Từ nhỏ tôi cũng thích âm nhạc nhưng không đam mê nên bỏ đàn từ lúc còn học
trung học. Tuy vậy, tôi vẫn thích nghe nhạc vào những ngày tháng xa quê, mà nhạc
tôi thích nghe phần nhiều là nhạc Tiền Chiến vì tôi yêu chất thơ trong những ca
khúc này. Và cũng từ đó tôi bắt gặp những ca khúc của Ngô Thụy Miên đầy ngôn ngữ
thơ. Riêng về nhạc lý thì tôi không thể góp ý trong bài viết này, song với trực
giác tôi thấy ca khúc của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên cả nhạc lẫn lời đều thấm sâu
vào lòng người nghe! Và theo thiển ý của tôi khi nhận xét về ca khúc của nhạc
sĩ Ngô Thụy Miên, tôi đã dùng nhóm từ: Thi Nhạc Tề Phi! (nghĩa là Nhạc và Thơ
cùng bay).
Trong ngôn ngữ thơ tức ngôn ngữ nghệ thuật, người ta thường
xét đến nghĩa của từ ngữ trên hai mặt: nghĩa biểu vật và nghĩa biểu cảm. Khi
nói đến mùa thu qua nghĩa biểu vật thì đó là mùa thứ ba trong bốn mùa của một
năm, nhưng mùa thu còn mang nghĩa biểu cảm đầy phong phú vì quá trình hoạt động
của từ ngữ có tính chất hàm xúc, tiềm ẩn…! Cho nên trong văn chương cổ điển
dùng 'mùa thu' làm đề tài ước lệ trong thơ. Những nhóm từ được dùng như: rừng
thu lá thu, gió thu mưa thu, sông thu, hồ thu, trời thu, gió heo may, mây trời
hiu hắt… Cho nên khi nhắc đến 'mùa thu' là ta có liên tưởng đến gió thu hiu hắt,
sông thu mơ màng, trời thu man mác, hoặc giọt thu buồn, hay 'mùa thu' là mùa của
nhớ thương, mùa của ly biệt mà ta thường bắt gặp trong thơ, trong những bài nhạc
tiền chiến hay trong những ca khúc của Ngô Thụy Miên như ở bản nhạc Em Về Mùa
Thu của ông:
Em về mùa thu thành phố sương mù
Khung trời lộng gió chiều xuống mơ hồ
Con đường ngày đó có ai mong chờ
Cuộc tình đã xót xa ơ thờ
Một lần cách xa ngàn thương nhớ
Em về lặng lẽ tình đã xa rồi
Âm thầm một bóng tìm dấu chân người
Sân tầu lạnh vắng hắt hiu mây trời
Lệ nào đã ướt hoen mi sầu
Một lần cách xa ngàn đớn đau
Một lần em yêu anh, dệt tâm tư nát tan
Se sắt làn môi mềm, héo úa bờ vai gầy
Kỷ niệm giăng muôn nơi, nhịp sầu vướng khắp lối
Nghe hoang phế rã rời, nghe mùa thu lá rơi
Xin một lần cuối lệ khóc cho người
Những vòng tay ấm trả hết cho đời
Em về bên ấy giấc mơ phai tàn
Nhạt nhòa phấn, sắc hương võ vàng
Và ngày tháng âm thầm mãi trôi
Khung trời lộng gió chiều xuống mơ hồ
Con đường ngày đó có ai mong chờ
Cuộc tình đã xót xa ơ thờ
Một lần cách xa ngàn thương nhớ
Em về lặng lẽ tình đã xa rồi
Âm thầm một bóng tìm dấu chân người
Sân tầu lạnh vắng hắt hiu mây trời
Lệ nào đã ướt hoen mi sầu
Một lần cách xa ngàn đớn đau
Một lần em yêu anh, dệt tâm tư nát tan
Se sắt làn môi mềm, héo úa bờ vai gầy
Kỷ niệm giăng muôn nơi, nhịp sầu vướng khắp lối
Nghe hoang phế rã rời, nghe mùa thu lá rơi
Xin một lần cuối lệ khóc cho người
Những vòng tay ấm trả hết cho đời
Em về bên ấy giấc mơ phai tàn
Nhạt nhòa phấn, sắc hương võ vàng
Và ngày tháng âm thầm mãi trôi
Cái nổi bật đặc trưng của âm nhạc là cái nhịp mạnh trong thơ
mà trong ca khúc của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên vừa nêu trên có những câu đầy nghệ
thuật thơ như: "Âm thầm một bóng/tìm dấu chân người. Sân tầu lạnh vắng/hắt
hiu mây trời…Xin một lần cuối/lệ khóc cho người. Những vòng tay ấm/trả hết cho
đời…Nhạt nhòa phấn/sắc hương võ vàng…".
Nói đến nghệ thuật thơ là nói đến thi pháp, mà khi nói đến thi pháp ta không thể quên phong cách thơ là cái biểu đạt và cái được biểu đạt nghĩa là nói đến hình thức cùng nội dung. Có người gọi phong cách là phương ngữ (dialect) của nhà thơ, nhà văn mà hôm nay tôi không ngần ngại gọi phong cách thơ Ngô Thụy Miên vì phong cách thơ là cái sáng tạo của một cá tính rất là cụ biệt! Trong ca khúc Em Về Mùa Thu ta bắt gặp những lời đầy chất thơ mang ngôn từ âm nhạc hay nói rõ hơn là những cảm xúc, cảm giác, tư duy của nhà thơ Ngô Thụy Miên theo hệ thống cấu trúc biểu đạt tâm hồn: "Một lần em yêu anh, dệt tâm tư nát tan, se sắt làn môi mềm, héo úa bờ vai gầy. Kỷ niệm giăng muôn nơi, nhịp sầu vướng khắp lối, nghe hoang phế rã rời, nghe mùa thu lá rơi". Giữa nhân sinh và vũ trụ ta thấy bát ngát tâm sự của thi hào Nguyễn Du qua hai câu thơ:
Nói đến nghệ thuật thơ là nói đến thi pháp, mà khi nói đến thi pháp ta không thể quên phong cách thơ là cái biểu đạt và cái được biểu đạt nghĩa là nói đến hình thức cùng nội dung. Có người gọi phong cách là phương ngữ (dialect) của nhà thơ, nhà văn mà hôm nay tôi không ngần ngại gọi phong cách thơ Ngô Thụy Miên vì phong cách thơ là cái sáng tạo của một cá tính rất là cụ biệt! Trong ca khúc Em Về Mùa Thu ta bắt gặp những lời đầy chất thơ mang ngôn từ âm nhạc hay nói rõ hơn là những cảm xúc, cảm giác, tư duy của nhà thơ Ngô Thụy Miên theo hệ thống cấu trúc biểu đạt tâm hồn: "Một lần em yêu anh, dệt tâm tư nát tan, se sắt làn môi mềm, héo úa bờ vai gầy. Kỷ niệm giăng muôn nơi, nhịp sầu vướng khắp lối, nghe hoang phế rã rời, nghe mùa thu lá rơi". Giữa nhân sinh và vũ trụ ta thấy bát ngát tâm sự của thi hào Nguyễn Du qua hai câu thơ:
'Vi lô san sát heo may,
Một trời thu để riêng ai một người!'
Một trời thu để riêng ai một người!'
thì trong ca khúc Mắt Thu của thi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên ta cảm
nhận được con người và vũ trụ quyện lấy nhau, hay con người chiếm hữu cả không
gian và thời gian để đan thành ca khúc mang mầu sắc biểu cảm:
Trời còn làm mưa vùi trên nỗi đau
Lời ru ấy mãi cho u sầu
Bờ chân nuối tiếc cơn lạc loài
Trời còn làm mây buồn qua mắt ai
Làm tuổi vắng giấc mơ hoang đường
Tuổi buông trôi theo giòng mưa xuống
Giận hờn ngày xưa còn vương mắt em
Làn môi thắm hết ru bao chiều
Vùng ân ái chết trong mây hồng
Một lần vào Thu mình đang có nhau
Hàng cây lá đón chân nghê thường
Và tay trắng đan tình với tay
Em có nhớ không, một lần khi lá Thu bay
Là lần em đến thăm tôi, chung bước yêu đương hẹn hò
Em có nhớ không, một lần khi gió heo may
Mình ngồi đan giấc mơ say, giận hờn sao vẫn chưa phai?
Và rồi mùa Thu về trong mắt em
Hàng cây lá úa xanh xao nhiều
Vòng tay khép kín ươm mi nồng
Chuyện mình ngày xưa đành xin lãng quên
Cuộc tình đã chết theo Thu tàn
Người về đấy xin trọn giấc mơ
Lời ru ấy mãi cho u sầu
Bờ chân nuối tiếc cơn lạc loài
Trời còn làm mây buồn qua mắt ai
Làm tuổi vắng giấc mơ hoang đường
Tuổi buông trôi theo giòng mưa xuống
Giận hờn ngày xưa còn vương mắt em
Làn môi thắm hết ru bao chiều
Vùng ân ái chết trong mây hồng
Một lần vào Thu mình đang có nhau
Hàng cây lá đón chân nghê thường
Và tay trắng đan tình với tay
Em có nhớ không, một lần khi lá Thu bay
Là lần em đến thăm tôi, chung bước yêu đương hẹn hò
Em có nhớ không, một lần khi gió heo may
Mình ngồi đan giấc mơ say, giận hờn sao vẫn chưa phai?
Và rồi mùa Thu về trong mắt em
Hàng cây lá úa xanh xao nhiều
Vòng tay khép kín ươm mi nồng
Chuyện mình ngày xưa đành xin lãng quên
Cuộc tình đã chết theo Thu tàn
Người về đấy xin trọn giấc mơ
Trong thơ, văn thì tính chất truyền cảm là yếu tố cần thiết
trong quan hệ giao thiệp giữa người với người. Cho nên, người nghệ sĩ phải có một
cảm thụ sâu sắc, phải hết sức tinh tế và dùng ngôn từ để nói lên được cái tính
tạo hình, tính truyền cảm…Ở đây ta thấy ca khúc Mắt Thu của nhạc sĩ Ngô Thụy
Miên, tác giả đã viết:
Giận hờn ngày xưa còn vương mắt em
Làn môi thắm hết ru bao chiều
Vùng ân ái chết trong mây hồng
Một lần vào Thu mình đang có nhau
Hàng cây lá đón chân nghê thường
Và tay trắng đan tình với tay
Làn môi thắm hết ru bao chiều
Vùng ân ái chết trong mây hồng
Một lần vào Thu mình đang có nhau
Hàng cây lá đón chân nghê thường
Và tay trắng đan tình với tay
Theo thiển ý của tôi thì những lời ca này, à mà quên, những
câu thơ này của thi sĩ Ngô Thụy Miên đầy đủ sắc thái của ngôn ngữ thơ, ngôn ngữ
nghệ thuật.
Nếu không có một tâm hồn thi nhân thì không thể hạ bút viết:
Hàng cây lá đón chân nghê thường
Và tay trắng đan tình với tay
Và tay trắng đan tình với tay
Có phải thi sĩ Ngô Thụy Miên đã đồng nhất hóa sự vật này với
sự vật khác một cách tài tình để người đọc tự trực nhận lấy cái biểu cảm sâu sắc
trong ngôn ngữ thơ!!!
Trong câu 'Hàng cây lá đón chân nghê thường', hai chữ nghê thường ở đây nếu viết hoa (Nghê Thường) thì độc giả sẽ chỉ nghĩ đến điển tích Ðường Minh Hoàng chơi trăng mà thôi (theo Long Thành Lục thì vào một đêm trăng Thu, vua Ðường Minh Hoàng cùng Hồng Ðô Khách lên chơi cung trăng thấy hơn mười người con gái xinh đẹp áo trắng nõn nà, cưỡi chim loan trắng, tươi cười múa dưới gốc cây quế lớn. Ðêm hôm sau trở về Kinh, vua tưởng nhớ đến các người đẹp, liền phỏng theo tiếng nhạc trong trẻo đã nghe thuộc ở cung trăng mà soạn ra khúc Nghê Thường Vũ Y) nhưng thi sĩ Ngô Thụy Miên đã không viết hoa hai chữ 'nghê thường' để người đọc tìm sâu bên trong của từ ngữ; nghê thường không những chỉ điển tích mà còn nói lên hình ảnh 'tố nga', nghĩa là người đẹp nõn nà và trước hai chữ 'nghê thường' ta còn bắt gặp chữ 'chân'. Như vậy, 'chân nghê thường' là 'cái chân đẹp của giai nhân' là 'cái chân nõn nà'. Sau đó tác giả hạ câu 'Và tay trắng đan tình với tay' rất nên thơ, cái lạ của tự thân thơ là múa trên đầu ngón chân nên thi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã viết 'chân nghê thường'! Theo các nhà ngôn ngữ học thì hệ thống của ngôn từ giống như một bàn cờ, giá trị mỗi quân cờ tùy thuộc vào vị trí, chức năng của nó trên bàn cờ và nghĩa của mỗi từ như con kỳ nhông thay đổi màu tùy theo từng môi trường!
Trong câu 'Hàng cây lá đón chân nghê thường', hai chữ nghê thường ở đây nếu viết hoa (Nghê Thường) thì độc giả sẽ chỉ nghĩ đến điển tích Ðường Minh Hoàng chơi trăng mà thôi (theo Long Thành Lục thì vào một đêm trăng Thu, vua Ðường Minh Hoàng cùng Hồng Ðô Khách lên chơi cung trăng thấy hơn mười người con gái xinh đẹp áo trắng nõn nà, cưỡi chim loan trắng, tươi cười múa dưới gốc cây quế lớn. Ðêm hôm sau trở về Kinh, vua tưởng nhớ đến các người đẹp, liền phỏng theo tiếng nhạc trong trẻo đã nghe thuộc ở cung trăng mà soạn ra khúc Nghê Thường Vũ Y) nhưng thi sĩ Ngô Thụy Miên đã không viết hoa hai chữ 'nghê thường' để người đọc tìm sâu bên trong của từ ngữ; nghê thường không những chỉ điển tích mà còn nói lên hình ảnh 'tố nga', nghĩa là người đẹp nõn nà và trước hai chữ 'nghê thường' ta còn bắt gặp chữ 'chân'. Như vậy, 'chân nghê thường' là 'cái chân đẹp của giai nhân' là 'cái chân nõn nà'. Sau đó tác giả hạ câu 'Và tay trắng đan tình với tay' rất nên thơ, cái lạ của tự thân thơ là múa trên đầu ngón chân nên thi nhạc sĩ Ngô Thụy Miên đã viết 'chân nghê thường'! Theo các nhà ngôn ngữ học thì hệ thống của ngôn từ giống như một bàn cờ, giá trị mỗi quân cờ tùy thuộc vào vị trí, chức năng của nó trên bàn cờ và nghĩa của mỗi từ như con kỳ nhông thay đổi màu tùy theo từng môi trường!
Tóm lại, nếu muốn nói đầy đủ về "ngôn ngữ thơ trong ca
khúc Ngô Thụy Miên" thì phải mất nhiều trang giấy, nó không thích hợp cho
một bài báo trọn kỳ nên xin hẹn bạn đọc vào một ngày nào thuận tiện hơn! Theo
thiển ý của tôi những lời trong ca khúc của Ngô Thụy Miên đầy ngôn ngữ thơ, vì
ngôn ngữ thơ không chỉ để miêu tả cái thực tại mà còn với tư cách là đối tượng
của sự miêu tả, đó là màu sắc hồn thơ ta thường bắt gặp trong ca khúc của Ngô
Thụy Miên. Cho nên, ta không lấy làm lạ sự phổ thơ rất thành công của nhạc sĩ
Ngô Thụy Miên. Với một tâm hồn thơ, với khả năng nhạc lý vững chắc thi nhạc sĩ
Ngô Thụy miên đã đưa những bài thơ hay đi vào lòng người miên viễn!.
Lam Nguyên
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét