yêu cũng mở ngỏ cho những lần
hoá kiếp. Hãy thử bước vào thế giới đó để khởi đầu bằng một cái chết thật vô
cùng yêu dấu.
1967.
1967.
Trịnh Công Sơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét