Sợi dây quê trong kí ức tuổi thơ!
Tuổi thơ nơi miền quê sông nước, được sinh ra và lớn lên trong môi trường ruộng
vườn mênh mông. Không được tiếp xúc nhiều với các trò chơi hiện đại như ở thành
thị, cái gì có sẵn thì các em tận dụng triệt để, từ cái ăn, cái mặc cho đến
chuyện … chơi.
Khi người lớn ra đồng các em phụ giúp cha mẹ mọi việc trong nhà, trong đó có coi chừng em. Rồi những lúc rảnh rang năm bảy đứa tụ lại để chơi các trò … tinh nghịch, hồn nhiên, trong đó có đuổi bắt, nhảy dây.
Một sợi dây được cắt từ bẹ chuối khô, buộc nối lại dài chừng mấy sải tay hay một sợi dây mây vóc, dây choại các em vừa tước được sau miếng vườn hoang, … sẽ là thứ đồ chơi để các em vui, giỡn thỏa thích.
Kiếm bãi đất trống trong vườn, hay ngoài mé ruộng, rồi quy ước với nhau định ra phương thức chơi. Năm, ba, bảy em sình bao (hình thức dùng nắm tay che miệng cùng đếm một, hai, ba rồi đưa tay ra theo quy ước bàn tay nắm là cây búa, đưa hai ngón là cái kéo và xòe nguyên bàn là cái bao; bao sẽ thắng búa; búa thắng kéo; kéo thắng bao, …) để chọn ra em em thua chót. Hai em này sẽ nắm hai đầu dây quay vòng qua đầu rồi chạm đất cho các bạn cùng nhảy. Theo nhịp, hễ dây gần chạm đất mọi người phải nhảy cả hai chân lên để dây quét qua. Lúc dây vòng lên đầu là lúc chân người nhảy phải chạm đất. Chu kỳ cứ thế tiếp tục. Ai vướng dây sẽ phải quay dây để các người còn lại tiếp tục. Lần lượt như vậy, đến khi nào mệt thì … nghỉ chút cho khỏe rồi chơi lại.Trò chơi vận động giúp các em rèn luyện sức dẻo dai, mạnh mẽ. Hơn thế, kí ức tuổi thơ thật khó phai nhòa với biết bao kỉ niệm cùng bạn bè trang lứa. Sau này, khi trưởng thành, đi tha phương lập nghiệp nhưng dường như sợi dây quê và trò chơi dân dã luôn sống mãi với những người đã từng trải qua thời thơ ấu thân thương đó.
Hai Miệt Vườn
Nguồn http://danviet.vn/
Khi người lớn ra đồng các em phụ giúp cha mẹ mọi việc trong nhà, trong đó có coi chừng em. Rồi những lúc rảnh rang năm bảy đứa tụ lại để chơi các trò … tinh nghịch, hồn nhiên, trong đó có đuổi bắt, nhảy dây.
Một sợi dây được cắt từ bẹ chuối khô, buộc nối lại dài chừng mấy sải tay hay một sợi dây mây vóc, dây choại các em vừa tước được sau miếng vườn hoang, … sẽ là thứ đồ chơi để các em vui, giỡn thỏa thích.
Kiếm bãi đất trống trong vườn, hay ngoài mé ruộng, rồi quy ước với nhau định ra phương thức chơi. Năm, ba, bảy em sình bao (hình thức dùng nắm tay che miệng cùng đếm một, hai, ba rồi đưa tay ra theo quy ước bàn tay nắm là cây búa, đưa hai ngón là cái kéo và xòe nguyên bàn là cái bao; bao sẽ thắng búa; búa thắng kéo; kéo thắng bao, …) để chọn ra em em thua chót. Hai em này sẽ nắm hai đầu dây quay vòng qua đầu rồi chạm đất cho các bạn cùng nhảy. Theo nhịp, hễ dây gần chạm đất mọi người phải nhảy cả hai chân lên để dây quét qua. Lúc dây vòng lên đầu là lúc chân người nhảy phải chạm đất. Chu kỳ cứ thế tiếp tục. Ai vướng dây sẽ phải quay dây để các người còn lại tiếp tục. Lần lượt như vậy, đến khi nào mệt thì … nghỉ chút cho khỏe rồi chơi lại.Trò chơi vận động giúp các em rèn luyện sức dẻo dai, mạnh mẽ. Hơn thế, kí ức tuổi thơ thật khó phai nhòa với biết bao kỉ niệm cùng bạn bè trang lứa. Sau này, khi trưởng thành, đi tha phương lập nghiệp nhưng dường như sợi dây quê và trò chơi dân dã luôn sống mãi với những người đã từng trải qua thời thơ ấu thân thương đó.
Hai Miệt Vườn
Nguồn http://danviet.vn/
Ký ức trò chơi dân gian của tuổi thơ quê
Ngày ấy, quê tôi còn nghèo lắm, lâu lâu mới được ra chợ huyện một lần. Mặc dù vậy, nhưng tuổi thơ của bọn trẻ chúng tôi luôn đầy ắp tiếng cười với biết bao trò chơi ngộ nghĩnh.
Đó là những buổi chiều chạy ra đồng thả diều cùng chúng bạn, những buổi trưa ngồi trên lưng trâu dạo khắp cánh đồng xa; và, tuổi thơ của chúng tôi còn vang mãi tiếng cười với những trò chơi quê mà lũ trẻ “con nhà nghèo” chúng tôi cảm thấy vô cùng thích thú.
Ở đầu làng tôi có một bãi đất trống bỏ hoang, đó là nơi để chúng tôi tụ tập về đây để chơi “tạt lon” (còn gọi là chọi lon). Chỉ cần dăm ba đứa với một cái lon sữa bò là có thể chơi trò chơi này. Nói về luật chơi “tạt lon” đơn giản lắm. Một đứa giữ lon, số còn lại thì cố gắng dùng dép “tạt” cho ngã lon để đứa khác có thời gian mà chạy về đích. Vậy mà, đứa nào đứa nấy cười vang khi có đứa bị bắt giữ lon đến mệt nhoài, phải năn nỉ nhờ đứa khác coi giúp.
Có khi, đông đứa chúng tôi không chơi tạt lon mà chơi trò “trốn tìm” (còn gọi là trốn kiếm). Đây là trò chơi không cần phải dùng bất cứ vật dụng gì, càng đông thì trò chơi sẽ càng thêm thú vị. Để tiến hành, chúng tôi chọn một gốc cây thật to và giao cho một đứa giữ (gọi là giữ “tùng”), số còn lại thì chạy trốn xung quanh, không để đứa giữ “tùng” bắt được. Có đứa trốn thật xa gốc cây, chờ đến khi nào người giữ “tùng” chịu thua thì mới chịu ra ngoài “xuất đầu lộ diện”.
Chiều đến, khi lúa gặt xong, nồm nam gió thổi, chúng tôi lại tụ hội ra đồng để chơi thả diều thi, diều của ai bay cao nhất thì sẽ thắng. Có thể nói, thả diều là trò chơi hấp dẫn chúng tôi nhiều nhất. Bởi vì, khi diều no gió lên cao, chúng tôi sẽ được tận hưởng cái không gian khoáng đạt quê nhà, một chút ánh nắng nhạt ban chiều, một chút gió nhẹ miền quê mà trong lòng khoan khoái. Có khi mãi giương mắt theo những cánh diều giấy no gió vi vu mà quên mất không kịp về nhà, để mẹ phải chạy ra đồng gọi vang khi trời nhá nhem tối.
Tuổi ấu thơ của chúng tôi là vậy, không tốn nhiều tiền như nơi chốn thị thành với các trò chơi giải trí thu hút trẻ nhỏ vào những dịp cuối tuần hay nghỉ lễ. Ấy vậy mà, chúng tôi đều cảm thấy hân hoan, trò chơi ấy luôn theo chúng tôi cả khi vào giấc ngủ.
Giờ đây, các trò chơi dân gian ấy đã có mặt trong các nhà trường hay nơi công viên dùng để cho trẻ em thư giãn sau những ngày đi học; mặc dù luật chơi, cách chơi có thay đổi tân tiến hơn nhiều. Mỗi lần nhìn thấy bọn trẻ tiến hành các trò chơi, tôi lại nhớ nhà da diết. Đối với tôi và đối với đám bạn nghèo vẫn luôn mang bên mình những trò chơi ấy trong cuộc sống hôm nay. Để khi nhớ lại quê hương, trong lòng lại cảm thấy nao nao với những tiếng cười nói rôm rả vang động xóm làng cùng với những trò chơi quê quen thuộc.
Hoàng Lê
Nguồn http://danviet.vn/
Ngày ấy, quê tôi còn nghèo lắm, lâu lâu mới được ra chợ huyện một lần. Mặc dù vậy, nhưng tuổi thơ của bọn trẻ chúng tôi luôn đầy ắp tiếng cười với biết bao trò chơi ngộ nghĩnh.
Đó là những buổi chiều chạy ra đồng thả diều cùng chúng bạn, những buổi trưa ngồi trên lưng trâu dạo khắp cánh đồng xa; và, tuổi thơ của chúng tôi còn vang mãi tiếng cười với những trò chơi quê mà lũ trẻ “con nhà nghèo” chúng tôi cảm thấy vô cùng thích thú.
Ở đầu làng tôi có một bãi đất trống bỏ hoang, đó là nơi để chúng tôi tụ tập về đây để chơi “tạt lon” (còn gọi là chọi lon). Chỉ cần dăm ba đứa với một cái lon sữa bò là có thể chơi trò chơi này. Nói về luật chơi “tạt lon” đơn giản lắm. Một đứa giữ lon, số còn lại thì cố gắng dùng dép “tạt” cho ngã lon để đứa khác có thời gian mà chạy về đích. Vậy mà, đứa nào đứa nấy cười vang khi có đứa bị bắt giữ lon đến mệt nhoài, phải năn nỉ nhờ đứa khác coi giúp.
Có khi, đông đứa chúng tôi không chơi tạt lon mà chơi trò “trốn tìm” (còn gọi là trốn kiếm). Đây là trò chơi không cần phải dùng bất cứ vật dụng gì, càng đông thì trò chơi sẽ càng thêm thú vị. Để tiến hành, chúng tôi chọn một gốc cây thật to và giao cho một đứa giữ (gọi là giữ “tùng”), số còn lại thì chạy trốn xung quanh, không để đứa giữ “tùng” bắt được. Có đứa trốn thật xa gốc cây, chờ đến khi nào người giữ “tùng” chịu thua thì mới chịu ra ngoài “xuất đầu lộ diện”.
Chiều đến, khi lúa gặt xong, nồm nam gió thổi, chúng tôi lại tụ hội ra đồng để chơi thả diều thi, diều của ai bay cao nhất thì sẽ thắng. Có thể nói, thả diều là trò chơi hấp dẫn chúng tôi nhiều nhất. Bởi vì, khi diều no gió lên cao, chúng tôi sẽ được tận hưởng cái không gian khoáng đạt quê nhà, một chút ánh nắng nhạt ban chiều, một chút gió nhẹ miền quê mà trong lòng khoan khoái. Có khi mãi giương mắt theo những cánh diều giấy no gió vi vu mà quên mất không kịp về nhà, để mẹ phải chạy ra đồng gọi vang khi trời nhá nhem tối.
Tuổi ấu thơ của chúng tôi là vậy, không tốn nhiều tiền như nơi chốn thị thành với các trò chơi giải trí thu hút trẻ nhỏ vào những dịp cuối tuần hay nghỉ lễ. Ấy vậy mà, chúng tôi đều cảm thấy hân hoan, trò chơi ấy luôn theo chúng tôi cả khi vào giấc ngủ.
Giờ đây, các trò chơi dân gian ấy đã có mặt trong các nhà trường hay nơi công viên dùng để cho trẻ em thư giãn sau những ngày đi học; mặc dù luật chơi, cách chơi có thay đổi tân tiến hơn nhiều. Mỗi lần nhìn thấy bọn trẻ tiến hành các trò chơi, tôi lại nhớ nhà da diết. Đối với tôi và đối với đám bạn nghèo vẫn luôn mang bên mình những trò chơi ấy trong cuộc sống hôm nay. Để khi nhớ lại quê hương, trong lòng lại cảm thấy nao nao với những tiếng cười nói rôm rả vang động xóm làng cùng với những trò chơi quê quen thuộc.
Hoàng Lê
Nguồn http://danviet.vn/
Cây cau trong làng quê Việt
Cây cau, hàng cau cùng với luỹ tre xanh, cây đa - bến nước - sân đình luôn là những hình ảnh thân thương, ghi đậm dấu ấn của các làng quê Việt.
Nói về cau, trong một bài cổ nhạc "Buồng cau quê ngoại" tác giả Thu An đã viết:
"Chiều chiều ngửa mặt lên trời
Ngó bầy cò trắng bay về nơi đâu
Ngập ngừng tay xách buồng cau
Muốn về quê ngoại biết đâu mà về"
Và lời ca ngọt ngào ấy đã đi vào đời sống của người bình dân miền Tây Nam bộ này mấy chục năm nay.
Ngày trước nhà lá ba gian, phía trước là khoảng sân rộng, rồi mới đến vườn tược, mé sông. Từ cửa chính của nhà ra đến hết sân, người dân quê thường trồng hai hàng cau xanh ngát.
Thân cau thẳng, đứng thẳng hàng trông như hai hàng "vệ binh" làm cho ngôi nhà thêm mát mắt, thêm cổ kính, vững chãi.
Cây cau thường rộ hoa, kết trái nhiều nhất là vào độ cuối Xuân đầu Hạ. Hoa cau với hàng trăm cánh tua rua vươn dài, nối kết nhau thành những chùm hoa tuyệt đẹp, bông nhỏ li ti mà như đã được ai đó đã dày công sắp sẵn trên lưng chừng gần cuối của ngọn cây.
Hương vị thơm dịu ngọt ngào của hoa cau như muốn níu giữ chân ai ở lại. Hoa cau đặc biệt hơn các loài hoa khác ở chỗ hoa chỉ có nở chứ không có ngày tàn mà chỉ chờ đến ngày kết thành quả. Người dân miền Tây có câu đố về bông và buồng cau như sau:
"Đầu rồng đuôi phụng le te
Mùa Đông ấp trứng mùa Hè nuôi con".
Với hoa cau khi vừa nở màu trắng trông tựa như ngà hay màu vàng nõn nà óng ả, sau đó theo thời gian sẽ được chuyển dần thành những quả cau. Khi còn non, quả có màu xanh ánh vàng, kích thước xấp xỉ cỡ quả trứng gà, hình nón bên trong có hạt mầu nâu sậm, quả lớn dần cho đến tận tiết đông thì có thể hái.
Quả của nó được bổ thành các lát mỏng cuộn trong lá trầu đã têm vôi thành miếng trầu. Người dùng nhai trầu rồi bỏ bã. Cau, trầu và vôi làm răng và môi người nhai đỏ thẫm. Trầu làm cho người ăn có cảm nóng và hăng.
Tự bao giờ, cau – trầu đã trở thành biểu tượng của sự thủy chung son sắt trong nét văn hóa dân gian của người dân quê.
"Trầu vàng nhá với cau xanh
Duyên em sánh với tình anh mặn mà" – Ca dao.
Trầu cau là những thứ không thể thiếu trong các dịp xã giao hay lễ hội. Trong đám cưới của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long nghi thức cắt hoa cau diễn ra một cách trang trọng và không thể thiếu.
Thân cau già còn được dùng làm cột nhà, bắc cầu qua lại kênh rạch, làm máng xối hứng nước, hay vót đũa ăn cơm, …
Cau đã đi vào đời sống văn hóa dân gian một cách tự nhiên với những biểu hiện đa dạng như vậy.
Cây cau, hàng cau cùng với luỹ tre xanh, cây đa - bến nước - sân đình luôn là những hình ảnh thân thương, ghi đậm dấu ấn của các làng quê Việt.
Nói về cau, trong một bài cổ nhạc "Buồng cau quê ngoại" tác giả Thu An đã viết:
"Chiều chiều ngửa mặt lên trời
Ngó bầy cò trắng bay về nơi đâu
Ngập ngừng tay xách buồng cau
Muốn về quê ngoại biết đâu mà về"
Và lời ca ngọt ngào ấy đã đi vào đời sống của người bình dân miền Tây Nam bộ này mấy chục năm nay.
Ngày trước nhà lá ba gian, phía trước là khoảng sân rộng, rồi mới đến vườn tược, mé sông. Từ cửa chính của nhà ra đến hết sân, người dân quê thường trồng hai hàng cau xanh ngát.
Thân cau thẳng, đứng thẳng hàng trông như hai hàng "vệ binh" làm cho ngôi nhà thêm mát mắt, thêm cổ kính, vững chãi.
Cây cau thường rộ hoa, kết trái nhiều nhất là vào độ cuối Xuân đầu Hạ. Hoa cau với hàng trăm cánh tua rua vươn dài, nối kết nhau thành những chùm hoa tuyệt đẹp, bông nhỏ li ti mà như đã được ai đó đã dày công sắp sẵn trên lưng chừng gần cuối của ngọn cây.
Hương vị thơm dịu ngọt ngào của hoa cau như muốn níu giữ chân ai ở lại. Hoa cau đặc biệt hơn các loài hoa khác ở chỗ hoa chỉ có nở chứ không có ngày tàn mà chỉ chờ đến ngày kết thành quả. Người dân miền Tây có câu đố về bông và buồng cau như sau:
"Đầu rồng đuôi phụng le te
Mùa Đông ấp trứng mùa Hè nuôi con".
Với hoa cau khi vừa nở màu trắng trông tựa như ngà hay màu vàng nõn nà óng ả, sau đó theo thời gian sẽ được chuyển dần thành những quả cau. Khi còn non, quả có màu xanh ánh vàng, kích thước xấp xỉ cỡ quả trứng gà, hình nón bên trong có hạt mầu nâu sậm, quả lớn dần cho đến tận tiết đông thì có thể hái.
Quả của nó được bổ thành các lát mỏng cuộn trong lá trầu đã têm vôi thành miếng trầu. Người dùng nhai trầu rồi bỏ bã. Cau, trầu và vôi làm răng và môi người nhai đỏ thẫm. Trầu làm cho người ăn có cảm nóng và hăng.
Tự bao giờ, cau – trầu đã trở thành biểu tượng của sự thủy chung son sắt trong nét văn hóa dân gian của người dân quê.
"Trầu vàng nhá với cau xanh
Duyên em sánh với tình anh mặn mà" – Ca dao.
Trầu cau là những thứ không thể thiếu trong các dịp xã giao hay lễ hội. Trong đám cưới của người Khmer vùng đồng bằng sông Cửu Long nghi thức cắt hoa cau diễn ra một cách trang trọng và không thể thiếu.
Thân cau già còn được dùng làm cột nhà, bắc cầu qua lại kênh rạch, làm máng xối hứng nước, hay vót đũa ăn cơm, …
Cau đã đi vào đời sống văn hóa dân gian một cách tự nhiên với những biểu hiện đa dạng như vậy.
Hồng Khuyên
Nguồn http://danviet.vn/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét